Culture studies

THỜI HÙNG VƯƠNG VÀ CHỮ VIỆT CỔ 

THỜI HÙNG VƯƠNG VÀ CHỮ VIỆT CỔ [24/03/2013]

Nguyễn Vũ Tuấn Anh 

Bài đã đăng trên web Kinh tế châu Á – Thái Bình dương

Vào ngày 29 tháng 1. 2013, tại khách sạn Railway, 80 Lý Thường kiệt, Nhà xuất bản Hồng Đức phối hợp với Tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương tổ chức một buổi giới thiệu sách “Cuộc hành trình đi tìm chữ Việt cổ” của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền. Một cuốn sách trong hàng trăm, hàng nghìn đầu sách xuất bản mỗi năm ở Việt Nam với nội dung viết về một thứ chữ đã trở thành lịch sử và bây giờ chẳng còn ai quan tâm đến nó. Nó không còn giá trị sử dụng trong xã hội Việt Nam hiện đại và có lẽ cả xã hội loài người nói chung. So với những cuốn sách khác bán chạy như tôm, viết về các phương pháp kinh doanh làm giầu, những bí mật của thế giới chính trị, quân sự; những kiến thức khoa học hiện đại; về tương lai của con người, xã hội và của cả thế giới này… để con người có thể nhanh chóng nắm bắt, trang bị kiến thức thời đại để nhanh chóng lao vào cuộc đời với khí thế hừng hực trong cuộc tranh đua – thì – cuốn sách của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền có vẻ như không nằm trong hành trang của tri thức hiện đại. Chữ Việt cổ, nếu có thật thì cũng chỉ như một chứng cứ lịch sử và chẳng còn gía trị sử dụng. Chẳng ai cần đến thứ chữ viết từ hàng ngàn năm trước. Người ta đua nhau học tiếng Anh, tiếng Trung để hội nhập với thế giới. Ngay cả chữ Quốc Ngữ hiện đại, ngay cả trình độ trên phổ thông trung học, người ta còn viết sai cả chính tả, huống chi là chữ viết của ông cha từ hàng ngàn năm trước.

Nếu chỉ nhìn về góc độ thực dụng hạn hẹp thì có vẻ đúng như thế! Và có lẽ cũng vì thế mà nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền bỏ cả một đời người cũng chỉ cặm cụi một mình với rất nhiều gian nan, với nỗi lòng đau đáu tìm về cội nguồn chữ viết của dân tộc. Ông tự bỏ công sức với nguồn tài lực ít ỏi của chính ông và gia đình để lặn lội đi tìm chữ Việt cổ.

Không phải đến ngày 29. 1. 2013 ông mới giới thiệu cuốn sách của này. Ngày mùng 4 tháng 5. 2012, tại Hội trường Nhà xuất bản Tri Thức 53 Nguyễn Du, Trung Tâm Minh Triết Việt và Nhà xuất bản Tri Thức đã phối hợp tổ chức một buổi thuyết trình về Chữ Việt cổ của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền.

Sau buổi thuyết trình, sự quan tâm của các nhà khoa học chuyên ngành về lịch sử, ngôn ngữ đều cho rằng công trình của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền chưa đủ sức thuyết phục. Và họ – những nhà khoa học ấy – qua công trình nghiên cứu khoa học của ông, đã khen ngợi ông Xuyền là có “tinh thần yêu nước”?! Điều mà ông Xuyền đã quá đủ để chứng tỏ, khi vào tận sở mật thám Pháp tại Hải Phòng, giải cứu ngài Nguyễn Hữu Thọ – sau này là Chủ tịch Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam và Chủ tịch nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ông không cần thiết phải bỏ cả cuộc đời còn lại của mình thể hiện lòng yêu nước qua công trình nghiên cứu chữ Việt cổ. Tôi nghĩ chính ông mới đủ tư cách nhận xét lòng yêu nước của người khác, qua những hành động quả cảm của ông khi tham gia chống quân Pháp xâm lược.

Trong buổi thuyết trình này, giáo sư Viện sĩ Phan Huy Lê đã tham dự và cho rằng những luận cứ của ông Xuyền còn chưa đủ “cơ sở khoa học”. Ý kiến của giáo sư Phan Huy Lê được báo Thanh Niên mô tả như sau: Quote

“Vấn đề chữ viết cổ của người Việt không chỉ trong nước mà đã được nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài chia sẻ. Và trước đây chưa ai dám kết luận chắc chắn. GS Lê cho rằng ông Xuyền tiếp nối, có sự bổ sung theo hướng đi của GS Lê Trọng Khánh, nghiên cứu từ chữ Thái cổ nhằm xác định chữ Việt cổ và nhấn mạnh: “Nhưng việc tìm ra và giải mã được chữ Việt cổ là quá trình không chỉ gian khổ mà còn khắc khổ. Phải có cứ liệu khoa học và sẵn sàng nhận lấy sự thẩm định, phản biện, thậm chí phê phán của những người khác”. “Trao đổi với Thanh Niên sáng 5.5, GS Phan Huy Lê nói: “Chữ của người Việt cổ là đề tài được một vài nhà nghiên cứu theo đuổi. Một đề tài nghiên cứu chuyên môn sâu cần nhà nghiên cứu chuyên môn sâu”. Ông từ chối đưa ra đánh giá cụ thể về chất lượng nghiên cứu của ông Đỗ Văn Xuyền”. 

Tất nhiên, không phải chỉ có một mình giáo sư Viện sĩ Phan Huy Lê, những nhà khoa học chuyên ngành thuộc hàng “top”, có chức danh và học vị trong các Viện nghiên cứu, khi phát biểu cũng thể hiện sự chưa thỏa mãn với luận điểm của ông Xuyền. Quote

“Trong khi đó, thạc sĩ Phạm Văn Ánh (Viện Văn học) cho rằng cách lập luận của ông Xuyền dựa nhiều trên cách đọc của chữ quốc ngữ hiện tại, chưa có lý do gì để khẳng định các cụ ta lại sử dụng nguyên lý đọc này. PGS-TS Tống Trung Tín cho biết: “Tôi đánh giá đây là một cách đọc theo phương pháp khoa học là… tưởng tượng. Nghĩa là nó không mấy chặt chẽ và hơi võ đoán”.

Với địa vị học thuật thể hiện qua danh vị và những chức vụ đảm trách các bộ môn khoa học liên quan, những phát biểu của họ nghiễm nhiên mang tính quyền lực học thuật. Và thế là nó gây một cảm giác mơ hồ vốn mang tính phổ biến với cụm từ “chưa được khoa học công nhận”. Đương nhiên với những ý kiến của những nhà khoa học có danh vị, làm cho đông đảo những người ủng hộ một cảm giác rằng: Một nhà nghiên cứu nghiệp dư, không tên tuổi, còn có bút danh là trong thế giới văn chương là Khánh Hoài – tức là không có “chuyên môn sâu”, như cách nói của giáo sư Viện sĩ Phan Huy Lê – lại có thể làm được một công việc mà ngay những nhà khoa học tên tuổi – cả trong lẫn ngoài nước, từ hàng trăm năm nay – đã thất bại!?

Nhưng sự thành công trong việc đi tìm hệ thống chữ Việt cổ đã thực sự xảy ra với công trình nghiên cứu của ông Xuyền. Bởi vì, trong nghiên cứu khoa học không lệ thuộc vào sức chứa bộ nhớ và chức danh của các nhà khoa học. Nó cũng không phụ thuộc vào số đông cổ vũ với những pan hâm mộ và phương tiện nghiên cứu hoàng tráng trong các Viện khoa học. Tất nhiên nó cũng không lệ thuộc vào các đề tài khoa học với kinh phí hàng chục triệu tiền Việt, hoặc hoàng tráng hơn – đến hàng trăm tỷ Dollar – như cỗ máy gia tốc hạt của cộng đồng khoa học châu Âu đi tìm Hạt của Chúa. Tất cả những điều đó chỉ là những yếu tố hỗ trợ.

Để có những phát minh khoa học thì tôi cần phải xác định ngay rằng: Một trong những yếu tố có tính quyết định cho sự thành công của một công trình nghiên cứu khoa học, chính là phương pháp nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu của nhà văn Khánh Hoài.

Về phương pháp nghiên cứu chữ Việt cổ từ trước đến nay có thể phân loại với ba phương pháp đã thể hiện như sau: 1. Phương pháp dựa trên các di vật khảo cổ – do GS Hà Văn Tấn khởi xướng và đã tìm ra được một số hình, như là ký tự trên các di vật khảo cổ có niên đại xác định khác nhau. Nhưng chưa đủ căn cứ để xác định tính hệ thống của chữ Việt cổ.

2. Phương pháp dựa vào các hình khắc cổ trên đá – do một nhà nghiên cứu người Pháp đã và đang dựa trên hàng nghìn bản in từ đá cổ Sapa và các bãi đá cổ khác – sau khi tổng hợp và phân loại ông đã xác định được một số motif lặp lại trong nhiều hình vẽ có thể là một dạng ký tự – tuy nhiên chưa công bố kết quả cụ thể nào.

3. Phương pháp phỏng đoán chữ Việt cổ còn lại ở Tây Bắc và đi sưu tầm và hệ thống hóa – phương pháp này do GS Lê Trọng Khánh khởi xướng. Nhưng giáo sư Lê Trọng Khánh lại cho rằng đó là hệ thống chữ viết của người Tày Thái vì nó thể hiện ngôn ngữ trong sinh hoạt của người Tày Thái.

Tất nhiên, tất cả những phương pháp này đã thất bại.

Tôi trình bày khái quát nguyên nhân thất bại của ba phương pháp này, như sau:

1/ Phương pháp của giáo sư Hà Văn Tấn, chủ yếu dựa vào sự tìm thấy hay không những di sản cổ còn lại để xác định hệ thống chữ Việt cổ. 

Đây là một phương pháp nghiên cứu lịch sử – được “khoa học công nhận”, nhưng tất nhiên không phải là duy nhất đúng – khá thịnh hành ở khoảng nửa đầu thế kỷ trước.

Nhưng di sản khảo cổ không phải là bằng chứng duy nhất chứng minh cho lịch sử. Điều này dễ hiểu! Vì chẳng có lẽ nào vì không có di vật khảo cổ thì lịch sử không tồn tại. Nhất là những vấn đề lịch sử đã lùi sâu vào quá khứ tính bằng thiên niên kỷ – Tất nhiên, những di sản cổ ngay cả bằng sắt thép cũng hoàn toàn …biến mất. Chưa nói đến di sản phi vật thể là hệ thống chữ viết của một dân tộc bị đô hộ hàng ngàn năm. Ngay cả trường hợp tìm thấy một di sản vật thể cổ có thể mô tả một sự kiện lịch sử nào đó thì cũng chỉ có thể coi đó là một sự hiện hữu khách quan và tự nó không nói lên điều gì. Nhà nghiên cứu với bằng chứng di sản vật thể khảo cổ tìm được, vẫn cần một hệ thống luận cứ hợp lý tối thiểu, để giải thích sự hiện hữu của di sản đó trong mối liên hệ với môi trường lịch sử mà nó đã ra đời. ở đâu đó trong cõi trần gian này. Điều kiện cần cốt lõi của phương pháp này là: Phải tìm thấy những di vật khảo cổ. Không tìm thấy thì bế tắc và giáo sư Hà Văn Tấn đã không tìm thấy.

2/ Phương pháp dựa vào các hình khắc cổ trên đá – dựa trên hàng nghìn bản in từ đá cổ Sapa và các bãi đá cổ khác do một nhà nghiên cứu người Pháp triển khai. Ông đã tổng hợp và phân loại và xác định được một số motif lặp lại trong nhiều hình vẽ có thể là một dạng ký tự – tuy nhiên chưa công bố kết quả cụ thể nào. 

Phương pháp này của nhà nghiên cứu người Pháp thực chất cũng chỉ là sự sưu tầm di vật khảo cổ dưới một hình thức khác. Nó vẫn đòi hỏi khả năng giải mã để có thể đọc và phục hồi lại toàn bộ hệ thống chữ Việt cổ. Nhưng với hàng ngàn năm đã trôi qua, ngôn từ của một dân tộc cũng biến đổi theo thời gian. Ngay cả hệ thống ký tự Ai Cập cổ đại trong Kim Tự Tháp, hiện hữu rõ ràng như vậy, nếu không tìm được mối liên hệ với 6 ký tự liên quan đến chữ viết hiện đại thì con người của nền văn minh hiện nay vẫn chưa đọc được những bản văn khắc trong các Kim Tự tháp cổ Ai Cập.

Bởi vậy, cùng chung số phận với phương pháp của giáo sư Hà Văn Tấn – căn cứ trên di vật khảo cổ – là những di sản vật thể để xác định một giá trị văn hóa phi vật thể là một sai lầm. Cho nên, việc đi tìm hệ thống chữ Việt cổ của phương pháp này cũng đi vào bế tắc. Cho dù nó được thực hiện bởi những nhà khoa học tên tuổi tầm cỡ.

3. Phương pháp phỏng đoán chữ Việt cổ còn lại ở Tây Bắc và sưu tầm và hệ thống hóa – của GS Lê Trọng Khánh.

Đây là phương pháp có một định hướng gần đúng hơn cả – so với hai phương pháp trên. Bởi vì với một di sản phi vật thể là hệ thống chữ Việt cổ thì nó phải được tìm hiểu và khám phá từ những giá trị di sản phi vật thể. Do đó, giáo sư Lê Trọng Khánh thành danh trong việc truy tìm hệ thống chữ Việt cổ. Nhưng sự thành công của giáo sư chỉ dừng lại ở đây. Chính vì mặc dù có một phương pháp gần đúng, nhưng giáo sư lại không có một hệ thống luận cứ đủ thuyết phục để tiếp tục tiến tới mục đích cuối cùng. Giáo sư Lê Trọng Khánh cho rằng đó là hệ thống chữ viết của người Tày Thái vì nó thể hiện ngôn ngữ trong sinh hoạt của người Tày Thái.

Vấn đề được đặt ra là: Vì sao dân tộc Tày Thái – trong điều kiện chịu chung cảnh Bắc thuộc hàng ngàn năm như Việt tộc và là một bộ phận thiểu số trong cộng đồng Việt cổ lại có chữ viết, còn dân tộc Việt cổ lại không có? Nhu cầu nào và xuất phát từ một hệ thống quản trị xã hội nào để dân tộc Tày Thái có hệ thống chữ viết riêng của mình?

Nhưng với nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền đã đi tìm một phương pháp hoàn toàn khác. Phương pháp nghiên cứu của ông có tính kế thừa từ những phương pháp trên với những tư liệu cực kỳ phong phú. Phương pháp của ông có nhiều điểm tương đồng với giáo sư Lê Trọng Khánh, là đi tìm nguồn gốc của chữ Việt cổ lưu truyền trong dân gian, qua những giá trị di sản phi vật thể. Do đó, có sự ngộ nhận ông đi theo con đường của giáo sư Lê Trọng Khánh. Nhưng điểm nhấn và cũng là sự khác biệt của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền với các phương pháp trên chính là ông đã tổng hợp những dữ kiện về chữ Việt cổ trong một hệ thống luận cứ chặt chẽ – dựa trên những tiêu chí khoa học cho một giả thuyết khoa học được coi là đúng – trong chuyên ngành khoa ngôn ngữ học hiện đại – để xác định bộ chữ Việt cổ từ thời Hùng Vương dựng nước.

Tiêu chí khoa học cho một lý thuyết, một giả thuyết, một phương pháp…vv….nhân danh khoa học, là những giá trị thẩm định và phản biện khoa học hoàn toàn khách quan, được hình thành trong lịch sử phát triển của khoa học hiện đại và được sự thừa nhận bởi những nhà khoa học thực sự. Nhà nghiên cứu không có “chuyên môn sâu” như ông Đỗ Văn Xuyền, không thể tự đặt ra tiêu chí khoa học của riêng ông, để tự thỏa mãn những luận cứ của ông với “lòng yêu nước“.

