Việt Võ Đạo -Vovinam

Ông Nguyễn Lộc sinh ngày 24 tháng 05, 1912 (08 tháng 04 năm Nhâm Tý) tại làng Hữu Bằng huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây, Miền Bắc Việt Nam. Ông là trưởng nam trong một gia đình gồm năm anh chị, ba trai và hai gái. Thân phụ, cụ ông Nguyễn Đình Xuyến và thân mẫu, cụ bà Nguyễn Thị Hòa. Gia đình chuyển về Hà Nội và từ đó ông sinh hoạt và trưởng thành trong một môi trường thuận lợi của đất kinh thành.

Một mặt, võ sư Nguyễn Lộc nghiêm khắc lên án chính quyền thực dân, mặt khác, ông không đồng tình với những phương pháp bạo động do các nhà cách mạng đương thời chủ trương.

Cố Võ sư Sáng tổ Nguyễn Lộc (1912-1960)

Nhân bản Vovinam

Ông chủ trương con người là chính, lấy Nhân làm căn bản và đề xướng chủ thuyết Cách Mạng Tâm Thân để hướng dẫn các thanh niên về ba phương diện : Tâm, Thân và Đạo. Ông quan niệm rằng sinh ra làm người đã là một điều quí, nhưng "người thực người" là điều cao đẹp hơn nữa.

Đối với ông, con người phải có những giá trị phổ cập như : độc lập, quật cường, nghĩa hiệp, đối thoại, hòa bình, nghị lực, quả cảm, vị tha, độ lượng, trong sạch, giản dị, cương quyết, tự trọng... cùng với một thân thể cường tráng, vững chắc và một sức lực dẻo dai. Không những có đầy đủ khả năng tự vệ mà còn có thể vươn tay cứu đời [2].

Với những giá trị phổ cập trên, một mặt ông muốn hướng dẫn thanh niên thoát khỏi ách đô hộ của chế độ thực dân, mặt khác cảnh tỉnh những ai đang dấn thân vào con đường cách mạng bằng bạo lực, tránh sự sát hại và hận thù.

Ông nghĩ rằng xã hội loài người là trường cửu, còn chế độ thực dân hay cách mạng bằng bạo lực chỉ là đoản kỳ. Ông không muốn các thế hệ tương lai sẽ phải gánh chịu các hậu quả nặng nề do những văn hóa đầu độc hoặc những vết thương hận thù gây ra. Chính vì thế, ông có kỳ vọng để lại cho dân tộc Việt Nam và nhân loại một quan niệm, một mẫu mực sống, một phương pháp tu dưỡng-hành xử và một nghệ thuật đào luyện thân thể bằng một hệ thống võ thuật khoa học, dựa trên truyền thống võ học Việt Nam đã có trên hằng nghìn năm. 


Ông nhận thấy môn võ nào cũng có những ưu điểm, đặc điểm riêng, song với thể tạng mảnh khảnh nhỏ bé của người Việt, nếu chỉ đem phổ biến một phương pháp nào thôi thì khó đạt được kết quả như ý. Hơn nữa, trong mọi cuộc chiến đấu, vấn đề tinh thần và danh dự vẫn là hai yếu tố quan trọng để quyết định sự thành bại.

Với luận cứ đó, ông Nguyễn Lộc đã tìm tòi học hỏi, nghiên cứu từ môn Võ và Vật cổ truyền Việt Nam đến việc phối hợp, thái dụng các tinh hoa võ thuật trên thế giới để sáng tạo thành một môn phái riêng, đặt tên là VOVINAM. Năm 1938, cuộc nghiên cứu hoàn tất.  Ông đem VOVINAM ra huấn luyện cho một số thân hữu cùng lứa tuổi để thể nghiệm môn võ mới do mình sáng tạo.

ớp đầu tiên được khai giảng vào mùa xuân năm 1940 tại trường sư phạm Hà Nội.

Năm 1945, Ông Nguyễn Lộc lập gia đình cùng cô Nguyễn Thị Minh là con của cụ ông Nguyễn Ngọc Hoán và cụ bà Bùi Thị Ngọ. Sau 15 năm chung sống, ông bà Nguyễn Lộc có được 9 người con (3 trai và 6 gái).

Năm 1954, Ông cùng một số môn đệ tâm huyết di cư vào Nam và mở trường dạy Vovinam tại đường Thủ Khoa Huân Sài Gòn và một số nơi khác.

Ông Nguyễn Lộc mất ngày mùng 4 tháng 4 năm Canh Tý (29 / 04 / 1960) tại Sài Gòn, sau khi ủy thác quyền lãnh đạo môn phái cho người môn đồ tâm huyết là Võ sư Lê Sáng, Chưởng môn Vovinam. Hiện nay di cốt của Cố Võ Sư Sáng Tổ được bảo quản tại Tổ đường Môn phái số 31 đường Sư Vạn Hạnh, Phường 3, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.

 NUMBER OF CLUBS BY CONTINENT

TOP 5 COUNTRIES RANKED BY NB CLUBS

Tổ đường môn phái (31, Sư Vạn Hạnh, Q.10, TPHCM)

12 Phương Châm Tu Dưỡng Và Hành Xử Của Môn Sinh Vovinam

12 Đức Tính Căn Bản Của Việt Võ Đạo Sinh

Tác Phong Của Việt Võ Đạo Sinh

Môn phái Vovinam Việt Võ Đạo hoạt động nhằm 3 mục đích và 5 Tôn chỉ.

3 Mục đích hoạt động của môn phái Vovinam Việt Võ Đạo

Môn phái Vovinam Việt Võ Đạo hoạt động nhằm 3 mục đích:

Về Võ Ðạo: Môn phái luyện tập cho môn sinh có một thân hình dắn dỏi, vũng vàng; một sức lực mạnh mẽ dẻo dai để có thể bền bỉ chịu đựng trước mọi khó khăn, cực nhọc, đẩy lui các bệnh tật, giữ cho thân thể luôn luôn tráng kiện và lành mạnh.

Về Võ Thuật: Môn phái sẽ huấn luyện cho môn sinh một kỹ thuật tinh vi để tự vệ hữu hiệu và sẵn sàng bênh vực lẽ phải.

Về Tinh Thần Võ Ðạo: Môn phái sẽ rèn luyện cho môn sinh một tâm hồn cao thượng, một ý chí bất khuất, một tính tình hào hiệp, biết khép mình trong kỷ luật tự giác, biết sống hợp quần trong tình đồng đạo, biết hy sinh trong nếp sống vị tha và trở nên những công dân gương mẫu, phục vụ cho bản thân, gia đình, tổ quốc và nhân loại.

5 Tôn chỉ hoạt động của môn phái Vovinam Việt Võ Đạo

Ðể thực hiện 3 mục đích nêu trên, Môn Phái Vovinam Việt Võ Đạo hoạt động theo 5 tôn chỉ dưới đây:


Hệ thống đẳng cấp Vovinam Việt Võ Đạo hiện nay không còn sử dụng đai đen. Tuy nhiên, võ sinh Vovinam Việt Võ Đạo cần biết ý nghĩa sợi đai mà mình mang trên người thông qua nhiều cách khác nhau như: quá trình tập luyện, mồ hôi xương máu đổ trên đó, hay ý nghĩa phẩm chất, nhân cách của người mang sợi đai màu đen trên người.

