Bác Hồ

Post date: May 20, 2016 12:49:24 AM

Bức ảnh tổng thống Nga V.Putin sửa lại vòng hoa trước khi viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vào ngày 12/11/2013...đơn giản - đó một khoảnh khắc đẹp.

Tại Pháp...  

Tượng Bác tại Singapore.  

Khung cảnh trên là một đại lộ ở thủ đô Luanda của Angola . Được đánh giá là một trong những đại lộ sạch sẽ,hiện đại nhất của quốc gia này...và...đại lộ ấy mang tên..."HỒ CHÍ MINH". Tôi đang ở angola và ghi nhận chuẩn...! Tại thủ đô luanda Đường Hồ Chí Minh thuộc dạng đẹp và dài nhất thủ đô...họ ghi nhận và cám ơn phong trào giải phóng Dân tộc khỏi đế quốc thực dân mà chủ tịch HCM làm cho vietnam và các nước thuộc địa...!

Tượng Bác Hồ tại thủ đô Mêxicô...người ta nói rằng phải làm thêm bộ bàn ghế để mọi người có cảm giác được ngồi cạnh vị lãnh tụ đáng kính của Việt Nam.

.tại đất nước xa xôi nổi tiếng với điệu nhảy Tango là Argentina ,người ta cũng dựng tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh và bày tỏ ngưỡng mộ, kính trọng.

Trên một con phố của thủ đô Matxcova - Liên bang Nga...có hình ảnh lãnh tụ kính yêu của dân tộc.Nhớ tại đây còn có câu "không có gì quý hơn độc lập tự do" bằng tiếng nga nữa

Có thể bạn chưa biết:

Hiện nay, Bộ Ngoại giao cho biết Việt Nam vẫn chưa thống kê đầy đủ số lượng của các con đường và cơ sở được mang tên Bác cũng như chưa nắm rõ hết được tình trạng của các cơ sở này. Ấn Độ là nước đầu tiên có tên đường Hồ Chí Minh. Con đường này được đặt tên ngay sau khi Việt Nam quyết định cuộc tấn công Mậu Thân năm 1968 bày tỏ thiện chí ủng hộ Việt Nam. Năm 1990, thực hiện Nghị quyết năm 1987 của UNESCO về việc kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Bác trên phạm vi toàn thế giới, một đại lộ của thủ đô New Delhi của Ấn Độ đã được đặt tên Hồ Chí Minh. Tại Ý có đến 21 con đường mang tên Hồ Chí Minh tại nhiều thành phố trên khắp đất nước. Thủ đô các nước như Cuba, Mozambique, Angola, Algeria, Nga,... có đường mang tên Bác.

Nhân chuyến thăm Palestine của Đoàn Ban Đối ngoại trung ương, tháng 11-2015, phía Palestine tỏ mong muốn được đặt tên Hồ Chí Minh cho một con đường tại Ramallah; Đại sứ quán tại Morocco kiến nghị vận động chính quyền Burkina Faso khôi phục lại tên đường Hồ Chí Minh cho đại lộ chạy qua dinh Tổng thống nước này; hoặc đặt tên Hồ Chí Minh cho một con đường khác phù hợp.

Tại Triều Tiên có 1 lớp mẫu giáo; tại Ukraine có 1 trường phổ thông, trong khuôn viên của trường có Bảo tàng “Tình hữu nghị Ukraine - Việt Nam” với hơn 900 hình ảnh, hiện vật, trong đó hơn một nửa là về Chủ tịch Hồ Chí Minh); tại Cuba có 1 tiểu học, 1 trường cấp II, 1 trung tâm giáo dục , 1 phòng tranh và 1 công viên được mang tên Bác; tại Mexico có 1 giảng đường; tại Mông Cổ có 1 trường phổ thông, trong khuôn viên trường có tượng Bác...

"Ông ấy là một vĩ nhân..."

Một lính Mỹ đang cầm chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh và nói về Bác cho đồng đội của mình nghe với một cách đầy tôn kính.

Nếu một lần bạn có cơ hội sang du lịch Hong Kong hãy ghé thăm trại tù Victoria nhé, hiên nay là di tích lịch sử rồi . Bác đã từng hoạt động tại Hk và bị phát xít Nhật bắt và tuyên án tử hình . Cùng tù với Bác có người đồng chí tên Hồ Chí Minh , vì ngưỡng mộ vị anh hùng Việt nam, đã sẵn sàng hi sinh thay Bác . Từ đó Bác lấy tên Hồ Chí Minh để tỏ lòng ghi nhớ người đồng chí ( người thay Bác ra pháp trường có bệnh lao và biết mình không sống bao lâu nữa). Hiện nay trong trại giam Vitoria vẫn còn tên Hồ Chí Minh khắc trên tường đá

Chuyện "Lão Tôn" thần tượng Bác.

Với nhan đề ”Mãi mãi Bác Hồ”, ngày 7.1.2011, nghệ sĩ Lục Tiểu Linh Đồng đã viết một entry khá dài với nhiều hình ảnh trên blog 163.com cá nhân của mình.

Ngôi sao của bộ phim truyền hình kinh điển Tây du ký kể rằng, ngay từ bé ông đã được nghe cha (nghệ sĩ Lục Linh Đồng) kể về Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng lòng ngưỡng mộ sâu sắc. Vào những năm cuối thập niên 50 của thế kỷ trước, Bác Hồ sang thăm Hàng Châu, có đến xem buổi biểu diễn vở Tôn Ngộ Không 3 lần đánh Bạch Cốt Tinh. Sau đêm diễn, Bác Hồ lên sân khấu chúc mừng và chụp ảnh kỷ niệm với nghệ sĩ Lục Linh Đồng.

Thế nhưng, cuộc biến động Cách mạng văn hóa ở Trung Quốc đã khiến những hình ảnh ấy bị thất lạc. Vì vậy, trong chuyến qua Việt Nam theo lời mời của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Việt Nam vào tháng 12/2010, Lục Tiểu Linh Đồng hy vọng tìm lại được những hình ảnh quý giá mà cha ông đã chụp chung với Bác Hồ. Tiếc thay, trong số rất nhiều hình ảnh lưu trữ ở Đại sứ quán Trung Quốc không có vật ông cần tìm.

Cũng theo lời Lục Tiểu Linh Đồng, nghệ sĩ Lục Linh Đồng rất trân trọng mối quan hệ giữa hai nước Việt - Trung nên ngay từ nhỏ, ông đã được xem, được nghe nhiều câu chuyện về Việt Nam, đặc biệt là về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trên blog, Lục Tiểu Linh Đồng đã chụp lại những tấm ảnh chân dung của Bác Hồ mà cha ông treo trong nhà cùng với những cuốn sách về Việt Nam xuất bản tại Trung Quốc.

Một người dân đang quỳ lạy trước chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh - Sài Gòn, sáng 30/4/1975.

Chợt nhớ đến câu nói "Dân không thờ sai ai bao giờ".

Những kỉ vật bình dị của Bác

Giai thoại Tạ Đình Đề: Người vệ sĩ thân cận của Bác.

Nhà văn Mai Ngữ trong “Lãng đãng chiều sương” kể một câu chuyện đặc biệt ly kỳ: “Tôi nhớ lại hồi Hà Nội xử vụ án Tạ Đình Đề (về sau chứng minh được ông vô tội và được trả tự do), thiên hạ hiếu kỳ cả người lớn cả trẻ em đến ngồi đầy trong sân toà án. Tôi nghe trong đám trẻ chừng mười bốn, mười lăm tuổi đang ngồi xúm quanh một đứa lớn hơn đang liến láu kể chuyện, mắt mũi trợn trạo:

“Thế này nhé, hồi Bác Hồ sang Trung Quốc, có người mời Bác hút thuốc lá.