Tiêu chí khoa học chính là cái mốc chuẩn để phân biệt tính khoa học và phi khoa học. Đây cũng chính là cơ sở để thừa nhận hay phủ nhận những luận cứ của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền. Do đó, để phản biện và chứng minh sự sai lầm trong hệ thống luận cứ của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền thì phải căn cứ vào chính những tiêu chí khoa học được ông đề cập, hoặc những tiêu chí khoa học mà ông Xuyên bỏ qua để chỉ ra sai lầm của ông. Nhưng có vẻ như những người phủ nhận công trình nghiên cứu của ông Xuyền, chưa đủ tầm để thực hiện điều đó. Mặc dù học vị của họ cũng rất đáng kính nể. Từ nhiều năm nay, công trình nghiên cứu của ông Xuyền đã phổ biến rộng rãi, nhưng chưa có dù chỉ một bài viết có tính hệ thống với những luận cứ chặt chẽ, thể hiện tính “chuyên môn sâu” của những học giả đáng kính, phản biện những luận điểm của ông Xuyền?!

 

Ông đã chứng minh sự tồn tại của một hệ thống chữ Việt cổ thỏa mãn đầy đủ tiêu chỉ khoa học cần có cho một hệ thống chữ viết của một nền văn minh. Từ cơ sở tiêu chí này so sánh với chữ Việt cổ liên hệ với ngôn ngữ trên các vùng miền của người Việt hoàn toàn thỏa mãn.

Những người phủ nhận luận cứ của nhà văn Khánh Hoài lạm dụng khá nhiều từ khoa học. Nhưng họ lại không định nghĩa được chính khái niệm mà họ sử dụng. Thí dụ như giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê đặt vấn đề về “cơ sở khoa học” trong hệ thống luận cứ của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền. Nhưng vấn đề được đặt ra là: Thế nào nội dung của ‘cơ sở khoa học’.Tôi nghĩ: Những nhà nghiên cứu vốn không có “chuyên môn sâu”, như ông Xuyền và cả tôi, và có lẽ cũng rất nhiều người khác, cần được hiểu nội dung thế nào là “cơ sở khoa học”, để căn cứ vào đấy tự thẩm định?! Hoặc giả như PGS. TS Tống Trung Tín phát biểu: “Tôi đánh giá đây là một cách đọc theo phương pháp khoa học là… tưởng tượng. Nghĩa là nó không mấy chặt chẽ và hơi võ đoán” - thì chí ít ông cũng cần phải đưa ra cơ sở nào để ông có một “đánh giá” như vậy chứ nhỉ?!

Tóm lại, tôi có thể kết luận rằng: Sự phủ nhận một cách vội vã là thái độ vô trách nhiệm đối với lịch sử văn hóa của dân tộc, ít nhất là do thiểu hiểu biết.

Ý nghĩa của việc tìm ra Chữ Việt cổ. “Để xác định một nền văn minh thì nó phải có hệ thống chữ viết để duy trì và phát triển nền văn minh đó”. Đó là một trong những tiêu chí khoa học để thẩm định một nền văn minh đã tồn tại trong lịch sử.

Cội nguồn dân tộc Việt thời Hùng Vương, được ghi nhận trong tâm khảm của những người Việt Nam sau hàng ngàn năm Bắc Thuộc, bằng những truyền thuyết và huyền thoại và những dòng viết ngắn ngủi trong chính sử một cách mơ hồ. Đó chính là cái nguyên cớ để vào những thập niên cuối thế kỷ XX, những người có học vị đã đặt lại vấn đề cội nguồn lịch sử dân tộc nhân danh khoa học. Nhưng những lập luận của họ – do chỉ dựa trên sự hoài nghi về cội nguồn lịch sử dân tộc – nên không hề tỏ ra có một luận cứ sắc xảo. Mặc dù vậy, lợi dụng học vị họ vẫn ngang nhiên kết luận về Thời Hùng Vương cội nguồn lịch sử của Việt tộc, chỉ tồn tại “khoảng từ thế kỷ thứ VII trước CN” và chỉ “cùng lắm là một liên minh bộ lạc” với những người dân “ở trần đóng khố”. Địa bàn hoạt động của nước Văn Lang – theo họ – chỉ vỏn vẹn ở “đồng bằng Bắc Bộ”. Chúng tôi đã bác bỏ những luận điểm của họ, rõ ràng, minh bạch trên web của Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương.

Một trong những luận điểm trong việc phủ nhận giá trị văn hóa sử truyền thống Việt chính là việc không tìm thấy một hệ thống chữ viết để chứng tỏ sự tồn tại một nền văn hiến đầy tự hào của người Việt. Đây cũng chính là tiêu chí khoa học để xác định sự tồn tại của một nền văn minh. Nhưng đó là một yêu cầu khám phá, tìm hiểu và phục hồi, chứ không phải là một luận điểm phủ định – ngay cả như không tìm thấy hệ thống chữ Việt cổ.

Nhưng thật may mắn! Nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền đã xác định được hệ thống chữ Việt cổ. Đây chính là một điểm nhấn sắc sảo trong việc xác định cội nguồn lịch sử Việt tộc với gần 5000 năm văn hiến. Sự khám phá của nhà văn Khánh Hoài xác định “một nền văn minh thì nó phải có hệ thống chữ viết để duy trì và phát triển nền văn minh đó”. Bởi vậy, nên “hầu hết những nhà khoa học trong nước” “cộng đồng khoa học thế giới” phủ nhận Việt sử gần 5000 năm văn hiến, đã có những cố gắng phi lý để phủ nhận thành tựu xuất sắc của ông. Tôi có thể thẳng thắn mà phát biểu như vậy. Nhưng thật đáng tiếc cho họ – những nhà khoa học với bằng cấp đáng kính – vẫn không hề có những luận cứ phản biện đủ minh bạch trước công luận – dù chỉ là trong một bài viết nghiêm túc – để chỉ ra sai lầm trong hệ thống luận cứ của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền.

Tôi nghĩ, nếu những nhà khoa học thực sự có trách nhiệm với cội nguồn văn hóa sử dân tộc, thực sự có tinh thần khoa học, đủ tính công bằng và đủ tự tin vào khả năng tri thức thể hiện qua học vị của họ cho việc làm sáng tỏ chân lý – thì – cần tổ chức một cuộc hội thảo tranh luận một cách công khai, minh bạch để xác định tính chân lý cội nguồn văn hóa sử của Việt tộc, trong đó bao gồm một thành tố quan trọng là hệ thống chữ Việt cổ của nhà văn Khánh Hoài. Điều mà chúng tôi luôn xác định rằng:

Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng bên bờ nam sông Dương Tử và là cội nguồn của nền văn minh Đông phương một thời huyền vĩ.

6. 2. 2013

26. tháng Chạp Nhâm Thìn Việt lịch ============================= * Di sản văn hóa phi vật thể được hiểu là các tập quán, các hình thức thể hiện, biểu đạt, tri thức, kỹ năng và kèm theo đó là những công cụ, đồ vật, đồ tạo tác và các không gian văn hóa có liên quan mà các cộng đồng và các nhóm và trong một số trường hợp là cá nhân công nhận là một phần di sản văn hóa của họ. Được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, di sản văn hóa phi vật thể được cộng đồng, các nhóm không ngừng tái tạo để thích nghi với môi trường và mối quan hệ qua lại giữa cộng đồng với tự nhiên và lịch sử của họ, đồng thời hình thành trong họ ý thức về bản sắc và sự kế tục, qua đó khích lệ thêm sự tôn trọng đối với sự đa dạng văn hóa và tính sáng tạo của con người. Định nghĩa “di sản văn hóa phi vật thể của cơ quan văn hóa Liên Hiệp Quốc


Nghệ thuật sân khấu: Chèo



"Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay

Hoa xoan lớp lớp rụng rơi đầy

Hội chèo làng Ðặng đi qua ngõ

Mẹ bảo thôn Đoài hát tối nay"

Từ bao đời nay hát chèo đã trở thành một loại hình sinh hoạt văn hóa nghệ thuật quen thuộc của người dân Việt Nam, nuôi dưỡng đời sống tinh thần dân tộc bởi cái chất trữ tình đằm thắm sâu sắc. Trong kho tàng văn hóa nghệ thuật dân gian dân tộc, chèo là một loại hình sân khấu kịch hát đậm đà tính dân tộc, với sự kết hợp nhuần nhuyễn của hàng loạt yếu tố: hát, múa, nhạc, kịch mang tính nguyên hợp vô cùng độc đáo. 

 Hát chèo Việt Nam - Loại hình sân khấu của hội hè

Vùng trung châu và đồng bằng Bắc bộ là cái nôi của chèo, từ cái nôi ấy sau bao nhiêu thăng trầm của lịch sử nghệ thuật chèo ngày càng phát triển và khẳng định được tầm quan trọng trong nền văn hóa dân gian dân tộc.  

Chèo thường diễn trong các hội hè đình đám khắp vùng đồng bằng và trung châu miền Bắc mấy tháng Xuân, Thu hàng năm trước đây, mà không ít người xem đã thuộc làu cả tích, chí ít cũng đôi đoạn, dăm câu, khen chê tài diễn của nghệ nhân đâu ra đấy. Vì thế, đã có người đặt chèo vào loại sân khấu hội hè, vừa để nói tính quần chúng vừa nói đến cái cười trong diễn xuất của nó. 

Song không mấy loại sân khấu hội hè ở phương Tây thế kỷ XV hoặc XVI với phần lớn kịch ngắn vui nhộn diễn cương. Chèo cũng có số nhân vật chuyên làm hề và không ít nhân vật "'đá" vào pha trò đây đó, dùng kể chuyện hoặc hát múa gây cười, lấy ứng tác ứng diễn là chính và dẫu chiếm thời gian dài của đêm hát, song những đoạn trò cười đó còn rời rạc, ít ăn nhập với tích trò (thường mang tính bi). 

Có thể nói nghệ thuật chèo mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam, chèo sử dụng ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa kết hợp với cách nói ví von giàu tính tự sự trữ tình. Ðặc biệt hơn là tính tổng hợp của sân khấu chèo từ bản trò, đến đề tài nhân vật với sự "pha âm cách điệu" giữa âm nhạc, hát và múa. Sân khấu chèo xưa ra đời từ các làng chèo với các múa hội hát. Cứ mỗi độ xuân sang người muôn nơi lại bồi hồi bởi sự thúc giục của trống chèo và những lời ca tiếng hát của nghệ nhân làng chèo. Người xưa có câu "nhất cử động giai điểm vũ" điều đó biểu hiện nét đặc trưng của nghệ thuật chèo là "tính múa", những diễn xuất tinh tế của nghệ nhân chèo đều ở điểm này mà ra. Với đôi bàn tay khéo léo từng cử chỉ, động tác đã toát lên cái "thần" của nhân vật, qua đó thấy được thành công của người diễn. 

Từ mùa xuân rồi tới mùa thu trong các hội hè đình đám ở khắp vùng đồng bằng Bắc bộ không khi nào thiếu vắng tiếng hát chèo. Cũng chính vì thế mà chèo mang tính quần chúng và được gọi là loại hình sân khấu của hội hè. Công chúng đam mê chèo bởi khi đến với sân khấu chèo có thể tận hưởng niềm vui từ những tiếng cười châm biếm đả kích sắc và tinh tế. Trong mỗi vở diễn, mỗi tình tiết, mỗi lớp nhân vật của chèo đều có cái hài xen kẽ với cái bi, người xem bao giờ cũng coi trọng những yếu tố đó. Người xưa thường nói "có tích mới nên trò" điều đó khẳng định tích chuyện là linh hồn của vở diễn. Cũng chính vì vậy mà chèo được đánh giá là loại hình sân khấu kịch hát kể chuyện dân tộc. Ðiều này đã làm nên đặc điểm cơ bản của nghệ thuật chèo cổ. Không những thế chèo còn thuộc loại sân khấu ước lệ cách điệu, sự khoa trương- tô phóng có tính chọn lọc đã làm nổi bật hơn những góc cạnh đặc trưng của nghệ thuật chèo- những mảng chèo đặc sắc được ra đời từ nhân tố đó. 

Ở thời nào nghệ thuật đều chứng tỏ những nét tương đồng với lối sống của xã hội thời đó. Thời xưa chèo mang đậm dấu vết của những điệu múa dân gian, hàng loạt lễ tiết của phần cúng tế trong các hội làng ở miền bắc Việt Nam. Trong con đường phát triển của nghệ thuật chèo có hình thức tương hợp song song với sự phát triển và sáng tạo. Chèo hiện đại (chèo cải biên) đã khẳng định được vị thế của mình với những vở diễn và hình tượng con người mới nhờ sự bảo tồn và phát huy truyền thống của nghệ thuật chèo cổ, xứng đáng tiêu biểu cho nghệ thuật sân khấu dân tộc.  

Đã có một thời, Hội chèo đôi khi kéo dài cả tuần lễ, mặc dầu còn lâu mới đến Hội nhưng trong mỗi gia đình nông dân đều đã có sự chuẩn bị tham gia kỳ Hội với những vai chèo yêu thích. Trong các vở chèo cổ thường vạch mặt bọn quan lại phong kiến và thực dân áp bức giống nòi. Ơở các vỡ diễn, người nông dân thấy được sự phản ánh đời sống của mình với những mặt tích cực và phản diện, những ước mơ và ý niệm của mình về cái thiện và cái ác. Mọi người đã yêu và càng yêu nghệ thuật chèo bởi tính nhân đạo và sự tươi mát của nó, và bởi nó mang màu sắc dân tộc độc đáo.

Những vở chèo - đó là các mẩu chuyện sân khấu của những tiểu thuyết thi ca, nó đặc trưng bởi chất thơ mộng, hành văn nhuần nhuyễn, nó có những truyền thống lâu đời của thi ca phương Đông. Ngoài việc chèo là một nghệ thuật được nảy sinh từ quần chúng nông dân, nó còn được sử dụng rất nhiều tục ngữ và ca dao dân gian do nhân dân sáng tạo ra qua hàng ngàn năm.

Nghệ thuật cơ bản trong các vai của diễn viên là múa mà qua đó nó có thể hiện được tất cả sự uyển chuyển nhịp nhàng của con người. Những nghệ nhân lớp trước thường nói rằng: "Múa hình tượng đẹp đẽ của nội tâm". Song song với cái đó, điệu múa trong chèo không hoàn toàn mang tính trừu tượng và tượng trưng, ước lệ như một số loại hình nghệ thuật thông thường khác bởi một lẽ nguồn gốc của nó là những hình ảnh sinh hoạt, lao động qua các buổi diễn ở nông thôn.

Trải qua biết bao thế hệ, đến hôm nay những người con đất Việt - cả những người đang sống trên đất nước Việt Nam và những kiều bào ở xa tổ quốc, luôn coi nghệ thuật chèo là một "viên ngọc long lanh sắc màu" trong kho tàng văn hoá nghệ thuật dân gian dân tộc. 

 Lịch sử nghề Hát chèo 

Kinh đô Hoa Lư - Ninh Bình được coi là đất tổ của sân khấu chèo, và người sáng lập là bà Phạm Thị Trân, một vũ ca tài ba trong hoàng cung nhà Đinh vào thế kỷ 10. Sau này loại hình nghệ thuật biểu diễn này đã được phát triển rộng ra đồng bằng Bắc Bộ. Địa bàn phố biến từ Nghệ - Tĩnh trở ra.

Đồng bằng châu thổ sông Hồng luôn là cái nôi của nền văn minh lúa nước của người Việt. Mỗi khi vụ mùa được thu hoạch, họ lại tổ chức các lễ hội để vui chơi và cảm tạ thần thánh đã phù hộ cho vụ mùa no ấm. Từ thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên, họ đã biết biểu diễn các vở chèo đầu tiên trên sân đình. Nhạc cụ chủ yếu của chèo là trống chèo. Chiếc trống là một phần của văn hoá cổ Việt Nam, người nông dân thường đánh trống để cầu mưa và biểu diễn chèo.

