Cities Soc Trang

Bảo tàng Khmer Sóc Trăng

Vị trí: Bảo tàng nằm đối diện với chùa Khleang tại thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.

Đặc điểm: Bảo tàng là công trình có kiến trúc theo phong cách chùa của người Khmer.

Chùa Sà Lôn (chùa Chén Kiểu)

Vị trí: Chùa Sà Lôn nằm trên quốc lộ 1A, cách thành phố Sóc Trăng 12km, hướng từ thành phố Sóc Trăng đi Bạc Liêu.

Đặc điểm: Nét đặc sắc ở ngôi chùa là sử dụng những mảnh bát (chén), đĩa sứ ốp lên tường trang trí cho ngôi chùa, bởi vậy chùa còn được gọi là chùa Chén Kiểu.

Chùa Kh'leang

Vị trí: Chùa toạ lạc ở số 71 đường Mậu Thân, khóm 5, phường 6, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.

Đặc điểm: Chùa Kh'leang là ngôi chùa cổ nhất ở Sóc Trăng, có tuổi thọ gần 500 năm, được xây dựng vào khoảng năm 1533, gắn liền với những truyền thuyết về địa danh Sóc Trăng.

Chùa Đất Sét

Vị trí: Chùa tọa lạc tại 163A, đường Lương Đình Của, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Chùa Đất Sét tọa lạc tại số 286 đường Tôn Đức Thắng thuộc phường 5, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam. ?

Đặc điểm: Các tác phẩm tượng Phật, linh thú, đỉnh trầm, bảo tháp... được tạo ra từ đất sét, thoạt nhìn không ai có thể tin là thật.

Chùa Đất Sét (tên chính thức là Bửu Sơn Tự, chữ Hán: 寶山寺) là một ngôi chùa nổi tiếng của tỉnh Sóc Trăng, vì có hàng ngàn pho tượng bằng đất sét và 4 đôi nến (đèn cầy) cao lớn. 

Chùa Đất Sét được xây dựng vào đầu thế kỷ 20, do dòng họ Ngô tự lập để tu tại gia. Ban đầu, chỉ là một am nhỏ bằng cây lá trên một diện tích nhỏ hẹp, và trong sảnh điện thờ cũng rất đơn sơ. Mãi đến đời trụ trì thứ tư là ông Ngô Kim Tòng, am nhỏ mới được tôn tạo, mở rộng và có thêm nhiều tượng thờ như ngày nay. 

Phần mặt tiền của điện được xây kiến cố bằng vật liệu thời hiện đại, hai cột chính có đắp nổi hình rồng uốn lượn khá tinh xảo. Phần còn còn lại của điện chỉ là "cột gỗ, mái tôn", không lầu và có kết cấu đơn giản. Cả mái chùa được chống đỡ bằng 24 cây cột cây. Mỗi cây được ốp bằng đất sét, đắp hình rồng uốn lượn và những hoa văn trang trí khác.

Trong nội điện không rộng, và vì chứa nhiều thứ nên chật chội. Ở đây có trên ngàn tượng pho tượng các vị Phật, Tiên, Thánh, Thần...và linh thú do ông Ngô Kim Tòng làm ra trong suốt 42 năm (từ 1928 đến 1970) để thờ và trang trí [1]. Tất cả được làm chủ yếu từ đất sét, có pha trộn bột hương (nhang) cùng với keo ô dước để không bị nứt nẻ, và đều được sơn phết tỉ mỉ bằng sơn và dầu bóng.

Qua sự sắp xếp các pho tượng thờ: A Di Đà, Di Lặc, Quan Thế Âm, Khổng Tử, Ngọc Hoàng Thượng đế, Lão Tử, Diêu Trì Kim Mẫu, v.v... đã nói lên tư tưởng "Tam giáo đồng nguyên" (Phật, Nho, Lão) của người lập chùa và các thế hệ truyền thừa. Và cũng vì chùa Đất Sét lập ra để tu tại gia nên chùa không có sư, không nhận tiền công đức của khách thập phương. Hiện nay chùa do người trong gia đình thay nhau quản lý [2].

Một trong 8 cây đèn cầy cao lớn

Tiểu sử Ngô Kim Tòng

Bàn thờ Ngô Kim Tòng tại chùa

Cha là ông Ngô Kim Đính, và mẹ là bà Đỗ Thị Ngọc. Ông là người con thứ 4 (nên thường được gọi là Cậu Năm, theo cách gọi của người miền Nam). Vì gia đình nghèo, nên ông chỉ học hết lớp 3 trường làng, rồi ở nhà để coi sóc am tu của ông bà để lại. Năm 18 tuổi, ông đến xã Phú Hữu (huyện Long Phú) thuê 2 công đất để làm rẫy. Vì thiếu ăn, lại làm quá sức, nên ông ngã bệnh. Sau khi được cha mẹ rước về nhà chữa trị và khỏi bệnh, ông đi đào đất sét đem về phơi khô, giã nhuyễn,...rồi nhào nắn nên những cốt tượng theo trí tưởng tượng của minh. Với lòng say mê hiếm có, ông đã miệt mài vừa làm, vừa học để làm ra tác phẩm, chứ không kinh qua trường lớp.