Bác vừa ngậm điếu thuốc trên môi thì ông Tạ Đình Đề đứng bảo vệ Bác rút súng lục bắn “oành” một phát trúng điếu thuốc rơi xuống, ghê không? Chẳng là người ta đã tẩm thuốc độc vào điếu thuốc lá mà… Lũ trẻ ngồi ngẩn mặt nghe”…

Người là niềm tin tất thắng!!! heart emoticon heart emoticon

- Hiện có một số tư tưởng cho rằng miền Bắc Việt Nam đang ở trong hoàn cảnh khá cô lập và trên quan điểm chính trị, khó có thể tránh khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc (thành vệ tinh của Trung Quốc). Chúng ta có thể trả lời câu hỏi này ra sao?

- "JAMAIS" ( Không bao giờ!!!!)

Trích hồi kí của Kim Jin Sum - một cựu lính Hàn Quốc từng tham chiến tại Việt Nam:

"Khi tôi còn tham chiến ở Việt Nam , một sĩ quan VNCH đã nói với tôi rằng: Tôi không thích chủ nghĩa Cộng Sản cho lắm,nhưng tôi kính trọng Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh là lãnh tụ của phía bên chiến tuyến. Mặc dù đất nước chia cắt nhưng ông Hồ vẫn được rất nhiều người dân miền Nam yêu quý và ủng hộ.

Hồ Chí Minh là một người rất khiêm tốn, giản dị và nhất mực yêu thương nhân dân. Tính cách của Hồ Chí Minh rất thuần hậu và trong sáng như lòng trẻ thơ. Và trên thực tế, ông cũng rất yêu quý trẻ em. Trong căn phòng làm việc đơn sơ của mình, ông đã làm cho những băng ghế gỗ xung quanh để các cháu thiếu nhi ngồi mỗi khi đến chơi. Kể cả trong thời gian chiến tranh, ông cũng vẫn ngồi chơi với các cháu thiếu nhi trên bờ hồ.

Ông có cuộc sống giản dị. Mặc dù đã trở thành Chủ tịch nước nhưng ông vẫn không ở Phủ Chủ tịch. Thay vào đó Ông ăn ở trong một căn phòng trước đó từng là nơi ở của người thợ điện. Đây hoàn toàn không phải là một màn kịch của một nhà chính trị tài ba. Chiếc ghế mà ông ngồi là một chiếc ghế nhỏ có tựa đến ngang lưng, chiếc bàn làm việc cũng nhỏ. Trong tâm hồn của Hồ Chí Minh chỉ có sự hy sinh, tinh thần phục vụ và lòng yêu thương dân tộc Việt Nam.

Ông không lập gia đình, ở độc thân như vậy cho đến khi mất ở tuổi 79. Tất cả hiện vật ông để lại chỉ có chiếc mũ, những đồ dùng để viết lách, quần áo, sách vở. Ông đã đến đây chỉ với hau bàn tay trắng và tấm lòng hy sinh vì dân tộc.Và khi ra đi ông cũng không đem theo một thứ gì.

Ông là một nhân cách lớn, làm việc không phải chỉ với cái đầu mà còn với một trái tim cháy bỏng. Mấy chục năm sau khi ông mất, dòng người xếp hàng vào viếng trước cửa lăng vẫn kéo dài hàng ngày. Tất nhiên họ đến đây không phải vì mệnh lệnh của ai. Hồ Chí Minh chưa bao giờ tự nhận mình là anh hùng và nói rằng khi chết đi cũng muốn được chết như một người dân bình thường. “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào”. Đây là những lời thể hiện sự nuối tiếc vì đã không được nhìn thấy ngày đất nước thống nhất. Đúng theo di chúc của ông, Mỹ đã phải rút quân và nguỵ quyền cũng đã sụp đổ."...

THỜI GIAN QUÝ BÁU LẮM

Sinh thời, Bác Hồ của chúng ta yêu cái gì nhất, ghét cái gì nhất? Kể cũng hơi khó trả lời cho thật chính xác, bởi ở ta không có thói quen “tự bạch” và kín đáo, ý nhị vốn là một đặc điểm của lối ứng xử phương Đông.

Tuy nhiên, theo dõi qua tác phẩm, hoạt động và sinh hoạt đời thường, điều ta có thể thấy rõ cái mà Người ghét nhất, “ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm” là các thói quan liêu, tham nhũng, xa hoa, lãng phí tiền bạc và thời gian của nhân dân.

Ở một mức độ khác, thấp hơn, những người có điều kiện tiếp xúc và làm việc với Bác Hồ, điều thấy rõ nhất là Bác rất khó chịu khi thấy cán bộ làm việc không đúng giờ.

Năm 1945, mở đầu bài nói chuyện tại lễ tốt nghiệp khoá V Trường huấn luyện cán bộ Việt Nam, Người thẳng thắn góp ý: “Trong giấy mời tới đây nói 8 giờ bắt đầu, bây giờ 8 giờ 10 phút rồi mà nhiều người chưa đến. Tôi khuyên anh em phải làm việc cho đúng giờ, vì thời gian quý báu lắm”.

Trong kháng chiến chống Pháp, một đồng chí cấp tướng đến làm việc với Bác sai hẹn mất 15 phút, tất nhiên là có lý do: mưa to, suối lũ, ngựa không qua được. Bác bảo:

- Chú làm tướng mà chậm đi mất 15 phút thì bộ đội của chú sẽ hiệp đồng sai đi bao nhiêu?. Hôm nay chú đã chủ quan, không chuẩn bị đầy đủ các phương án, nên chú đã không giành được chủ động.

Một lần khác, Bác và đồng bào phải đợi một đồng chí cán bộ đến để bắt đầu cuộc họp. Bác hỏi:

- Chú đến chậm mấy phút?

- Thưa Bác, chậm mất 10 phút ạ!

- Chú tính thế không đúng, 10 phút của chú phải nhân với 500 người đợi ở đây.

Bác quý thời gian của mình bao nhiêu thì cũng quý thời gian của người khác bấy nhiêu, vì vậy thường không bao giờ để bất cứ ai phải đợi mình.

Năm 1953, Bác quyết định đến thăm lớp chỉnh huấn của anh chị em trí thức, lúc đó đang bước vào cuộc đấu tranh tư tưởng gay go. Tin vui đến làm náo nức cả lớp học, mọi người hồi hộp chờ đợi.

Bỗng chuyển trời đột ngột, mây đen ùn ùn kéo tới, rồi một cơn mưa dồn dập, xối xả, tối đất, tối trời, hai ba tiếng đồng hồ không dứt. Ai cũng xuýt xoa, tiếc rẻ: mưa thế này, Bác đến sao được nữa, trời hại quá.

Giữa lúc trời đang trút nước, lòng người đang thất vọng, thì từ ngoài hiên lớp học có tiếng rì rào, rồi bật lên thành tiếng reo át cả tiếng mưa ngàn, suối lũ:

- Bác đến rồi, anh em ơi! Bác đến rồi!

Trong chiếc áo mưa ướt sũng nước, quần sắn đến quá đầu gối, đầu đội nón, Bác hiện ra giữa niềm ngạc nhiên, hân hoan và sung sướng của tất cả mọi người.