Chèo bắt nguồn từ âm nhạc và múa dân gian, nhất là trò nhại từ thế kỷ 10. Qua thời gian, người Việt đã phát triển các tích truyện ngắn của chèo dựa trên các trò nhại này thành các vở diễn trọn vẹn dài hơn.

Sự phát triển của chèo có một mốc quan trọng là thời điểm một binh sỹ quân đội Mông Cổ đã bị bắt ở Việt nam vào thế kỷ 14. Binh sỹ này vốn là một diễn viên nên đã đưa nghệ thuật Kinh kịch của Trung Quốc vào Việt Nam. Trước kia chèo chỉ có phần nói và ngâm các bài dân ca, nhưng do ảnh hưởng của nghệ thuật do người lính bị bắt mang tới, chèo có thêm phần hát.

Vào thế kỷ 15, vua Lê Thánh Tông đã không cho phép biểu diễn chèo trong cung đình, do chịu ảnh hưởng của đạo Khổng. Do không được triều đình ủng hộ, chèo trở về với những người hâm mộ ban đầu là nông dân, kịch bản lấy từ truyện viết bằng chữ Nôm. Tới thế kỷ 18, hình thức chèo đã được phát triển mạnh ở vùng nông thôn Việt Nam và tiếp tục phát triển, đạt đến đỉnh cao vào cuối thế kỷ 19. Những vở nổi tiếng như Quan Âm Thị Kính, Lưu Bình Dương Lễ, Kim Nham, Trương Viên xuất hiện trong giai đoạn này. Đến thế kỷ 19, chèo ảnh hưởng của tuồng, khai thác một số tích truyện như Tống Trân, Phạm Tải, hoặc tích truyện Trung Quốc như Hán Sở tranh hùng. Đầu thế kỷ 20, chèo được đưa lên sân khấu thành thị trở thành chèo văn minh. Có thêm một số vở mới ra đời dựa theo các tích truyện cổ tích, truyện Nôm như Tô Thị, Nhị Độ Mai.

Chèo sân đình, còn được gọi là chèo cổ: Là loại hình chèo cổ của những phường chèo xưa, thường được biểu diễn ở các sân đình, sân chùa, sân nhà các gia đình quyền quý. Sân khấu chèo sân đình thường chỉ là một chiếc chiếu trải ngoài sân, đằng sau treo chiếc màn nhỏ, diễn viên và nhạc công ngồi hai bên mép chiếu tạo dàn đế. Chèo sân đình diễn theo lối ước lệ, cảnh trí chỉ được thể hiện theo ngôn ngữ, động tác cách điệu của diễn viên. Đạo cụ của người diễn hay sử dụng là chiếc quạt.


Một cảnh trong vở 

Hồ Xuân Hương

Trên đường xâm nhập ngày càng sâu vào mọi mặt sinh hoạt đời thường của bà con thôn xóm, những người làm chèo đã nhanh chóng kịp thời chuyển địa điểm diễn qua sân đình, từ lòng đình hoặc thềm đình quay ra ba phương sáu hướng, lấy đấy làm khán trường ngoài trời rộng rãi phóng khoáng; Cứ thế, dần hình thành cả loạt nguyên tắc kịch thuật linh hoạt độc đáo, mà nhiều nhà chuyên môn gọi là sân khấu ba mặt. 

Quá trình tìm cách thể hiện các tích mới, nhân vật mới, tình huống mới, nghệ nhân đã vay mượn các loại dân ca, dân vũ trò diễn dân gian và "chèo hoá" chúng dần cho tới khi thành thủ pháp của vốn nghề nhà. Không loại trừ những cái mới không thể không sáng tạo, ban đầu có thể còn vụng về, gồ ghề, sau được người này kẻ kia uốn nắn sửa sang mà thành hay dần, đẹp dần, với sức diễn tả mạnh dần. 

Dường như trong chèo cổ, cái cười ngày càng chiếm thời gian dài, càng chú ý phản ánh những thói hư tật xấu của đời thường. Ðiều đó, làm cho tính xã hội của chèo ngày mỗi nổi đậm về sau. Nổi bật hơn cả là lớp việc làng chỉ bằng nói thường, nói lối, nói rao, "ngâm thơ", với đủ thành phần nhân sự của bộ máy chính quyền cơ sở đại diện cho pháp luật, tập tục, đạo lý, tôn giáo, bị vạch mặt thật ê chề. 

Song nhà nghề trân trọng gìn giữ, coi là mẫu mực cho nghề Tổ, còn là cả loại hình tượng nhân vật nữ tốt có, chưa hẳn tốt có, chưa hẳn xấu cũng có, đặc biệt là số nhân vật nữ vượt khỏi vòng kiềm toả của đạo lý phong kiến, như Thị Màu, đào Huế, Suý Vân,... 


Một cảnh trong vở

Quan Âm thị Kính

Có điều, nếu Thị Màu chỉ là nhân vật đối tỷ cốt làm bật rõ sự nhẫn nhục của Thị Kính lần nữa, để đức độ nàng khả dĩ đủ mức lên toà sen thành Phật Quan Âm; nhân vật đào Huế tuy chẳng ai nói là "phản diện" nhưng cũng không được nhà Nho "ưa", vẫn chỉ là chi tiết phụ, mà nếu có lược đi cũng không hại gì đến kết cấu và chủ đề tích chuyện; còn Suý Vân, người phụ nữ bất đắc dĩ đành bỏ chồng, lại nằm vào bản thân (tích) trò, hay nói đúng hơn, dễ tới 2/3 thời gian diễn tích Kim Nham là để thể hiện nàng. 

Thị Màu, Ðào Huế, Suý Vân đều được nghệ nhân sáng tạo thành khuôn diễn với nhiều bài hát múa dành riêng, độc đáo, tới nay vẫn giữ nguyên giá trị thẩm mỹ và giá trị nghệ thuật. 

Những tính cách, chính là đức độ bản sắc nhân vật ấy thường bộc lộ thụ động, tức là họ chỉ phô bày tâm trạng và cách ứng phó khi sự biến đã xẩy ra, bằng cách diễn xuất mang nội dung và hình thức nhiều ít hấp dẫn đủ sức làm gương cho người xem. Chỉ số ít mang tính cách vượt khỏi quan điểm phong kiến mới phô bày một cách chủ động, mà có đúng là cố ý, khi nghệ nhân dùng những làn điệu và khuôn diễn thật đặc sắc làm rạng rỡ nghệ thuật cổ truyền: tính từ những nhân vật Thày Ðồ, Thày Bói, Phù Thuỷ, Vợ Mõ đến Thị Màu, Ðào Huế, Suý Vân. 

Ðồng thời với sự xuất hiện lần lượt những cái mới trên, tính xung đột hay thường gọi là tính kịch trong một số bản trò cùng tuỳ người soạn, tuỳ tích, tuỳ phường gánh và khán giả mà gia tăng đáng kể. Ðiều này đi theo với việc bộc lộ tính cách nhiều hay ít chủ động của nhân vật. Như xung đột trực diện và quyết liệt giữa Ðào Huế và Tuần Ty (với đào Nấp) là một bước "mới" so với xung đột cũng trực diện trước đấy giữa Châu Long và Lưu Bình, hoặc giữa Vợ Mõ với Xã Trưởng. 

Ở đây cũng thấy rõ quá trình thu hút hòa nhập số loại hình dân ca, dân vũ, diễn xướng và trò diễn dân gian làm thành bản thân nghệ thuật chèo, mà thực tế diễn xuất của số vở truyền thống còn hằn rõ dấu vết. Cho nên, nói "chèo ra đời từ thời Ðinh, xây dựng trên cơ sở trò nhại và hát múa" như một nhà nghiên cứu đã viết là chưa thỏa đáng. Thực ra, chèo từ loại Giáo phát triển thành có tích, có nhân vật, từ đấy du nhập, chuyển biến các loại hát bỏ bộ (trong sinh hoạt hát Xoan, hát Dậm, hát Dô,...), các loại hát nói (trong hát ả đào, hát văn, hát xẩm,...), kết hợp với số động tác trong múa (hát) chèo đò, múa (hát) cửa đình (các khuôn múa bàn tay, múa lượn ngón, múa cánh tay), múa mâm đên, múa qnạt, múa cờ,...; với cả những trò nói mặt, trò trình nghề vốn rất phổ biến trong những hội làng, đánh dấu từng mức trình độ sáng tạo và thưởng ngoạn nghệ thuật của đồng bào từng vùng. 

Như vậy, chèo sân đình hình thành ngôn ngữ nghệ thuật ngay khi thành hình và phát triển kịch chủng, là đã lưu ý nhiều đến số lớp trò chuyên dùng, xếp cạnh số lớp trò đa dùng, trong đó, âm nhạc giữ vai trò rất quan trọng. Nói cách khác, những gì làm người xem phân biệt chèo với các kịch chủng cùng nằm trong loại hình kịch hát dân tộc (Việt) như tuồng, kể thêm cải lương, chưa nói ôpêra, ôpêrét hay kịch nói, những cái lọt vào tai, hiện ra trước mắt người xem (dù là tâm tư tình cảm nhân vật hay không gian thời gian xẩy ra sự biến) chính là âm nhạc, gồm cả nhạc gõ, nhạc khí và làn điệu qua nghệ thuật biểu diễn của nhà nghề. 

Do phải phụ thuộc hoặc chịu ảnh hưởng nhiều ít của những biến thiên văn hóa xã hội mỗi thời kỳ lịch sử mà từ Lý Trần về trước, nhạc dân gian và nhạc cung đình, hòa hợp gần như là một; sang đời Hậu Lê có lúc nhạc cung đình hướng ngoại cố giữ vị trí chủ lưu, song không bao lâu cũng chịu bất lực để "tục nhạc" (trong đó có nhạc chèo) bùng lên, ùa tràn vào các lễ nghi triều miếu, bất chấp mấy lần vua Lê chúa Trịnh ra sắc chỉ cấm đoán ngăn chặn, như từng chép ở Ðại Việt sử lý, Vũ trung tuỳ bút. Tới thế kỷ XIX, nhà Nguyễn có lúc muốn thâu tóm tất cả những gì thuộc lễ nhạc về một mối, lập hẳn một Thự, rồi một ban Hiệu Thư chuyên lo mà cũng chỉ cản trở chuyện đó phần nào. Bởi chèo sân đình nhờ bám chắc vào đời sống đông đảo bà con và các Hội làng, nên dù ở hoàn cảnh nào cũng được nhân dân bù trì khích lệ mà tồn tại và lớn dần đến ngày nay. 

Con đường gần 5 thế kỷ từ chèo Thuyền bản đến chèo Kiều, hoặc có thể nói, từ trò nhà Phật (có thể gọi là chèo sân chùa?)chuyển sang chèo sân đình qua biết bao biến thiên văn hóa xã hội, cả chính trị, đã để lại cho đời cả một kho tàng nghệ thuật sân khấu dân tộc quý giá, đòi các thế hệ sau quan tâm bảo tồn, kế thừa, phát huy và phát triển.

Sự hình thành khuôn diễn cho từng loại nhân vật hay cho từng nhân vật cụ thể là cả một công trình nghệ thuật mang tính tập thể cao độ, trong đó, mỗi người mỗi góp vào, phần nhiều từ ứng diễn ứng tác truyền đời trên cơ sở bản trò. Vì thế hình tượng vai đóng đã hầu thành khuôn diễn chung trên đường nét cơ bản đòi kẻ đi sau phải cố gắng tuân thủ, nhất thể đối với số vai hay, vở diễn hay, đã được giới nghề coi là vốn cũ truyền thống. 

Chèo cải lương là một dạng chèo cách tân do Nguyễn Đình Nghi khởi xướng và theo đuổi để thực hiện từ đầu những năm 1920 đến trước Cách mạng tháng Tám 1945, theo xu hướng phê phán tính ước lệ của chèo cổ. Chèo cải lương được soạn thành màn, lớp, bỏ múa và động tác cách điệu trong diễn xuất, xử lý những mô hình làn điệu chèo cổ, đưa nguyên những bài dân ca có sẵn vào bổ sung cho hát chèo. Bộ "Tám trận cười" của Nguyễn Đình Nghi gồm những vở nổi tiếng.

Chèo chái hê, còn gọi là chèo nhị thập tứ hiếu - bắt nguồn từ nội dung diễn xướng: Là loại hình dân ca hát vào rằm tháng bảy hàng năm, hoặc trong đám tang, đám giỗ của người có tuổi thọ, có nguồn gốc từ việc kết nghĩa giữa 2 làng Vân Tương (Bắc Ninh) và Tam Sơn (Đông Anh, Hà Nội), gồm có các phần: 1. Giáo roi 2. Nhị thập tứ hiếu 3. Múa hát chèo thuyền cạn 4. Múa hát kể thập ân. Kết thúc chương trình hát chèo chái hê thường là hát quan họ.

Điều thú vị là chèo Chải Hê ban đầu nhằm diễn xướng trong các đám tang hiếu của người cao tuổi, về sau, nhu cầu giải trí, giao lưu văn nghệ càng lên cao, nó có thêm những bài hát chèo thuyền và hát huê tình tươi tắn, sinh động. Xưa kia, làng Lũng Giang có đến ba phường chèo Chải Hê tại ba xóm Chùng, Chinh, Đông, thường hát thi với nhau.

 Đặc điểm của chèo Việt 

Không giống tuồng chỉ ca tụng hành động anh hùng của các giới quyền quý, chèo miêu tả cuộc sống bình dị của người dân nông thôn. Khát vọng sống thanh bình giữa một xã hội phong kiến đầy bất công. nhiều vở chèo còn thể hiện cuộc sống vất vả của người phụ nữ sẵn sàng hy sinh bản thân vì người khác. Nội dung của các vở chèo lấy từ những truyện cổ tích, truyện Nôm; được nâng lên một mức cao bằng nghệ thuật sân khấu mang giá trị hiện thực và tư tưởng sâu sắc. Trong chèo, cái thiện luôn thắng cái ác, các sỹ tử tốt bụng, hiền lành, luôn đỗ đạt, làm quan còn người vợ thì tiết nghĩa, cuối cùng sẽ được đoàn tụ với chồng. Các tích trò chủ yếu lấy từ truyện cổ tích, truyện Nôm; ca vũ nhạc từ dân ca dân vũ; lời thơ chủ yếu là thơ dân gian. Lối chèo thường diễn những việc vui cười, những thói xấu của người đời như các vai: Thầy mù, Hương câm, Đồ điếc, Quan Âm Thị Kính. Ngoài ra chèo còn thể hiện tính nhân đạo, như trong vở Trương Viên.

Một cảnh trong vở Trương Viên

Chèo luôn gắn với chất "trữ tình", thể hiện những xúc cảm và tình cảm cá nhân của con người, phản ánh mối quan tâm chung của nhân loại: tình yêu, tình bạn, tình thương.

 Nhân vật trong chèo

Nhân vật trong chèo thường mang tính ước lệ, chuẩn hóa và rập khuôn. Tính cách của các nhân vật trong chèo thường không thay đổi với chính vai diễn đó. Những nhân vật phụ của chèo có thể đổi đi và lắp lại ở bất cứ vở nào, nên hầu như không có tên riêng. Có thể gọi họ là thầy đồ, phú ông, thừa tướng, thư sinh, hề v.v...Tuy nhiên, qua thời gian, một số nhân vật như Thiệt Thê, Thị Kính, Thị Mầu, Súy Vân đã thoát khỏi tính ước lệ đó và trở thành một nhân vật có cá tính riêng.

