Elite art music
Evan Le: Vietnamese - American piano child prodigy plays Beethoven
Only four years old and having studied the piano just for 10 months but Evan Le is regarded as a child prodigy by fans when they watch him playing music by Mozart, J.S. Bach, Beethoven and Alberto Ginastera.
Evan Le (Photo: tuoitre.com.vn)
Evan Le was born on May 31st, 2011 in Torrance, California. His full name is Evan Duy Quoc Le. At first, his family bought a piano for his older brother to practice, and suddenly, it was an opportunity for Evan to express his innate talent when he was just three years old.
At that time, Evan heard his older brother to play a melody. Suddenly, he ran to the piano and clicked his tiny fingers on the keys and created a melody that resembles what created by his older brother, astonishing his older brother and parents.
Evan’s parents immediately looked for music schools for him, but all schools only accepted students from five years and older because at younger ages, children have a hard time seriously sitting to play piano.
Then Evan’s parents took him to Virtuosos Russian Music Academy (VRMA) School of Music in Westminster, California. After watching Evan playing the piano just two minutes, lecturer Tuong Van immediately received him. Having experience in training children since 1996, Ms. Tuong Van affirmed the she had never met an "incredible" talent like Evan.
After only six months of studying piano since the end of 2014, Evan joined Vstar Kids contest - a contest for talented children of Vietnamese origin aged 6 to 15 years old in the US. After learning about Evan, the organizing board changed the rules of the contest, lowering the minimum age of candidates to four so that Evan could participate.
Competing with older children, who have studied piano, dancing and singing for many years, Evan remained confident to play the piano and won the third prize of the contest.
"Evan is the youngest “artist” I've ever cooperated with so far, but he had a very serious attitude and professionalism in training and performance. He can remember instantly all changes in the music that I make," said Musician Laszlo Mezo, famous Hungarian cellist.
Every day, Evan plays the piano for an hour and half, divided into two periods. In addition, he has started to compose his own tunes. Besides skills on distinguishing perfect intonation, Evan Le also has the ability to read and remember pieces of music very quickly.
"The top entertainment shows in the US such as Ellen Degeneres and America's Got Talent invited Evan to attend but his family refused because they are simple entertainment programs, moreover, it is very tiring for Evan to participate in. At the age of Evan, her family thinks that education is the most important thing," said Ms. Lyco Nguyen, Evan Le’s mother.
However, for artistic programs or programs to introduce talents, Evan’s parents agree for him to participate to get accustomed. Evan has recently recorded Little Big Shots, a program to introduce young talent for famous TV channel NBC. The program introducing Evan will be broadcast in April 2016.
In this program, Evan will perform Turkey March by genius Wolfgang Amadeus Mozart, the music that any piano student does well by heart./.
Phạm Thị Trân (925-976) - Tổ nghề hát Chèo-Người phụ nữ đầu tiên được phong làm quan- dạy quân lính đánh trống làm hiệu lệnh
Bà Phạm Thị Trân được đưa vào danh sách những phụ nữ Việt Nam huyền thoại được thế giới tuyển chọn là “Những hình tượng phụ nữ nổi tiếng nhất của nhân loại từ thời tiền sử đến nay”.
Bà Phạm Thị Trân sinh năm 926, mất năm 976, hiệu là Huyền Nữ.
Trong sách “Đả cố lục” chỉ ghi Phạm Thị Trân sinh ở Hồng Châu, vùng đất này thuộc các huyện Cẩm Giàng, Bình Giang, Tứ Kỳ, Gia Lộc, Ninh Giang, Thanh Miện (tỉnh Hải Dương) và Yên Mỹ, Văn Lâm (tỉnh Hưng Yên) ngày nay.
Bà vừa có nhan sắc lại có tài múa hát nên ngay từ nhỏ đã nổi tiếng khắp vùng. Bà luôn giữ vai trò chủ chốt trong các nhóm, các đoàn đi múa hát thời đó. Lời ca tiếng hát của bà được dân gian ca ngợi thành thơ: “Múa hát như muốn hát bàn đào/ Hát giục mây bay, giục gió ào/ Tiếng hát kinh hồn quân bạc ác/ Lời than làm nhỏ lệ đồng bào”.
Bấy giờ nước ta vừa thoát khỏi ách đô hộ nhà Đường, Trung Quốc. Vào thời kỳ này giáo phường dân gian đang rất phát triển, là nơi tập hợp những người làm nghề hát xướng. Các giáo phường thường giữ vai trò chủ chốt trong các đám tế thần và các buổi hội làng.
Phạm Thị Trân là một trong những đào nương lừng danh trong chốn giáo phường, đã hát hay múa giỏi lại đánh trống rất tài, danh tiếng lan truyền khắp nơi. Giáo phường của bà thường được các danh gia vọng tộc khắp vùng mời đến biểu diễn.
