Cities: Ho Chi Minh City - SaiGon

Administrative divisions of HCMC's urban districts and municipal city

1–12. Districts 1 to 12 excludes District 2 and District 9 (Part of city of Thu Duc).

2. City of Thủ Đức

13. Bình Thạnh

14. Bình Tân

15. Gò Vấp

16. Phú Nhuận

17. Tân Bình

18. Tân Phú

The Notre Dame  Church at SaiGon

Mass time:

Weekdays: 5.30 am 5 pm

Sundays: 5.30 am 6.30 7.30 9.30 4pm 5.15pm 6.30 pm

Bus routes: Tuyến 04:  18:   30  31 35  36  50  52  93 

Nhà thờ Đức Bà 

 (ở số 1 Công xã Paris, phường Bến Nghé, Quận 1) là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Tp. Hồ Chí Minh. Đây là nhà thờ Công giáo có quy mô lớn nhất, xưa nhất ở Việt Nam.

 

Thánh lễ ở Nhà thờ Đức Bà thường diễn ra: sáng 5h30 và chiều 17h00. 

Riêng ngày Chúa Nhật: sáng 05h30 – 06h30 – 07h30 – 09h30, chiều 16h00 – 17h15 – 18h30. 

Từ cổng chính du khách sẽ nhìn thấy một quảng trường nhỏ, đây là nơi đặt Tượng Đức Bà Hòa Bình, chính vì hình tượng này mà ngôi nhà thờ mang tên gọi phổ biến hiện nay là Nhà thờ Đức Bà. 

Đối diện quảng trường là Bưu điện thành phố,

Bên cạnh Nhà thờ Đức Bà là công viên 30/4 rộng lớn (best for Christmas and New Year)

ĐƯỜNG NGUYỄN HUỆ – QUẬN 1

Đây là con đường thuộc khu vực trung tâm TP.HCM, hai bên đường có nhiều khách sạn, khu mua sắm cao cấp, một số căn đã tồn tại từ hàng trăm năm nay, mang dáng dấp kiến trúc châu Âu cổ điển. Đi thẳng đường Nguyễn Huệ theo hướng Đông Nam bạn sẽ đến con đường Tôn Đức Thắng ở ven sông Sài Gòn. Đặc biệt, mỗi dịp Tết Âm lịch hàng năm, đường Nguyễn Huệ trở nên vô cùng rực rỡ, nơi muôn hoa tụ hội về khoe sắc đón xuân. Đường hoa được trưng bày trong khoảng 7 – 10 ngày, thường từ 28 tháng chạp đến mùng 5 Tết.

Đường hoa Nguyễn Huệ đông vui và rực rỡ sắc màu vào dịp tết

BẢO TÀNG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Bảo tàng lịch sử Việt Nam được xây dựng năm 1929, tiền thân là Viện Bảo tàng Blanchard de la Brosse. Đến tham quan tại đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng, tìm hiểu về hàng chục ngàn hiện vật rất có giá trị Ngoài ra, bảo tàng còn có trên 25.000 sách báo và tài liệu quý cho việc nghiên cứu khảo cổ học, dân tộc học, sử học, bảo tàng học…

Giờ mở cửa: Sáng 8h00 – 11h30; chiều 13h30 – 16h30 (T3 – CN); Vé vào cổng: 2.000VND/người lớn, 1.000VND/trẻ em (khách Việt), 15.000VND/người (khách nước ngoài); Địa chỉ: Số 2 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, P.Bến Nghé, Q.1 (bên cạnh Thảo cầm viên).

KHU PHỐ TÂY

“Phố Tây” gồm đường Phạm Ngũ Lão, Đề Thám và các khu phố lân cận tại trung tâm của Q.1, TP.HCM. Địa danh này đã được tạp chí du lịch nổi tiếng Lonely Planet đưa vào danh sách hướng dẫn cho du khách khi đến tham quan TP.HCM

HỘI TRƯỜNG THỐNG NHẤT (DINH ĐỘC LẬP)

Công trình được thiết kế theo phong thuỷ và kiến trúc phương Đông nhưng lại rất hiện đại. Tham quan dinh Độc Lập, du khách có thể chiêm ngưỡng tận mắt nhiều vật phẩm từ chế độ cũ cũng như những chứng tích ghi dấu thời khắc ngày độc lập 30.4.1975.

