Nguyen, Tuan @ http://tuanvannguyen.blogspot.com.au/2014/11/chien-luoc-viet-bai-van-khoa-hoc-ro_8.html
Một tiêu chuẩn quan trọng nhất trong văn chương khoa học – nói theo tiếng Anh – là clarity – trong sáng. Khi được hỏi cái motto gì cho viết bài báo khoa học, một nhà khoa học trứ danh trả lời rằng có thể tóm lược trong 3 chữ. Đó là clarity, clarity, và clarity. Trong sáng, trong sáng, và trong sáng. Nhưng tôi nghĩ ngoài trong sáng ra, một tiêu chuẩn khác cũng quan trọng không kém là chính xác. Chính xác ở đây có nghĩa là dùng chữ chính xác và thích hợp, không để cho người đọc phải hiểu cách khác.
Văn chương khoa học dĩ nhiên là khác với văn thơ. Tôi vốn mê thơ của Hoàng Cầm và Lê Đạt. Một trong những bài thơ tôi thích nhất có lẽ là bài Tình cầm của thi sĩ Hoàng Cầm, trong đó có đoạn: Nếu anh còn trẻ như năm ấy / Quyết đón em về sống với anh / Những khoảng chiều buồn phơ phất lại / Anh đàn em hát níu xuân xanh. (Bài này được Nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành nhạc tuyệt hay, nhất là qua tiếng hát của Thái Thanh hoặc Lệ Thu). Những câu thơ gieo vần “đâu ra đấy”, những âm thanh bằng trắc đan xén, quấn quyện nhau, làm ai yêu thơ khó bỏ qua được. Nhưng còn ý thì sao? Thật không dễ hiểu chút nào. Nhưng chiếu theo tiêu chuẩn của văn chương khoa học, thì cách viết đó có vấn đề. Vấn đề là không rõ ràng. Chẳng hạn như “còn trẻ”, thì câu hỏi đặt ra là “thế nào là trẻ, tuổi nào là trẻ?” Hay như “năm ấy” thì câu hỏi nhà khoa học hỏi ngay là “năm nào?” Hoặc “quyết đón em về sống với anh” thì câu hỏi đặt ra là “sống ở đâu?” Còn khái niệm “xuân xanh” có nghĩa là gì? Nói tóm lại, văn chương khoa học đòi hỏi phải mô tả được những câu hỏi what, where, when, whom, v.v. Xin nói thêm rằng tôi chỉ lấy câu thơ ra làm ví dụ cực đoan thôi (để vui), chứ chẳng ai ngớ ngẩn đến nổi đem tiêu chuẩn văn chương khoa học để đi soi rọi một bài thơ.
Ấy vậy mà thỉnh thoảng tôi bắt gặp những văn phong như thế trong bài báo khoa học từ Việt Nam. Có lẽ tác giả chịu sự chi phối của văn thơ quá, nên khi viết bài báo khoa học họ cũng đem loại văn phong mờ mờ ảo ảo đó vào bài báo. Chính tôi ngày xưa cũng từng bị sếp phê bình. Nhiều khi đọc bài tôi viết, sếp tôi nhẹ nhàng nói “Văn của mày poetic quá, tao nghĩ mày viết thơ chứ không phải viết văn khoa học”. Đó dứt khoát không phải là lời khen; đó là một lời chê có trình độ! Phải một thời gian dài mới xoá được cái tính thơ đó. Ngoài văn chương mang màu sắc thơ, tôi còn bắt gặp nhiều câu văn mang tính rhetoric và ví von (đại kị trong khoa học) của “phe ta” trong những bài báo khoa học và luận văn. Điều này thì tôi nghĩ có lẽ nhiều đồng nghiệp chịu ảnh hưởng bởi những khẩu hiệu nhan nhản ở trong nước. Có những khẩu hiệu mà đọc lên thì nghe hay hay, nhưng phân tích kĩ thì chẳng có ý nghĩa gì cả. Chẳng hạn như “phe ta” hay có cách nói “bài toán cần giải là …” cho một vấn đề xã hội. Một cách viết như thế chắc chắn bị trả lại ngay, vì người bình duyệt nghĩ rằng tác giả đang viết cho báo đại chúng hay tuyên truyềm, chứ không phải viết cho tạp chí khoa học.