 

Ý nghĩa của nó thật sự thâm thúy và hầu như ai đã từng đọc, tìm hiểu về ý nghĩa sợi đai đen đều rất tâm đắc. Ở đây, chúng tôi gửi đến các võ sinh Vovinam Việt Võ Đạo bài viết của một vị võ sư người Nhật nói về sợi đai đen. Võ sinh cần biết, văn hóa võ thuật của Việt Nam và Nhật Bản có những sự tương đồng và khác biệt rất rõ rệt. Chính vì thế, hãy đọc và cảm nhận, đừng để bị hòa tan hay choáng ngợp.

” Thông qua chuyên mục này tôi đã nhận được thư hỏi thăm trên khắp cả nước. Và một trong những câu hỏi tôi thường thấy nhất là “Tập bao lâu để lên được đai đen?” Tôi không biết câu hỏi này ở các võ đường khác được trả lời ra sao, nhưng những học trò của tôi hiểu rằng nếu hỏi câu hỏi như vậy ở võ đường của tôi thì sẽ khiến sự tiến bộ của họ chậm lại hàng năm trời. Đó thật sự là một thảm hoạ.


Hầu hết mọi người đều rất vui nếu tôi nói chỉ mất một vài năm để lên đến đai đen, nhưng thực tế, rất đáng tiếc, là không phải vậy. Và mặc dù điều tôi nói ra làm hầu hết mọi người không vui, tôi cho rằng cần làm rõ khái niệm “đai đen” ra càng rõ càng tốt. Tôi thường khuyến cáo học trò của tôi không nên hỏi những câu tương tự như vậy vì câu trả lời chẳng phải là những điều họ muốn nghe.

Làm thế nào để đạt được đai đen? Bạn tìm một võ sư có trình độ và một võ đường tốt, bắt đầu tập luyện chăm chỉ. Một ngày nào đó, ai biết là khi nào, bạn sẽ đạt được đai đen. Điều này không dễ nhưng là xứng đáng với những công sức bạn bỏ ra. Bạn có thể mất một năm hoặc cũng có thể mất mười năm. Bạn có thể chẳng bao giờ đạt được đai đen. Chỉ cho đến khi bạn nhận ra rằng chiếc đai đen không quan trọng bằng sự tập luyện thì có lẽ là bạn đã đạt được đến trình độ đai đen rồi. Khi nào bạn nhận ra rằng bất kể bao lâu hay bất kể là bạn luyện tập vất vả đến đâu, có cả một đời mà bạn luôn phải học hỏi và rèn luyện cho đến khi vĩnh biệt cõi đời, có lẽ là bạn đã gần đạt được chiếc đai đen rồi đó.

Dù bạn có đạt đến trình độ nào, nếu bạn nghĩ rằng bạn “xứng đáng” đeo chiếc đai đen, hoặc nghĩ rằng bạn đủ giỏi để là một võ sĩ đai đen thì bạn đang đi chệch hướng và thực tế là còn rất lâu mới đạt được đai đen. Tập luyện chăm chỉ, khiêm tốn, không thể hiện trước mặt sư phụ hoặc bạn tập, không phàn nàn về những công việc của mình và cố gắng hết sức đối với mọi việc trong cuộc sống. Đó là ý nghĩa của một võ sĩ đai đen. Quá tự tin, thích thể hiện khả năng, thích ganh đua, khinh thường mọi người, thể hiện sự thiếu tôn trọng, thích chọn và làm việc mình thích hoặc không thích (tin rằng công việc đó làm giảm/mất giá trị của bạn) thì đó là biểu hiện của người sẽ không bao giờ đạt được đai đen. Cái mà họ đeo ngang eo chỉ đơn giản là một món hàng vài đô trong các cửa hàng võ phục mà thôi. Một chiếc đai đen thực thụ, đeo bởi một võ sĩ đai đen thực thụ là chiếc đai trắng của mọi võ sinh mới tập đã ngả màu bởi máu và mồ hôi.

Cách thức luyện tập

Đệ nhất huyền đai ở Nhật Bản gọi là Shodan. Chữ đó có nghĩa là “nhất đẳng”. Sho (đầu tiên) là một hình ảnh thú vị. Nó bao gồm hai bộ “cân” và “đao” (miếng vải, lưỡi dao). Để làm được một miếng vải người ta phải cắt một miếng vải ra. Cái cách đó quyết định mẫu mã và hình dáng cuối cùng của sản phẩm. Nếu cách chia tỉ lệ không hợp lý hoặc có lỗi, bộ quần áo sẽ trông xấu và không vừa người. Cũng tương tự như vậy, những bước ban đầu luyện tập để đạt được đai đen có ý nghĩa rất quan trọng; điều đó quyết định bạn sẽ trở thành một võ sĩ huyền đai như thế nào.

Trong rất nhiều năm dạy dỗ của tôi nhận thấy rằng những học trò chỉ quan tâm đến việc đạt được đai đen thường dễ nản chí ngay khi họ nhận ra việc đó khó hơn là họ nghĩ. Những người đến chỉ với tinh thần luyện tập, không quan tâm đến cấp độ hay việc thăng cấp, thường luyện tập rất tốt. Họ không bị những chiếc bóng của kỳ vọng hay những mục tiêu thiếu thực tế đè bẹp.

Có một câu chuyện nổi tiếng về Yagyu Matajuro, con trai gia đình kiếm thuật Yagyu nổi tiếng ở thế kỷ 17 của xã hội phong kiến Nhật. Anh ta bị hất ra khỏi gia đình do kém tài năng và phẩm chất và đã tìm đến để học thày Tsukahara Bokuden với hi vong đạt trình độ thượng thừa về kiếm và lấy lại được vị trí trong gia đình. Trong buổi nói chuyện ra mắt, Matajuro đã hỏi Tsukahara Bokuden “Sẽ mất bao lâu để giỏi được kiếm?” Bokuden trả lời “Sẽ mất khoảng năm năm nếu như anh tập luyện chăm chỉ.” “Nếu tôi tập luyện chăm chỉ gấp đôi, thì sẽ mất khoảng bao lâu?” Matajuro hỏi “Trong trường hợp đó cậu sẽ mất mười năm” Bokuden trả lời.

Đặt cho mình một mục tiêu

Vậy bạn sẽ tập trung vào mục tiêu gì nếu bạn không tập trung vào việc đạt được đai đen? Điều này nói thì dễ hơn là làm nhưng bạn phải tập trung toàn bộ năng lượng vào việc luyện tập. Nếu nghĩ “Tôi sẽ tập trung toàn bộ việc luyện tập của mình để đạt được đai đen” chỉ là một cách đùa giỡn với ý nghĩ của bạn mà cuối cùng sẽ dẫn đến sự thất vọng của chính bạn mà thôi.

Liệu bạn có thể đơn giản chỉ nghĩ “Tôi sẽ quên hoàn toàn về đẳng cấp”? Hoặc liệu bạn có thể tự nhủ với chính bản thân bạn là bạn sẽ không bao giờ đạt được điều đó? Liệu bạn có luôn bị ám ảnh bởi cái đai đen của mình, để cho ý tưởng đó dai dẳng mãi ở trong trí óc mình không? Nói cách khác liệu bạn có thể tập trung vào việc luyện tập mà không quan tâm đến những điều khác được không? Liệu bạn có thể cuối cùng nhận ra được rằng đai đen chẳng qua chỉ là cái gì đó để “giữ quần của bạn mà thôi”?