Diễn viên đóng chèo nói chung là những người không chuyên, hợp nhau trong những tổ chức văn nghệ dân gian gọi là phường chèo hay phường trò..."Hề" là một vai diễn thường có trong các vở diễn chèo. Anh hề được phép chế nhạo thoải mái cũng như những anh hề trong cung điện của vua chúa châu Âu. Các cảnh diễn có vai hề là nơi để cho người dân đả kích những thói hư tật xấu của xã hội phong kiến hay kể cả vua quan, những người có quyền, có của trong làng xã. Có hai loại hề chính bao gồm :hề áo dài và hề áo ngắn

 Kỹ thuật kịch

Đây là loại hình nghệ thuật tổng hợp các yếu tố dân ca, dân vũ và các loại hình nghệ thuật dân gian khác ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nó là hình thức kể chuyện bằng sân khấu, lấy sân khấu và diễn viên làm phương tiện giao lưu với công chúng, và có thể được biểu diễn ngẫu hứng. Sân khấu chèo dân gian đơn giản, những danh từ chèo sân đình, chiếu chèo cũng phát khởi từ đó. Đặc điểm nghệ thuật của chèo bao gồm yếu tố kịch tính, kỹ thuật tự sự, phương pháp biểu hiện tính cách nhân vật, tính chất ước lệ và cách điệu. Ngôn ngữ chèo có những đoạn sử dụng những câu thơ chữ Hán, điển cố, hoặc những câu ca dao với khuôn mẫu lục bát rất tự do, phóng khoáng về câu chữ.

Chèo không có cấu trúc cố định năm hồi một kịch như trong sân khấu châu Âu mà các nghệ sỹ tham gia diễn chèo thường ứng diễn. Do vậy, vở kịch kéo dài hay cắt ngắn tuỳ thuộc vào cảm hứng của người nghệ sỹ hay đòi hỏi của khán giả. Không giống các vở opera buộc các nghệ sỹ phải thuộc lòng từng lời và hát theo nhạc trưởng chỉ huy, nghệ sỹ chèo được phép tự do bẻ làn, nắn điệu để thể hiện cảm xúc của nhân vật. Số làn điệu chèo theo ước tính có khoảng trên 200.

 Nhạc cụ

Chèo sử dụng tối thiểu là hai loại nhạc cụ dây là đàn nguyệt và đàn nhị đồng thời thêm cả sáo nữa. Ngoài ra, các nhạc công còn sử dụng thêm trống và chũm chọe. Bộ gõ nếu đầu đủ thì có trống cái, trống con, trống cơm, thanh la, mõ. Trống con dùng để giữ nhịp cho hát, cho múa và đệm cho câu hát. Có câu nói  phi trống bất thành chèo" chỉ vị trí quan trọng của chiếc trống trong đêm diễn chèo. Trong chèo hiện đại có sử dụng thêm các nhạc cụ khác để làm phong phú thêm phần đệm như đàn thập lục, đàn tam thập lục, đàn nguyệt, tiêu v.v...

Chèo hay là thế, độc đáo là thế, nhưng bộ môn nghệ thuật truyền thống này với đặc điểm hiện diện là biểu diễn - các trình thức múa hát xung quanh một thân trò, bởi thế cho nên, chèo được lưu truyền chủ yếu qua một trật tự hết sức tự nhiên: thày giáo già- con hát trẻ. Thế hệ nghệ sỹ sau, nối tiếp thế hệ trước, giữ nghề bằng cách truyền nghề trực tiếp, bắt tay chỉ ngón, dạy từng cách diễn, cách hát. Phần kịch bản văn học của chèo cổ cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay với một vài bản nôm, gần hơn là một vài bản bằng chữ quốc ngữ in trong trời Pháp thuộc (nhưng những bản này lại không mấy chình xác so với những lớp diễn của các nghệ nhân!). Thực tế này là một khó khăn, thách thức lớn đối với công việc nghiên cứu, sưu tầm chèo cổ.

Từ năm 1959 đến năm 1964, Bộ văn hoá (nay là Bộ VH,TT&DL)  đã tổ chức các Hội nghị nghệ nhân. Mỗi đợt hội nghị diễn ra trong vòng từ một đến ba tháng. Tại đây, qua sự giới thiệu của các Ty Văn Hoá địa phương, các nghệ nhân chèo đã được mời đến với mục đích phục hồi các tiết mục chèo cổ.

Trong thời gian họp lại với nhau, các cụ nghệ nhân đã chia tổ, cùng nhau nhớ, ghim ghép các mảnh trò, trò diễn lại với nhau. Trong quá trình hội nghị, vốn liếng cá nhân đã dần dần đi tới thống nhất tương đối về mặt cấu trúc của các trò diễn. Từ những sáng tạo biểu diễn riêng biệt, mỗi chiếng diễn một khác, mỗi cụ diễn một khác đối với cùng một trò diễn hay vai diễn, các nghệ nhân đã gạn đục khơi trong, xây dựng những trích đoạn những vai diễn tiêu biểu, sau này chúng ta lấy đó làm mẫu.

Cho đến hôm nay, 7 vở chèo truyền thống được gìn giữ, bảo tồn đã cho thấy hành trình bảo tồn, sáng tạo nghệ thuật không chỉ tính bằng tháng năm thông thường mà phải được tính bằng đời nghệ sỹ, tính bằng những thăng trầm và lòng nhiệt huyết với nghề tổ. Các nghệ nhân được quy tụ, tập hợp, khuyến khích sáng tạo trong môi trường lao động nghệ thuật đúng hướng và thực chất sẽ mang lại hiệu quả lớn mà thời gian và công chúng thưởng thức nghệ thuật sẽ là thước đo đánh giá chính xác.

Trên đường phát triển của mình, chèo đã tiếp nhận nhiều nhân tố mới lạ cả về cấu trúc lẫn âm nhạc, múa, mỹ thuật... Những thủ pháp cấu trúc của kịch nói (gốc phương Tây) đã được du nhập vào chèo để phục vụ cho việc kể chuyện của chèo thêm hấp dẫn, nhưng đã được "chèo hóa", hài hòa trong mạch kể. Những làn điệu dân ca các vùng, miền Trung, miền Nam, các dân tộc miền núi, thậm chí của cả nước khác trên thế giới cũng được "chèo hóa" đi cho phù hợp với phong cách của nó, phù hợp với "khẩu vị" của người dân quê đồng bằng Bắc bộ Việt Nam. Có thể nói, người Việt Nam đã hình thành nên một kiểu "Văn hóa chèo" bền vững và đầy sức sống (bao gồm Văn chèo, Nhạc chèo, Múa chèo, Mỹ thuật chèo và Cách diễn chèo). Nó không bị đồng hóa, mà còn có khả năng tự làm phong phú bằng cách đồng hóa các yếu tố ngoại nhập trên con đường phát triển của mình và luôn luôn đào thải những gì không phù hợp với nó. Cái chất dân dã mộc mạc, nhắn nhủ duyên dáng, hài hước đã tạo dựng lên cái xương cốt của chèo với phong vị riêng. Nó nghiêm chỉnh đấy nhưng cũng hài hước ngay được. Cái bi tưởng đến tột cùng nhưng lại xóa ngay được bằng cái hài ý vị, thoắt hư thoắt thực, có lúc nhân cái phi lí để làm rõ cái có lý, cứ thế dẫn người xem vào một cuộc hành trình đầy bất ngờ và thú vị. 

Trải qua trăm năm thời gian, con người đất Việt đã tạo nên xung quanh tâm hồn mình một cơ tầng văn hoá với những vỉa trầm tích quý giá, đó chính là hàng trăm, hàng nghìn câu ca dao, tục ngữ, dân ca, điệu hò… và nghệ thuật chèo truyền thống. Chúng ta có thể tự tin để nói với nhau rằng- qua hệ thống các nhân vật tạo nên các tích trò lý thú, nghệ thuật chèo đã mang lại cho con người Việt Nam truyền thống sự thanh lọc tâm hồn. 

 

Cinet tổng hợp 2009


------------------------------

Các làn điệu chèo

Danh sách các làn điệu chèo

Số làn điệu chèo theo ước tính có khoảng trên 200 làn điệu, chủ yếu được hình thành và bắt nguồn từ các làn điệu dân ca, ca dao, thơ giàu chất văn học đằm thắm trữ tình...[4] Làn điệu chèo được chia ra thành hệ thống như sau:

Giới chuyên môn cũng chia các làn điệu chèo thành hai loại: chuyên dùng và đa dùng. Chuyên dùng là chỉ dùng cho một số nhân vật trong các vở diễn nào đó như trong vở Quan âm Thị Kính có điệu kể hạnh, ru kệ, ba than cho vai Thị Kính; trong vở Kim Nham có điệu con gà rừng, hát xuôi hát ngược… dành cho vai Xúy Vân. Còn các làn điệu đa dùng được dùng trong nhiều vở diễn, có nhiều hoàn cảnh khác nhau như lới lơ, luyện năm cung.[5]

Các làn điệu chèo có nguồn gốc phần lớn từ các vở chèo cổ như: 

Mỗi làn điệu chèo đều có những chức năng biểu cảm, diễn đạt trạng thái của nhân vật trong hoàn cảnh cụ thể. Trong chèo có những làn điệu tiêu biểu như: Đào liễu, Lới lơ, Đò đưa, Làn thảm chứa trong mình đủ những yếu tố quan trọng của thanh nhạc: trữ tình, kịch tính và màu sắc. Có những làn điệu độc đáo như Con gà rừng, Nón thúng quai thao, Du xuân, Tứ quý… thể hiện tâm hồn con người rất phong phú, tràn ngập những tình cảm như lãng đãng, phất phơ, chòng chành, sương khói…[6] Giai điệu trong làn điệu chèo phản ánh tương đối đầy đủ các trạng thái hỷ, nộ, ai, lạc, ái, ố, dục của con người. Ví dụ ở trạng thái vui vẻ có điệu Hồi tiếu, Lão say, Sắp dựng, Dương xuân…; trạng thái buồn tủi có: Sử rầu, Ba than, Vãn cầm, Vãn theo, Trần tình…; tâm sự yêu thương có: Tình thư hạ vị, Đào liễu, Quân tử vu dịch, Đường trường duyên phận, Sử truyện

Tứ chiếng chèo

Tứ chiếng chèo là cách phân vùng không gian nghệ thuật chèo đồng bằng sông Hồng kể từ thế kỷ 15, khi chèo rời kinh đô trở về vùng nông thôn. Chiếng chèo là những phường chèo hoạt động trong một vùng văn hóa nhất định. Phong trào hát chèo xưa phân vùng chèo châu thổ sông Hồng thành 4 chiếng chèo Đông, chèo Đoài, chèo Nam, chèo Bắc tương ứng với 4 trấn Hải Đông, Sơn Tây, Sơn Nam, Kinh Bắc xung quanh thủ đô Hà Nội. Mỗi chiếng có những ngón nghề riêng, đặc trưng riêng rất khó lưu truyền và phát triển ra đến bên ngoài do sự khác nhau trong phong cách nghệ thuật dựa trên cơ sở dân ca, dân vũ, giọng nói và văn hóa địa phương.

Trong tứ chiếng chèo xưa thì hiện nay thì chiếng chèo Nam được bảo tồn tốt hơn cả vì là quê hương của nghệ thuật chèo và có các địa phương mạnh về chèo như Thái Bình, Ninh Bình, Nam ĐịnhHà Nam. Tiếp theo là chiếng chèo Đông với các vùng chèo Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh. Chiếng chèo xứ Đoài trước đây với trung tâm là vùng Thạch Thất - Sơn Tây nay đã bị sáp nhập về Hà Nội, phần còn lại thuộc các tỉnh trung du Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang. Xứ Bắc là quê hương của quan họ nên nghệ thuật chèo ít được quan tâm hơn, nhưng vẫn tồn tại ở nhiều làng quê Bắc Giang, Bắc Ninh và Thái Nguyên.

Tác phẩm chèo tiêu biểu

Nghiên cứu về chèo

Bảo tồn nghệ thuật chèo

Đề cử di sản văn hóa thế giới

Năm 2021 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình đã xây dựng hồ sơ "Nghệ thuật chèo đồng bằng sông Hồng" để trình UNESCO đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.[7]

Hà Nam là tỉnh tiên phong trong việc lập hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận nghệ thuật hát Chèo là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là chủ trương được cụ thể trong theo Quyết định này Quy hoạch phát triển văn hoá, thể dục thể thao tỉnh Hà Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Ngày 20/10/2021, Văn phòng Chính phủ ban hành văn bản 7611/VPCP-KGVX đồng ý để Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan triển khai lập Hồ sơ di sản đối với Nghệ thuật Chèo Đồng bằng sông Hồng trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.[8]

Hội diễn sân khấu chèo

Các cuộc thi nghệ thuật Sân khấu Chèo chuyên nghiệp toàn quốc dành cho các đơn vị nghệ thuật Chèo chuyên nghiệp là hoạt động mang tính thi đua cao nhằm đánh giá, tổng kết hoạt động nghệ thuật Chèo của các đơn vị trên toàn quốc sau thời gian 3 năm; từ đó định hướng cho 3 năm tiếp theo. Thời gian tổ chức Cuộc thi dành cho các đơn vị nghệ thuật Chèo chuyên nghiệp là 3 năm một lần. Ngoài ra còn các cuộc thi dành cho nhóm nghệ sĩ, cá nhân nghệ sĩ như: Cuộc thi tài năng trẻ diễn viên Sân khấu Tuồng, Chèo; Cuộc thi tài năng trẻ đạo diễn Sân khấu toàn quốc; Cuộc thi tài năng biểu diễn Múa; Cuộc thi tài năng trẻ biên đạo Múa.

Liên hoan nghệ thuật sân khấu Chèo là hoạt động giao lưu, trao đổi, học tập, tôn vinh các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong sáng tạo nghệ thuật. Liên hoan chỉ tổ chức cho các loại hình nghệ thuật Chèo không tham gia các Cuộc thi dành cho các đơn vị nghệ thuật Chèo. Đơn vị tổ chức các cuộc Liên hoan nghệ thuật Chèo tại Việt Nam xây dựng chủ đề cho mỗi cuộc, gắn với việc kỷ niệm các ngày lễ trọng đại của dân tộc, các sự kiện chính trị diễn ra hàng năm. Các cuộc Liên hoan tổ chức xen kẽ trong khoảng thời gian giữa hai kỳ tổ chức các Cuộc thi.

Lễ hội truyền thống

Niềm đam mê chèo của người dân Việt thể hiện qua việc khát khao đến với các lễ hội dân gian truyền thống:

Ăn no rồi lại nằm khoèo

Nghe giục trống chèo vỗ bụng đi xem

Chẳng thèm ăn chả ăn nem

Thèm no cơm tẻ, thèm xem hát chèo.

Các lễ hội ở vùng châu thổ sông Hồng thường có biểu diễn nghệ thuật hát chèo dưới dạng sân khấu chèo, chiếu chèo hoặc tổ chức hội thi, hội diễn chèo. Các lễ hội tiêu biểu luôn có hát chèo làm chủ đạo tiêu biểu như:


Vai Hề

Trích đoạn chèo "Thị Màu lên chùa" trong vở chèo Quan Âm Thị Kính

Chèo Quan âm Thị Kính, soạn giả Vũ Khắc Khoan diễn tại Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn, năm 1972

Robert C. CottrellInfobase Publishing, 1 Jan. 2009 - Vietnam - 138 pages. This series examines the key consequences of arbitrary border making in world history - past and present . These studies describe arbitrary borders as places where people interact differently from the way they would had the boundary not existed. Analytical, but easy to read, these brief histories will appeal to a broad sweep of readership.

Documentary Movies 


Động Kính Chủ, Kinh Môn, tỉnh Hải Dương - mộ thuyền nhiều đồ đồng thuộc văn hóa Đông Sơn

Động Kính Chủ thuộc xã Phạm Mệnh huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, trên đoạn đường 380 nối thị trấn Kinh Môn với Bến đò Triều. Động Kính Chủ nằm trong quần thể di tích quốc gia đặc biệt An Phụ- Kính Chủ- Nhẫm Dương.