Muốn đạt một văn phong trong sáng, cần phải làm gì? Sách dạy tiếng Anh, sách chỉ dẫn cách viết bài báo khoa học có rất nhiều qui ước và nguyên lí. Ở đây, tôi sẽ lấy kinh nghiệm của chính mình (là người duyệt và biên tập bài báo) cộng với sách vở để đưa ra một số “chiến lược” mà tôi hi vọng sẽ giúp các bạn trong việc viết một bài báo khoa học cho đạt. Có thể những chiến lược sau đây chưa đầy đủ (hay có thể sai – theo quan điểm nào đó), và nếu như thế thì các bạn phải góp ý thêm. Sau đây là những chiến lược cần thiết để đạt tiêu chuẩn trong sáng.
1. Viết sao cho để người đọc không phải nỗ lực để hiểu mình viết gì
Độc giả (kể cả chuyên gia bình duyệt) lúc nào cũng muốn tiếp thu lượng thông tin tối đa với số từ tối thiểu. Người ta có câu rằng người có nhiều ý tưởng thường là người nói ít chữ. Để đạt tiêu chuẩn này, cần tuân theo vài qui ước sau đây:
Không dùng những câu văn phức tạp mà người đọc phải đọc hơn 1 lần để hiểu.
Đi thẳng vào vấn đề mà tác giả muốn nói trong một đoạn văn. Không để cho độc giả chờ đến cuối đoạn văn mới biết tác giả muốn nói gì. Cách viết "This method can be done in two steps" là câu văn thiếu thông tin, vì người đọc không biết 2 bước là gì. Nhưng nếu tác giả viết "This method can be done in two steps: initiation and realization" thì có thông tin hơn.
Bắt đầu một đoạn văn với một câu văn tuyên bố (declarative sentence), có khi còn gọi là topic sentence hay câu văn chủ đề. Câu văn tuyên bố nói cho độc giả biết ý chính của đoạn văn là gì. Cần lưu ý rằng người đọc rất bận, nên có thể họ chỉ đọc câu văn chủ đề, chứ có khi không đọc hết những câu văn tiếp theo.
Tiếp theo câu văn tuyên bố là những câu văn “yểm trợ” cho ý tưởng. Nên nhớ rằng mục tiêu của viết bài báo khoa học là trình bày và thuyết phục, chứ không phải để gây ấn tượng. Để thuyết phục, thông tin rõ ràng là yếu tố quan trọng nhất.
Ví dụ như câu văn "Fragility fracture is a major public health problem, because fracture is associated with increased risk of subsequent fracture and reduced life expectancy. Individuals with a pre-existing fracture are associated with a two-fold increase in the risk of re-fracture (1). Moreover, approximately 20% of women with a hip fracture die within 12 months after the event (2)." Câu đầu là câu tuyên bố tầm quan trọng. Hai câu sau trình bày bằng chứng để yểm trợ cho câu văn tuyên bố.
Tránh những từ mà độc giả có thể không hiểu. Không bao giờ gây ấn tượng bằng những từ gốc Latin, Hi Lạp. Không nên để người đọc phải dùng từ điển để biết tác giả muốn nói gì!
Tránh dùng những “biệt ngữ” (jargon) chỉ có người trong ngành mới hiểu.
Cẩn thận với cách dùng những chữ như former và latter. Ví dụ như:
“Please take care of my son and my cat while I’m away. Let the former stay out all night. Be sure the latter is in by 11 P.M.”
ở đây, chữ former đề cập đến my son, và latter đề cập đến my cat. Nhưng nếu người đọc bận rộn và hiểu sai thì rất … nguy hiểm! Thay vì viết như thế, có thể viết rõ ràng hơn như sau:
“Please take care of my son and my cat while I’m away. Be sure the former is in by 11 P.M.; let the latter stay out all night.”