Về sau, anh em được biết: giữa lúc Bác chuẩn bị đến thăm lớp thì trời đổ mưa to. Các đồng chí làm việc bên cạnh Bác đề nghị Bác cho báo hoãn đến một buổi khác. Có đồng chí đề nghị tập trung lớp học ở một địa điểm gần nơi ở của Bác...

Nhưng Bác không đồng ý: “Đã hẹn thì phải đến, đến cho đúng giờ, đợi trời tạnh thì biết đến khi nào? Thà chỉ một mình Bác và một vài chú nữa chịu ướt còn hơn để cho cả lớp học phải chờ uổng công!”.

Ba năm sau, giữa thủ đô Hà Nội đang vào xuân, câu chuyện có thêm một đoạn mới. Vào dịp tết cổ truyền của dân tộc, hàng trăm đại biểu các tầng lớp nhân dân thủ đô tập trung tại Uỷ ban Hành chính thành phố để lên chúc tết Bác Hồ. Sắp đến giờ lên đường, trời bỗng đổ mưa như trút. Giữa lúc mọi người còn đang lúng túng thu xếp phương tiện cho đoàn đi để Bác khỏi phải chờ lâu thì bỗng xịch, một chiếc xe đậu trước cửa. Bác Hồ từ trên xe bước xuống, cầm ô đi vào, lần lượt bắt tay, chúc tết mỗi người, trong nỗi bất ngờ rưng rưng cảm động của các đại biểu.

Thì ra, thấy trời mưa to, thông cảm với khó khăn của ban tổ chức và không muốn các đại biểu vì mình mà vất vả, Bác chủ động, tự thân đến tại chỗ chúc tết các đại biểu trước. Thật đúng là mối hằng tâm của một lãnh tụ suốt đời quên mình, chỉ nghĩ đến nhân dân, cho đến tận phút lâm chung, vẫn không quên dặn lại: “Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thời giờ và tiền bạc của nhân dân”.

NHỮNG TẤM HUÂN CHƯƠNG CAO QUÝ

Quốc hội khoá II, kỳ họp thứ 6, đúng vào dịp chuẩn bị kỉ niệm lần thứ 73 ngày sinh của Bác kính yêu. Trong kỳ họp này, các đại biểu đã nhất trí đề nghị Quốc hội trao tặng Bác Hồ huân chương cao quý nhất của Nhà nước ta. Biết tin ấy, Bác Hồ rất cảm động. Bác nói: “Tôi vừa nhận được một tin tức làm tôi rất cảm động và sung sướng. Đó là tin Quốc hội có ý định tặng cho tôi Huân chương Sao vàng, huân chương cao quý nhất của nước ta. Tôi xin tỏ lòng biết ơn Quốc hội. Nhưng tôi xin Quốc hội cho phép tôi chưa nhận huân chương ấy. Vì sao? Vì huân chương là để thưởng người có công huân, nhưng tôi tự xét chưa có công huân xứng đáng với sự tặng thưởng cao quý của Quốc hội”. Bác nhắc đến đồng bào miền Nam đang sống khổ cực dưới chế độ dã man của đế quốc Mỹ và tay sai, đang anh dũng kiên quyết đấu tranh xứng đáng với danh hiệu “Thành đồng Tổ quốc” và xứng đáng được tặng huân chương cao quý nhất, vì những lẽ đó, Bác đề nghị với Quốc hội: “Chờ đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc hoà bình thống nhất, Bắc Nam sum họp một nhà, Quốc hội sẽ cho phép đồng bào miền Nam trao cho tôi huân chương cao quý. Như vậy thì toàn dân ta sẽ sung sướng vui mừng”. Năm 1967, Đảng, Chính phủ và nhân dân Liên Xô quyết định tặng Bác Huân chương Lênin – huân chương cao quý của Nhà nước Xôviết - nhưng Bác cũng từ chối, hẹn đến ngày đất nước Việt Nam thống nhất, Bắc Nam sum họp một nhà. Nhưng đến ngày vui đại thắng ấy đã không có Bác. Và cho đến lúc đi xa, trên ngực Bác vẫn không một tấm huy chương.

"Bộ đội Cụ Hồ" qua cách nhìn của Võ Đại tướng

“Bộ đội Cụ Hồ” – tên gọi bình dị và thân thương mà nhân dân đã giành cho quân đội ta luôn là hình tượng cao đẹp và đáng tự hào của dân tộc Việt Nam.

Hiếm có dân tộc nào tên thế giới mà cả nước đều là “đồng bào”, gọi lãnh tụ của mình là Bác, gọi Đại tướng Tổng Tư lệnh của mình là “người anh Cả” và gọi lực lượng vũ trang của mình là “Bộ đội Cụ Hồ”. Đó là niềm tự hào, là giá trị độc đáo và biểu tượng thiêng liêng của dân tộc.

Tên gọi “Bộ đội Cụ Hồ” do nhân dân trìu mến gọi hàm ý biết bao sâu sắc. Danh xưng đó đã khiến những người lính Cụ Hồ mãi giữ được tuổi thanh xuân. Đó còn là niềm vinh dự cho Tổ quốc Việt Nam đối với toàn thế giới bởi lẽ tên gọi thân thương ấy đã nói đầy đủ được ý nghĩa của một đội quân “Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân quên mình, vì nhân dân mà chiến đấu, hy sinh”. Sức mạnh của Quân đội nhân dân Việt Nam khiến không thế lực thù địch nào ngăn cản nổi cũng từ đó mà ra.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng tiết lộ, thời gian trước Cách mạng Tháng Tám, đồng bào ta vẫn gọi các đơn vị vũ trang là “Bộ đội Ông Ké”, "Bộ đội Ông Cụ”. Nhưng sau này khi biết tên Ông Cụ là Chủ tịch Hồ Chí Minh nên nhân dân ta đã chuyển cách gọi “Bộ đội Ông Cụ” thành “Bộ đội Cụ Hồ”. Cứ như vậy, tên gọi thân thương đó từ chiến khu Việt Bắc đã lan rộng ra cả nước từ những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

Lý giải về xuất xứ của tên gọi ý nghĩa này, Đại tướng chỉ rõ:

Trước hết, Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ vô cùng kính mến của dân tộc và của Đảng ta. Người là hình ảnh tiêu biểu cho tất cả những giá trị cao đẹp của dân tộc Việt Nam. Những gì gắn bó với cuộc đời Người, được Người chăm lo đều có ý nghĩa cao quý vô cùng. Vì vậy, nhân dân ta muốn gọi quân đội của mình phải là “Bộ đội Cụ Hồ”.

Thứ hai, đó là sự quan tâm đặc biệt của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với quá trình xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành của quân đội ta. Người là người cha thân yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Người đã khai sinh ra quân đội ta với “Bản Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân”. Người chăm lo từng bước đi lên của quân đội, giáo dục chiến sĩ, khuyên bảo cán bộ. Thương bộ đội chiến đấu gian khổ mà Người thức trắng đêm… Mỗi bước trưởng thành và chiến thắng của quân đội ta đều gắn với sự giáo dục và rèn luyện của Người nên nhân dân gọi “Bộ đội Cụ Hồ” cũng là điều rất tự nhiên.

Thứ ba, do chính bản thân các chiến sĩ quân đội ta, ngay từ đầu mới thành lập, cho đến những năm tháng chiến đấu và trưởng thành đã luôn tỏ ra xứng đáng với niềm tin cậy của Đảng, của nhân dân. Cán bộ và chiến sĩ đã thực hiện tốt những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, yêu thương và quý trọng đồng bào, chiến đấu dũng cảm gắn bó mật thiết với nhân dân, nêu cao đạo đức “cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”.