Năm 968, vua Đinh Tiên Hoàng lên ngôi, đóng đô ở Hoa Lư, thiết lập cung điện, định đặt triều nghi, tổ chức lại quân đội. Quân đội thời cổ thường dùng trống làm hiệu lệnh, nghe đồn về tài đánh trống của bà, vua Đinh đã mời bà về kinh đô Hoa Lư dạy quân lính đánh trống lệnh. Đôi quân Thập đạo của nhà Đinh hơn vạn người vốn toàn nông dân chưa quen với quy củ từ đó răm rắp tiến thoái theo lệnh trống. Tại kinh đô, bà không chỉ dạy đánh trống mà còn dạy múa hát diễn trò trong cung và được nhà vua phong là Ưu bà (nghĩa là người phụ nữ lớn tuổi đáng kính làm nghề hát xướng).
Lời ca của bà mang tinh thần thượng võ yêu nước: “Chinh tòng chinh, chinh tòng chinh/ Bất diệt thù hề, bất nguyện sinh” (Đi chiến đấu, đi chiến đấu, không diệt được thù không thèm sống).
Cách rước trống chèo nhà Đinh của bà Phạm Thị Trân có sức cổ vũ lớn đối với tinh thần chiến đấu của quân sĩ: “Nam chinh sát Bắc tướng, diệt Bắc tướng. Nam thiên sinh vương, Nam thiên sinh vương thánh, thánh Đinh vương xưng đế” (Quân Nam giết tướng Bắc, diệt tướng Bắc, trời Nam sinh vương, trời Nam sinh vương thánh, thánh Đinh vương xưng đế). Có thể nói Ưu bà Phạm Thị Trân là một trong những nghệ sĩ nổi danh có đóng góp lớn cho việc hoàn thiện nghệ thuật nhạc trống trong nền âm nhạc cổ truyền Việt Nam.
Từ việc dạy cung nữ, binh lính sử dụng các loại nhạc cụ, ca hát, nhảy múa với nội dung, sắc thái mang tinh thần thượng võ và yêu nước, dần dần bà Phạm Thị Trân đưa bộ môn nghệ thuật đó lên sân khấu, diễn tả từng tích sinh hoạt gần gũi với đời sống xã hội nông nghiệp, được không chỉ quân lính mà đông đảo người dân cũng rất yêu thích. Nghệ thuật hát chèo manh nha và phát triển từ thời đó.
------------------------
Theo Hý phường phả lục của Trạng nguyên Lương Thế Vinh (1441-1496), Khoảng niên hiệu Thái Bình (970-979), khi biết tin vua Đinh Tiên Hoàng ban chiếu lệnh tìm người giỏi ca múa, viên quan trấn giữ địa phương Hồng Châu đã tiến cử Phạm Thị Trân với triều đình Hoa Lư[4]:
“Bà Phạm Thị Trân, hiệu là Huyền Nữ, người Hồng Châu, phong tư mỹ lệ, giỏi về ca hát, múa và làm trò, nổi tiếng trong các hí phường đương thời. Khoảng năm Thái Bình, quan Cai hạt đưa tiến bà vào cung. Bà được vua Đinh phong chức Ưu bà, chuyên dạy múa hát trong quân ngũ”.
Vua Đinh Tiên Hoàng đã cho mời bà về kinh đô Hoa Lư và phong cho bà chức Ưu Bà, chịu trách nhiệm dạy quân lính múa hát, đánh trống, gẩy đàn, diễn các tích trò, lúc đó gọi là hát trò nhời hay gọi là hát chèo[7]. Vì thế sau này bà được tôn là tổ nghề của nghệ thuật hát chèo
Ưu bà Phạm Thị Trân qua đời tương truyền vào ngày 12-8 năm Bính Tý (976).
Cũng từ đó đến nay, các phường hát chèo lấy ngày 12-8 Âm lịch hằng năm làm ngày giỗ Tổ nghề của mình.
Từ năm 2011, Nhà nước Việt Nam đã lấy ngày 12 tháng 8 (âm lịch) hằng năm là “Ngày Sân khấu Việt Nam”.[9] và tôn vinh bà là tổ nghề sân khấu Việt nam nói chung (gồm cả tuồng , múa rối nước, cải lương, ả đào, kịch dân ca,...).
Đóng góp cho nghệ thuật hát chèo
Cách rước trống chèo thời nhà Đinh của bà Phạm Thị Trân có sức cổ vũ lớn đối với tinh thần chiến đấu của quân sĩ. Nghệ thuật hát chèo bắt đầu hình thành từ thời đó. Cũng vì lẽ đó, cả vùng quê rộng lớn phía Bắc Việt Nam rất phát triển về hát chèo[2].
Đặc biệt, cùng với việc kết hợp chủ trương của vua Đinh, bà Phạm Thị Trân đã sáng tạo ra phép đánh trống rất hào hùng, mạnh mẽ vừa dùng khi biểu diễn, vừa dùng trong chiến trận mà đến nay vẫn còn lưu truyền. Cụ thể như phép đánh tiếng trống rước, hoặc tiếng trống chèo dùng mô tả khi lâm trận:
"Nam chinh sát Bắc tướng, diệt Bắc tướng. Nam thiên sinh vương, Nam thiên sinh vương thánh, thánh Đinh vương xưng đế" (Quân Nam giết tướng Bắc, diệt tướng Bắc, trời Nam sinh vương, trời Nam sinh vương thánh, thánh Đinh vương xưng đế)[4].