2. Tránh những câu chữ tối nghĩa do đặt bổ ngữ (modifier) sai chỗ
3. Tránh những đại danh từ “hờ hững”
Nhiều người có thói quen viết như it is well-recognized that, it is generally agreed that, it has been shown that ...Những đại danh từ này có cái lợi ích là cho chúng ta bắt đầu câu văn một cách trơn tru, nhưng chúng chẳng có ý nghĩa gì cả. Nếu nói it is generally agreed that thì người ta sẽ hỏi ai đồng ý, tại sao không chỉ ra cụ thể ai. Viết văn với những đại danh từ hờ hững như thế là cách viết lười biếng!
4. Tránh từ ngữ tối nghĩa do câu văn phức tạp
Dùng câu văn ngắn, trực tiếp, và không nhập nhằng nước đôi.
Tránh dùng những câu văn dài và “quấn quýt”.
Ví dụ: “Looking back on it, it is curious that nobody was heard to ask why, since vitamin A has long been known to be very insoluble in aqueous media in general, scientists did not set about looking for a likely carrier protein that might be responsible for transporting vitamin A to its target tissues.” (Russell Baker, New York Times, 1/2/1986)
Câu văn trên có thể chấp nhận được đối với báo chí đại chúng, nhưng không thể chấp nhận được trong khoa học. Những câu chữ như looking back on it, nobody was heard, has long been known, v.v. là những câu chữ mù mờ, không có thông tin. Văn chương khoa học phải hàm chứa thông tin.
5. Tránh câu chữ mù mờ mà người đọc có thể hiểu khác hay hiểu nhiều nghĩa.
5.1 Bổ ngữ mập mờ. Nên đổi những câu chữ hay ý kiến định tính bằng những thông tin định lượng.
Ví dụ:
Không nên viết: “most” or “many”
Nên viết: 68%–70%
Không nên: This experiment requires enormous numbers of test tubes ...
Nên: This experiment requires 133 test tubes ...
Những gì gọi là enormous đối với tác giả có thể không phải là enormous đối với người đọc. Nên trình bày thông tin định lượng.
5.2 Bổ ngữ về thời gian và và không gian
Nên viết chính xác (nếu có thể) ngày tháng, thay vì viết “recently” hoặc “here.” Ví dụ từ recently về một bài báo năm 1995, nhưng nếu người đọc năm 2005 thì rất khó mà nói recently được. Hoặc chữ here trong một bài báo tác giả ở Boston chẳng có ý nghĩa gì nếu người đọc ở … Việt Nam.
5.3 Câu chữ có thể hiểu khác
Cách viết “lightly anesthetized animals ...” có thể hiểu là tác giả cẩn thận và nhẹ nhàng với chuột thí nghiệm, nhưng cách viết đó cũng có thể hiểu là những chuột thí nghiệm chịu đau đớn vì tác giả chỉ gây mê nhẹ nhàng!
Chữ “tree” có thể hiểu là cây cau dừa đối với người sống ở Thái Lan, nhưng cũng có thể là cây linh sam (fir tree) đối với người sống ở Maine.
Câu “If you leave the door with the venetian blind open, the alarm will go off” có thể có nghĩa là nếu bạn rời phòng thì đồng hồ báo động sẽ tắt, hay nếu bạn đóng cửa nhưng để cái màn trống thì đồng hồ báo động sẽ tắt?
Sau đây là vài ví dụ vui khác:
Để giới thiệu một người bạn lười biếng:
“In my opinion, you will be very fortunate to get this person to work for you.”
Để mô tả một người dớ dẩn:
“I most enthusiastically recommend this candidate with no qualifications whatsoever.”
Để mô tả một cựu nhân viên “khó tính”:
“I am pleased to say that this person is a former colleague of mine.”
Để mô tả một ứng viên mà người tuyển dụng không cần đọc đơn:
“I urge you to waste no time in making this candidate an offer of employment.”
6. Tránh những câu chữ thiếu thông tin hay chẳng có nhiều thông tin
Tiếng Anh gọi những câu văn loại này là circular sentence, tức là những câu văn “quanh co”. Quanh co là vì không chịu đi thẳng vào vấn đề. Vài ví dụ dưới đây sẽ minh hoạ cho vấn đề tôi đang bàn:
“X-related complications will be treated according to general institutional guidelines for X-related complications.”