Hình ảnh “Anh bộ đội Cụ Hồ” trở thành một mẫu hình về con người mới xã hội chủ nghĩa, có lý tưởng cao đẹp, có đạo đức trong sáng. Khắp các nẻo đường của Tổ quốc, hành quân và chiến đấu, đi tới bất cứ đâu bộ đội ta đều được đồng bào tin yêu, đùm bọc và giúp đỡ. Bộ đội ta đã trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội, luôn luôn làm theo lời Bác dạy nên được đồng bào trìu mến gọi là “Anh bộ đội Cụ Hồ”.

Tại cuộc họp mặt đầu tiên của cán bộ, chiến sỹ Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân còn sống và đang cư trú tại Hà Nội năm 1994, Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp vẫn được gọi bằng cái tên trìu mến “Anh Văn”, đã nói những lời rất xúc động: “Đến đây, tôi cứ mải nhìn các anh, các chị. Ừ, sao bây giờ chúng mình tuổi đã cao cả mà vẫn cứ là các anh, các chị, không gọi là các cụ ông, cụ bà? Bé Hồng ngày đánh Phai Khắt năm 1944 mới 13 tuổi, nay đã ngoại 60 mà vẫn cứ là Bé Hồng. Đây là cách gọi rất hay, hễ đi làm cách mạng là mọi người giữ được mãi tuổi thanh xuân”.

Những nét đặc trưng cơ bản của “Bộ đội Cụ Hồ” được gói gọn trong lời khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22-12-1944 - 22-12-1964) là: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân/ Sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội/ Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.

71 năm qua, quân đội ta có sự thay đổi về tên gọi từ “Giải phóng quân”, tới “Vệ quốc đoàn” rồi đến “Quân đội quốc gia” và đến giờ vẫn là “Quân đội nhân dân Việt Nam”, thế nhưng những người lính vẫn luôn được nhân dân ta gọi bằng cái tên trìu mến “Bộ đội cụ Hồ”. Đó thực sự là điều kỳ diệu, có thể nói danh xưng “Bộ đội cụ Hồ” đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng nhân dân và đi vào những trang sử hào hùng nhất và là niềm tự hào của mỗi người chiến sĩ trong Quân đội nhân dân Việt Nam..(Sưu tầm)

Ad: Biên cương

Nhiều lúc nhìn ảnh này mà rớm rớm nước mắt

c ơi"! Bác lặng đi giây lát rồi mới tiếp tục câu chuyện thăm hỏi.

Bác đến từng giường anh chị em đau nặng hỏi thăm bệnh tật đã đỡ chưa, mỗi bữa ăn được bao nhiêu bát cơm.

Hôm ấy, trời nóng bức, Bác lấy cái quạt giấy vẫn dùng, quạt cho các thương binh. Có người định làm thay, Bác nói:

- Để bác quạt.

Hôm ấy, lúc ra về Bác không vui.

Và có lẽ vì thế mà khi cơ quan định lắp máy điều hoà nhiệt độ nơi Bác ở, Bác bảo đem ra cho các đồng chí thương binh.

Bác cùng chúng cháu hành quân ra trận...

Tiếng suối trong như tiếng hát xa , trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa , cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ , chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà...!

TỪ ĐÔI DÉP ĐẾN CHIẾC Ô TÔ

Đôi dép của Bác ''ra đời'' vào năm 1947, được ''chế tạo'' từ một chiếc lốp ô tô quân sự của thực dân Pháp bị bộ đội ta phục kích tại Việt Bắc.

Đôi dép đo cắt không dày lắm, quai trước to bản, quai sau nhỏ rất vừa chân Bác.

Trên đường công tác, Bác nói vui với anh em cán bộ đi cùng:

- Đây là đôi hài vạn dặm trong truyện cổ tích ngày xưa… Đôi hài thần đất, đi đến đâu mà chẳng được.

Chẳng những khi ''hành quân'' mà cả mùa đông, Bác đi thêm đôi tất cho ấm chân, tiếp khách trong nước, khách quốc tế vẫn thường thấy Bác đi đôi dép ấy.

Gặp suối hoặc trời mưa trơn, bùn nước vào dép khó đi, Bác tụt dép xách tay. Đi thăm bà con nông dân, sải chân trên các cánh đồng đang cấy, đang vụ gặt, Bác lại xắn quần cao lội ruộng, tay xách hoặc nách kẹp đôi dép…

Mười một năm rồi vẫn đôi dép ấy… Các đồng chí cảnh vệ cũng đã đôi ba lần ''xin'' Bác thay dép nhưng Bác bảo ''vẫn còn đi được''.

Cho đến lần đi thăm Ấn Độ, khi Bác lên máy bay, ngồi trong buồng riêng thì anh em lập mẹo dấu dép đi, để sẵn một đôi giầy mới…

Máy bay hạ cánh xuống Niu Đê-li. Bác tìm dép. Anh em thưa:

- Có lẽ đã cất xuống khoang hàng của máy bay rồi… Thưa Bác….

Bác ôn tồn nói:

- Bác biết các chú cất dép của Bác đi chứ gì. Nước ta còn chưa được độc lập hoàn toàn. Nhân dân ta còn khó khăn. Bác đi dép cao su nhưng bên trong lại có đôi tất mới thế là đủ lắm mà vẫn lịch sự…

Thế là các ông "tham mưu con" phải trả lại dép để Bác đi vì dưới đất chủ nhà đang nóng lòng chờ đợi…

Trong suốt thời gian ở Ấn Độ, các chính khách, nhà báo, quay phim, chụp ảnh lại rất quan tâm đến đôi dép của Bác. Họ cúi xuống sờ nắn quai dép, thi nhau bấm máy từ nhiều góc độ, ghi ghi chép chép… làm anh em cảnh vệ lại phải một phen xem chừng và bảo vệ "đôi hài thần kỳ" ấy.

Năm 1960, Bác đến thăm một đơn vị Hải quân nhân dân Việt Nam. Vẫn đôi dép "thâm niên ấy". Bác đi thăm nơi ăn, chốn ở, trại chăn nuôi của đơn vị. Cán bộ và chiến sĩ rồng rắn kéo theo, ai cũng muốn chen chân, vượt lên để được gần Bác, Bác vui cười nắm tay chiến sĩ này, vỗ vai chiến sĩ khác. Bỗng Bác đứng lại:

- Thôi, các cháu dẫm làm tụt quai dép của Bác rồi…

Nghe Bác nói, cả đám dừng lại cúi xuống yên lặng nhìn đôi dép rồi lại ồn ào lên:

- Thưa Bác, cháu, để cháu sửa…

- Thưa Bác, cháu, cháu có "rút dép" đây…

Nhao nhác, ầm ĩ như thế, nhưng đồng chí cảnh vệ chỉ đứng cười vì biết đôi dép của Bác đã phải đóng đinh rồi; có "rút" cũng vô ích…

Bác cười nói:

- Cũng phải để Bác đến chỗ gốc cây kia, có chỗ dựa mà đứng đã chứ!

Bác "lẹp xẹp" lết đôi dép đến gốc cây, một tay vịn vào cây, một chân co lên tháo dép ra, "thách thức":

- Đây! Cháu nào giỏi thì chữa hộ dép cho Bác…

Một anh nhanh tay giành lấy chiếc dép, giơ lên nhưng ngớ ra, lúng túng. Anh bên cạnh liếc thấy, "vượt vây" chạy biến…

Bác phải giục:

- Ơ kìa, ngắm mãi thế, nhanh lên cho Bác còn đi chứ. Anh chiến sĩ, lúc nãy chạy đi đã trở lại với chiếc búa con, mấy cái đinh:

- Tôi, để tôi sửa dép…

Mọi người dãn ra. Phút chốc, chiếc dép đã được chữa xong.