Đền thờ
Nơi chính thờ bà tổ ngành chèo Phạm Thị Trân hiện nay là đền Vân Thị nằm cùng khuôn viên với Nhà hát Chèo Ninh Bình và Nhà văn hóa Ninh Bình.
Đền Vân Thị được xây dựng trên diện tích 350 m2, tương truyền có từ thời Lý Thái Tông trị vì. Trong đền thờ, Tượng bà Phạm Thị Trân được đặt chính giữa, ngoài ra còn có bài vị thờ các nhân vật lịch sử thời Đinh khác cũng liên quan đến các lĩnh vực nghệ thuật sân khấu.
Một nơi khác ở Ninh Bình thờ bà là Phủ Chợ, thuộc quần thể di tích Cố đô Hoa Lư nằm gần chợ Cầu Đông, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư.
Đình làng Hoàng Quan và một số di tích ở các xã Đông Phương, Đông Phong, Đông Cường trên địa bàn huyện Đông Hưng, Thái Bình cũng thờ bà đào nương Phạm Thị Trân
Khi bà mất, nhân dân đã tôn bà là Bà tổ hát chèo. Trong các nhà thờ, chùa của các làng chèo bài vị thờ bà thường đặt chính giữa. Tại Ninh Bình, Bà Phạm Thị Trân được thờ ở 2 di tích là Phủ Chợ thuộc Quần thể di tích Cố đô Hoa Lư và đền Vân Thị bên cạnh nhà hát Chèo Ninh Bình.
Bảy vị tổ nghề chèo
Đền Vân Thị cạnh nhà hát Chèo Ninh Bình, nơi thờ bà tổ hát chèo Phạm Thị Trân
Phạm Thị Trân (925 - 976): là người Hồng Châu (Hải Dương), là nữ quan triều đình đồng thời là một vũ ca tài ba trong hoàng cung nhà Đinh, người là vị tổ sáng lập nghệ thuật sân khấu chèo.
Đào Văn Só (951 - 975): là người Đằng Châu (Hưng Yên). Ông có nhiều học trò theo nghề ca hát. Hí phường phả lục ghi tên ông là vị hậu tổ thứ 2 của nghệ thuật chèo.
Đặng Hồng Lân: là người Kỳ Bố (Thái Bình). Hí phường phả lục ghi tên ông là vị hậu tổ thứ 3 của nghệ thuật chèo.
Đào Hoa: là người Bắc Giang, được Lý Thái Tổ thu nạp vào cung. Hí phường phả lục ghi tên Đào Hoa là vị hậu tổ thứ 4 của nghệ thuật chèo.
Từ Đạo Hạnh (1072 - 1117): là người Quốc Oai (Hà Nội), là tác giả giáo trò mà các vở chèo dân gian nào cũng hát ở phần mở đầu: Trình làng trình chạ, Thượng hạ tây đông. Hí phường phả lục ghi tên ông là vị hậu tổ thứ 5 của nghệ thuật chèo.
Sái Ất: là người Tế Giang, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc, vốn “thông minh, mẫn tuệ, có tài ứng khẩu, khôi hài”. Ông sống vào thời Lý, làm nghề bán vui độ nhật, “được dân làng sủng ái, thường cấp tiền cho gạo”. Ông có hàng trăm học trò theo học xướng ca. Hí phường phả lục ghi tên ông là vị hậu tổ thứ 6 của nghệ thuật chèo.
Chính Vịnh Càn: là người Phong Châu. Hí phường phả lục ghi Chính Vịnh Càn là vị hậu tổ thứ 7 của nghệ thuật chèo.
Các cố nghệ sĩ
Nguyễn Đình Nghị (1886-1954) quê làng Thụy Lôi, xã Thụy Lôi, huyện Tiên Lữ, Hưng Yên. Ông có công đầu trong việc gìn giữ và cách tân Chèo. Ông đi từ Chèo sân đình, qua Chèo văn minh và thành đạt ở Chèo cải lương.
Trùm Thịnh (Cụ Nguyễn Văn Thịnh), (1883-1973), được truy phong Nghệ sĩ nhân dân; là người phục hồi nghệ thuật chèo và xây dựng sân khấu chèo hiện đại. Vở Lưu Bình Dương Lễ lời trò do cụ Trịnh Thị Lan đọc và có bổ sung của cụ Nguyễn Văn Thịnh năm 1956.
Cả Tam (Cụ Trịnh Thị Lan), (1888 - 1971), được truy phong Nghệ sĩ nhân dân; một trong những nghệ nhân có công khôi phục vốn chèo cổ đồng thời có đóng góp lớn cho việc hiện đại hoá chèo.
An Văn Mược (Cả Mược): Nghệ nhân trùm chèo nổi tiếng ở Ninh Bình, có công lưu giữ các làn điệu chèo. Có công lưu giữ vở chèo kinh điển là Quan Âm Thị Kính (cùng với Phạm Hồng Lô) và vở chèo cổ Kim Nham (cùng với Phạm Hồng Lô, Nguyễn Mầm, Nguyễn Văn Tích).