Chú ý chữ “X-related” lặp lại 2 lần.
“In these experiments, we found that sterility is very important. Thus, we concluded that sterility is an important factor in these experiments.”
Câu đầu tiên chẳng có ý nghĩa gì hay thông tin gì cả. Hai chữ very important là kiểu nói định tính, khó thuyết phục ai trong khoa học. Chú ý chữ these experiments và important lặp lại hai lần. Câu văn lòng vòng, làm cho người đọc mất thì giờ.
Để khắc phục vấn đề quanh co, cố gắng dùng những chữ ngắn và đơn giản. Tránh dùng những chữ có nguồn gốc tiếng Latin hay Hi Lạp:
7. Loại bỏ những chữ / câu văn không cần thiết
Những chữ hay câu văn loại này chẳng những làm mất thì giờ người đọc, mà còn tốn giấy mực. Nên dành giấy mực cho những thông tin quan trọng. Nên nhớ rằng khi biên tập, các chuyên gia cố gắng giảm số chữ và số trang. Khi viết một câu văn, cố gắng tự hỏi: chữ này có thật sự cần thiết không, hay chữ này có thêm ý nghĩa gì trong câu văn? Bảng dưới đây liệt kê một số câu chữ rườm rà mà tác giả nên tránh:
Không nên dùng hai ba cách để nói lên một điều. Có nhiều trường hợp, tác giả muốn nhấn mạnh nên họ dùng hai hay ba câu văn để nói một ý. Trong khoa học, đây là điều cấm kị. Trong khoa học, chỉ nên nói một lần, và nói chính xác. Trong các câu dưới đây, chỉ nên dùng một chữ; ví dụ như “each” hoặc “every” (chứ không phải cả hai!). Tác giả phải quyết định dùng chữ nào thích hợp nhất trong văn cảnh.
Each and every
First and foremost
In this day and age (Consider using “Now” instead.)
One and only
Tránh những câu chữ hiển nhiên. Trong các câu dưới đây, có thể loại bỏ (không cần viết ra):
Needless to say (Nếu không cần nói vậy thì nói làm gì?)
In summary
In the last analysis
In actual fact (câu này là buồn cười nhất!)
The fact of the matter is (có thật sự là fact?)
It is apparent that
In my opinion (nếu muốn nói điều gì, thì nói thẳng ra, người ta hiểu đó là ý kiến của tác giả, cần gì phải rào trước đón sau? Có thể thay thế bằng I think)
Ngoài ra, cũng nên (nếu có thể) loại bỏ những từ chuyển tiếp (transitional words) không cần thiết. Ví dụ như In conclusion … là một cách viết có khi không cần thiết. Nhưng có thể giữa lại những từ chuyển tiếp để báo cho người đọc biết tác giả đang chuyển hướng, ví dụ như in contrast, nevertheless, however, even though, v.v.
I think, I feel, I believe:
Nếu lĩnh vực nghiên cứu của tác giả là tâm lí học, thì có thể sử dụng cách viết I feel.
Nếu tác giả là tu sĩ của một tôn giáo, thì có thể dùng I believe. Trong khoa học, chúng ta không có belief hay I believe, mà là I think, I consider.
8. Tránh cách viết chuyển động từ thành danh từ
Không nên viết:
Utilization of marine plant species for food production will bring about a reduction in food costs andcreation of cheaper sources of calories. (23 chữ)
Nên viết:
Utilizing (Using) marine plant species to produce food will reduce food costs and create cheaper sources of calories. (17 chữ)
9. Tránh những chữ có tiếp vĩ ngữ “ing”
Tránh viết kiểu
They were meeting to ...
He will be going to ...
Nên viết
They met to …
He will go to ...