Bạn cũng nên nhận ra rằng dù cho bạn thuần thục tất cả những yêu cầu, biết tất cả các kỹ thuật, tất cả các dạng được yêu cầu trong một khoảng thời gian luyện tập thích hợp, bạn vẫn chưa thể đạt được đai đen. Để đạt được đai đen không phải là một con số định lượng để có thể đo đạc cân đo giống như mua đậu ngoài chợ đâu. Đai đen là một điều gì đó có ý nghĩa đối với bạn như là một con người. Bạn sẽ cư xử như nào trong và ngoài sân tập, thái độ của bạn đối với thầy dạy của mình và những đồng môn, mục đích sống của bạn, cách mà bạn giải quyết các trở ngại trong cuộc sống, cách bạn kiên trì trong luyện tập là những điều kiện quan trọng cho chiếc đai đen của bạn. Cùng lúc đó, bạn trở thành tấm gương cho những học viên khác và cuối cùng đạt được vị trí là một người thày hoặc một người trợ giảng. Ở sân tập, trách nhiệm của bạn lớn hơn rất nhiều so với những học viên thông thường khác. Trách nhiệm của bạn lớn lao rất nhiều với tư cách là một võ sinh đai đen.

Đạt được mục tiêu trong luyện tập

Làm thế nào để chúng ta tập trung vào việc luyện tập? Tập luyện một cách thành công, đến một mức độ nhất định là khi chúng ta nhìn xem chúng ta đã làm được những gì từ một quan điểm hợp lý và thực tiễn. Thường thì là chúng ta không nhìn tới những mục tiêu thực tế mà toàn nghĩ đến những giấc mơ và các ảo tưởng mà thôi. Liệu bạn có muốn xuất xắc trong võ nghệ như là một cách để cải tạo bản thân và cuộc sống của mình hay vì bạn bị ảnh hưởng bởi những bộ phim cảnh sát với kẻ cướp. Liệu rằng việc luyện tập của bạn có động lực bởi một mong muốn mạnh mẽ để khai sáng bản thân hay chỉ vì đơn thuần bạn muốn bắt chước một ngôi sao võ thuật nào đó? Mặc dù những người luyện võ lâu rồi có thể cười, những có rất nhiều người khi tập võ chỉ vì họ muốn được giống như Chuck Norris hoặc Steven Seagal. Đó là những người thành tựu bằng chính bản thân của mình. Bạn là chính bạn. Tất cả chúng ta đều có những người hùng của mình, những hình mẫu riêng và những giấc mơ nhưng chúng ta phải tách những tưởng tượng của mình ra khỏi thực tế để cho việc luyện tập của mình có ý nghĩa và thành công.

Thực tế

Việc luyện tập không có liên quan tới đẳng cấp, đai đen, danh hiệu hay tước hiệu gì cả. Võ thuật chỉ đơn thuần là bỏ đi những ảo tưởng của chúng ta. Chúng ta phải đấu tranh đối với chính sự sống và cái chết của chúng ta. Đó không phải chỉ là cách chúng ta bảo vệ ta trong những tình huống khó khăn, nguy hiểm mà là cách chúng ta bảo vệ sự sống của những người khác nữa. Bạn không thể là một người khác, dù người đó là siêu sao điện ảnh, một người thày lớn hay một triệu phú. Bạn phải là chính bạn – chính bản thân bạn mà thôi. Cũng giống như John Doe thường mơ mình trở thành James Dean, Bruce Lee hay Donald Trump nhưng cuối cùng anh ta chỉ có thể là John Doe. Khi John Doe là John Doe 100%, anh ta đã tự khai sáng cho bản thân mình. Một người thông thường chỉ sống được 50, hay 80% bản thân của mình sẽ chẳng bao giờ biết được mình là ai. Một võ sĩ sống đến 100% đời sống của mình thì sẽ không thể mắc lỗi được. Đó chính là điều mà một võ sĩ đai đen phải nhận ra. Anh ta không phải là ai khác hơn chính bản thân mình, và sự luyện tập dẫn đến sự khai sáng của chính bản thân anh ta, cái bản ngã của chính anh ta. Và đó chính là ý nghĩa thực thụ của việc luyện tập võ thuật.

Đạt được chiếc đai đen

Hãy nghĩ về việc mất chiếc đai đen đừng nghĩ về việc đạt được nó. Sawaki Kodo, một bậc thày về Thiền, thường nói “Giành được gì đó thường là một sự chịu đựng, mất mát và là một sự khai sáng.” Nếu ai đó hỏi về sự khác nhau giữa những võ sĩ trước kia và bây giờ thì tôi có thể nói ngắn gọn như này. Võ sĩ ngày trước nhìn việc luyện tập như là “sự mất mát”. Họ giành tất cả cho võ thuật và sự luyện tập. Họ từ bỏ gia đình, nghề nghiệp, sự an toàn, danh tiếng, tiền bạc và mọi thứ để thành tựu bản thân mình. Ngày nay, chúng ta chỉ nghĩ về việc được gì “Tôi muốn cái này, tôi muốn cái kia” Chúng ta muốn luyện tập võ thuật nhưng chúng ta cũng cần tiền, xe hơi đẹp, danh tiếng, điện thoại cầm tay và rất nhiều những thứ khác mà người khác có.

Đức Phật Thích Ca đã rời bỏ vương quốc, lâu đài, vợ xinh và tất cả mọi thứ để tìm kiếm sự khai sáng cuối cùng. Người đệ tử đầu tiên của Bồ Đề Đạt Ma, người được coi là người sáng lập Kung Fu Thiếu Lâm, đã cắt tay trái của mình để được học sư phụ của mình. Giờ đây chúng ta không phải làm những cách khắc nghiệt như vậy, nhưng chúng ta không được quên đi tinh thần và ý chí của những người thày lớn trong quá khứ. Chúng ta phải nhận ra rằng chúng ta phải hi sinh cuộc sống của chính chúng ta để theo đuổi việc luyện tập.

Khi người võ sinh nhìn việc luyện tập của mình từ quan điểm là mất mát hơn là đạt được gì đó thì anh ta đã gần đạt tới tinh thần của tự chủ và thật sự xứng đáng với chiếc đai đen. Chỉ khi mà bạn từ bỏ tất cả những ý nghĩ về đẳng cấp, đai, danh hiệu, danh tiếng, tiền bạc và sự làm chủ thì bạn sẽ đạt được điều mà thật sự quan trọng đối với việc luyện tập của bạn. Hãy khiêm tốn, hãy nhẹ nhàng. Hãy quan tâm đến những người khác và đặt những người đó lên trên trước bạn. Luyện võ chính là rèn luyện bản thân mình – rèn luyện cái tôi của mình. Điều đó không có gì liên quan đến đẳng cấp hết.

Một bậc thầy lớn về Thiền đã từng nói “Học về bản ngã để quên đi bản ngã. Khi quên được bản ngã thì bạn sẽ hiểu được mọi điều”.

(Thầy Kensho Furuya)

Từ thuở ban sơ, khi đời sống con người còn rất hoang dã thì người ta đã biết sử dụng đến võ thuật để đấu tranh sinh tồn trước các loài thú dữ và cả với những đồng loại của mình.