Những chiến sĩ không được may mắn chữa dép phàn nàn:

- Tại dép của Bác cũ quá, Thưa Bác, Bác thay dép đi ạ…

Bác nhìn các chiến sĩ nói:

- Các cháu nói đúng… nhưng chỉ có đúng một phần… Đôi dép của Bác cũ nhưng nó chỉ mới tụt quai. Cháu đã chữa lại chắc chắn cho Bác thế này thì còn ''thọ'' lắm! Mua đôi dép khác chẳng đáng là bao, nhưng khi chưa cần thiết cũng chưa nên… Ta phải tiết kiệm vì đất nước ta còn nghèo…

Đôi dép cá nhân đã vậy, còn ''đôi dép'' ô tô của Bác cũng thế!

Chiếc xe ''Pa -biết -đa'' sản xuất tại Liên Xô Bác vẫn đi, đã cũ, Văn phòng xin ''đổi'' xe khác, ''đời mới'' hơn, tốt hơn, nhưng Bác không chịu:

- Xe của Bác hỏng rồi à?

Anh em thưa rằng chưa hỏng, nhưng muốn thay xe để Bác đi nhanh hơn, êm hơn.

Bác nói:

- Ai thích nhanh, thích êm thì đổi…

Hôm sau đến giờ đi làm, không biết là xe hỏng thật hay ''ai'' xui mà Bác đứng đợi bên xe mà xe cứ ''ì'' ra. Bác cười bảo đồng chí lái xe:

- Máy móc có trục trặc, chú cứ bình tĩnh sửa. Sửa xong Bác cháu ta đi cũng kịp…

Vài phút sau, xe nổ máy..

Bác lại cười nói với đồng chí lái xe, cảnh vệ:

- Thế là xe vẫn còn tốt!

‪#‎Mưa‬

NGĂN NẮP VÀ TRẬT TỰ

Hồi ở Pác Bó, dù sống ở trong hang đá hay trong một lán nhỏ, Bác Hồ vẫn giữ nếp sống ngăn nắp và trật tự. Đồ đạc, tài liệu Bác sắp xếp theo thứ tự riêng, cái nào ra cái đó, không bao giờ lẫn lộn. Sách, báo, tài liệu, Bác xếp để trên các bậc. Ấm chén, bút mực… cũng đều có quy định chỗ để hẳn hoi. Ai động đến là Bác biết. Bác có một chiếc máy chữ mang từ nước ngoài về, thường vẫn dùng để đánh tài liệu. Cứ sau mỗi buổi làm việc, Bác xếp máy chữ vào một túi riêng, còn tài liệu thì bỏ vào thùng sắt đậy cẩn thận. Chả thế mà có hôm báo động, chỉ mấy phút sau Bác đã xếp xong các thứ gọn gàng. Còn đồng chí khác thì chạy tới chạy lui, vấp cả vào nhau. Có đồng chí, thứ cần thiết thì không mang đi, thứ không cần thì lại lấy. Thấy thế, Bác nhẹ nhàng bảo:

- Gọn gàng, ngăn nắp cũng là một cách bảo mật. Khi hoạt động bí mật cũng như trong nếp sống hàng ngày của người cán bộ các chú phải thường xuyên chú ý rèn luyện.

Sau này, khi về sống ở Hà Nội, Bác vẫn giữ nếp sống gọn gàng, ngăn nắp ấy. Trên bàn làm việc của Bác dưới nhà sàn, ngày nào cũng vậy, sau giờ buổi sáng, trước lúc sang ăn cơm, Bác đều xếp tài liệu, sách vở ngay ngắn. Buổi chiều hết giờ làm việc, Bác mang tài liệu lên nhà, mỗi thứ để một nơi theo đúng chỗ quy định.

Một lần, đang lúc giữa trưa thì còi thành phố báo động có máy bay Mỹ đến. Bác bình tĩnh từ trên nhà đi xuống cầu thang. Nhìn thấy một số đồng chí bảo vệ tất tưởi chạy ra hầm, quần, áo, súng, đạn, balô không gọn gàng, Bác bảo:

- Các chú là bộ đội, phải bình tĩnh và luôn luôn sẵn sàng chiến đấu. Lúc có giặc cũng như khi không có giặc. Muốn vậy, trong cuộc sống hàng ngày các chú phải sống ngăn nắp, trật tự và gọn gàng.

Những người viết huyền thoại...từ trái qua. đồng chí Phạm Văn Đồng. đồng chí Trường Chinh. đồng chí Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và cuối cùng idol của tôi Chủ tịch Hồ Chí Minh

VƯỜN RAU, AO CÁ CỦA BÁC

Dưới những vòm cây xanh phía sau Phủ Chủ tịch là một mái nhà sàn nho nhỏ, xinh xắn. Dòng người vào thăm lặng đi trong bồi hồi, xúc động. Căn phòng thanh bạch đơn sơ, thoảng mùi hương vườn. Tất cả như nói với đồng bào xa gần rằng Bác vừa đi công tác đâu xa, nhưng Người cũng còn kịp ra ao vỗ gọi cho đàn cá lên ăn. Nhìn đàn cá chen nhau tìm mồi, cạnh đó là vườn rau tươi tốt, dễ gợi cho mọi người nhớ về những ngày Bác sống ở chiến khu Việt Bắc.

Cuộc sống ở Việt Bắc khó khăn gian khổ nhiều. Tuy vậy dù bận đến đâu Bác cũng không quên nhắc nhở, động viên các cán bộ tích cực tăng gia sản xuất để cải thiện đời sống, giảm bớt khó khăn. Ngày ngày, sau giờ làm việc lại thấy Bác đi tăng gia. Quanh khu vực Bác ở, mấy luống rau xanh, vài hốc bầu bí mọc lên là niềm vui, nguồn thúc đẩy anh em cùng làm theo Bác. Rau của Bác và các đồng chí cán bộ trồng tốt, nhiều khi ăn không hết, Bác lại nhắc đem sang tặng các cơ quan bên cạnh.

Khi về sống giữa Thủ đô, Bác vẫn giữ nếp quen lao động.

Năm đầu mới hoà bình có biết bao công việc bận rộn, nhưng Bác vẫn tranh thủ thời gian để tăng gia. Khu vườn trong Phủ Chủ tịch, lúc đầu, ngoài những chỗ trồng cây cũ còn có những khoảng đất bỏ trống, cỏ mọc um tùm. Thấy vậy, Bác bảo các đồng chí cán bộ:

- Bác cháu ta nên tổ chức khai hoang để lấy đất trồng rau ăn và trồng hoa cho đẹp.

Nghe lời Bác, buổi chiều nào mấy Bác cháu cũng vác cuốc ra vườn. Một thời gian sau, thay cho những đám cỏ hoang trước kia là những luống rau bắp cải, su hào xanh tươi mơn mởn. Trước ngôi nhà ở đã thấy các loại hoa khoe sắc, toả hương thơm ngào ngạt, trông thật vui mắt.

Cạnh nhà Bác ở còn có một ao tù cạn nước. Một lần, sau khi đi tưới rau về, Bác chỉ xuống ao vui vẻ bảo:

- Các chú sửa cái ao cạn này đi để nuôi cá thì rất tốt.