Tào Mạt: là người có đóng góp lớn trong sự phát triển chèo hiện đại. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là bộ ba vở chèo Bài ca giữ nước kể về lịch sử Việt Nam thời nhà Lý với nhân vật chính là Lý Thánh Tông, Nguyên phi Ỷ Lan và Lý Nhân Tông.
Nguyễn Thị Minh Lý, bà sinh năm 1912, là con gái Trùm Thịnh (1883 - 1973), người đã cùng với Nguyễn Đình Nghị và Cả Tam (1888 - 1971) đóng góp lớn cho việc hiện đại hóa chèo đầu thế kỷ 20.
Dịu Hương (1919-1994), người Bình Lục, Hà Nam, thành công với những trích đoạn Xuý Vân giả dại và Thị Màu lên chùa.
Năm Ngũ, Tư Liên, Lý Mầm, Mạnh Tuấn, những nghệ nhân nổi danh với loại vai hề chèo
Vũ Thị Tý (1936-1974); được truy phong Nghệ sĩ ưu tú năm 1995; nổi tiếng với các vai: Thị Kính trong "Quan âm Thị Kính"; Đào Huế trong "Chu Mãi Thần"; Mụ quán trong "Xúy Vân"; Chị Út Tịch trong "Cô Giải phóng" (tác giả: Tào Mạt); Chị Tâm trong "Phiến đá" (tác giả: Hà Văn Cầu).
Kiều Bạch Tuyết (1939-1975); được truy phong Nghệ sĩ ưu tú năm 1995; nổi tiếng với các vai: Thị Mầu trong "Quan âm Thị Kính"; Đào nấp trong "Chu Mãi Thần"; Mụ Cám trong "Tấm Cám" (tác giả: Lưu Quang Thuận).
Phạm Hồng Lô: Nghệ nhân chèo người Yên Khánh, Ninh Bình.
Quy mô lớn nhất của các đơn vị nghệ thuật Chèo là Nhà hát Chèo rồi đến Đoàn Chèo, một số tỉnh chỉ biên chế đội hoặc tổ Chèo thuộc đoàn nghệ thuật hoặc trung tâm nghệ thuật tỉnh.
Các đoàn chèo sau khi phát triển đủ điều kiện, UBND tỉnh sẽ ra quyết định thành lập nhà hát Chèo. Một nhà hát Chèo có thể có nhiều đoàn chèo như Nhà hát Chèo Hà Nội có 3 đoàn, các nhà hát khác thường có 2 đoàn.
Ở Việt Nam hiện có 18 đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp có chèo trong đó gồm:
8 nhà hát chèo: Việt Nam, Quân đội, Hà Nội, Ninh Bình, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Giang
1 đoàn chèo độc lập: Đoàn chèo Hải Phòng
9 đoàn nghệ thuật có chèo: Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Nam, Nam Định, Thanh Hóa
Bắc Giang: Thống kê năm 2019 có 40 câu lạc bộ chèo,[2] tiêu biểu như chiếu chèo Tân Ninh (xã Tư Mại, Yên Dũng) và Đồng Nhân (xã Đồng Phúc, Yên Dũng); CLB chèo Đồng Cống (Lục Nam); chiếu chèo làng Then (Lạng Giang); CLB chèo Hoàng Mai (Việt Yên); CLB chèo Bắc Lý (Hiệp Hòa).
Bắc Ninh: cả tỉnh có 60 CLB chèo đang hoạt động, riêng ở huyện Quế Võ có 35 CLB chèo đang hoạt động nổi bật như: Châu Phong, Mộ Đạo, Yên Giả, Nhân Hòa, Bồng Lai… Thuận Thành có CLB chèo Ngọc Khám (Gia Đông)
Hà Nam: cả tỉnh có 70 CLB chèo đang hoạt động, tiêu biểu là các chiếu chèo Xuân Khê, chiếu chèo Hợp Lý, các chiếu chèo Lê Hồ, Đồng Hoá, chèo Liêm Sơn, Thanh Hà, CLB chèo Ngô Tân (Tiên Nội, Duy Tiên), Câu lạc bộ chèo Sông Đáy Thi Sơn...
Hà Nội có nhiều câu lạc bộ chèo nổi tiếng như: CLB chèo Cổ Phong xã Đại Đồng, Thạch Thất. Huyện Thạch Thất vẫn còn 10 xã có CLB người hát chèo như Đại Đồng, Canh Nậu, Dị Nậu, Chàng Sơn, Bình Phú, Phú Kim, Cẩm Yên. Các làng chèo Tòng Bạt, Hậu Trạch (Ba Vì), Tam Thuấn, Phụng Thượng (Phúc Thọ), Canh Nậu, Đại Đồng (Thạch Thất), Đại Thành, Phượng Cách (Quốc Oai), Tử Dương (Ứng Hòa), Phú Nhi (Sơn Tây), Văn Nhân, Tri Trung, Hoàng Long (Phú Xuyên), Nghiêm Xuyên, Vân Tảo (Thường Tín), câu lạc bộ chèo xã Vân Hà (Đông Anh).