Theo định nghĩa khái quát thì võ là hành động dùng một hay nhiều bộ vị trên cơ thể của mình đấu chọi với đối phương. Sau, dần dần con người biết dùng tới các vật cứng, sắc, nhọn gọi là vũ khí để hỗ trợ thêm khi cần thiết phải đối phó với số đông, hay trong các cuộc hỗn chiến. Thuật là phương pháp, là cách thức hợp lý làm tăng thêm tính hiệu quả khi sử dụng các bộ vị hay các loại công cụ ấy trong chiến đấu. Sau nâng dần lên khéo léo hơn gọi là kỹ thuật, đẹp mắt hơn gọi là nghệ thuật. Từ cái võ đến cái thuật là cả một quá trình nghiên cứu, truyền đạt, lưu giữ và cải tiến cho càng ngày càng hoàn chỉnh, hiệu quả, phong phú hơn.

Cái gạch nối đó nhờ vào công sức của một số người không nhiều, có khả năng thiên phú, lòng đam mê và chịu khó khổ luyện.

Rồi xã hội con người cũng dần phát triển, từ cuộc sống hoang dã đơn lẻ, mang tính cá thể đến hình thành các bộ tộc, bộ lạc…mang tính tập thể, thì việc đấu tranh giành sự sống ngày càng quyết liệt hơn, các cuộc hỗn chiến ngày càng xảy ra nhiều hơn giữa các bộ tộc, bộ lạc với nhau, và con người bắt đầu thấy võ thuật đóng một vai trò rất quan trọng vì sự sống còn của một con người sự tồn vong của một đất nước, một dân tộc. Người ta bắt đầu luyện tập võ nghệ để tự vệ, để bảo vệ thành quả lao động và nhất là bảo vệ một dân tộc. Từ đó hình thành một vị trí rất được trân trọng trong xã hội cho cái gạch nối ấy , đó là thầy dạy võ.

Đối với nhiều dân tộc trên thế giới thì võ thuật là chất liệu quan trọng kiến tạo nên lịch sử, các anh hùng một thời đánh đông dẹp bắc hầu hết đều là các bậc võ tướng. Võ thuật quan trọng là thế. Cho nên vị trí của những người dạy võ thời xưa cũng rất được trọng vọng. Tuy nhiên việc truyền đạt võ thuật cũng không kém phần phức tạp. Vì vậy những võ sư đều đặt ra các quy định rất nghiêm khắc nhằm chế ngự, ràng buộc những học trò của mình, hoặc lấy đó để định hướng cho các môn đệ, bởi võ thuật là con dao 2 lưỡi !

Người học võ hầu hết phải trải qua phần xem xét về khả năng tư duy, đạo đức và cả năng khiếu, đồng thời trải qua một thời gian thử thách nhất định. Sau khi thành tài, người võ sỹ có thể sử dụng sở học của mình trong nhiều lĩnh vực cần đến võ thuật, trong đó có cả vai trò của một hiệp sỹ hiện diện tận hang cùng ngõ hẻm để “thế Thiên hành đạo, trừ gian diệt ác”. Bởi thời xưa không như bây giờ, luật pháp chưa thể hiện diện khắp mọi lúc, mọi nơi được.

Các trận đấu võ ngày xưa dù dưới hình thức nào, các võ sỹ đều lừa thế vào đòn hết sức kỹ thuật theo một đấu pháp rất linh hoạt uyển chuyển, ra vào, tránh né, tấn công, phòng thủ đều theo một nguyên tắc mang tính nghệ thuật cao. Một trận đấu có khi kéo dài cả vài giờ đồng hồ thậm chí cả ngày trời! Do vậy người võ sỹ phải biết cách phân bố sức lực và không bao giờ vào đòn tới tấp mà thiếu hiệu quả.

Thầy dạy võ ngày xưa không chỉ tinh thông võ thuật mà còn am tường y thuật, lý số, có thể xử lý các tình huống gây tổn thương, bệnh tật bằng các phương pháp ngoại khoa cổ truyền nhưng không kém phần hiệu quả.

Thế nên võ thuật đã một thời đươc xem như một phần quan trọng trong đời sống xã hội. Chính vì vậy công sức và vai trò của người thầy dạy võ được tôn vinh và đánh giá rất cao theo nhiều nghĩa, bao gồm vật chất lẫn tinh thần.

Người trong xã hội trước đây đã có câu nói “giàu học võ, khó học văn” để nói lên sự quan trọng đó. Bởi vì các nho sinh nghèo dưới thời phong kiến đều có thể tự học ở bất kỳ đâu, nhưng học võ thì không! Không có trường dạy võ mà chỉ có thể mời thầy dạy võ về nhà, nếu như gia đình đó nhiều tiền bạc. Học trò học võ phải cơm bưng, rượu rót cho thầy hoặc đến ở hẳn nhà thầy, để ngoài giờ học thì giúp việc cho gia đình thầy, nhưng có khi cả năm trời cũng chỉ dược thầy dạy cho một đòn!

Ngày nay theo xu hướng phát triển của thời đại. Luật pháp được hình thành và can thiệp hầu hết các tình huống ở khắp mọi nơi, đó là nguyên do lớn nhất làm giảm dần các cuộc đọ sức nhằm giải quyết những mâu thuẫn lẫn nhau giữa cá nhân với cá nhân hay một tập thể với một tập thể. Bên cạnh đó các loại vũ khí phục vụ chiến tranh ngày càng hiện đại, khiến người ta thấy rằng võ thuật không còn hữu hiệu là mấy trong các cuộc chiến đấu bảo vệ bờ cõi, bảo vệ giang sơn Tổ quốc nữa. Võ thuật chuyển dần từ tính chiến đấu cao qua tính thể thao, phục vụ sức khoẻ con người. Các tổ chức võ thuật dần dần được ra đời với nhiều hình thức: Câu lạc bộ, các hiệp hội, các trung tâm huấn luyện… Tất cả các hình thức này đều có chung một điểm, đó là dạy võ mang tính đại trà và phục vụ cho mục đích thể thao. Từ tính chất đó, các đòn đánh hiểm hóc có thể gây chết người chỉ còn được truyền đạt mang tính lý thuyết chứ không được đem ra áp dụng trong các cuộc thi đấu nữa! Mặt khác, chương trình huấn luyện được tinh giảm dần cho phù hợp với mục đích, phù hợp với mọi lứa tuổi… Và quan trọng hơn nữa là tình trạng thương mại hoá trong một số tổ chức võ thuật đã góp phần làm mờ nhạt hình ảnh cao đẹp của tinh thần võ thuật và võ đạo.

Một số người dạy võ chân chính thì lui về phía sau mai danh ẩn tích, vì bởi họ không phù hợp với quan điểm mới mẽ này. Với họ, võ thuật không đơn thuần là một môn thể thao tự chọn, võ thuật không chỉ rèn luyện cho thể chất con người mạnh mẽ, cường tráng, nhanh nhẹn, dẽo dai. Mà võ thuật còn tạo cho con người lòng dũng cảm, sự can đảm, tính trung thực, luôn lấy đạo đức, luôn lấy lẽ phải làm phương châm trong cuộc sống.