Động Kính Chủ nằm ở sườn dãy núi đá vôi có tên Dương Nham, Bổ Đà hoặc Xuyến Châu. Đó là dãy núi nằm trên bờ sông Kinh Thầy, duyên dáng soi bóng mình xuống dòng nước. Cửa động quay hướng Nam đón gió mùa hè mát rượi. Đứng ở đây, du khách có thể nhìn thấy núi chợ Trời và Tháp Bút- hai ngọn cao nhất của dãy núi đồ sộ này; thấy cả đỉnh An Phụ nơi có đền thờ Trần Liễu và chùa Cao; thấy ruộng đồng, làng xóm và xa xa là thị trấn Kinh Môn sầm uất.

Nhưng khi vào trong động, du khách còn ngỡ ngàng trước bàn tay đẽo gọt khéo léo của tạo hóa để tạo ra hai vòm hang hình quả chuông, cao hun hút. Sâu vào trong là dòng suối nước trong vắt và mát lạnh. Suối chảy tới đâu chưa ai biết. Vòm động từng là nơi sinh sống của bày dơi quạ hàng mấy ngàn con, cứ chập tối là đập cánh vù vù, túa ra khỏi hang đi kiếm ăn. Đây cũng là nơi sơ tán của nhà máy đóng tàu Hải Phòng thời chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Trong động có chùa thờ Phật và thờ vua Lý Thần Tông. Một nhánh của động cửa quay hướng Tây, nằm thấp hơn, dẫn du khách vào với cung thờ Mẫu Tam Phủ.

Nét độc đáo nhất ở Động Kính Chủ là Bảo vật quốc gia- hệ thống bia ma nhai. Tất cả bia ở đây được khắc ngay vào vách đá với 54 tấm bia, là số bia có nhiều nhất trong các hang động ở Việt Nam. Có bia ở thấp. Có bia ở cao. Lại có bia chót vót trên vòm động. Các văn bia này đến nay nét chữ vẫn còn nguyên vẹn vì không bị mưa nắng bào mòn. Hơn 50 văn bia nói trên có niên đại chính xác từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XX. Tác giả của những văn bia cũng thật đa dạng: từ nhà Vua đến quan Đại Thần; từ quan Phủ, quan huyện đến du sĩ, giáo học cho đến chức dịch địa phương.

Nội dung bia rất phong phú: bia ghi việc trùng tu chùa Dương Nham ở trong động. Bia ghi việc xây tam quan, tạc tượng đá, bắc cầu vào cổng chùa, bia ghi tên các vị đỗ đạt của cả huyện từ đời Trần đến đầu thế kỷ 17. Đặc biệt là có gần 20 bia khắc thơ. Có bài thơ hoàn chỉnh. Có bài thơ là bài minh cho văn bia. Về ký tự thì các văn bia này nhiều bia chữ Hán. Một số bia chữ Nôm, một số là chữ quốc ngữ. Tất cả đều do bàn tay tài hoa của người thợ đá sở tại (thôn Dương Nham) chạm khắc. Những nét chữ rất nhỏ, mềm mại, sắc cạnh; Những họa tiết trang trí như rồng uốn, hoa leo, chim đậu cùng các đường triện phức tạp và tinh xảo khiến ta ngạc nhiên và vô cùng thán phục. Các bài thơ khắc trên vách đá trong động hầu hết là thơ vịnh cảnh và bày tỏ cảm xúc của mình với đất nước, với quê hương.

Ngay vách đá cửa động là tấm bia khắc bút của vị quan Đại Thần đời Trần: Phạm Sư Mạnh. Cụ quê ngay xã Hiệp Thạch cùng tổng Dương Nham. Nhân chuyến đi duyệt quân các lộ, cụ đã chọn Động Kính Chủ làm nơi ở và đọc sách. Cảm xúc trước cảnh đẹp của quê hương, cụ đã làm bài thơ ngũ ngôn, có 18 câu. Chính tay cụ viết lên vách đá  rồi cho thợ đục theo nét bút. Giọng thơ hào sảng gợi lại không khí hào hùng của một thời ông cha ta đánh giặc trên sông Bạch Đằng: Bạch Đằng sóng cuồn cuộn/ Tưởng tượng thuyền vua Ngô/.../ Mặt bể ngàn chiến hạm/ Cửa non vạn bóng cờ

Vào trong động, nhìn lên đỉnh động là bài thơ của vua Lê Thánh Tông, một vị minh vương giỏi cả văn lẫn võ, người đã minh oan cho Nguyễn Trãi, Người sáng lập Hội Tao đàn. Bài thơ gồm 22 câu theo thể thất ngôn, không chỉ ca ngợi sông núi Kính chủ Ngoảnh nhìn tám hướng mênh mông thế/ Trời xanh bất tận núi muôn nơi mà còn bộc lộ tư tưởng thiền, tâm thiền mang đầy tính nhân văn của Người.

Những người yêu thơ văn không thể không say sưa với mấy bài thơ vừa khắc chữ Hán, chữ Nôm, vừa khắc ngữ Quốc ngữ. Hay những bài thơ xuất hiện đầu thế kỷ XX (trước Cách mạng tháng Tám) của Du sĩ Trần Hữu Đáp, Trần Quốc Trinh, của ông quan thượng thư đã hưu trí Nguyễn Văn Đào.

Ở những bài thơ này, bên những câu thơ ca ngợi cảnh đẹp Kính chủ: Dương Nham một thú yên hà/ Ấy là Làng Uyển hay là Bồng Lai khiến du khách đứng trước Tranh Lục động, cảnh ngàn thu đều có cảm giác Bụi trần cũng sạch, phúc tu cũng dầy (thơ Trần Hữu Đáp), ta còn gặp những câu thơ ẩn ý sâu xa chứa đựng nỗi niềm về thời cuộc mà vì lí do nào đó không tiện nói ra: Kính Chủ là đây hỏi chủ đâu? là câu thơ mở đầu. Câu thứ tám, kết bài Cảnh vẫn bền nguyên, dạ khác nhau. Đặt bài thơ vào năm 1935- năm ra đời của bài thơ ta có thể hiểu được phần nào những điều Trần Quốc Trinh muốn gửi gắm.

Sang bài thơ của cụ Nguyễn Văn Đào, quan Thượng Thư đã về hưu ta cũng gặp những câu thơ đầy ám ảnh Tang thương mấy mặt vòng trần thế/ Sinh sự làm chi hỡi hóa công. Bài thơ cụ làm trước Cách mạng tháng Tám 6 năm. Đất nước lúc ấy như thế nào? Dân tình lúc ấy ra sao? Trả lời hai câu hỏi trên là ta hiểu cụ muốn nói gì.

Với hơn 20 bài thơ khắc trên đá và nhiều dấu tích lịch sử, nhiều di tích, cảnh quan đẹp, quần thể di tích An Phụ- Kính Chủ- Nhẫm Dương có thể nói là điểm du lịch hấp dẫn. Tuy nhiên, hiện nay việc kết nối điểm du lịch này với các điểm đến khác của tỉnh Hải Dương và các tỉnh/ thành lân cận chưa hiệu quả. Có lẽ, muốn di tích này thu hút được nhiều khách du lịch, ngành Du lịch tỉnh Hải Dương và huyện Kinh Môn cần tăng cường xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng, hấp dẫn gắn với Động Kính Chủ và cụm di tích quốc gia đặc biệt; đồng thời có những bài thuyết minh đặc sắc cho điểm đến; đẩy mạnh việc quảng bá văn hoá, xúc tiến du lịch huyện Kinh Môn.

P.V

*Bài viết này có sự hợp tác của Trung tâm thông tin, xúc tiến du lịch (Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương)

http://baovanhoa.vn/du-lich/điem-đen/artmid/502/articleid/13718/dong-kinh-chu-diem-du-lich-van-hoa-doc-dao 

----

Động Kính Chủ như chúng ta đã biết, từ thời tiền sử đã có con người cư trú, đến cuối thiên niên kỷ thứ I trước công nguyên, văn hóa Đông Sơn đã lan tỏa đến đây. Bằng chứng là những mộ thuyền đương thời còn bảo lưu nhiều đồ đồng thuộc văn hóa Đông Sơn được phát hiện trước cửa động và nhiều điểm liền kề. Vì vậy, đến thời Lê Trung Hưng động Kính Chủ được tôn vinh là Nam thiên đệ lục động, tức động thứ sáu của trời Nam.

Tuy xếp vào hàng thứ sáu, nhưng động Kính Chủ có một nội dung mà tất cả các động ở Việt Nam đến nay đều không thể so sánh được, đó là hệ thống văn bia trên vách động mà tác giả từ vua chúa, quan lại, nhân sĩ cho đến sư sãi và dân gian, thực hiện trong những hoàn cảnh rất khác nhau, tựa như một bảo tàng về văn bia suốt sáu thế kỷ, tức là cuối triều Trần cho đến cuối triều Nguyễn. Sở dĩ động Kính Chủ có được nhiều văn bia như vậy là nhờ làng có nghề điêu khắc đá từ thời Trần, ai có nhu cầu có thể thực hiện ngay. Hơn thế, đây là thắng cảnh cách kinh đô không xa, lại tiện đường thủy nên việc thăm viếng của vua chúa và lữ khách khá thuận tiện. Chính vì hệ thống cảnh quan và văn bia quý báu đó mà động được xếp hạng Quốc gia đợt đầu của cả nước ( ngày 28/04-1962).

Trải qua hàng thiên niên kỷ, ngoài do tác động của thiên nhiên, của chiến tranh, binh lửa còn do sự thiếu ý thức của con người, động bị hư hại nghiêm trọng, cảnh quan không còn như xưa. Rất may là hệ thống văn bia trên vách động, tức bia ma nhai vẫn còn căn bản, một vài bia bị hư hại nhưng may còn bản in và chụp từ đầu thế kỷ XX, do Viện Viễn Đông bác cổ thực hiện, còn có thể đọc được, nhất là những tấm bia ngoài động. Tuy nhiên, đó là công việc vô cùng khó khăn và mất nhiều thời gian, thực chất là công tác khảo cổ học văn bản.

Năm 2010, Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương cho triển khai thực hiện công trình khoa học, dịch toàn bộ văn bia ở một số di tích tiêu biểu của tỉnh. Để thực hiện công trình này, trước hết chúng tôi cho in dập toàn bộ văn bia hiện còn, rà lại danh mục văn bia do người Pháp thực hiện từ đầu thế kỷ trước, cả trong và ngoài động để chụp lại thác bản. Sau khi nghiên cứu, phiên dịch toàn bộ văn bia ở trong và ngoài động, chúng tôi tìm được 50 văn bia trên vách động và 4 bia ở ngoài động, liên quan trực tiếp đến xã Kính Chủ, tổng cộng là 54 bia. Để thực hiện việc này mất nhiều thời gian, công sức và trí lực, nếu không thấy được giá trị của từng loại hình văn bia thì rất có thể bỏ dở vì mất quá nhiều thời gian khôi phục văn bản, nhất là những văn bia quá dài và mòn mờ. Ví dụ, bia của vua Lê Thánh Tông khắc trên đỉnh động, phải bắc thang mới có thể in được. Một số bia tuy ở trong động nhưng cũng bị phong hóa hoặc va chạm cơ học, không còn cơ hội đọc hoàn chỉnh. Rất may trong đó có những bia đã được người Pháp cho in dập từ trước năm 1939, nên mặc dù bia hiện tại đã mất một số chữ nhưng có thể khôi phục qua bản chụp. Kết quả là đã sao dịch được tới 98% số chữ trên toàn bộ văn bia, trong đó nhiều bia sao được trọn vẹn, một số bia tuy mất vài chữ, nhưng không làm mất thông tin căn bản của văn bia. Tổng số chữ đã đọc được của 54 bia là gần 2 vạn chữ.

Về niên đại, bia sớm nhất là bia ghi bài thờ còn bút tích của Phạm Sư Mạnh, viết ngày 5 tháng 9, năm thứ 144 triều Trần (1368), muộn nhất là bia Trùng tu các công trình thuộc động Kính Chủ, khắc năm 1940.

Bia có số chữ nhiều nhất là bia trùng tu Dương Nham tự thạch bi, do tiến sỹ Vũ Cán biên soạn, khắc năm Đại Chính thứ 3 (1532), hơn 1.870 chữ, ghi tên họ gần 600 người công đức, thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau, quê từ Thanh Hóa trở ra. Nếu tính số chữ của bia liền kề cùng năm, tương tự như mặt sau của bia, thì lên tới gần 3000 chữ, số người được ghi trên bia là trên 800. Có thể nói, vào đầu triều Mạc, những người chủ trì chùa Dương Nam đã huy động được lực lượng công đức xây dựng chùa rất lớn, trong đó có tới vài trăm phụ nữ được ghi tên đầy đủ. Hiện nay phần lớn các dòng họ chỉ ghi gia phả được tới 15 – 16 đời, tương đương với 450 năm. Những người được ghi trên bia nói trên đã ngót 5 thế kỷ, nghĩa là đều tương đương với những ông tổ, bà tổ của nhiều dòng họ. Đây là tư liệu quý để các dòng họ có thể bổ sung, hiệu đính, tìm hiểu về dòng họ của mình. Hiện nay một số học giả do thiếu thận trọng cho rằng thời phong kiến phụ nữ không có tên thường gọi trên văn bia, dẫn đến nhận thức sai văn bản cổ. Nhiều văn bia cho biết khá tường tận về phong tục tập quán đương thời, là tư liệu quý để nghiên cứu từng chuyên ngành.

Tại động Kính Chủ, bia có ít chữ nhất là bia Vân Thạch thư thất còn bút tích Phạm Sư Mạnh. Tuy chỉ có 8 chữ, nhưng giá trị không nhỏ, bởi nội dung bia cho biết, Động Kính Chủ từng là phòng đọc sách của danh nhân họ Phạm ở thế kỷ XIV. Tự dạng của bia này y hệt như bia Đăng Thạch Môn lưu đề, nên có thể khẳng định bia có niên đại cùng thời (1368). Danh mục bia được trích yếu theo niên đại, như sau:

TK XIV (Trần) 2 bia

TK XIV Lê Sơ 2 bia

TK XIV Mạc 9 bia

TK XIV Lê trung hưng 15 bia

TK XIV Lê trung hưng 4 bia

TK XIV Nguyên 7 bia

TK XIV Nguyên 15 bia

Cộng 54 bia

Như vậy thế kỷ nào cũng có bia được khắc lên vách động. Thời Tây Sơn tuy ngắn ngủi, nhưng có một bia ghi niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 6 (1798).Về nội dung thật đa dạng, ghi nhận nhiều sự kiện khác nhau thuộc các tầng lớp xã hội. Một số bia thuộc Văn chỉ Kính Chủ ở ngoài động, cho biết 5 nhân vật lịch sử của bản xã đều là danh thần tiến sỹ mà xưa nay đã được giới thiệu trên một số báo chí chưa thấy ghi xuất xứ của tư liệu này, thì nay đã tìm được ngay trên Bia Tiên hiền, khắc năm Hoằng Định thứ 7 (1606). Đây là cơ sở tư liệu đáng tin cậy về 5 tiến sĩ, đồng thời là danh thần của thời Trần tại địa phương: Phạm Quá, Phạm Mại, Trần (Đỗ) Khắc Chung, Phạm Ngộ, Phạm Sư Mạnh

Trong 54 văn bia còn có 17 bài thơ, bài tán và minh mà tác giả đều là những nhân vật nổi tiếng như Phạm Sư Mạnh, Lê Thánh Tông, Trần Quốc Trinh, Trương Quốc Dụng, Đặng Đức Cương... trong số này có nhiều bài thơ hay, xin trích một bài tiêu biểu.