Hải Dương hiện có 191 đội chèo quần chúng tiêu biểu như: CLB hát chèo Hải Dương, CLB chèo Thượng Đạt, phường Tứ Minh (TP Hải Dương), CLB chèo Kiến Quốc (Ninh Giang), CLB chèo Nam Hưng (Nam Sách), CLB chèo Nhân Quyền (Bình Giang), Câu lạc bộ Chèo Bông Sen (Kinh Môn) và CLB Chèo dân ca Cẩm Giàng.
Hải Phòng: CLB chèo Vĩnh Khê (An Dương), CLB chèo Ngũ Phúc (Kiến Thụy).
Hưng Yên: hiện có 88 câu lạc bộ chèo, tiêu biểu như: CLB chèo huyện Văn Lâm, CLB chèo Phạm Xá.
Hòa Bình: CLB hát chèo thị trấn Hàng Trạm, CLB chèo Ngọc Lương, CLB chèo Yên Trị đều thuộc phía nam huyện Yên Thủy.[3]
Thanh Hóa: Chiếu chèo Man Thôn (xã Thọ Vực, Triệu Sơn), CLB chèo Bút Sơn, CLB múa chèo chải xã Hoằng Quỳ, CLB hát chèo làng Nhân Trạch, xã Hoằng Đạo, CLB Nghệ thuật chèo làng Vĩnh Gia xã Hoằng Phượng và CLB chèo các xã Hoằng Thái, Hoằng Hà, Hoằng Quỳ, Hoằng Minh (Hoàng Hóa); CLB chèo Sơn Nam (Đông Sơn, Bỉm Sơn); CLB Chèo Xuân Áng (Vĩnh Long, Vĩnh Lộc).
Nam Định có gần 200 CLB chèo tiêu biểu như:[4] CLB chèo làng Đặng Xá, Làng chèo An Lại Hạ, Thụ Ích xã Yên Nhân (Ý Yên); làng chèo Phú Vân Nam ở xã Hải Châu (Hải Hậu), CLB chèo Nam Thái (Nam Trực)...
Ninh Bình: CLB chèo Tp Ninh Bình, CLB chèo Bích Đào, CLB chèo Phúc Trì và các chiếu chèo ở Khánh Cường, Khánh Mậu, Khánh Hội, Khánh Thiện, Khánh Trung (Yên Khánh), Yên Phong, Yên Từ, Khánh Thịnh (Yên Mô); Thượng Kiệm, Như Hoà, thị trấn Phát Diệm (Kim Sơn); CLB chèo Tràng An, CLB chèo thôn Xưa (xã Sơn Lai), CLB chèo xã Sơn Thành, CLB chèo thôn Ngọc Nhị (xã Gia Thủy); CLB chèo Liên Sơn, Gia Viễn...
Nghệ An: Làng chèo Lăng Thành (xã Lăng Thành, huyện Yên Thành) được biết tới như "địa chỉ đỏ" của nghệ thuật hát chèo miền Trung.[5]
Thái Bình: CLB chèo ở các xã Quốc Tuấn; Vũ Thắng (Kiến Xương); CLB chèo ở các xã Đông La, An Châu (Đông Hưng); các CLB chèo truyền thống huyện Thái Thụy, Vũ Thư, câu lạc bộ UNESCO bảo tồn nghệ thuật sân khấu chèo Đông Hà...
Vĩnh Phúc: Năm 2018 có 16 câu lạc bộ chèo,[6] Tiêu biểu như CLB nghệ thuật Chèo Vĩnh Phúc, CLB sân khấu Chèo Vĩnh Tường. Huyện Yên Lạc có 6 CLB chèo tiêu biểu như CLB chèo Đinh Xá, xã Nguyệt Đức và CLB chèo Vật Cách, xã Đồng Cương, CLB chèo Tảo Phú, xã Yên Hồng.
Một số tỉnh phía Nam cũng có các câu lạc bộ chèo như: Câu lạc bộ chèo Gia Nghĩa, Đắc Nông; Câu lạc bộ chèo Chư Sê, Gia Lai; Câu lạc bộ chèo Ngọc Hải, Kon Tum; Câu lạc bộ chèo Thái Bình - Ya Ly, Kon Tum; Câu lạc bộ chèo huyện Đồng Phú, Bình Phước; Câu lạc bộ chèo Mỹ Đức - Đạ Tẻh (Lâm Đồng)...
Ngoài ra có các CLB hát chèo cấp tỉnh như: Câu lạc bộ Chèo Cần Thơ; Câu lạc bộ hát Chèo Điện Biên; Câu lạc bộ chèo Tuyên Quang.