Giờ mở cửa: Sáng 7h30 – 11h00, chiều từ 13h00 – 16h00 (hàng ngày); Địa chỉ: 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.Bến Nghé, Q.1; Giá vé: Người lớn:30.000VND/người/lần, sinh viên: 15.000VND/người/lần, học sinh: 3.000VND/người/lần, khách theo đoàn từ 20 người sẽ được giảm 1/3 giá vé; Gửi xe máy tại: Cổng Dinh Độc Lập bên đường Nguyễn Du, bãi gửi xe ở công viên Tao Đàn trên đường Huyền Trân Công Chúa.

CẦN GIỜ

Cách trung tâm TP.HCM khoảng 50 km, Cần Giờ vừa có rừng, vừa có biển nên rất sẵn hải sản tươi sống. Ngoài ra cũng có nhiều điểm tham quan khá hấp dẫn như rừng ngập mặn Vàm Sác, Đảo Khỉ, khu du lịch và bãi biển 30 Tháng 4, Lăng Ông Thủy Tướng Nam Hải… Hàng năm vào ngày 16/8 âm lịch lễ hội Nghinh Ông tổ chức rất trọng thể tại đây với hàng trăm ghe tàu tham dự.

Di chuyển: Từ chợ Bến Thành bạn bắt tuyến xe buýt đi Nhà Bè, xe sẽ dừng ở ngay đầu bên này của phà Bình Khánh. Bạn mua vé qua phà, sau khi qua phà (đã đến Cần Giờ) bạn bắt tiếp một tuyến xe buýt nữa để đi ra biển. Trên đường đi nếu muốn ghé tham quan điểm nào thì xin xuống vì xe ở Cần Giờ không có trạm để đón hay xuống; Đi bằng xe máy: Từ đại lộ Nguyễn Văn Linh, Q.7 rẽ phải sang đường Huỳnh Tấn Phát, thẳng đến cuối đường là phà Bình Khánh. Qua phà cứ chạy thẳng một đường là đến thị xã Cần Thạnh, nơi có bãi biển Cần Giờ và nhiều điểm tham quan khác dọc con đường này.

KHU DU LỊCH SUỐI TIÊN

Nằm ở cửa ngõ Ðông Bắc Sài Gòn, cách trung tâm thành phố 19km, Suối Tiên là điểm vui chơi giải trí thu hút nhiều khách du lịch khi đến với TP.HCM. Suối Tiên còn là nơi giáo dục văn hoá lịch sử qua những khu tham quan xây dựng dựa trên ý tưởng các truyền thuyết, huyền tích của dân tộc và tư tưởng đạo học phương Ðông.

Giờ mở cửa: 8h00 – 17h30 (T2 – T6), 8h00 – 18h00 (T7 và CN), 6h30 – 22h00 (Lễ Tết). Vé vào cổng: 60.000VND/người lớn, 30.000VND/trẻ em; Vé các trò chơi: 5.000 – 40.000VND/lượt; Địa chỉ: 120 Xa Lộ Hà Nội, P.Tân Phú, Q.9; Di chuyển từ chợ Bến Thành: Đi bằng xe Buýt số 19 hoặc đi xe máy qua hầm Thủ Thiêm, thẳng xa lộ Hà Nội là đến.

ĐỊA ĐẠO CỦ CHI

Địa đạo Củ Chi cách TP.HCM 70 km về phía Tây Bắc. Đây là nơi thu nhỏ trận đồ biến hóa của quân và dân Củ Chi trong cuộc kháng chiến ác liệt suốt 30 năm. Địa đạo Củ Chi khiến thế hệ ngày nay thán phục bởi công trình nằm sâu trong lòng đất, có nhiều tầng, nhiều ngõ ngách như màng nhện, có nơi ăn ở, hội họp và chiến đấu với tổng chiều dài hơn 200 km.

Địa đạo Củ Chi có hai điểm:

Địa đạo Bến Dược: Căn cứ Khu ủy & Quân khu Sài Gòn – Gia Định được bảo tồn tại ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi. Đường đi: Tuyến 13 và 79, đón xe buýt số 13 từ Bến Thành đi bến xe Củ Chi, sau đó đón xe 79 từ bến xe Củ Chi đến Bến Dược.

Địa đạo Bến Đình: căn cứ Huyện ủy huyện Củ Chi được bảo tồn tại ấp Bến Đình, xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi. Đường đi: Du khách đón tuyến xe buýt số 4 từ Bến Thành đến Bến đi An Sương. Sau đó tiếp tục đón tuyến 122 từ Bến xe An Sương đi An Nhơn Tây, xuống xe.

Lưu ý chung:

• Tổng thời gian tham quan và di chuyển: Nửa ngày

• Giá vé: 100.000VND/người nước ngoài, 20.000VND/khách Việt Nam. Vào địa đạo du khách sẽ được ăn khoai mì và uống trà miễn phí.