Một số người dạy võ khác thì rất thức thời, nhạy cảm với từng thời kỳ của xã hội và biết vận dụng khả năng võ thuật của mình để làm cho đời sống vật chất phong phú hơn. Việc dùng môn quy để chế ngự hoặc ràng buộc môn đệ gần như không còn được mang ra áp dụng nữa, miễn sao người tham gia học võ càng đông càng tốt để thấy đó là sự phát triển mạnh của võ phái. Võ thuật trở thành một phong trào thể thao có lợi cho cả đôi bên.

Cũng chính từ hình thức phong trào đó mà người học võ cũng không lấy gì làm mặn mà với võ thuật! Quan hệ giữa người dạy võ và người học võ cũng không còn như xưa. Nghĩa là giới hạn giữa thầy và trò, một ranh giới rất được trân trọng kia, tưởng chừng như không gì có thể phá vỡ được, đã bị tính phong trào, tính thương mại xoá mờ! Điều này thể hiện khá rõ qua các giải đấu. Người ta không nghĩ đến việc cọ xát để trưởng thành nữa, mà chỉ còn nghĩ đến một cách rất tầm thường đó là danh vị. Từ đó không ít những cuộc cãi vả xảy ra, tình cảm mất đi thay vào đó là sự hiềm khích hận thù !

Các võ sỹ thời nay khi tham gia vào các trận đấu dù dưới hình thức nào đều mang được rất ít nghệ thuật vào trận, đòn ra đều không theo được những gì đã học, đôi khi còn có những động thái đi ngược với tinh thần thượng võ. Đồng thời ngoại trừ một số trận đấu quyền Anh chuyên nghiệp, còn lại các trận đấu khác đều được giới hạn trong một thời gian rất ngắn. Nhưng điều đáng nói là các võ sỹ vẫn không giữ được phong độ cho tới giây phút cuối cùng của trận đấu, bởi vì họ đã rất phí sức khi liên tục tung ra những đòn kém hiệu quả, khiến không ít người khi xem phải thốt lên “đấu như thế này thì đâu cần phải tốn thời gian học võ !”.

Bên cạnh đó, các cuộc biểu diễn ngoạn mục thường diễn ra song hành với các cuộc đối kháng, đôi khi lại vô tình phô bày một lổ hổng quá lớn về kỹ thuật khiến người xem tỏ ra ngao ngán. Bởi lẽ chỉ trước đó ít phút võ sỹ này trong một pha biểu diễn đã hết sức xuất sắc tả xung hữu đột một chống 3, chống 4. Các đòn đánh đều mang đậm chất nghệ thuật trong võ. Thế nhưng sau đó cũng chính võ sỹ này trong một trận đối kháng lại không đưa được một đòn mang tính kỹ thuật nào vào trận, dù chỉ chọi với một người! Việc phô diễn tréo ngoe này hoá ra phản tác dụng!

Xã hội phát triển kéo theo sự trợ giúp đắc lực của khoa học, của y học hiện đại. Do vậy mà hình ảnh cao đẹp của người thầy dạy võ tự tay chữa thương cho học trò cũng dần dần lùi sâu vào dĩ vãng! Cũng chẳng còn ai nghĩ đến chuyện học võ phải kèm theo học y thuật, lý số nữa rồi. Tất cả đều mai một. Tiếc thay !

Nguồn: vothuat.com

Vovinam- Hanoi

CLB Vovinam - Nhà thi đấu Hoàng Mai - Hà Nội 

CLB Vovinam - Trường Múa Việt Nam

CLB Vovinam - Trường Tiểu học Trung Hoà, Hà Nội

CLB Vovinam - Trường Đại học Giao thông vận tải

CLB Vovinam - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

CLB Vovinam - Trường Đại Học Kiến Trúc Hà Nội

CLB Vovinam - Trường Đại học Thủy Lợi

CLB Vovinam - Trường Đại Học Xây Dựng Hà Nội

CLB Vovinam - Đống Đa, Hà Nội

CLB Vovinam - Chu Văn An, Hà Nội

CLB Vovinam - Chúc Sơn, Chương Mỹ, Hà Nội

CLB Vovinam - FAID, FPT University - Hanoi 

CLB Vovinam - Huyện Đông Anh, Hà Nội 

CLB Vovinam - Ngô Gia Tự, Hà Nội 

CLB Vovinam - Nhà thi đấu Cầu Giấy, Hà Nội 

CLB Vovinam - Nhà văn hóa Thanh Xuân - Hà Nội 

CLB Vovinam - Thanh Trì, Hà Nội 

CLB Vovinam - THCS Thăng Long, Hà Nội 

CLB Vovinam - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

CLB Vovinam Việt Võ đạo trường đại học Bách Khoa Hà Nội (Võ đường Khai Tâm)


CLB Vovinam - Trường Đại học Dược Hà Nội

CLB Vovinam - Trường Đại học Mỏ Địa Chất

CLB Vovinam - Trường Đại học Văn Hóa

CLB Vovinam - Trường Đại Học Y Hà Nội

CLB Vovinam - Trường Đại học Đại Nam

CLB Vovinam - Trường ĐH Nông Nghiệp

CLB Vovinam - Việt Võ Đạo Đại Học Y Hà Nội 

CLB Vovinam - ĐH Ngoại Ngữ ĐH Quốc gia 

CLB Vovinam FVC - Hà Nội 

CLB Vovinam Mỹ Đình - Hà Nội 

CLB Vovinam Phụ Khang, tx Sơn Tây, Hà Nội 

CLB Vovinam Trung Hưng, tx Sơn Tây, Hà Nội 

CLB Vovinam - THCS Thăng Long, Hà Nội 

CLB Vovinam - Thanh Trì, Hà Nội 

Vovinam- HCM

Vovinam- North Vietnam (not Hanoi)

Vovinam- South Vietnam (not HCM)

Vovinam in Australia

Email : vovinamoz@gmail.com

Site web : https://www.facebook.com/VovinamAustraliaNSW

Vovinam - Australia NSW 

Vovinam - Bankstown, Australia 

Bankstown Scottish Association Hall

4 Weigand Avenue, Bankstown 2200

Tuesday 6:30pm - 8:30pm

Vovinam - Cabravale, Cabramatta, Australia 

Vovinam - Chester Hill, Australia 

Chester Hill Community Centre

Corner Wellington Road & Chester Hill Road, Chester Hill 2162

Wednesday & Friday 6:30pm - 8:30pm

Vovinam - Marrickville, Australia 

Herb Greedy Hall

79 Petersham Rd, Marrickville 2204

Thursday 6pm - 8pm & Sunday 2pm - 4pm

Vovinam - New Zealand 

Vovinam - Quang Minh Bouddhist Temple, Braybrook, Australia 

Burke Street 18, 3019 Braybrook, VIC Australie

Vovinam Marital Art runs one of its Training Centre at Quang Minh Temple since 2001. It was initially led by Master Kim, Minh, Nam and Tam. Vovinam’s intention is to provide a safe and drug free training environment for children to strengthen their bodies, learn martial art, and its philosophy. Our masters and instructors, at Quang Minh Temple, are all volunteers. We teach martial art, set guidance and examples to assist individuals to develop self confidence, discipline, humbleness, politeness and team work. We highly regard family values, and education. Through our martial art training, we always encourage our children to love their parents, respect the elders, help people in time of crisis, and stay away from drugs, vandalism and violence. 

Today, we have over 100 children under 13 years old, and about 80 teenagers and adults practicing Vovinam at Quang Minh Temple. We run three classes for three different groups. 