Đặng Thạch Môn lưu đề (1)

Ngày 5 tháng 9, năm thứ 144 triều Trần, Thái học sinh, Nhập nội hữu nạp ngôn Phạm Sư Mạnh, người làng Kính Chủ, nhân đi duyệt binh các lộ Đông Bắc, lên núi nhà, xúc động viết thành thơ, đề trước cửa động. Người thợ đá nào đó, khắc trung thành nét bút của ông, để đến hôm nay, mỗi khi đọc lại, chúng ta không khỏi bồi hồi tình non nước, nhớ lại những năm tháng chiến thắng oanh liệt giặc Nguyên Mông ở thế kỷ thứ XIII.

Phiên âm

Hành dịch đăng gia sơn,

Kiều thủ vạn lý thiên.

Đổ bằng nam minh ngoại,

Tân nhật đông nhạc tiền.

An Phụ thiên nhất ác,

Tượng Đầu nhẫn cửu thiên.

Tằng tằng Tử Tiêu vân,

Hội phỏng An Kỳ Tiên.

Hung hung Bạch Đằng đào,

Tưởng tượng Ngô Vương thuyền.

Ức tích Trùng Hưng đế,

Khắc chuyển khôn oát kiền.

Hải phố thiên mông đồng,

Hiệp Môn vạn tinh chiên.

Phản chưởng điện ngao cực,

Vãn hà tẩy tinh chiên.

Chứ kim tứ hải dân,

Trường thuyết cầm hồ niên.

Trần Triều nhất bách tứ thập tứ tự, cửu nguyệt, ngũ nhật, Nhập nội hữu nạp ngôn Hiệp Thạch Phạm Sư Mạnh, phụng chiếu giản duyệt ngũ lộ chi binh, đăng Thạch Môn sơn tác,

Dương Nham

Phạm Sư Mạnh thư.

Dịch nghĩa

Nhân việc quan qua núi nhà,

Ngẩng đầu nhìn trời xa muôn dặm.

Thấy chim bằng phía nam xa,

Đón mặt trời mọc trước dãy núi phía đông.

Núi An Phụ như cách trời chỉ gang tấc,

Núi Tượng Đầu (Yên Tử) cao chín nghìn nhẫn.

Mây lớp lớp trên núi Tử Tiêu,

Nhân hỏi Tiên An Kỳ Sinh.

Sóng Bạch Đằng cuồn cuộn,

Tưởng như thấy chiến thuyền của Ngô Vương

Nhớ cưa vua Trùng Hưng.

Tài chuyển trời xoay đất trong khoảng khắc.

Hàng ngàn chiến thuyền ngoài cưa biển,

Muôn lá cờ lệnh trên ải Hiệp Môn.

Trở tay đặt nền thái bình,

Lấy nước sông Ngân rửa vết nhơ.

Đến nay dân bốn biển,

Còn kể mãi chuyện năm bắt thù.

Dịch thơ (2)

Việc quan qua núi nhà,

Ngẩng đầu nhìn muôn dặm.

Chim bằng phía nam xa,

Vầng dương đông trước núi,

An Phụ như chạm trời.

Tượng Đầu cao ngàn nhận,

Tử Tiêu mây lớp lớp,

Nân hỏi tiên An Kỳ.

Cuồn cuộn sóng Bạch Đằng,

Tưởng như thuyền Ngô Vương.

Nhớ xưa vua Trùng Hưng,

Tài chuyển xoay trời đát.

Cửa biển ngàn chiến thuyền,

Hiệp môn vạn cờ chiến.

Trở tay định thái bình,

Ngân hà rửa tanh hôi.

Đến nay dân bốn biển,

Kể mãi năm bắt thù.

(1) Bia không có tựa đề, chúng tôi lấy câu đầu làm tựa đề cho bài thơ.

(2) Thơ Phạm Sư Mạnh trên bia động Kính Chủ nhiều học giả đã dịch qua nhiều thể loại khác nhau, ở đây chúng tôi dịch theo thể thơ thất ngôn cho gần với nguyên tác.

Mặc dù trải nhiều năm nghiên cứu, khôi phục văn bản, trước đây các học giả cũng mới trích dịch được một vài văn bia với một thư mục văn bia không hoàn thiện. Đến nay, nhờ công trình khoa học, toàn bộ 54 văn bia đã được sao dịch căn bản. Công trình sẽ được xuất bản để phục vụ du khách và những học giả quan tâm đến lịch sử và di sản Hán Nôm. Phần đọc và dịch có thể có những cách hiểu khác nhau, điều quan trọng là người đọc có bản sao nguyên bản chữ Hán để có thể tự nghiên cứu thêm.

Hiện nay khu di tích văn hoá Kính Chủ có diện tích gần 50 ha, cảnh quan sơn thủy hữu tình, di tích phong phú và hấp dẫn, đường tham quan thuận tiện, du khách thập phương đến ngày càng đông, bởi thế đã có dự án tôn tạo nơi đây thành một khu du lịch tâm linh và sinh thái. Đây là dự án khả thi trong một tương lai gần.

Tăng Bá Hoành

Bài đăng trên Tạp chí KHCN&MT số 6/2011

Nguồn tin: Sở KHCN Hải Dương

Động Kính Chủ hay động Dương Nham là hang động nằm ở vùng đất làng Dương Nham, phường Phạm Thái, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, Việt Nam.[1][2]

Động Kính Chủ được xếp vào hàng Nam thiên đệ lục động (tức là hang động đẹp thứ sáu của trời Nam).[3]

Kính Chủ là một trong những di tích quan trọng của tỉnh Hải Dương mà trung tâm là động Kính Chủ. Đây là danh thắng thuộc quần thể An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.

Động gồm rất nhiều ngọn núi nối liền với nhau. Khi đứng trên đỉnh ngọn núi nhìn ra phía sau ta sẽ nhìn thấy dòng sông Kinh Thầy nằm sát dưới chân núi. Động được mở quanh năm cho khách thập phương đến tham quan, khám phá, cầu nguyện.

Chùa Kính Chủ

Chùa Kính Chủ được tạo từ cảnh quan tự nhiên của động Kính Chủ. Chùa thờ Phật, thiền sư Minh Không, vua Lý Thần Tông, Huyền Quang. Các tượng trong chùa đều được tạc bằng đá. Cửa chùa về phía trái có khắc bài thơ của vua Lê Thánh Tông đề vịnh khi ngài tới vãn cảnh chùa. Gần chùa có núi Yên Phụ, thờ đức An Sinh Vương Trần Liễu là thân phụ của Hưng Đạo Vương.

Nhiều vua, chúa, trí giả, sư sãi, quan lại cũng đến thăm động Kính Chủ đều cảm xúc trước cảnh kỳ vĩ và tươi đẹp của núi sông, để lại dòng suy nghĩ riêng tư, biểu hiện niềm ưu ái với đất nước và thời cuộc. Những cảm xúc đó đã được những người thợ đá ở đây ghi lại trên 40 tấm bia trên vách động. Động Kính Chủ luôn là một cảnh đẹp, một bảo tàng nhỏ lưu giữ các văn bia và các tác phẩm điêu khắc của thợ đá ở đây đã 7 thế kỷ qua. Đây là một di sản không phải hang động nào cũng có.

Nam thiên đệ lục động

Động Kính Chủ là một trong những hang động đẹp nhất ở Việt Nam. Lê Thánh Tông khi tham quan động đã ban tặng nơi đây là Nam thiên đệ lục động.[4] Tương tự, vua Tự Đức ban tặng động Hương Tích là Nam thiên đệ nhất động, chúa Trịnh Sâm ban tặng động Bích Động là "Nam thiên đệ nhị động", Vua Minh Mạng ban tặng động Địch Lộng là "Nam thiên đệ tam động"[5], động Thiên Cung là "Nam thiên đệ tứ động", động Phong Nha là "Nam thiên đệ ngũ động", động Kính Chủ là "Nam thiên đệ lục động", động Từ Thức là "Nam thiên đệ thất động", động Hua Mạ là "Nam thiên đệ bát động", động Thiên Sơn là "Nam thiên đệ cửu động", động Tiên Sơn là "Nam thiên đệ thập động" là 10 hang động đẹp nhất ở Việt Nam theo quan niệm của người xưa.

Tham khảo


Hang Ma, sát bờ sông Mã, sông Luồng Thanh Hóa tục “động táng”- thời đại Kim khí tới tận thế kỷ XV

Hàng trăm quan tài bằng gỗ của người xưa được "treo" trên các hang núi nằm cheo leo sát bờ sông Mã, sông Luồng tại di tích Hang Ma (xã Hồi Xuân, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa) đã gây ra sự tò mò và chú ý rất nhiều người. Kể từ khi được phát hiện đến nay, Hang Ma vẫn như một lời thách đố các cơ quan chức năng và nhà khoa học trong quá trình đi tìm lời giải. 


Những câu hỏi được đặt ra như di tích Hang Ma người xưa dùng với mục đích gì? Nó có tự bao giờ? Chủ nhân của nó là ai? Làm thế nào để người xưa có thể đưa những chiếc quan tài bằng gỗ lên vách đá thẳng đứng? Và xung quanh vấn đề này đã có nhiều giả thiết được đưa nhưng cho đến nay vẫn chưa có một câu trả lời nào thỏa đáng. 


Để đi tìm lời giải cho hiện tượng bí ẩn Hang Ma, chúng tôi đã cố gắng đi sâu tìm hiểu và thu thập tư liệu, chứng cớ, cũng như khảo sát thực tế trong nhiều dịp công tác tại huyện miền núi Quan Hóa, Thanh Hóa. Kết quả là đã thu thập được một số thông tin mang tính phát hiện, xin được chia sẻ cùng độc giả trong bài viết này.


Dấu tích còn sót lại của tục “động táng”?


Ngay sau khi di tích Hang Ma được phát lộ, một trong những câu hỏi đặt ra là nó dùng với mục đích gì? Rất nhiều giả thiết được đưa ra để trả lời cho câu hỏi này. Có thể là dấu tích còn sót lại có liên quan đến một nghi thức tôn giáo nào đấy hoặc có thể đơn giản chỉ là nơi an táng người chết; và cũng có thể là nơi cư trú của một tộc người cổ xưa nào đó ở trong hang đá, mà những vật bằng gỗ được phát hiện có hình dáng như chiếc quan tài bằng gỗ đơn giản không phải là dùng để an táng người chết mà đơn giản là nó được dùng làm… giường nằm cho người sống  và giả thiết này không phải không có cơ sở khi mà trong số hàng trăm cỗ quan tài cùng những hiện vật được tìm thấy tại Hang Ma tuyệt nhiên không tìm thấy có một mảnh xương người nào!…



Khu vực phát hiện di tích Hang Ma (xã Hồi Xuân, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa) rất cheo leo, hiểm trở và rất khó đi lại.

Tuy nhiên, sau quá trình khảo sát chi tiết và đặt trong mối liên hệ đối sánh với các tộc người, các phong tục cổ xưa trong văn hóa của các dân tộc khác ở khu vực cũng như trên thế giới thì dường như giả thiết Hang Ma là nơi lưu lại dấu tích của một phong tục cổ xưa - tục “động táng” người chết có vẻ hợp lý hơn.


Giả thiết này có tính thuyết phục vì dựa trên những cơ sở của nghiên cứu khoa học. Tập tục an táng người chết bằng cách đặt quan tài trong hang núi là hiện tượng khá phổ biến trên thế giới, nhưng chủ yếu ở các vùng núi đá cao thuộc khu vực châu Á (trong đó có Việt Nam) và châu Mỹ (của người Anh Điêng da đỏ, nhưng cũng có nguồn gốc tổ tiên từ Châu Á).


Theo nhà khảo cổ học Nguyễn Gia Đối – thuộc Viện Khảo cổ học và nhiều nhà nghiên cứu khác đã từng đến khảo sát Hang Ma thì khu động táng này ra đời vào khoảng thời đại Kim khí và kéo dài tới tận thế kỷ XV. Tục động táng, đưa quan tài người chết vào những hang động trên vách núi cao tương đối phổ biến của nhiều tộc người ở vùng Đông Nam Á.


“Động táng” là một trong những tập tục an táng người chết cổ xưa nhất trong lịch sử loài người, đó là hình thức an táng người chết ở trong các hang đá (có thể cho vào quan tài hoặc không). Ngoài hình thức “động táng” ra còn có các hình thức an táng cổ xưa khác như “thủy táng” (ném xuống sông, biển cho cá ăn – đối với các tộc người sinh sống ở các vùng gần sông, biển), “hỏa táng” (hỏa thiêu xác chết, có thể giữ lại hoặc không giữ lại tro xương), “thiên táng” (hay “điểu táng” – tập tục này có thể tìm thấy ở tộc người ở Tây Tạng – treo xác chết lên cây hoặc phơi ở bãi để cho chim và sói ăn thịt), “thổ táng” (chôn người chết dưới đất, tập tục này rất phổ biến và còn tồn tại cho đến tận ngày nay). 




Theo các nhà nghiên cứu về tục “động táng” có thể thấy cội nguồn của nó có liên quan tới symbol – tính biểu tượng của hang. Khởi thủy của người tiền sử sống trong các hang đá, ven các vách núi nên hang động được xem là “ngôi nhà” đầu tiên của loài người. Ngoài ra, còn có thể tìm thấy một biến thể khác của tục “động táng” là việc chôn người chết trong các ngôi mộ xếp đá ở quanh (còn thấy ở người Mông) và các khu mộ có chôn cột đá (còn thấy ở vùng người Mường ở Hòa Bình)...


Nhìn chung, tục “động táng” khá phổ biến đối với nhiều tộc người, nhất là những vùng có nhiều núi non và đến nay còn tìm thấy dấu tích ở nhiều nơi như dấu tích “động táng” ở Trung Quốc (các nhà khảo cổ học đã phát hiện ở 13 tỉnh và khu tự trị các hang động có chứa quan tài an táng người chết; có nơi như thành phố Thượng Lộ thuộc tỉnh Thiểm Tây, các nhà khảo cổ học đã tìm ra 680 di chỉ với 4.220 hang mộ); “động táng” ở Indonesia (hiện nay vẫn còn được bảo lưu ở một số nhóm tộc người Toraja, đảo Sulawesi); “động táng” ở Thái Lan (tại hang Ongbah, các nhà khảo cổ đã phát hiện hơn 90 quan tài gỗ hình thuyền có niên đại năm 403 trước Công nguyên đến năm 25 sau Công nguyên); “động táng” ở Lào (dấu tích “Cánh đồng Chum” với hơn 3.000 chiếc chum lớn nhỏ bằng đá đến nay vẫn còn chứa đựng nhiều điều bí ẩn),...


Những chiếc quan tài “bay” trên vách đá


Trong khi đó, hệ thống Hang Ma ở Quan Hóa (Thanh Hóa) được phân làm 2 khu: Khu phía dưới nằm ven dòng suối Khó, dưới chân ngọn núi Pha Cáng, người dân địa phương gọi là hang Phi (“phi” trong tiếng Thái nghĩa là “ma”), thuộc địa phận xã Nam Xuân; khu phía trên nằm giữa lưng chừng ngọn Pha Cáng, được gọi là hang Hòm, vì trên này có hang động chứa rất nhiều cỗ quan tài, thuộc địa phận thị trấn Hồi Xuân.

Hầu hết những hang động này đều nằm cheo leo trên các vách đá, có những hang nằm ở vị trí vách đá thẳng đứng so với các sông suối xung quanh. Một câu hỏi được đặt ra ở đây là: Bằng cách nào mà từ hàng trăm năm trước, người xưa đã có thể đưa những cỗ quan tài lên được vách núi cao như vậy?



Hàng trăm chiếc quan tài bằng gỗ được treo lên vách đá thẳng đứng khiến cho rất nhiều người thắc mắc về nguồn gốc cũng như cách thức di chuyển những chiếc quan tài này của người xưa vào những hang động như vậy.