Các làng chèo tiêu biểu
Một làng có nhiều câu lạc bộ chèo hoạt động và nhiều người hát chèo được gọi là làng chèo. Làng chèo là danh xưng để chỉ những làng còn bảo tồn và lưu giữ được nghệ thuật sân khấu chèo truyền thống, những buổi sinh hoạt chèo trong quan hệ xã hội cộng đồng, trong lao động sản xuất và đời sống văn hoá nói chung. Làng chèo có thể là một thôn, một xã hoặc thậm chí vài xã được tách ra từ một làng cổ xưa. Các huyện có nhiều làng chèo hoặc câu lạc bộ chèo được gọi là Vùng chèo hay đất chèo, tiêu biểu hiện nay như vùng chèo Yên Khánh (Ninh Bình); vùng chèo Yên Dũng (Bắc Giang); vùng chèo Quế Võ (Bắc Ninh); vùng chèo Ý Yên (Nam Định); vùng chèo Đông Triều (Quảng Ninh); vùng chèo Thạch Thất (Hà Nội)... đặc biệt tỉnh Thái Bình với phong trào hát chèo quần chúng nở rộ được gọi là đất chèo Thái Bình.
Các làng chèo nổi tiếng hiện nay phải kể đến là:
Làng chèo Hậu Trạch, xã Vạn Thắng, Ba Vì; Làng chèo Trung Lập, xã Tri Trung, Phú Xuyên; Làng chèo Xa Mạc, xã Liên Mạc, huyện Mê Linh (Hà Nội);
Làng chèo Lũng Quý, xã Kiến Quốc, Ninh Giang; Làng chèo Hữu Chung, xã Tân Phong, Ninh Giang; Làng chèo Tuyển Cử, xã Tân Hồng, Bình Giang (Hải Dương);
Làng chèo Tân Mỹ, xã Đồng Sơn, Yên Dũng; Làng chèo Đồng Quan, xã Đồng Sơn, Yên Dũng; Làng chèo Tân Ninh, xã Tư Mại, Yên Dũng; Làng chèo Hoàng Mai, Hoàng Ninh, Việt Yên; Làng chèo Thanh Trà, xã Lệ Viễn, Sơn Động (Bắc Giang);
Làng chèo Ngò, xã Tiên Nội, Duy Tiên; Làng chèo Đức Lý, huyện Lý Nhân; Làng chèo Tháp, Thị trấn Kiện Khê, Thanh Liêm; Làng chèo Quỳnh Chân, xã Lam Hạ, Phủ Lý (Hà Nam);
Làng chèo Khánh Cường, huyện Yên Khánh; Làng chèo Khánh Lợi, huyện Yên Khánh; Làng chèo Khánh Thủy, huyện Yên Khánh; Làng chèo Khương Dụ, xã Yên Phong, Yên Mô; Làng chèo Quảng Phúc, xã Yên Phong, Yên Mô; Làng chèo Bình Hải, xã Yên Nhân, Yên Mô; Làng chèo An Hòa, phường Ninh Phong (Ninh Bình);
Làng chèo Ngân Cầu, thị trấn Chờ, Yên Phong; Làng chèo Thất Gian, xã Châu Phong, Quế Võ; Làng chèo Ngang Nội, xã Hiên Vân, Tiên Du; Làng chèo Nga Hoàng, xã Yên Giả, Quế Võ; Làng chèo Ngăm Lương, xã Lãng Ngâm, Thuận Thành (Bắc Ninh);
Làng chèo Hoành Nhị, xã Giao Hà, Giao Thủy; Làng chèo Kiên Hành, xã Giao Hải, Giao Thủy; Làng chèo Duyên Thọ, xã Giao Nhân, Giao Thủy; làng chèo Bồng Xuyên, xã Yên Phong, Ý Yên; Làng chèo Trung Khu, xã Yên Phong, Ý Yên; Làng chèo Quang Sán, xã Mỹ Hà, Mỹ Lộc; Làng chèo Phú Văn Nam, xã Hải Châu, Hải Hậu (Nam Định);
Làng chèo Khuốc, xã Phong Châu, ,Đông Hưng; Làng chèo An Phú, xã Quỳnh Hải, Quỳnh Phụ (Thái Bình);
Làng chèo Phạm Xá, xã Đồng Than, Yên Mỹ (Hưng Yên);
Làng chèo Phượng Mao, xã Hoằng Phượng, Hoằng Hóa (Thanh Hóa);
Làng chèo Trung Bản, xã Liên Hoà, Yên Hưng; Làng chèo Đình Lục, xã Hồng Phong, Đông Triều (Quảng Ninh);
Làng chèo Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy (Hải Phòng);
Làng chèo Ngọc Lương huyện Yên Thủy (Hòa Bình);
Thái Bình là tỉnh thuần khiết đặc trưng nền văn minh lúa nước đồng bằng sông Hồng. Thái Bình dần hội tụ và phát triển vốn truyền thống văn hoá dân gian. Nơi đây là một trong những cái nôi của những làn điệu hát chèo. Nhắc đến chèo Thái Bình, phải kể tới chèo làng Khuốc. Đây là dòng chèo đặc trưng của địa phương:
Hỡi cô thắt dải lưng xanh
Có xem chèo Khuốc với anh thì về
Làng Khuốc nay là xã Phong Châu, huyện Đông Hưng, cùng với Hà Xá (Hưng Hà) và Sáo Đền (Vũ Thư) xưa kia là những chiếng chèo nổi tiếng của Thái Bình. Những năm đầu thế kỷ thứ 19, có lúc trong làng có đến 15 gánh hát chèo. Chèo diễn quanh năm suốt tháng, không chỉ được biểu diễn ở trong làng mà gánh hát chèo còn đi đến các vùng miền khác biểu diễn phục vụ nhân dân.