Theo ý Bác, mấy hôm sau các đồng chí cảnh vệ đã bắt tay vào sửa ao. Hàng ngày Bác thường ra động viên mọi người làm việc, Bác còn đem cả thuốc lá ra đưa tận tay cho từng người.

Công việc gần xong, Bác bảo:

- Ao đào sâu thế này Bác cháu ta sẽ thả được nhiều loại cá, như thế là tận dụng được thức ăn, không phí. Còn ở quanh ao, các chú thấy nên trồng cây gì cho đẹp?

Mọi người bàn tán sôi nổi. Người thì nêu ý kiến nên trồng hoa, người lại bàn trồng dừa, có người lại bảo trồng chuối… Mỗi người một ý. Nghe xong, Bác ôn tồn nói:

- Ý các chú đều hay cả, nhưng theo Bác thì ở xung quanh ta nên trồng râm bụt, cạnh bậc lên xuống ao trồng dừa, Bác cháu ta lại nhớ đến miền Nam.

Một thời gian sau, dừa và râm bụt đã lên xanh. Dưới ao, từng đàn cá bơi lội tung tăng. Chiều chiều, sau giờ làm việc, Bác ra ao cho cá ăn. Sau tiếng vỗ tay nhè nhẹ của Bác, cá nổi lên tranh nhau đớp mồi.

Cá trong ao được Bác chăm sóc rất chóng lớn. Hàng năm cứ đến dịp Tết hoặc ngày lễ, Bác lại nhắc đánh cá để cho anh em cải thiện.

Đến thăm nhà Bác, đứng trước ngôi nhà, lòng ta bồi hồi xúc động bao nhiêu thì khi ra thăm vườn cây ao cá, thấy rau xanh tốt, cá trong ao vẫn sinh sôi nảy nở, từng đàn cá nổi đặc trên mặt ao đòi ăn rất đúng giờ, ta thấy vui vui. Và chính từ nơi đây, những chú cá xinh xinh ở ao Bác Hồ đã và đang được nhân ra trên khắp mọi miền của Tổ quốc thân yêu.

‪#‎Mưa‬

"....Sau gần 20 ngày chống chọi với bệnh tật, Bác đã yếu lắm. Nhưng hễ tỉnh lại là ngay lập tức, Người hỏi thăm tình hình chiến đấu ở miền Nam, tình hình lũ lụt ở miền Bắc. Người còn dặn các đồng chí trong Bộ Chính trị phải làm sao tổ chức ngày lễ Quốc khánh thật long trọng để nhân dân vui, phải bắn pháo hoa cho nhân dân phấn khởi. Trong những giây phút cuối cùng, đứng giữa ranh giới mong manh của sự sống và cái chết, đối diện với quy luật nghiệt ngã của sự tồn vong Bác vẫn luôn nghĩ cho đồng bào, cho đất nước mà “ nâng niu tất cả chỉ quên mình”. Nằm trên giường bệnh, sáng 2/9, lúc này Người đã rất mệt, mong muốn cuối cùng của Người là được gặp và thăm đồng bào miền Nam không thực hiện được, hơi thở của người mỗi lúc một yếu dần. Các đồng chí trong Bộ Chính trị và các bác sỹ không ai nỡ rời xa Người dù chỉ là một phút. Lần đầu tiên tỉnh lại sau cơn đau, Người nhìn xung quanh rồi hỏi:

- Trong các chú có ai biết hò Huế không?

Mọi người lúng túng nhìn nhau, quả là một tình huống không ai chuẩn bị trước. Thường ngày, Người vẫn thường nói “ miền Nam luôn ở trong trái tim tôi”, thêm vào đó Huế vốn là mảnh đất gắn bó cùng Người suốt một thời gian dài tuổi thơ. Giờ đây, trong những phút cuối cùng, có lẽ Người mong muốn mang hình ảnh miền Nam yêu thương, hình ảnh núi Ngự, sông Hương với những kỷ niệm buồn đau theo mình vào cõi vĩnh hằng bất tử. Nỗi niềm ấy của người dường như ai cũng thấu hiểu, nhưng tìm nghệ sỹ hò Huế lúc này thật khó.

Lần thứ hai tỉnh lại, Người lại hỏi. Lúc này giọng người đã yếu hơn nhiều:

- Trong các chú, ai có thể hát cho Bác nghe một làn điệu ví dặm Nghệ Tĩnh được không?

Thêm một lần nữa sự im lặng và bối rối bao trùm căn phòng. Câu ví dặm câu hát dân ca xứ Nghệ đã bao bọc và nuôi dưỡng tâm hồn Người từ thủa lọt lòng. Ngươì lớn lên và đi ra thế giới từ chiếc nội văn hoá quê hương mặn mòi tình nghĩa ấy. Trước giây phút sắp biệt ly Người khao khát được nghe, được sống trong hơi ấm quê hương.

Lần thứ ba tỉnh lại, Người ngỏ ý muốn nghe một khúc dân ca quan họ Bắc Ninh, lần này thật may mắn khi cô y tá bé nhỏ Ngô Thị Oanh tiến lại gần Bác: “Thưa Bác, cháu xin hát cho Bác nghe ạ”. Với chất giọng trong trẻo của người con gái Vĩnh Phúc, chị cất lời hát “ Ngươì ở đừng về”.. Căn phòng nhỏ chìm trong tiếng hát. tiếng hát hay tiếng lòng! Không ai phân biệt được. Chỉ biết rằng lời quan họ sâu lắng, tha thiết quá. “ Người ơi, người ở đừng về. Mà người ơi, người ở đừng về” đã nói hộ lòng người. Cô y tá càng hát càng ngẹn ngào, những người xung quanh không ai cầm được nước mắt. 9 giờ 47 phút ngày 2/9/1969 trái tim vĩ đại của Bác Hồ đã ngừng đập, để lại muôm vàn tình thưong yêu cho đồng bào cả nước. Sinh ra và lớn lên từ trong câu hát dân ca, từ điệu ví dặm ầu ơ ngọt ngào đằm thắm của mẹ, cuối cùng Ngươì thanh thản nhẹ nhàng bước vào cuộc trường sinh bằng âm hưởng tiếng hát dân ca.

Sau này, trong một bài báo tôi còn đựơc biết chị Ngô Thị Oanh, cô y tá viện quân y 108, người hát khúc hát dân ca “ Ngươì ở đừng về” vào những giây phút cuối cùng của cuộc đời Bác kể lại: Sau khi chị hát xong, Bác Hồ nhìn chị, chị cảm giác như Bác đang mỉm cười. Người còn bảo lấy bông hoa hồng bạch trên bàn mang tặng chị. Cử chỉ nhỏ mà ý nghĩa thật to lớn. Cho đến phút cuối đời, quên cả nỗi đau đang vò xé, Người vẫn giành trọn niềm yêu thương, sự quan tâm đặc biệt cho mỗi người, đặc biệt là phụ nữ. Và bông hoa hồng nhỏ bé ấy chị đã ép khô để luôn giữ và xem nó là vật kỷ niệm thiêng liêng theo chị suốt cả cuộc đời..."

Nguồn: Trở về.

Ngày 12/8/1969 ,Bác bắt đầu lâm bệnh nặng . Hôm ấy, trời Hà Nội đã vào thu, se lạnh. Hay tin phái đoàn nước ta từ cuộc đàm phán Paris về, Bác chủ động đến thăm, làm việc.