Có người cho rằng các hang mộ trên trước kia vốn thấp, trải qua thời gian do biến đổi địa lý nên chúng mới được “tôn” lên độ cao như ngày nay. Một số khác nữa đưa ra giả thuyết người xưa tạo ra hang mộ trên vách núi cao để không bị thú rừng, kẻ xấu phá phách, làm “kinh động” đến người đã khuất. Và để đưa được những chiếc quan tài ấy lên hang núi, họ đã dựng lên một hệ thống giàn giáo bằng tre, gỗ và dùng ròng rọc để kéo các quan tài lên,… 


Tuy nhiên, cho đến nay trong tất cả các giả thuyết trên thì vẫn chưa có cách lý giải nào được xem là thỏa đáng và công nhận. Bằng cách nào để người xưa đưa được những chiếc quan tài lên các hang động ở vách đá cheo leo hiểm trở như vậy vẫn là một điều bí ẩn.


Ông Hà Văn Tuyên – Trưởng phòng Văn hóa huyện Quan Hóa cho biết: “Trên ngọn núi Pha Cáng chúng tôi đã phát hiện thêm một hang động nữa. Bên trong hang động này có khoảng 30 chiếc hòm cổ có kích thước và chất liệu như bên hang Hòm. Bên cạnh khu động táng trên núi Pha Cáng, bên kia sông Luồng cũng tồn tại hệ thống khu động táng hang Pha Ké và hang Đầu Lâu. Ở khu vực này, trước kia có khoảng 60 bộ quan tài, đến nay vẫn còn hơn 20 bộ trong động”.



Được bao bọc bởi núi cao và sông sâu, khu di tích Hang Ma được gắn liền với những truyền thuyết nhuốm đầy yếu tố ly kỳ, bí ẩn và vẫn chưa có lời giải.

Theo ông Lương Văn Tướng, 50 tuổi, người dân tộc Thái ở Bản Khó (xã Hồi Xuân, Quan Hóa) thì việc đưa những chiếc quan tài lên những hang đá trên vách núi cheo leo như chúng ta thấy như hiện nay đối với người xưa không khó, bởi vị trí mà các quan tài được đưa lên khi ấy vẫn có lối đi và địa thế dốc thoai thoải, trải qua thời gian kéo dài cùng với tác động của các yếu tối biến đổi địa lý, lũ lụt, xói mòn mới thành ra cheo leo hiểm trở như hiện nay.


Để chứng minh cho ý kiến của mình, ông Tướng đã đưa chúng tôi đến một địa điểm cách Hang Ma chừng 3 km ở phía thượng lưu sông Luồng và chỉ cho chúng tôi thấy một ngọn núi có thành vách thẳng đứng ngay sát bờ sông. Ông Tướng cho biết: “Ngày trước vị trí vách núi không dựng thẳng đứng như thế này, phía sát bờ sông có một dải đồi đất thoai thoải nằm xen kẽ với núi đá, có lối đi dẫn lên núi. Sau những đợt lũ ống và lũ quét thì đất bị xói mòn và sạt lở xuống dưới sông, đến nay thì sông chảy ăn sâu vào sát vách núi, lối đi đã biến mất. Mới mấy chục năm thôi mà đã thế, huống chi cả mấy trăm, mấy nghìn năm trước”.


Theo quan sát của chúng tôi, Hang Ma cũng như hệ thống các hang động có chứa quan tài cổ ở khu vực huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) đều có vị trí nằm ở vách núi sát bờ sông (thuộc sông Luồng và sông Mã), từ đó cho thấy ý kiến trên của ông Tướng không phải là không có cơ sở. 


Thiết nghĩ, trải qua một thời gian hàng mấy trăm năm, với bao biến động của tự nhiên và của chính con người, những vết tích xưa ở vùng đất này theo đó cũng đổi thay và có cái đã không còn nữa. Có lẽ do sự tác động thường xuyên và kéo dài đó đã khiến cho vị trí “động táng” của Hang Ma nói riêng và hệ thống hang động chứa quan tài cổ ở Quan Hóa nói chung trở nên hiểm trở cheo leo nhưng cũng không kém phần độc đáo như hiện nay(!?).


(GDVN) - Khi giả thuyết về cách thức đưa những cỗ quan tài “treo” trên vách đá phần nào được hé mở thì một câu hỏi nữa được đặt ra là chủ nhân của nó là ai?


Chủ nhân của những chiếc quan tài “bay” là ai?


Khi đi tìm câu trả lời này thì chúng tôi nhận được rất nhiều ý kiến cho rằng đây là cách an táng cổ xưa của người Thái cổ còn sót lại cho đến ngày nay. Số khác thì lại cho rằng đây là hang mộ dành cho tầng lớp quý tộc người Thái. Đặc biệt có người còn đặt ra giả thiết có thể những hang động này là nơi an táng những người thuộc thân tộc của Thượng tướng quân Khằm Ban – người đã giúp Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh vào thế kỷ XV. 



Được bao bọc bởi núi cao và sông sâu, khu di tích Hang Ma được gắn liền với những truyền thuyết nhuốm đầy yếu tố ly kỳ, bí ẩn và vẫn chưa có lời giải.

Về niên đại của những chiếc quan tài cổ này, theo nhà khảo cổ học Nguyễn Gia Đối (thuộc Viện Khảo cổ học Việt Nam) và nhiều nhà nghiên cứu khác đã từng đến khu hang động này để khảo sát nghiên cứu thì khu động táng này ra đời vào khoảng thời đại Kim khí và kéo dài tới thế kỷ XV (trùng với mốc thời gian của giả thiết cho rằng đây là mộ táng của những quý tộc người Thái thời Thượng tướng Khằm Ban). Còn theo ông Hà Văn Tuyên – Trưởng phòng Văn hóa huyện Quan Hóa thì có thể trước kia nơi đây là khu động táng lớn của người Thái cổ.


Tuy nhiên, nếu đồng ý với giả thiết này thì một câu hỏi khác được đặt ra là cách thức mai táng khá kỳ lạ ở Việt Nam này đã xuất phát từ quan niệm nào và tại sao đến giờ không còn lưu truyền, dù chỉ là truyền miệng? Mặt khác, người Thái có thực sự là chủ nhân đầu tiên của vùng đất Hồi Xuân – Quan Hóa? Hay trước đó rất nhiều thế kỷ, vùng đất này thuộc về một tộc người khác, một nền văn hóa khác, và do những nguyên nhân nào đấy, tộc người đó đã dời đi và để lại dấu tích của nền văn hóa “tiền Thái” còn sót lại đến ngày nay?


Có lẽ những gì còn sót lại ở Hang Ma (cũng như nhiều hang động tương tự khác) vẫn chưa đủ sức để “giải mã” những bí ẩn này. Để “giải mã” những bí ẩn Hang Ma cần có thời gian lẫn một sự khảo sát nghiên cứu tổng thể rộng hơn để hiểu rõ hơn lịch sử văn hóa của vùng đất này.



Tìm dấu tích trong lịch sử vùng đất cổ



Những sử sách, tư liệu còn lại đến ngày nay đều cho biết: Vùng đất Hồi Xuân (và huyện Quan Hóa nói chung) trước kia có tên gọi là Mường Ca Da. Mường Ca Da cùng với Mường Khoòng, Mường Đèng, Mường Chiềng Ván là một trong bốn Mường tiêu biểu cho không gian văn hóa của người Thái ở miền núi phía Tây xứ Thanh.  Trong khi đó, “Ca da” trong tiếng Thái có nghĩa là “quạ chữa thuốc”. Đến nay, trong các bản người Thái ở huyện Quan Hóa vẫn còn lưu truyền một truyền thuyết khá phổ biến về xuất xứ tên gọi (hay nguồn gốc ra đời) của Mường Ca Da.  






Hàng trăm cỗ quan tài cùng những hiện vật được tìm thấy tại Hang Ma tuyệt nhiên không có một mảnh xương người nào nên nguồn gốc cũng như chủ nhân của những chiếc quan tài này vẫn còn là điều bí ẩn.

Trong sử sách mà người Thái ở Quan Hóa còn ghi chép lại công lao của tướng quân Khằm Ban – vị thủ lĩnh hiển hách nhất và là người lập ra Mường Ca Da (vào khoảng thế kỷ XV). Theo sử sách, tướng quân Khằm Ban là người văn võ song toàn, gia nhập cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn và lập nhiều chiến công lớn trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh và được vua Lê phong làm Thượng tướng quân, thống lĩnh toàn quân miền núi Tây Bắc, từ Nghệ An – Thanh Hóa cho đến Lào Cai bây giờ. 


Sau khi đất nước bình yên, vua Lê đã cho ông được tự chọn vùng đất đóng quân và lập thái ấp. Vùng đất đó rất rộng, kéo dài từ huyện Yên Định hiện nay cho đến tận Hồi Xuân – Quan Hóa; điểm mốc ranh giới thuộc huyện Yên Định nay vẫn còn lưu lại dấu tích với tên gọi là Quán Lào (nay là thị trấn của huyện Yên Định). 


Sau nhiều ngày tìm kiếm, cuối cùng ông đã phát hiện đất Hồi Xuân có phong cảnh sơn thủy hữu tình, có thể xây dựng cơ nghiệp lâu dài, liền chọn để dựng bản, lập Mường và đặt tên là Mường Ca Da. Về sau, dân ở các nơi kéo về đất Mường Ca Da ngày một đông, họ cùng làm ăn, sinh sống đoàn kết bên nhau. Tìm trong tư liệu chính sử chép về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn cũng có nhắc đến việc Lê Lợi đã “vỗ về yên ủi các bộ lạc, khen thưởng các tù trưởng” (Đại Việt sử kí toàn thư, tập II, tr.252).



Với vị trí địa lý khá đặc biệt nên khu di tích hang ma vẫn còn rất nhiều bí ẩn chưa có lời giải đáp.

Ông Phạm Văn Thúy – Trưởng phòng Giáo dục và đào tạo huyện Quan Hóa cho biết: “Thượng tướng quân Khằm Ban có tên gọi theo tiếng Thái là Chu Kha Lai, tiếng Kinh là Phạm Hiếu, ông là con rể của vua nước Ai Lao (tức Lào) nên có tên gọi là Khằm Ban. Khằm Ban là tiếng Lào: “khằm” có nghĩa là vàng, “ban” có nghĩa là bạc. Dấu tích về tướng quân Khằm Ban hiện nay vẫn còn lưu giữ ở vùng đất Hồi Xuân – Quan Hóa với tên gọi của hai bản là Bản Khằm và Bản Ban và một tấm bia đá lớn ghi dấu công ơn của ông” (hay còn gọi là làng Khằm, làng Ban, sát ngay với thị trấn Hồi Xuân – TG).


Ông Thúy cũng cho biết thêm, lần theo gia phả họ Phạm ở Quan Hóa (hiện nay vẫn còn lưu lại – do ông Phạm Hồng Nêu sưu tầm và cất giữ) những người Thái mang họ Phạm ở Quan Hóa đều thuộc dòng dõi con cháu của tướng Phạm Hiếu (tức Khằm Ban), bản thân ông Thúy cũng ở trong số đó. Hiện nay, di tích đền thờ Khằm Ban đã được công nhận di tích cấp tỉnh. 


Tạm bỏ qua những yếu tố kỳ ảo của truyền thuyết vì không có cơ sở khoa học, chỉ dựa vào những tư liệu quý giá được ghi chép lại trong sử sách về tướng quân Khằm Ban và vùng đất Mường Ca Da, có thể nhận thấy rằng: Người Thái di cư đến và định cư ở vùng đất Hồi Xuân – Quan Hóa khá muộn (khoảng thế kỷ XIV – XV).




Trong khi đó, theo nhà khảo cổ học Nguyễn Gia Đối (thuộc Viện Khảo cổ học Việt Nam) thì khu động táng ở Hang Ma ra đời vào khoảng thời đại Kim khí và kéo dài tới thế kỷ XV. Điều đó có nghĩa những chiếc quan tài theo tục “động táng” trong Hang Ma có thời gian tồn tại lâu hơn (từ thế kỷ XV trở về trước), trước cả khi người Thái đến định cư ở vùng đất này. Chính vì vậy, giả thiết chủ nhân của Hang Ma có thể là người Thái cổ sẽ vẫn còn là một sự hoài nghi. 


Trở lại vấn đề Hang Ma ở Hồi Xuân – Quan Hóa, như trên đã nói, người Thái đến định cư ở vùng đất này khá muộn, vậy thì nền văn hóa của tộc người nào đã từng tồn tại và phát triển trước cả người Thái? Câu trả lời không hề dễ dàng, nó cần một sự khảo sát nghiên cứu cả tổng thể lẫn chi tiết, và nhất là đòi hỏi phải có thời gian.


Để làm sáng tỏ những câu hỏi trên cần phải có thời gian cũng như một sự nghiên cứu khảo sát thật tỉ mỉ, công việc này đòi hỏi tốn không ít công sức. Dẫu thế nhưng đây vẫn là một công việc có ý nghĩa to lớn và nên làm. Với những phát hiện trên, chúng tôi chưa thể đi đến một kết luận cuối cùng cho vấn đề này, nhưng hi vọng nó sẽ hé mở ra một hướng tư duy khác, một hướng tiếp cận nghiên cứu khác đối với vấn đề “giải mã” những bí ẩn của di tích Hang Ma nói riêng cũng như lịch sử văn hóa vùng đất cổ Mường Ca Da nói chung.

Nguồn tin: GDVN

http://timcoinguon.blogspot.com/2013/06/ho-pham-dan-toc-thai-o-thanh-hoa.html 


Kỳ bí Hang Ma và những chiếc quan tài treo trên vách đá

Để lên được hang động này, cần phải đi thuyền qua con sông Lò hung dữ tới khu vực chân núi Phi. Từ đây, tiếp tục trải qua hàng trăm bậc thang và đu mình qua các vách núi hiểm trở mới tiếp cận được khu vực cửa hang. 

Là người dẫn đường cho đoàn khám phá hang động trên, bà Hà Thị Mân – cán bộ văn hóa thị trấn Hồi Xuân (huyện Quan Hóa) cho biết, hang quan tài được người dân thường gọi là Hang Ma hoặc Hang Phi, địa điểm này rất kỳ bí và hiểm trở, khách tham quan và người dân địa phương trước khi lên hang thường chuẩn bị một ít đồ lễ (như bánh kẹo, hương) để thắp hương cho những người đã khuất.

“Những năm trước đây, đường lên hang động rất khó khăn, phải trèo lên độ cao cả trăm mét và vượt qua các mỏm đá lởm chởm bên vách núi. Tuy nhiên, thời gian gần đây, địa điểm này được đầu tư xây dựng tuyến đường với hàng trăm bậc thang dẫn lên khu vực gần cửa hang, nên việc tham quan, khám phá thuận tiện hơn” – chị Mân nói. 

Ông Hà Văn Thắng (57 tuổi, trú tại khu Khằm, thị trấn Hồi Xuân, huyện Quan Hóa), một thầy mo trên địa bàn cho biết, hang động trên được người dân phát hiện vào năm 1980, đến nay, đã gần 40 năm trôi qua, tuy nhiên, người dân nơi đây vẫn không hiểu, bằng cách nào mà người xưa có thể đưa những cỗ quan tài nặng hàng tạ lên trên đỉnh núi.

"Ban đầu khi phát hiện, bên trong những chiếc quan tài này còn sót lại ít các mảnh xương, tuy nhiên đến nay, chỉ còn trơ lại các chiếc quan tài mục rỗng. Hầu hết, những chiếc quan tài được làm bằng các cây gỗ lớn, bên trong đục rỗng. Đây được xem là cách an táng người chết phổ biến của đồng bào dân tộc Thái trên địa bàn trước đây, có thể người xưa đưa quan tài lên cao để an táng với mục đích, mong người chết sớm được siêu thoát” – ông Thắng nói. 

Theo quan sát của PV Báo Lao Động, bên trong khu vực hang động được chia làm 3 khu, mỗi khu có hàng chục chiếc quan tài đã bật nắp, với đủ các kích cỡ to nhỏ, nằm chồng lên nhau. Một số khác được đặt trên các giá đỡ, nằm cheo leo trên vách hang động.