Class 1: Children Under 13

Wednesday and Sunday, from 5:00 Pm to 6:30 Pm, run by Master Kim and Tam 

Class2: Teenagers and adults 

Wednesday and Sunday from 6:30 Pm to 8:30 Pm run by Master Kim and Tam 

Class 3: Master Class for instructors and elders

Tuesday 7:30 Pm to 9:30 Pm, run by Master Diep Khoi.

If you have any queries regarding Vovinam classes at Quang Minh Temple, Please contact Master Kim on 0401-920-918, Kiem on 0413-525-609 or Bang on 0402-590-188

Vovinam - Queensland, Australia 

Vovinam - Training Center Flemington, Victoria, Australia 

Vovinam - UNSW Round House Anzac Parade, Australia 

Vovinam Geelong - Australia 

Vovinam Hoppers Crossing, Australia 

Vovinam Kensington, Australia 

Vovinam Lakemba, New South Wales, Australia 

Vovinam Nouméa, Nouvelle-Calédonie 

Vovinam Springvale - Australia 

Vovinam St Albans - Australia 

Vovinam Viet Vo Dao Brisbane, Australia

Vovinam - America


Vovinam - Europe


Vovinam - Africa


Võ cổ truyền Việt các môn phái        

Độc đáo "Mèo rửa mặt" trong võ Việt

Mèo là loài vật nhanh nhẹn, có thể chất đặc biệt. Trong võ thuật, các động tác của loài mèo được mô phỏng thành các bài võ đặc sắc. Ở Việt Nam, bài võ mèo “Miêu tẩy diện” - “Mèo rửa mặt” của Lý gia tại Bình Định được đánh giá là độc đáo, đặc sắc.


Võ sư Lý Xuân Hỷ thi triển thế “Miêu tẩy diện” (ảnh: Đào Tiến Đạt)

Lý gia võ đạo và độc chiêu “Mèo rửa mặt”

Lão võ sư Lý Xuân Hỷ là truyền nhân thứ 5 của võ tộc Lý gia nổi tiếng đất võ Bình Định. Nhà võ sư Lý Xuân Hỷ nép mình dưới bóng một cây me lớn, xung quanh trồng đầy cây cảnh và nuôi cả trăm con gà. Thấy cảnh tượng yên bình này, chẳng ai nghĩ đây là nhà của một võ sư từng được giới võ thuật gọi là “Hùm xám cao nguyên” với độc chiêu “Miêu tẩy diện” - “Mèo rửa mặt”.

Võ sư Lý Xuân Hỷ kể, khi 8 tuổi, ông đã theo cha luyện võ. Đến năm 12 tuổi, ông mới được cha mình là võ sư Lý Tường truyền dạy bài võ “Miêu tẩy diện” bí truyền của dòng họ. Ông Hỷ kể, cha ông bảo: “Con cứ luyện tập, đến khi nào ta ngồi yên trên bàn mà tay con chạm được vào da mặt ta, thì ta sẽ dạy Miêu tẩy diện cho con”. Sau 4 năm luyện tập, ông Hỷ cũng đã đạt được yêu cầu của cha. “Đó là ngày mang tính bước ngoặt đối với nghiệp võ của tôi”, ông nói.

Bài võ “Miêu tẩy diện” do ông tổ của Lý gia là võ sư Lý Thế sáng tạo dựa theo những chuyển động linh hoạt của loài mèo. Điểm lợi hại của bài quyền này là những đòn chỏ rất nhanh, hiểm và linh hoạt khi cận chiến.

Võ sư Lý Xuân Hỷ kể lại sự tích được lưu truyền trong dòng họ: Vào một buổi sáng, võ sư Lý Thế trong lúc ngồi quan sát con mèo mới ngủ dậy thì thấy 2 chân trước con mèo đưa lên vuốt râu, xoa mặt cho tỉnh táo rồi nhẹ nhàng nhảy từ trên cao xuống đất. Từ sự quan sát đó, võ sư Lý Thế đã sáng tạo ra bài quyền “Miêu tẩy diện”. Bài quyền này gồm 20 động tác mô phỏng lại chuyển động của loài mèo. Tập “Miêu tẩy diện” là phải tập cho được đôi tay. Đôi tay phải nhanh nhẹn. Bởi thế trong võ học, nhanh nhẹn nhất, nguy hiểm nhất là cặp tay con cọp và mèo. Tuy không thiên về dụng lực mạnh mẽ như hổ quyền, nhưng miêu quyền xoay trở nhanh nhẹn, tấn pháp thấp, thủ pháp gọn và hiểm hơn. Bộ tay cực kỳ linh hoạt dựa trên tấn pháp mau lẹ, vừa sử dụng hổ trảo, chỏ, vừa sử dụng kiếm chỉ điểm vào tử huyệt đối phương.

Trước ngày giải phóng miền Nam, nhiều năm võ sư Lý Xuân Hỷ đoạt giải vô địch tại các cuộc thi võ ở cao nguyên Trung phần nên được mệnh danh là “Hùm xám cao nguyên”. Biệt danh oai phong vậy, nhưng nghề chính của ông Hỷ vẫn là làm nông, tập võ chỉ vì đam mê và để rèn luyện sức khỏe.


Võ sư Lý Xuân Hỷ thi triển một thế võ bí truyền (ảnh: Đào Tiến Đạt)

Thượng đài hàng trăm lần chỉ thua 1 lần

Từ những tinh hoa của bài quyền “Miêu tẩy diện”, võ sư Lý Xuân Hỷ đã hàng trăm lần thượng đài, chỉ thua một lần duy nhất bởi cách tính ép điểm của trọng tài. Trong 17 năm, từ năm 18 tuổi đến năm 35 tuổi, ông thượng đài hàng trăm trận, nổi danh khắp cả nước bởi lối đánh linh hoạt, nhẹ nhàng nhưng không kém phần uy lực.

Năm 1969, võ sư Lý Xuân Hỷ có một trận đấu nổi tiếng với một sĩ quan Quân đoàn 2 Việt Nam Cộng hòa tên Long. Người này tập Taekwondo đến tứ đẳng huyền đai, vóc dáng cao lớn và rất hung hăng. Trước khi thượng đài, người này tuyên bố: “Đêm nay hạ Hỷ, đêm mai hạ Cảnh” (võ sư Minh Cảnh, vô địch quyền anh Đông Dương, là thầy dạy quyền anh của võ sư Hỷ). Khi thượng đài, người này liên tục dùng đòn chân tấn công tới tấp vào võ sư Hỷ, nhưng ông chỉ lách người tránh. Tấn công hết hiệp 1 nhưng sĩ quan này vẫn chưa đánh trúng ông Hỷ một đòn nào. Đến giữa hiệp 2, ông Hỷ kết thúc trận đấu bằng lần duy nhất phản đòn, ông dùng đòn chỏ trong bài quyền “Miêu tẩy diện” đánh thẳng vào chấn thủy đối phương khiến hắn bất tỉnh tại chỗ.