Đến ngày 28/8, sức khỏe của Bác bắt đầu suy giảm nghiêm trọng, từ ngôi nhà sàn đơn sơ, Người phải chuyển xuống tầng trệt. Tuy vậy Người vẫn không ngừng lo toan cho vận mệnh quốc gia,căn dặn phải lo cuộc sống của nhân dân…

Đương khi nước sông Hồng dâng cao, sợ cơn lũ có đột biến, các đồng chí gần gũi chăm sóc ngỏ ý muốn đưa Bác tới nơi an toàn, nhưng Bác nói: “Tôi không thể xa dân”.

Các vị lãnh đạo Đảng lúc ấy hằng ngày túc trực bên giường Bác. Đại tướng Võ Nguyên Giáp mỗi ngày vào thăm Bác ba lần. Trong cuốn sổ tay, Đại tướng ghi rõ từng ngày:

- 24/8/1969 trở đi Bác mệt nặng.

- 26/8/1969: Khi vào thăm, giơ tay chào, Bác chào lại rồi bảo: “Chú về nghỉ”.

- 28/8/1969: Buổi chiều Bác hỏi việc chuẩn bị Quốc khánh 2/9 và dặn đồng chí Phạm Văn Đồng tổ chức lễ kỷ niệm cho thật tốt. Tối có bắn pháo hoa nữa cho đồng bào xem.

Dù cuộc sống chỉ còn gang tấc, Bác vẫn muốn ra dự lễ để gặp đồng bào năm, mười phút.

Bác đã trao đổi với đồng chí Lê Văn Lương và đồng chí Vũ Kỳ rất cụ thể: “Bác sẽ buộc khăn che cổ, Bác ra ngồi sẵn trong đoàn chủ tịch rồi mới kéo màn che của hội trường và bắt đầu cuộc mittinh. Bác sẽ nói sao cho đồng bào không biết là Bác đau”.

Thế nhưng, trên lễ đài kỷ niệm Quốc khánh ngày 2/9/1969 Người đã không thể có mặt! Bác Hồ đã trút hơi thở cuối cùng lúc 9 giờ 47 phút ngày 2/9/1969, để lại nỗi tiếc thương vô hạn cho tất cả nhân dân Việt Nam đến tận hôm nay.

Ảnh: Lễ tang Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Những bức ảnh hiếm lễ tang Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Một giai thoại ít người biết:

Từ lâu, ở nhiều địa phương trên cả nước, nhất là vùng Nghệ Tĩnh, người ta đã lưu truyền những câu sấm của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm trước đó cả thế kỉ như sau:

“Đụn Sơn phân giải

Bò Đái thất thanh

Thủy đáo Lam thành

Nam Đàn sinh thánh”.

Tạm dịch nghĩa là: “Khi núi Đụn chẻ đôi, khe Bò Đái mất tiếng, sông Lam khoét vào chân núi Lam Thành, đất Nam Đàn sẽ sinh ra bậc thánh nhân”.

Nhà sử học Ngô Đăng Lợi (Hải Phòng), người chuyên nghiên cứu về Sấm Trạng cho biết, sau khi thực dân Pháp đàn áp tàn khốc phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, câu sấm này lại được bàn tán trao đổi rộng với niềm khát khao mong chờ vị thánh nhân xuất thế. Lúc đó, khe Bò Đái cũng đã ngừng chảy, tiếng suối chảy ở khe không còn nghe được nữa, do đó người dân càng tin và càng chờ đợi.

Trong một cuộc gặp giữa cụ Phan Bội Châu, học giả Đào Duy Anh, và nhà nho Trần Lê Hữu, nội dung cuộc đối thoại chỉ xoay quanh tình thế nước nhà và tương lai sẽ ra sao, Trần Lê Hữu có hỏi: "Thưa cụ Phan, “Bò Đái thất thanh, Nam Đàn sinh thánh” chẳng phải là cụ hay sao? Cụ còn thất bại nữa là người khác!". Phan Bội Châu đáp: "Kể cái nghề cử tử xưa kia tôi cũng có tiếng thật. Dân ra thường có thói trọng người văn học và gán cho người ta tiếng nọ tiếng kia. Nhưng nếu Nam Đàn có thánh thực thì chính là ông Nguyễn Ái Quốc chứ chẳng phải ai khác".

Đức tính giản dị, tiết kiệm của Bác Hồ và bài học cho quan chức ngày nayDân chủ - pháp quyềnĐăng ngày Thứ năm, 19 Tháng 5 2016 09:19

Dù đã qua hơn bốn thập kỷ Bác Hồ về cõi vĩnh hằng, những câu chuyện về cuộc đời giản dị, tiết kiệm, hết lòng vì dân, vì nước của Người vẫn mang đầy tính thời sự.

Một nhà báo Australia viết rằng: Người ta không thể trở thành một Cụ Hồ Chí Minh, nhưng ở Cụ Hồ, mỗi người có thể học một số điều làm cho mình trở thành tốt hơn.

Cuộc đời của Hồ Chí Minh, từ lúc làm một thợ ảnh bình thường ở ngõ hẻm Công-poanh nước Pháp đến khi trở thành Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước sống giữa thủ đô Hà Nội, vẫn là một cuộc đời thanh bạch, giản dị, chừng mực, từ câu nói, tác phong đến vật dùng tư trang hàng ngày, từ ǎn uống đến sở thích sống hoà mình, đồng cam cộng khổ với nhân dân.

Sau 30 năm bôn ba nước ngoài tìm đường cứu nước, trở về Tổ quốc, Bác đã sống ở trong hang núi Pắc Bó (Cao Bằng). Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập chẳng bao lâu, Người lại cùng cả dân tộc bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp (1945-1954). Vượt lên trên những khó khăn vất vả của cuộc sống nơi chiến khu Việt Bắc, dù ở nơi đâu Bác cũng tạo nên một không khí bình thản, tự tại, một cuộc sống đầm ấm mang nặng tình đồng chí, đồng bào.

Bác yêu cầu chỗ ở cho Bác: "Trên có núi, dưới có sông - Có đất ta trồng - Có bãi ta vui - Tiện đường sang Bộ Tổng - Thuận lối tới Trung ương - Nhà thoáng gió, kín mái - Gần dân không gần đường". Lán của Bác chỉ rộng bằng khoảng hai chiếc chiếu, được làm bằng vật liệu sẵn có xung quanh như tre, luồng hoặc nứa, đủ cho Bác kê chiếc bàn nhỏ làm việc. Vật dụng trong lán cũng rất đơn giản: một ghế bằng gỗ tạp đủ để cái máy chữ, vài cuốn sách, tài liệu cần thiết, những thứ đồ dùng vặt như bút giấy, hòn đá cuội luyện gân tay... Di chuyển đến bất kỳ địa điểm nào, Bác cũng cùng anh em cán bộ trồng rau, nuôi gà để cải thiện cuộc sống thiếu thốn thời chiến.

Kháng chiến thắng lợi, trở về Thủ đô Hà Nội, Bác không về ở trong ngôi nhà Toàn quyền cũ vì Bác bảo, Bác chứ không phải vua, Chủ tịch một nước còn nghèo, chưa có quyền hưởng thụ quá mức trung bình của người dân. Bác quyết định chọn cho mình ngôi nhà của người thợ điện ngày trước.

Nǎm 1958, Trung ương quyết định xây nhà cho Bác, nhưng Bác đề nghị chỉ nên làm một căn nhà nho nhỏ theo kiểu nhà đồng bào dân tộc ở Việt Bắc, giống như ngôi nhà Bác đã từng ở trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp. Bác bảo rằng "Nước ta còn chưa giàu, dân ta còn khổ, chưa đủ nhà ở. Bác ở như thế này là tốt lắm rồi".