Từ đầu thế kỷ 20, huyện Mỹ Lộc, Nam Định đã có 3 làng chèo khá nổi tiếng: làng Đặng, làng Quang Sán, làng Nhân Nhuế, xã Mỹ Thuận. Trong thơ của Nguyễn Bính có nhắc đến hội chèo làng Đặng
Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy
Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ
Mẹ bảo: "Thôn Đoài hát tối nay
Sân khấu cổ truyền Việt Nam
Ở Việt Nam, đã có nhiều hình thức sân khấu cổ truyền[1][2] tồn tại từ lâu đời như hát chèo, hát tuồng, múa rối nước... và mới hơn như cải lương, kịch dân ca.
Theo truyền thống, ngày 12 tháng 8 âm lịch là ngày giỗ Tổ sân khấu, và từ năm 2011 thủ tướng Việt Nam lúc đó là ông Nguyễn Tấn Dũng đã ra quyết định chính thức công nhận ngày 12 tháng 8 âm lịch là ngày Sân khấu Việt Nam.
Ngành sân khấu Việt Nam được hình thành từ thời nhà Đinh, khi nhà nước Đại Cồ Việt ra đời sau 1000 năm Bắc thuộc.
. Hoa Lư là kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến tập quyền Việt Nam, là nơi khởi nguồn sản sinh nhiều giá trị văn hóa mang bản sắc Việt. Đây là nơi khai sinh ra dòng văn học viết[4] và cũng được xem là vùng đất tổ của nghệ thuật sân khấu điện ảnh Việt Nam với việc hình thành các bộ môn chèo, tuồng và xiếc.
Cũng ở thời Đinh, Hoàng hậu Dương Thị Nguyệt được coi là bà tổ truyền dạy trò Xuân Phả cho người dân trình diễn trong lễ hội hàng năm tại nghè Xuân Phả, Thọ Xuân, Thanh Hóa.
Vua Lê Đại Hành ngự giá chinh phạt Chiêm Thành, bắt được hàng trăm ca kỹ ở kinh đô Chiêm quốc mang về nước, bắt họ múa hát vui chơi, đó là việc hình thành nghệ thuật kịch và xiếc.
thời Tiền Lê năm 1005, khi một kép hát người Tàu tên là Liêu Thủ Tâm đến Hoa Lư và trình bày lối hát xướng thịnh hành bên nhà Tống và được vua Lê Long Đĩnh thâu dụng, bổ làm phường trưởng để dạy cung nữ ca hát trong cung.
Trong cuộc chiến chống Nguyên Mông, nhà Trần bắt được nhạc sĩ Lý Nguyên Cát người Nam Tống vốn là trưởng ban kịch ca trong quân đội Nguyên Mông. Lý Nguyên Cát phỏng theo tiếng Việt mà soạn ra các vở tuồng và huấn luyện người Việt diễn tuồng. Sang thời Trần Dụ Tông, có người phường trò là Đinh Bàng Đức ở nhà Nguyên sang nương nhờ vì chiến tranh[7]. Đinh Bàng Đức dạy người Việt lối hát cầm gậy
Ngoài chèo, hát ả đào truyền thống khá phổ biến trong dân gian và giới quý tộc. Các quý tộc nhà Trần yêu thích hát chèo và diễn hề.
Nhưng từ thế kỷ XV, triều đình nhà Lê cho nghệ thuật sân khấu là trò du hí của tiểu nhân (nhân dân lao động thất học), cấm vào diễn ở cung đình, đồng thời ban hành nhiều văn bản khá khắc nghiệt hạn chế nghệ thuật này phát triển trong dân gian.[9] Vì tình hình đó, nghệ thuật sân khấu vẫn tồn tại trong nông thôn nhưng không phát triển mạnh.
-----------
Chèo là hình thức kể chuyện bằng sân khấu, lấy sân khấu và diễn viên làm phương tiện giao lưu với công chúng. Nội dung của các vở chèo lấy từ truyện cổ tích, truyện Nôm, mang giá trị hiện thực và tư tưởng sâu sắc, đồng thời thể hiện tính dân tộc Việt.
Múa rối nước ra đời khoảng thế kỷ 10-11 ở đồng bằng Bắc Bộ gắn với mặt nước hồ ao đồng ruộng.
Tuồng (còn gọi là hát Bội hay hát Bộ) là môn nghệ thuật từng thâm nhập vào cuộc sống cung đình và dần dà, có nhiều gánh hát đã được chuyên nghiệp hóa.