10. Chú ý đến văn phong
Như đề cập phần trên, trong khoa học, chúng ta cố gắng diễn tả, chứ không phải cố gắng gây ấn tượng (nói theo tiếng Anh là EXPRESS chứ không phải IMPRESS). Khi diễn tả chính xác và có thông tin, thì việc gây ấn tượng là phần hệ quả. Một vài qui tắt sau đây sẽ giúp cho văn phong sáng sủa hơn:
Dùng từ đơn giản. Nên nhớ là đơn giản (simple), chứ không phải ngớ ngẩn (simple-minded);
Viết câu văn ngắn. Câu văn ngắn là câu văn có khoảng 17 đến 23 chữ;
Viết những đoạn văn ngắn. Và, nên nhớ bắt đầu mỗi đoạn văn bằng một câu văn chủ đề;
Cố gắng, khi có thể, định lượng hoá thông tin;
Tránh những nhóm từ bổ nghĩa không thêm thông tin vào điều mình muốn nói.
Tránh dùng những câu chữ tự khen như:
Our tremendously unique method for ...
Our laboratory is the best known in the world for ...
We have the largest collection of ... in the country.
Tránh dùng những từ ngữ hoa mĩ, khoa trương:
Không nên viết
Unless all parties to the plan interface imminently, the project will be rendered inoperative
Nên viết
Unless everyone cooperates now, the project wont work ;
If everyone cooperates, the project will
be successful. (Positive tone)
11. Nên quan tâm đến người đọc
Người đọc có thể không làm trong lĩnh vực của tác giả, nên khó hiểu những thuật ngữ chuyên ngành. Do đó, cố gắng sử dụng những từ ngữ mà người thường (ngoài ngành) có thể hiểu được. Ví dụ:
Thay vì viết
Nosocomial infection
Iatrogenic condition
Nên viết
Hospital-acquired infection
Physician-induced condition
12. Sử dụng bố cục song song
Không nên viết
His job consisted of organizationof new projects, researchingcurrent projects, to writeprogress reports, and being available to help the junior staff.
We couldn’t decide betweenrental, leasing, and buying a new spectrophotometer.
Mà nên viết
His job consisted of organizingnew
projects, researching current projects,
writing progress reports, andhelping
the junior staff.
We couldn’t decide betweenrenting,
leasing, and buying a new
spectrophotometer.
Tránh dùng quá nhiều những câu văn quá ngắn và “choppy”.
Không nên viết : Good expository writing is difficult. It is an important skill to master. It requires much time and effort. It is worth it. Writing is necessary for job advancement. It improves self-image. It provides satisfaction. Everyone should take a good course in business writing.
Nên viết: Good expository writing is difficult, but it is an important skill to master. Although it requires much time and effort, it is worth it. Writing is necessary for job advancement. It also improves self-image and provides satisfaction. Everyone should take a good course in business writing.
Tránh sử dụng quá nhiều những chữ bổ nghĩa
The attractive, upgraded, computerized, large, heavy, expensive, recently purchased, spectrophotometer ...
Câu trên có đến 8 chữ bổ nghĩa: attractive, upgraded, computerized, large, heavy, expensive, recently purchased!
The computer-based integrated decision support environment ...
Câu này tuy có ít chữ bổ nghĩa hơn, nhưng vẫn quá nhiều so với số chữ trong câu văn. Đây là cách viết “tham vọng”, và rất dễ rơi vào cái bẫy khó hiểu.
Tránh dùng những chữ có tiếp vĩ ngữ “ize” và “wise”
Có thể chấp nhận được
The car has been winterized.
Clockwise (in the manner of)
Không hay khó chấp nhận
The plan has been operationalized.
Budgetwise (meaning: with respect to the
budget)
Không nên ngắt những từ vô định:
Không nên viết: Be sure to quickly go ...
Nên viết: Be sure to go quickly ...
Tuy nhiên, thỉnh thoảng cũng có thể ngắt vài từ vô định để làm cho câu văn trôi chảy hơn. Chẳng hạn như những câu sau đây:
She will try to more than justify the cost of the computer.
She will try to justify more than the cost of the computer.
She will try more than to justify the cost of the computer.
Chú ý 3 câu trên không có cùng nghĩa! Ý nghĩa câu văn khác, vì tác giả đặt chữ bổ nghĩa “more than” khác nhau để chuyển tải ý nghĩa chính xác hơn.