Năm 1990, “Miêu tẩy diện” trình làng Festival võ thuật cổ truyền quốc tế gồm 16 nước tham gia, được tổ chức tại Liên Xô. Võ sư Lý Xuân Hỷ lúc ấy đã xấp xỉ 50 tuổi. Trong 1 lần thượng đài với đối thủ là một võ sư người Ba Lan, nặng hơn ông gần 10kg. Lúc thượng đài, thấy võ sư Hỷ không thủ thế gì cả, võ sư này cho rằng ông coi thường mình nên tức giận xông vào tấn công. Bằng một chiêu điêu luyện của “Miêu tẩy diện”, ông nghiêng người né đón rồi đảo tay đánh một chỏ, đối thủ ngã xuống sàn. Tiếng hò reo vang lên khắp nhà thi đấu. Đó là lần đầu tiên “Miêu tẩy diện” xuất ngoại. Trong những khán giả tại đó, có một võ sư người Italia âm thầm chứng kiến bài võ độc đáo và nung nấu ý chí thách đấu võ sư Hỷ.


Độc đáo "Mèo rửa mặt" trong võ Việt

Năm 2007, 17 năm kể từ thời điểm ấy, võ sư người Italia sau khi tập luyện miệt mài đã từ Italia tìm đến nhà võ sư Lý Xuân Hỷ tại Bình Định để thách đấu và giao lưu võ học. Thời điểm đó, võ sư này 42 tuổi, nặng hơn võ sư Hỷ 30kg. Do cuộc thượng đài có yếu tố nước ngoài nên các ngành chức năng tại Bình Định đã cử người tới để bảo đảm an ninh. Võ sư Hỷ ra điều kiện là dù kết quả thế nào cuộc đấu cũng chỉ diễn ra trong 30 phút, kể cả trao đổi võ học. Vào trận, vị võ sư người Italia ra đòn đá liên tục, ông Hỷ chỉ né mà không phản công. Đến phút thứ 3, khi võ sư người Italia tung cú đá ngang mặt, võ sư Hỷ lách người tránh đòn, rồi đá quét một đòn phá chân trụ làm đối phương ngã chúi xuống đất và thua cuộc. Sau trận đấu, võ sư người Italia mới thú nhận rằng, để chuẩn bị cho trận đấu, ông đã học thêm 3 năm võ Trung Quốc, dành dụm tiền mấy năm trời để đủ chi phí đi từ Italia tới Việt Nam thách đấu võ sư Hỷ và thua “tâm phục khẩu phục”.

Giờ đây, ở tuổi bát thập, sức khỏe của võ sư Lý Xuân Hỷ đã yếu đi nhiều, nhưng ông vẫn ngày ngày tập võ để làm gương răn dạy con cháu giữ gìn những tuyệt học võ thuật Việt Nam, trong đó có bài võ mèo “Miêu tẩy diện”

Thanh Hiếu

https://petrotimes.vn/doc-dao-meo-rua-mat-trong-vo-viet-675737.html


Võ sư Lý Xuân Hỷ thi triển thế “Miêu tẩy diện”

Võ sư Lý Xuân Hỷ thi triển một thế võ bí truyền

(ảnh: Đào Tiến Đạt)

Môn phái Việt Nam Võ Đạo-Tây Sơn Bình Định do võ sư Chưởng môn Hà Trọng Khánh sáng lập từ những năm 1986. 

Tấn Gia Quyền, tên gọi gần gũi là Lò Tấn. Dòng võ Tấn uy danh một thời, chứng minh Võ thuật cổ truyền Việt Nam là môn võ chiến đấu thực tế.

Vào những năm 60 của thế kỷ trước,  ở Sài Gòn có một vị đại sư với tấm lòng từ bi cùng tinh thần yêu nước đã sáng lập ra môn phái võ thuật Trung Sơn võ đạo.

Ngôi nhà trên mảnh đất có diện tích 240 m2 nằm sâu trong con hẽm nhỏ, mang số 51/2 Phan Châu Trinh, thành phố Hội An được ông Tiễn Văn Chánh và bà Phạm Thị Lý là người Minh Hương xây dựng để ở từ cuối thế kỷ 19.

Trong khoảng 200 năm tồn tại dưới thời các chúa Nguyễn, dinh trấn Thanh Chiêm có một đội quân rất hùng mạnh, đã từng bước Nam tiến mở rộng bờ cõi nước ta bao gồm toàn bộ vùng đất và vùng biển Nam bộ như ngày nay. Thời ấy, vũ khí cơ giới còn rất thô sơ và rất ít, công cụ chiến đấu chủ yếu là binh khí võ cổ truyền.

Lam Sơn võ đạo, môn phái Võ thuật cổ truyền Việt Nam do võ sư Quách Văn Kế sáng lập, đã gắn liền với địa danh lịch sử, văn hoá mang hơi thở một thời chiến đấu bảo vệ tổ quốc, quê hương.

Có khá nhiều võ phái có gốc gác hẳn hoi, có cội nguồn lâu đời, đang lưu giữ nhiều bài võ "cổ bản" của tiền nhân và đã từng oanh liệt một thời trên các võ đài

Các dòng võ cổ truyền từ phía trong tỉnh Thanh Hóa trở vào nói chung, Quảng Nam nói riêng đều có phát tích từ cuộc nam tiến lịch sử mở rộng bờ cõi của nước Đại Việt vào khoảng thời gian bắt đầu từ năm 1471, khi vua Lê Thánh Tông đặt vùng đất Hòa Vang và Điện Bàn (thuộc tỉnh Quảng Nam ngày nay) vào phủ Triệu Phong thuộc thừa tuyên Thuận Hóa.

Võ Bình Định là tên gọi môn võ có xuất xứ từ Bình Định, mệnh danh Miền đất võ, đồng thời cũng là quê hương người anh hùng áo vải cờ đào, Nguyễn Huệ. Môn võ có quá trình hình thành, phát triển gắn liền với các danh nhân, danh tướng, anh hùng, anh thư, liệt nữ Việt Nam và lịch sử chống giặc ngoại xâm, điển hình là Chiến thắng Kỷ Dậu 1789, Vua Quang Trung đại phá quân Thanh.

Theo võ sư Hồ Công Vinh cho biết, ông tổ của dòng tộc Hồ đã đến đây từ rất sớm.


Trong giới võ thuật Sài Gòn trước năm 1975 có một vị võ sư danh tiếng lẫy lừng, võ thuật cao siêu mà tấm lòng cứu nhân độ thế cũng khiến người người nể phục. Đó là võ sư Từ Thiện.

“Tứ Tú” của làng võ Sài Gòn

Năm 1959, võ sư Từ Thiện chính thức gia nhập Tổng cuộc Quyền thuật, bắt đầu đào tạo võ sĩ thi đấu võ đài, ông còn trao đổi thêm kỹ thuật môn quyền Anh cùng những đồng đạo thân thiết như Kid Dbpsey, Huỳnh Tiền, Phan Văn Hai, Lê Văn Kiển (Tám Kiển), Nguyễn Văn Thanh (Chín Mai)…

Võ đường Từ Thiện là một trong bốn võ đường (cùng với võ đường Trần Xil, Xuân Bình, Lý Huỳnh) đào tạo võ sinh, võ sĩ nhiều nhất miền Nam giai đoạn 1965-1975, vì thế lần đầu tiên bộ môn quyền thuật được Phủ Thủ tướng và Tổng Nha Thanh Niên chế độ cũ tặng “Bằng Danh Dự ưu hạng” vào hạ tuần tháng 7/1970, được báo chí Sài Gòn phong danh “Tứ tú trên bầu trời võ thuật”. Năm 1973 võ đường lại vinh dự được Tổng Nha Thanh Niên và Phủ Thủ tướng ban tặng “Thể thao bội tinh”.