Năm ông 38 tuổi, cha ông mất. Kể từ đó, ông và người chị ba cùng nối nghiệp cha, trường chay tu học, và ông trở thành người kế thừa đời thứ tư của dòng họ "Ngô Cư Sĩ Học Phật Tu Nhơn". Sau khi tạo tác xong những tác phẩm bằng đất sét, bằng sáp...đã kể trên, ông mất vào ngày 18 tháng 7 năm Canh Tuất (1970), hưởng thọ 62 tuổi (tuổi ta)[4].

Khen ngợi tài năng và sức sáng tạo của ông, một nhà văn đã nói: "Có thể nói Cậu Năm Ngô Kim Tòng là người sống vì đất. Suốt 42 năm miệt mài với từng gánh đất, nâng niu từng vốc đất, cậu đã tạo dáng cho đất, phả hồn thiêng vào đất, tạo nhịp đập trái tim cho đất để trăm năm sau đất cất tiếng nói thay người"...[5]

Chùa Dơi

Vị trí: Chùa tọa lạc ở số 73B đường Lê Hồng Phong, phường 3, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng, cách trung tâm thành phố khoảng 2km. 

Đặc điểm: Chùa Dơi là một ngôi chùa đẹp, thanh bình với thiên nhiên xanh, là nơi cư trú của hàng vạn con dơi quạ.

Chợ nổi Ngã Năm

Vị trí: Chợ nổi Ngã Năm nằm tại thị trấn Ngã Năm, huyện Thanh Trị, tỉnh Sóc Trăng.

Đặc điểm: Chợ nổi Ngã Năm là giao điểm của năm con sông đi năm ngả: Cà Mau lên, Vĩnh Quới vào, Long Mỹ, Thanh Trị qua, Phụng Hiệp xuống. Ðây là một trong những chợ nổi có từ lâu và nhộn nhịp nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Khu du lịch Bình An

Vị trí: Khu du lịch Bình An nằm bên quốc lộ 1A, tại số 71, phường 2, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.

Đặc điểm: Khu du lịch Bình An với diện tích khoảng vài hécta là "bản sao" với quy mô nhỏ hơn công viên văn hoá Đầm Sen ở thành phố Hồ Chí Minh.

Vườn cò Tân Long

Vị trí: Vườn cò này thuộc xã Long Bình, huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng; cách thị trấn Phú Lộc 17km (theo tỉnh lộ 42).

Đặc điểm: Gần ba mươi năm, nơi đây hình thành một sân chim với hàng ngàn con cò sống trên những cây tre, cây dừa quen thuộc của gia đình ông Huỳnh Văn Mười.

Cồn Mỹ Phước

Vị trí: Cồn Mỹ Phước thuộc xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng; ở giữa sông Hậu, cách thị trấn Kế Sách chừng 10km, đi canô mất nửa giờ.

Đặc điểm: Cồn Mỹ Phước còn được gọi là cồn Công Điền hay cồn Bùn từ xưa đã nổi tiếng với hồng xiêm, xoài, sầu riêng, cam quít, nhãn.

Ngoc Anh SG-Bac Lieu 5h 150k 8am 11am

Xe MAI LINH Tổng đài đặt vé tại Sài Gòn: (08) 39 29 29 29. Đường dây nóng: 0985 29 29 29.

Tuyến Sài Gòn - Sóc Trăng Bến xe Sóc Trăng ĐT (079)3621777.

Chỉ sử dụng xe 15 chỗ. Giờ xuất phát: Tại Sóc Trăng buổi sáng từ 5h30 đến 11h30 mỗi tiếng một chuyến, buổi chiều 13h30, 15h30. Buổi tối 17h30-22h30-23h30. Tại Sài Gòn khởi hành từ bến xe miền Tây lúc 6h30-7h30-8h30-9h30-10h30-13h30-15h30-17h30-22h30. 

xe HOÀNG VINH Chạy tuyến Sài Gòn - Sóc Trăng. Xe loại 15 chỗ. Đưa rước tận nơi trong nội ô Sóc Trăng.

Sài Gòn: Đón trả khách tại trạm 06 Lô E Chung cư điện máy Hùng Vương, đường Tản Đà-Q5 (phía sau bệnh viện Đại học Y Dược), điện thoại (08) 3853.9268 - 3853.9269 - 2241.6664 hoặc bến xe miền Tây, điện thoại (08) 2241.6665. Xuất bến 8h-10h-12h-15h-17h-23h. Đưa rước khách miễn phí tại các quận 5-6-8-10-11. 

Sóc Trăng: 63 Xô Viết Nghệ Tĩnh. Điện thoại (079) 362.7627 - 362.4633 - 362.4644. Xuất bến nhiều chuyến từ 6h sáng đến 1h đêm.

Sài Gòn đi Sóc Trăng khoảng 6 tiếng

Lưu Trú ở đây,

Khu vực trung tâm Sóc Trăng: 3/2, Đồng Khởi, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Văn Trỗi, Hai Bà Trưng

Ăn Uống vào đây