13. Nên nghĩ đến chỗ cần nhấn mạnh
Thỉnh thoảng, chúng ta cần nhấn mạnh một điểm trong bài viết. Điểm nhấn mạnh có khi đóng vai trò quan trọng, nhất là đối với tâm lí của người đọc. Trong một câu văn, bắt đầu bằng những câu chữ mà chúng ta muốn nhấn mạnh:
In the previous project period, three approaches were developed to solve ...
Three approaches were developed in the previous project period to solve ...
Three approaches to solve … were developed in the previous project period.
Không nên bắt đầu một đoạn văn bằng những câu chữ không quan trọng:
Không nên viết: First let us consider that rain helps plants grow.
Nên viết: Rain helps plants grow. Let us consider the significance of this in relation to …
14. Nên chú ý đến âm điệu
Nên nhớ rằng thái độ, tính khí, và âm điệu có khi mang tính “lây lan”. Cố gắng giữ giọng văn tích cực.
Không nên viết: I won’t be able to finish this project by the end of the first year.
Nên viết: I will be able to finish this project by March of the second year.
Hai câu văn có cùng một ý, nhưng câu đầu mang tính tiêu cực hơn câu sau.
Tránh những chữ có thể làm độc giả nổi giận
Những chữ hàm ý tiêu cực như intolerable, misguided, unfair, wrong, unfortunately có khi làm độc giả không hài lòng. So sánh bảng dưới đây vài từ phổ biến:
Cũng xin nói thêm rằng trong tiếng Anh có những từ như tác động tâm lí mà nhà khoa học có khi khó chấp nhận. Chẳng hạn như chữ problem và disaster, cả hai đều có nghĩa là … có vấn đề, nhưng problem là vấn đề có thể có biện pháp khắc phục, còn disaster là vấn đề … bó tay, không có biện pháp khắc phục. Nên cẩn thận cách dùng hai từ này!
Dùng những từ mang tính trung dung, không mang tính thiện vị giới tính. Tiếng Anh là loại ngôn ngữ, nhìn theo quan điểm ngày nay, là kì thị giới tính. Kì thị hiểu theo nghĩa thiên vị nam giới. Do đó, nhiều chuyên gia khuyên tác giả khoa học nên hạn chế những từ thiên vị, và chọn những từ trung dung hơn. Liệt kê dưới đây là vài từ phổ biến:
Đặt mình vào tình thế người đọc. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc hợp tác và người bình duyệt bài báo. Cố gắng tưởng tượng mình là người duyệt bài báo hay đề cương. Mình có thể xuất thân từ một nền văn hoá khác với người đọc, và cần phải quan tâm những từ tế nhị mang tính văn hoá.
Mĩ có cách viết khác với Anh. Một số chữ mà đánh vần kiểu Anh bị Mĩ cho là … sai (và ngược lại). Ông bà ta thường nói “rừng nào cọp nấy”, nên khi viết bài báo cho tập san Mĩ hay Anh thì nên tuân theo cách đánh vần của họ. Sau đây là hai ví dụ tiêu biểu:
Anh
Xu hướng trang trọng hơn Mĩ, nhất là đối với người cao tuổi
Dear Sir
Having been privileged to receive your esteemed patronage in the past, we think you will be interested to know that ...
Mĩ
Xu hướng “bình dân” hơn Anh, ngoại trừ khi viết cho người cao tuổi thì cách viết của Mĩ cũng trang trọng
Dear Bill
Because you’ve been so generous with funding for our project in the past, we thought you’d like to know that ...
Những từ ngữ mang tính “thẩm quyền”. Có những cách viết hay câu chữ “trịch thượng” trong khoa học, mà có tác giả có thể sử dụng nhưng tác giả không sử dụng được. Chẳng hạn như nếu tác giả là nghiên cứu sinh thì nên chọn cách viết khiêm tốn. Nếu tác giả là người có thẩm quyền trong chuyên ngành thì có thể (chỉ “có thể” thôi) chọn cách viết “lên giọng” một chút. Chẳng hạn như chữ suggest, cần phân biệt hai trường hợp:
Nếu tác giả là người có thẩm quyền, có hàng trăm bài báo, thì có thể viết: “I suggest ...”
Nhưng nếu tác giả là nghiên cứu sinh hay còn trẻ thì nên khiêm tốn hơn với cách viết: “I would like to suggest ...”