Năm 1924, làng võ Bình Định xuất hiện thêm một dòng võ mới đó là quyền Tàu. Người sáng lập ra dòng võ này là Tàu Sáu, tên thật là Diệp Trường Phát, sinh năm 1896 tại An Thái.

Nguyên quán ở tỉnh Thanh Hóa, võ sư Lê Sáng chào đời vào mùa thu năm 1920 (Canh Thân) tại căn nhà bên bờ hồ Trúc Bạch (Hà Nội). Ông là trưởng nam của cụ ông Lê Văn Hiển và cụ bà Nguyễn Thị Mùi.

Đầu năm 1939, ông bị bệnh nên đôi chân đi đứng khó khăn. Nghe lời khuyên của mẹ, ông tìm thầy học võ với mục đích rèn luyện cho đôi chân cứng cáp và thân thể khỏe mạnh. Duyên may đưa đẩy ông đến với lớp Vovinam tại trường Sư phạm Hà Nội do Sáng tổ Nguyễn Lộc trực tiếp giảng dạy vào mùa xuân năm 1940. Có tố chất thể thao, thông minh lại chịu khó học hỏi và chuyên cần luyện tập, ông sớm cải thiện tình trạng sức khỏe và tiến bộ nhanh trên bước đường võ nghệ. Chỉ vài năm sau, ông được Sáng tổ cử tham gia huấn luyện Vovinam tại Hà Nội. Từ đó, ông luôn gắn bó với Sáng tổ như anh em ruột thịt, đồng lao cộng khổ và từng theo chân Sáng tổ đi dạy Vovinam một số vùng ở phía Bắc Việt Nam như: Hữu Bằng, Chế Lưu, Ấm Thượng, Thanh Hương, Đan Hà, Đan Phú....

Năm 1954, ông được Sáng tổ phân công dạy một số lớp Vovinam ở Sài Gòn và tỉnh Gia Định. Đến cuối năm 1957, Sáng tổ lâm bệnh (ung thư thanh quản) võ sư Lê Sáng tiếp tục huấn luyện cho tất cả môn sinh đang theo học với Sáng tổ lúc đó; đồng thời liên tục mở thêm 3 võ đường ở đường Trần Khánh Dư (Tân Định), đường Sư Vạn Hạnh (sát chùa Ấn Quang) và góc đường Trần Hưng Đạo và Huỳnh Mẫn Đạt (còn gọi là Moulin Rouge - tên một vũ trường đã ngưng hoạt động).

1960, võ sư Lê Sáng lên Buôn Ma Thuột và Quảng Đức phụ giúp ông Nguyễn Hải (em trai của Sáng tổ) khai khẩn đồn điền cao su và khai thác gỗ. Mãi đến cuối năm 1963, khi các võ phái ở Sài Gòn được phép hoạt động trở lại, ông mới quay về, bắt tay cùng đội ngũ cốt cán, khôi phục và phát triển môn phái.

Chưởng môn đã phát triển một số ý tưởng của Sáng tổ để xây dựng cho Vovinam-Việt Võ Đạo một hệ thống triết lý võ đạo cùng hệ thống kỹ thuật luyện tập mang tính khoa học và thiết thực như hiện nay. 

"Sống, để cho người khác sống và sống cho người khác".

Ngay cả khi ở tuổi ngoại "thất thập cổ lai hy", Chưởng môn vẫn tiếp tục nghiên cứu, bổ sung hệ thống kỹ thuật cho phù hợp với nhiều đối tượng trong giai đoạn mới - giai đoạn Vovinam-Việt Võ Đạo phát triển mạnh mẽ ở nước ngoài sau cột mốc đặt nền tảng ban đầu trên đất Pháp hồi năm 1973. dần dần lan rộng ra hơn 40 nước trên thế giới như là một sự khẳng định mạnh mẽ của truyền thống thượng võ và bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Ông được bầu làm Tổng thư ký Tổng cuộc Quyền thuật miền Nam Việt Nam và Tổng Thủ quỹ Ủy hội Olympic miền Nam Việt Nam nhiều nhiệm kỳ liên tục (từ khoảng đầu thập niên 1960 đến đầu thập niên 1970)

Không chỉ giỏi võ, có khả năng lãnh đạo và kinh doanh tốt, Chưởng môn Lê Sáng còn là một con người tài hoa. Bằng những nét chữ bay bướm, ông thường sáng tác nhiều bài thơ tràn đầy cảm xúc sâu lắng và thấm đượm tinh thần thượng võ. Một số bài thơ của Chưởng môn (bút danh Quang Vũ, Huy Vũ) đã được phổ nhạc. 

Sống đơn thân, không nặng gánh gia đình, thích đọc sách báo, thấm nhuần triết lý phương Đông, và cũng là người kế nghiệp xuất sắc nhất của Sáng tổ Nguyễn Lộc; Chưởng môn Lê Sáng đã hy sinh và cống hiến trọn cuộc đời mình cho công cuộc xây dựng và phát triển môn phái Vovinam-Việt Võ Đạo.

Sau một thời gian lâm trọng bệnh, Chưởng môn Lê Sáng đã theo chân Sáng tổ về cõi vĩnh hằng vào lúc 3 giờ ngày 27-9-2010, nhằm ngày 20 tháng 8 năm Canh Dần, hưởng thọ 91 tuổi.

Võ sư Đỗ Nguyên Khôi (1945 - 1975 ) - (Pháp hiệu : Cư sĩ  Thích Hồng Nhật)


Ông Hương mục Ngạc cư ngụ tại An Vinh, huyện Bình Khê (Tây Sơn ngày nay).


Xuất thân từ một gia đình danh gia vọng tộc, thân phụ làm quan đến chức lãnh binh. Thuở nhỏ ông được phụ thân truyền thụ võ công.


Võ sư Hổ Bạch Sơn bên bàn thờ tổ võ phái tại tư gia.

Tuyệt kỹ thiếu lâm Bạch Hổ

Sau khi truyền bá hết võ công và phật pháp cho cậu học trò cưng, trụ trì Thích Thiện Duyên đã tích cực tham gia vào việc chống lại bọn cường hào, ác bá bán nước và quân xâm lược. Chuyện kể lại rằng, lũ cướp nước bao vây nhà chùa và đòi thiêu rụi hết tất cả chốn thiền môn, vị sư già cùng các môn đệ đã đứng lên chống lại quyết liệt. Trong lúc giao chiến, vị sư già đã quật ngã nhiều tên nhưng với súng, ông đã không thể cự lại được và đã ra đi vĩnh viễn.

Không giống như nhiều cao thủ thời ấy, khi sư phụ qua đời, chùa bị thiêu rụi, Trịnh Văn Ân không đi vào bế tắc, trả thù một cách tự phát mà ông đã chọn cách đi theo "các anh". Lúc này, Trịnh Văn Ân cũng chính là truyền nhân của môn phái Thiếu Lâm Bạch Hổ với biệt danh Hổ Bạch Ân. Thời ấy, phong trào du kích Long Phú khá nổi tiếng, lập được nhiều chiến công vang dội, Trịnh Văn Ân đã xin gia nhập. Được chấp nhận và biết ông là người giỏi võ công, cơ sở đã giao nhiệm vụ huấn luyện võ thuật