• Phương tiện đi lại khác: Nếu đi bằng xe máy bạn cứ đi theo lộ trình xe buýt, nếu bỡ ngỡ có thể hỏi thăm đường. Thuê taxi từ trung tâm TP đến địa đạo hết khoảng 600.000 – 700.000VND/lượt. Có thể thuê xe du lịch trọn gói giá rẻ hơn đi taxi một chút.

• Nên mang theo giầy thể thao để tiện di chuyển trong địa đạo.

DU THUYỀN DỌC SÔNG SÀI GÒN

Dòng chảy quanh co uốn lượn của sông Sài Gòn qua địa bàn thành phố dài 37km chính là một không gian cảnh quan rất đẹp. Hãy thử một lần trải nghiệm chuyến du thuyền ven sông, bạn sẽ được khám phá những nét rất riêng của Sài Gòn với cảnh đẹp dân dã, man mác của sông nước giữa chốn đô thị náo nhiệt. Các hình thức tham quan gồm có: du ngoạn trên thuyền dọc sông đến Nhà Bè, Cần Giờ; Ca nô đi Lái Thiêu; ngoạn cảnh kèm ăn tối trên tàu nhà hàng Tùy thuộc theo chất lượng dịch vụ, chi phí cho một chuyến du ngoạn dọc sông Sài Gòn giá từ 80.000VND/người trở lên.

Địa chỉ: Nhiều chuyến du ngoạn trên sông Sài Gòn bắt đầu từ bến cảng Bạch Đằng trên đường Tôn Đức Thắng (Q.1, TP.HCM) hoặc cảng Sài Gòn ở số 3 Nguyễn Tất Thành, Q.4, TP.HCM. Bạn có thể liên hệ trực tiếp với tàu du lịch Sài Gòn: 083 8230 393, tàu du lịch Bến Nghé: 08 8231 475, tàu du lịch 168: 083 8296 820, tàu du lịch Mỹ Cảnh: 083 8223 299.

Làng cổ “sát nách” Sài Gòn 

Rời khỏi TPHCM, theo đường Bà Hom, xuôi về miền Tây, đi hết Tỉnh lộ 10, qua thị trấn Đức Hòa hơn 2km, bạn sẽ đến một nơi thấm đẫm chất hoài cổ: Làng cổ Phước Lộc Thọ. Làng cổ được xây dựng trên diện tích rộng đến 40.000m² tại ấp 2, xã Hựu Thạnh, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. 

Hơn 3 năm phục dựng, làng cổ Phước Lộc Thọ đã mang lại hình ảnh của một làng quê Việt Nam cổ kính, yên bình và tao nhã. Có thể nói, nơi đây lưu lại những dấu xưa của văn hóa truyền thống Việt khá độc đáo. Toàn bộ công trình của làng cổ, từ nhà cửa cho đến vật dụng được thu gom ở khắp mọi miền đất nước về phục dựng lại. 

Đến đây, du khách được chiêm ngưỡng những đường nét chạm khắc tinh tế, từ vật dụng sinh hoạt đến những ngôi nhà cổ, tạo cho du khách cảm giác như chạm vào quá khứ cách đây hàng thế kỷ. 

Làng cổ là một quần thể có 15 ngôi nhà gỗ cổ, trong đó có 5 ngôi nhà rường, mỗi nhà rường có 5 gian, 3 chái, toàn bộ sử dụng loại gỗ căm xe. Mỗi đòn, kèo, cột trong những ngôi nhà rường được chạm khắc công phu, đường nét chạm trổ tinh tế. Nội thất được trang trí rất đa dạng, bao gồm: Tứ linh, bát bửu, mai - điểu - trúc - tước, ngô đồng - phụng, liễu - mã, liên - áp, nho - sóc, lựu - thử... Nhà gỗ có số cột nhiều nhất trong khu này là 114 cột và ít nhất là 36 cột. 

Bên cạnh đó, còn có ngôi nhà được xây dựng theo kiểu “Tửu lầu tứ giác bát dần” mang đậm dáng dấp cung đình. 6 ngôi nhà khác mang phong cách kiến trúc của Tây Nguyên, đó là những ngôi nhà sàn bằng gỗ. 

Hầu hết các ngôi nhà cổ đều được chủ nhân sưu tầm từ Huế, Quảng Nam, vùng Tây Nguyên và các tỉnh miền Tây Nam bộ, được phục dựng bằng đôi bàn tay khéo léo, điêu luyện của các nghệ nhân. Trong mỗi ngôi nhà còn trưng bày nhiều cổ vật như: phản, xe ngựa, điện thoại, máy hát đĩa, chén... 

Không gian sinh hoạt cộng đồng