Vậy là giữa thủ đô Hà Nội, ngôi nhà sàn của Bác được xây dựng bằng gỗ bình thường, nhà hai tầng, xung quanh có mành che, tầng dưới để thoáng; tầng dưới Bác dùng làm nơi họp Bộ Chính trị và làm việc với cán bộ các bộ, ban, ngành, tiếp một số đoàn khách, bạn bè đồng chí gần gũi hoặc các cháu thiếu niên, nhi đồng. Bác chỉ dành cho mình một chút riêng ở tầng trên nhà sàn với hai phòng nhỏ là phòng ngủ và phòng làm việc, diện tích mỗi phòng chỉ hơn 10m2. Trong hai gian phòng này chỉ có những đồ vật thật sự cần thiết và hết sức đơn giản: Một chiếc giường đơn trải chiếu cói, cái tủ nhỏ, bộ bàn ghế, trên bàn để đèn, lọ hoa, chiếc máy thu thanh, cái quạt nan, mấy quyển sách cần thiết hàng ngày.

Nơi ở đơn sơ và đồ dùng của Bác cũng thật giản dị. Trong những lúc làm việc ở nhà Bác thường mặc bộ quần áo bà ba màu nâu lụa Hà Đông, đi đôi guốc gỗ. Khi tiếp khách, đi công tác Bác thường mặc bộ quần áo ka ki bốn túi và đi đôi dép cao su. Chỉ khi đi ra nước ngoài Bác mới mặc áo sơ mi và mới đồng ý may bộ quần áo dạ đen.

Thời kỳ hoạt động cách mạng ở Pắc Bó (Cao Bằng), Bác cũng như các đồng chí khác phải ăn cháo bẹ, rau măng ròng rã. Cách mạng Tháng Tám thắng lợi, trở về thủ đô Hà Nội làm việc ở Bắc Bộ Phủ, Bác cùng ăn cơm gạo đỏ, muối vừng với anh em văn phòng, bảo vệ, lái xe... mà không có sự ưu tiên nào khác.

Bữa ăn thường ngày của Bác sau này trong Khu Phủ Chủ tịch cũng không cầu kỳ, thường không quá 3 món: một bát canh, một món xào hoặc thịt luộc, cá quả hoặc cá bống kho gừng và không thể thiếu hương vị quê nhà là cà dầm tương hoặc đường ớt. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng kể: ăn cơm với Cụ hàng trăm lần, lần nào cũng thấy Cụ không để rơi một hạt cơm. Bởi vì Cụ quý và tiết kiệm công sức của người làm ra lúa gạo.

Là Chủ tịch nước nhưng trong nếp sinh hoạt thường ngày những việc nào làm được thì Bác đều tự làm. Bác tự đánh máy những bài báo do Bác viết, những thư Bác gửi đi các nơi. Bác tự chuẩn bị chăn màn khi đi ngủ, sắp xếp gọn gàng sau khi thức dậy. Từ năm 1967, Bác đã già và yếu đi nhiều nhưng ngày ba bữa, Bác vẫn từ nhà sàn đi bộ đến nhà ăn ở phía bên kia ao cá. Dù trời mưa, Bác vẫn xắn quần quá đầu gối, cầm ô, cùng đồng chí bảo vệ, lội nước đi sang. Nhìn ống chân Bác gầy, nổi gân xanh, anh em thương Bác, trào nước mắt, nhưng không sao thuyết phục được Bác cho phép dọn cơm lên nhà sàn. Bác nói: "Các chú muốn chỉ một người vất vả, hay muốn cho nhiều người cũng phải vất vả vì Bác?".

Bác luôn nêu gương tiết kiệm của công, giữ gìn tài sản chung của nhân dân. Đi đâu Bác chỉ dùng một chiếc xe Pôbêđa do nhân dân Liên Xô gửi tặng. Xe dùng đã lâu ngày nên cũ và hay hỏng vặt, vǎn phòng đề nghị Bác cho đổi xe khác tốt hơn, Bác không đồng ý: "Ai thích đi nhanh, thích êm thì đổi. Còn Bác thì không".

Anh em ở gần Bác cho biết, dù trong kháng chiến ở Việt Bắc, hay khi đã về Hà Nội, kể cả trong những năm chống Mỹ cứu nước, hễ đi công tác xa, gần, là nhất định Bác "bắt" mang cơm đi theo. Khi cơm nắm, độn cả ngô, mỳ. Khi là bánh mỳ với thức ăn nguội. Chỉ có canh là cho vào phích để đến bữa, Bác dùng cho nóng.

Lần về thăm tỉnh Thái Bình, Tỉnh uỷ và Uỷ ban nhân dân cố nài Bác ở lại ăn cơm, Bác nói "Đi thăm tỉnh lụt còn ăn uống nỗi gì". Chỉ khi nào ở đâu, công tác lâu Bác mới chịu ăn cơm ở địa phương và bao giờ Bác cũng dặn "chủ nhà": "Đoàn Bác đi có từng này người. Nếu được, chỉ ăn từng này, từng này..." .

Rất bình thường và cũng rất sâu sắc, phong cách sinh hoạt của Bác là tấm gương, là cách Bác dạy bảo cán bộ được làm việc gần Bác một cách thiết thực nhất. Trong bối cảnh đất nước hồi đó, việc Bác sinh hoạt bình thường như­ cán bộ và nhân dân chứng tỏ Bác hiểu rất rõ, rất sát tình hình đời sống vật chất của nhân dân và cán bộ, đồng thời thể hiện tấm lòng chân thành của Bác, tấm lòng của một lãnh tụ muốn cùng chịu gian khổ với nhân dân.

Hơn 40 năm đã trôi qua, đức tính giản dị, tiết kiệm của bác Hồ càng trở thành tấm gương cho mỗi cán bộ nhà nước. Thực tế hiện nay không ít cán bộ, công chức có thu nhập "chính thức" không cao, song vẫn sống trong những ngôi nhà rộng rãi, đầy đủ tiện nghi, xe hơi hiện đại, với chi tiêu hàng tháng cao gấp nhiều lần mức lương. Sinh hoạt cá nhân của không ít cán bộ, quan chức cũng rất hoang phí, "chơi trội".

Thời gian vừa qua, dư luận ồn ào về biệt thự hoành tráng của một cựu quan chức thanh tra Chính phủ, hay biệt thự nhà vườn một quan chức Hải Dương, rồi chuyện một quan chức cấp quận mua tới 5 căn biệt thự tại Hà Nội, v.v... Những chuyện đó đã tạo ra những hoài nghi trong người dân về lối sống, nguồn gốc tài sản của không ít cán bộ, quan chức.

Kinh tế, xã hội ngày nay đã phát triển hơn nhiều so với thời kỳ đất nước trong chiến tranh và bao cấp, mức sống chung của người dân đã được nâng lên rõ rệt. Song đến nay Việt Nam, dù tính thu nhập GDP bằng phương pháp nào, vẫn còn là một nước nghèo, thu nhập trung bình xấp xỉ 2.000 USD/năm, và tỉ lệ hộ nghèo vẫn cao. Trong hoàn cảnh đó, những "đầy tớ" của nhân dân lại tiêu xài lãng phí, xa hoa, tích trữ cho bản thân nhưng vung tay với tài sản công thì chính là có tội với dân, với nước, làm xói mòn lòng tin của nhân dân.

Mới thấy, dù đã qua hơn bốn thập kỷ Người về cõi vĩnh hằng, những câu chuyện về cuộc đời giản dị, tiết kiệm, hết lòng vì dân, vì nước của Bác Hồ vẫn mang đầy tính thời sự.

Theo VIETNAMNET