- Cải lương là nghệ thuật kịch hát của miền nam Việt Nam, trên cơ sở dân ca vùng đồng bằng sông Cửu Long và đờn ca tài tử Nam Bộ. Nghệ thuật này ra đời vào năm 1917, chịu nhiều ảnh hưởng của âm nhạc Tây phương hơn. Đề tài của các tuồng cải lương thường liên quan đến các điển tích và những vấn đề xã hội
- sau Cách mạng tháng 8, dựa trên nền tảng âm nhạc là các làn điệu dân ca ở địa phương, ví dụ như Kịch dân ca Bài chòi, Kịch dân ca Huế, Kịch dân ca Nghệ Tĩnh..
Một số nhân vật thường được ghi nhận là tổ một số ngành nghề sân khấu tại Việt Nam:
Phạm Thị Trân là bà tổ nghề hát chèo Việt Nam.[12]
Liêu Thủ Tâm, Đào Tấn là các vị tổ của nghệ thuật sân khấu tuồng.
Tống Hữu Định (1896–1932) là ông tổ Cải Lương.[13][14]. Năm Tú (Châu Văn Tú) ở Mỹ Tho, cũng là người được cho là có công nhất trong việc gây dựng lối hát Cải lương buổi ban đầu.
Vũ Đình Long là tổ nghề kịch nói.
Trần Quốc Đĩnh là tổ nghề hát xẩm.[15]
Đinh Dự là tổ nghề ca trù Việt Nam. Ông được nhiều vùng có di sản ca trù thờ phụng như Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh, Hải Phòng, Ninh Bình.[16] Ca trù sau này còn có một số vị tổ nghề địa phương như: Phan Tôn Chu tổ nghề ca trù Cổ Đạm ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh; Đào Thị Huệtổ nghề ca trù Đào Đặng, Hưng Yên.[17]
Nguyễn Lan Hương (1887 – 1949) là tổ nghề nhiếp ảnh (chủ cửa hiệu Hương Ký, là một hiệu ảnh ở phố Hàng Trống, bây giờ là khách sạn Phú Gia).[18] Có thông tin khác lại cho là Đặng Huy Trứ là tổ nghề nhiếp ảnh.[19]
Hoàng hậu Dương Thị Nguyệt, Bà tổ truyền dạy trò Xuân Phả cho dân làng Xuân Phả tại Nghè Xuân Phả thờ Đại Hải Long Vương.
Chèo c c
Chèo thường diễn trong các hội hè đình đám khắp vùng đồng bằng và trung châu miền Bắc mấy tháng Xuân, Thu hàng năm trước đây, mà không ít người xem đã thuộc làu cả tích, chí ít cũng đôi đoạn, dăm câu, khen chê tài diễn của nghệ nhân đâu ra đấy. Vì thế, đã có người đặt chèo vào loại sân khấu hội hè, vừa để nói tính quần chúng vừa nói đến cái cười trong diễn xuất của nó.
Song không mấy loại sân khấu hội hè ở phương Tây thế kỷ XV hoặc XVI với phần lớn kịch ngắn vui nhộn diễn cương. Chèo cũng có số nhân vật chuyên làm hề và không ít nhân vật "'đá" vào pha trò đây đó, dùng kể chuyện hoặc hát múa gây cười, lấy ứng tác ứng diễn là chính và dẫu chiếm thời gian dài của đêm hát, song những đoạn trò cười đó còn rời rạc, ít ăn nhập với tích trò (thường mang tính bi).
Có thể nói nghệ thuật chèo mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam, chèo sử dụng ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa kết hợp với cách nói ví von giàu tính tự sự trữ tình. Ðặc biệt hơn là tính tổng hợp của sân khấu chèo từ bản trò, đến đề tài nhân vật với sự "pha âm cách điệu" giữa âm nhạc, hát và múa. Sân khấu chèo xưa ra đời từ các làng chèo với các múa hội hát. Cứ mỗi độ xuân sang người muôn nơi lại bồi hồi bởi sự thúc giục của trống chèo và những lời ca tiếng hát của nghệ nhân làng chèo. Người xưa có câu "nhất cử động giai điểm vũ" điều đó biểu hiện nét đặc trưng của nghệ thuật chèo là "tính múa", những diễn xuất tinh tế của nghệ nhân chèo đều ở điểm này mà ra. Với đôi bàn tay khéo léo từng cử chỉ, động tác đã toát lên cái "thần" của nhân vật, qua đó thấy được thành công của người diễn.
Từ mùa xuân rồi tới mùa thu trong các hội hè đình đám ở khắp vùng đồng bằng Bắc bộ không khi nào thiếu vắng tiếng hát chèo. Cũng chính vì thế mà chèo mang tính quần chúng và được gọi là loại hình sân khấu của hội hè. Công chúng đam mê chèo bởi khi đến với sân khấu chèo có thể tận hưởng niềm vui từ những tiếng cười châm biếm đả kích sắc và tinh tế. Trong mỗi vở diễn, mỗi tình tiết, mỗi lớp nhân vật của chèo đều có cái hài xen kẽ với cái bi, người xem bao giờ cũng coi trọng những yếu tố đó. Người xưa thường nói "có tích mới nên trò" điều đó khẳng định tích chuyện là linh hồn của vở diễn. Cũng chính vì vậy mà chèo được đánh giá là loại hình sân khấu kịch hát kể chuyện dân tộc.