Ông Lữ Đình Bưu – Chủ tịch UBND thị trấn Hồi Xuân, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết, hang quan tài đã được huyện Quan Hóa đưa vào quy hoạch và xây dựng để trở thành địa điểm du lịch tâm linh.

“Vừa qua, một tuyến đường dẫn lên khu vực hang đã hoàn thành, tạo điều kiện thuận lợi để bà con, du khách đến tham quan, khám phá. Tời đây, một số hạng mục, công trình khác cũng sẽ được đầu tư, sớm đưa khu hang quan tài trở thành điểm du lịch tâm linh trên địa bàn”- ông Bưu nói. 

https://laodong.vn/xa-hoi/ky-bi-hang-quan-tai-cheo-leo-tren-dinh-nui-o-xu-thanh-771004.ldo 

Bên trong khu vực hang, có rất nhiều các cỗ quan tài xếp chống lên nhau. Ảnh: Quách Du

Để lên được cửa hang, du khách phải leo qua vách núi hiểm trở

Hang quan tài (điểm khoang đỏ) nằm trên khu vực gần đỉnh núi.

Hang quan tài treo ở Suối Bàng, Vân Hồ (tỉnh Sơn La) -thời Đinh –Lý, thế kỷ 10-12.

Từ Hà Nội theo quốc lộ 6 khoảng 180km, sau gần 4 tiếng ngồi xe, bạn sẽ đến thảo nguyên Châu Mộc. Ấn tượng đầu tiên sẽ là những đồi chè xanh ngút ngàn, những sóng cỏ chạy tít tắp đến tận chân trời hay những nương mận đang vào mùa thu hoạch… Nếu thích khám phá những điều bí ẩn, bạn nên đi thêm 50km nữa vào Suối Bàng để tìm hiểu những hang ma của người xưa với cách táng độc đáo: treo mộ trên những đỉnh núi cao chót vót.

Từ trung tâm Mộc Châu, đến Suối Bàng bạn nên đi theo cung đường rất đẹp này: qua xã Tô Múa bát ngát chè, quan sát những cây chè cổ thụ trăm tuổi, hay ngắm mây trên những con dốc cheo leo đẹp mê hồn. Trung tâm xã Suối Bàng cách Tô Múa hơn 10km, còn khoảng 80 hang ma, mỗi hang thường có từ 1 đến 35 quan tài.


Các cụ kể: Cách đây hàng trăm năm, người Xá và người Thái cùng ở trên mảnh đất Mộc Châu. Do có sự tranh chấp về đất đai họ chọn cách bắn tên để giải quyết. Nếu mũi tên của bên nào bắn cắm vào vách đá nghĩa là thần núi, thần đất thuận cho ở. Họ đã đứng ở núi Cắm tên, xã Mường Sang bắn tên về Suối Bàng. Người Xá dùng tên có bịt đồng ở đầu mũi tên nên bắn vào vách đá thì bị nảy ra, còn người Thái lấy sáp ong dính vào đầu mũi tên nên khi bắn vào vách đá, mũi tên đã dính lại. Từ đó, người Thái được ở lại trên mảnh đất này, còn người Xá phải ra đi. Người Xá đi xa, nhưng khi chết, không dám chôn cất người chết trên đất nữa, đành đưa vào những thân gỗ to, khoét bỏ ruột để đưa người chết vào trong rồi dấu trên các vách đá cheo leo. Những quan tài đều được làm bằng gỗ đinh thối: loại gỗ ít bị bào mòn bởi thời gian, mưa nắng, các loài thú, mối mọt cũng không dám xâm phạm.

Để lên các hang ma Khoang Tuống, bạn sẽ phải chui qua những đám rễ cây, dây leo chằng chịt. Phát đường mà đi trên những lớp lá cây mục. Khi chân đã bắt đầu mỏi, sẽ thấy những miệng hang kiểu vòm ếch, có hang rộng chừng 2m, trần hang thấp, lại có những hang to, chứa tới mấy chục cỗ quan tài. Ngay ngoài cửa, bạn đã thấy các mộ thuyền nằm ngổn ngang. Cái đã phủ rêu xanh, cái bị nước thấm xuống mục ruỗng. Những quan tài này đều bị người đời sau đem ra nên mới thế. Đi vào trong, những quan tài chưa bị động đến đều được gác trên những chạc cây, khô ráo, lành lặn.  Điểm chung là, chúng đều được làm bằng một thân cây khoét rỗng lòng theo hình cái bát.


Cái lớn dài chừng 2.5 mét, rộng 60 cm, trong lòng khoét rộng chừng 40cm. Đầu mỗi quan tài loe ra hình đuôi én, có các cặp quai đục lỗ hình vuông để nêm chốt khi úp 2 mảnh thân gỗ với nhau. Một số quan tài vẫn còn nguyên những mẩu xương, những đầu lâu khá lớn. Ở vài hang còn có những tấm ván khắc chữ cổ, hay đẽo hình một cô gái đang múa.  Theo các nhà nghiên cứu, chúng có tuổi đời từ 300 đến 500 năm, và theo phỏng đoán đây đều là mộ táng của người thời Đinh –Lý, sống vào khoảng thế kỷ 10-12.

Rời hang ma, chắc hẳn bạn sẽ tò mò, bởi không hiểu bằng cách nào mà những khối gỗ lớn, nguyên vẹn như vậy lại có thể chuyển vào trong hang, đẽo thành những quan tài nguyên vẹn. Bạn sẽ băn khoăn bởi tại sao hàng ngàn năm đã qua, những cỗ quan tài vẫn còn tương đối nguyên vẹn và chỉ bị tháo dỡ bởi bàn tay con người.


Nhưng cũng đừng suy nghĩ quá lâu, hãy dành thời gian còn lại để ngắm dòng Suối Bàng chảy qua những dải đá trắng tinh đổ ra sông, hãy cùng người dân địa phương đi bắt ốc để thưởng thức tinh hoa ẩm thực nơi đây.  Nổi tiếng nhất ở Suối Bàng là ốc đá: Ốc đá ở Suối Bàng thường chỉ xuất hiện từ tháng 4 đến cuối tháng 8, tức là vào mùa mưa, khi thời tiết ẩm ướt. Những tháng còn lại chúng vùi mình trong những lớp lá dày hoặc nằm im dưới đất. Ốc bắt về, người ta không xào ốc vì khi xào ốc ra nhiều nhớt ăn không ngon, mọi người thường nấu canh, hoặc đơn giản nhất là luộc với xả, ớt chấm mắm ớt.


Thường thì bà con sẽ đãi bạn những món đặc biệt hơn:. Đun nước sôi lên, đổ ốc vào, cho thêm chút muối cho ốc dòn và khỏi tanh. Luộc chín tới rồi đổ ra khêu, thịt ốc đem nấu với lá nồm, lá chua hoặc măng chua… đều ngon. Cầu kỳ hơn, người ta có thể nạo xoài chua đem trộn với ốc và gia vị: mùi tàu, lá gừng, tía tô, chanh, ớt làm gỏi. Bạn sẽ có một bữa ăn đáng nhớ, một buổi tối thú vị khi ngủ nhà sàn để sáng hôm sau ra về lòng vẫn lâng lâng.

 

Trên đường về còn muốn ngắm sông cho đủ cả du sơn ngoạn thủy, bạn sẽ được người dân chỉ ra đường sông. Cả người cả xe lên đò, ngược Đà giang về bến Trai (giáp bến Vạn- Phù Yên).

Giữa sóng nước mênh mang, bạn sẽ thấy 2 bên bờ sông xanh rì hoa cỏ, thi thoảng vài con thuyền nhỏ bập bềnh theo Sông Đà về xuôi. Nếu vẫn say sưa khám phá hang ma, thuyền sẽ rẽ vào một hang trên vách đá ven sông. Trong hang cũng có những bộ quan tài treo như ở sâu trong các bản. Trước đây, những hang này thường nằm cheo leo trên vách đá dựng đứng, cao hơn mặt nước sông Đà, không có đường lên. Nay do tích nước làm thủy điện Sông Đà, nước dâng cao, hang chỉ còn cách mặt nước chừng 4m, khá dễ để đến thăm.

         

Sau hành trình thú vị qua núi, qua sông, thưởng thức những món ăn lạ, tìm hiểu cách huyền táng của người xưa, bạn sẽ thấy quê hương mình đẹp và còn rất nhiều điều chưa khám phá hết….

Nguồn tin: BQL khu du lich Moc Chau  https://mocchautourism.com 

 

Vùng đất có nghĩa địa...trên cao

Suối Bàng - một xã vùng sâu, vùng xa nằm bên hồ Sông Đà (hồ thủy điện Hòa Bình) thuộc huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La đã từ lâu không chỉ nổi tiếng về cảnh đẹp nguyên sơ, tuyệt tác của thiên nhiên mà còn ẩn chứa bí mật với những "hang ma" treo leo trên những vách núi cao.

Anh Ngô Thành Đạo, Ban quản lý  Khu Du lịch Quốc Gia Mộc Châu (Sơn La)- người đưa chúng tôi vào Suối Bàng, giới thiệu: Đường đi đến khu di tích Suối Bàng có thể đi bằng đường bộ hoặc đường thủy. Nếu là đường bộ, Suối Bàng cách trung tâm huyện lỵ Mộc Châu khoảng 70km theo Quốc lộ 43, sau đó là đường tỉnh lộ 101 qua hai xã Mường Khoa, Tô Múa.

Còn đường thủy có hai hướng đến khu di tích, một là đi thuyền từ đập thủy điện Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình) lên mạn ngược khoảng 40km, đến bến Lồi (là một trong những điểm chợ phiên ven hồ sông Đà), từ đó đi bộ khoảng 3km là đến trung tâm xã Suối Bàng.

Quan tài cổ được táng trong các hang đá, thuộc dãy núi quanh khu vực xã Suối Bàng. Đồng bào các dân tộc thiểu số địa phương gọi là núi "Ma Lang Chánh," nghĩa là "Núi hang ma cổ". 

Hiện trên khu vực núi non xã Suối Bàng có gần 80 hang có các quan tài cổ, mỗi hang có từ 15 đến 35 cỗ quan tài bằng gỗ.

Hệ thống di chỉ khảo cổ Hang mộ Tạng Mè nằm trên các vách núi sông Đà, đã tồn tại trên 1.000 năm, được Bộ Văn hóa-Thể thao và du lịch cấp Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt vào năm 2014.

Ông Mùi Văn Chiền - một thầy Mo của bản kể lại truyền tích mở đất của người Thái ở thung lũng Suối Bàng như sau: Khi xưa người Xá cổ (có thể là người Khơ Mú bây giờ) đã thi bắn tên với người Thái để xem ai là chủ nhân vùng đất linh thiêng này. 

Người Xá to khỏe, cậy sức bắn tên đồng lên núi cao. Người Thái mưu mẹo gắn sáp ong vào đầu mũi tên và cũng bắn lên núi.

Cuối cùng, chỉ có tên gắn sáp ong của người Thái dính trên vách núi cao. Còn tên đồng người Xá bị bật vào đá rơi xuống chân núi nên đành chịu thua. 

Thua trong thi bắn tên, người Xá rời Suối Bàng, lên núi cao ở, giữ lời thề đến khi chết cũng phải chôn cất thi hài trong hang núi.

Lại có truyền tích kể rằng một chàng trai cõng mẹ đến đất này, được người tại chỗ giúp dựng nhà, chàng bối rối nói không có thịt mời. Họ trả lời có mẹ già đó, bắt mà làm thịt! 

Chàng trai hoảng sợ và phát hiện bộ tộc này ăn thịt người nên không có nghĩa trang. Chàng cõng mẹ lên núi sống, khi bà chết phải chôn giấu trong hang đá. Người đến sau bắt chước lối chôn cất này để bảo vệ thi hài người thân.

Truyền tích là như vậy, có người tin có người không, nhưng ngày xưa khu vực này người ta không thấy nghĩa địa là có thật. 

Đó là vì tập tục người chết sẽ được an táng vào các quan tài bằng nguyên một cây gỗ đã được đục rỗng ruột rồi bằng cách nào đó mà... treo lên các vách đá. 

Hầu như bản nào của Suối Bàng cũng có các động hang ma và các quan tài cổ bằng gỗ ở trên các hang này.

Bí ẩn nguồn gốc những cỗ quan tài cổ xưa

Theo chân thầy mo Mùi Văn Chiền, chúng tôi vượt rừng lên khu vực hang mộ Tạng Mè. Khu vực các hang mộ táng gỗ được bao bọc bởi dãy núi đá vôi hiểm trở với nhiều suối nhỏ, rừng rậm, đường đi có những đoạn dốc đá lởm chởm, thẳng đứng. 

Ông Chiền cho biết, trước đây, đường đi còn khó khăn hơn, sau này để đảm bảo an toàn cho du khách đến khám phá, tìm hiểu "hang ma", địa phương đã cho xây dựng điểm dừng chân bằng xi măng, có đánh dấu phương hướng dọc đường.

Ở độ cao khoảng 150m so với mặt sông, hang Khoang Tuống hiện ra với mái vòm, rộng khoảng 3m, ăn sâu vào trong vách núi. Trong hang, những chiếc quan tài gỗ ngổn ngang, nhiều mảnh vỡ từ quan tài văng ra khu vực lân cận. 

Các quan tài gỗ đều được bổ đôi, bên trong khoét lòng máng, hai đầu chế tác mấu chốt hình "đầu thuyền đuôi én". Một số quan tài trong hang còn có hình sóng nước. 

Quan tài lớn dài chừng 2.5 mét, rộng 60 cm, trong lòng khoét rộng chừng 40cm lưu giữ 1 hộp sọ và một số mảnh xương vụn. Một số quan tài khác vẫn còn những mẩu xương, ngoài ra là vỏ ốc núi, lá rừng khô... 

Đã có nhiều câu chuyện kì bí liên quan đến việc tự ý lên núi thiêng, "động chạm" vào những mộ thuyền nên chịu những kết cục nghiệt ngã. Vì vậy, ngay khi bước vào, thầy mo Mùi Văn Chiền đứng ra làm nghi thức xin phép tiền nhân khuất mặt khuất mày cho chúng tôi vào hang với những nén nhang và lời khấn vái thành kính.

Rất nhiều điều bí ẩn không chỉ chúng tôi mà cả những nhà khoa học, nhà khảo cổ học...đã đặt ra khi tới đây. Ví dụ, người dân địa phương cho rằng, gỗ làm quan tài là cây đinh thối - một loại gỗ tốt, chịu được mưa nắng, mối mọt. Vậy nhưng, qua quá trình tìm kiếm thì hầu như không thấy một dấu hiệu nào thể hiện nơi đây có một gốc đinh thối nào cũng như những dấu tích thể hiện loài cây này từng mọc quanh khu vực.

Theo PGS-TS Nguyễn Lân Cường (Viện Khảo cổ học Việt Nam): Tục táng treo phản ánh tư duy của con người về vũ trụ. Các cửa hang thông từ mái vòm hang trên đỉnh núi chính là nơi giao tiếp giữa con người với tổ tiên, thần linh.

Mộ táng ở Suối Bàng, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La có giá trị lịch sử văn hóa tín ngưỡng và tư liệu về nhân chủng học của tộc người cổ cần được bảo tồn, giữ gìn phục vụ nghiên cứu.

Giả thuyết thứ hai là người Xá cổ đã dùng thuyền chở gỗ đinh thối từ các khu vực khác, tập kết tại khu bến phà Vạn Yên (nay thuộc xã Tân Phong, Phù Yên, tỉnh Sơn La) rồi lại chuyển tiếp tới bến đò Lồi. 

Từ đó gỗ đinh thối sẽ được chuyển tới các động "hang ma". Nhưng câu hỏi ở đây là những khối gỗ nặng với 400-500kg rất nặng được đưa lên các hàng động bằng cách nào?. Trên các ngọn núi Nà Lồi, Lang Chánh, Suối Bàng, Đá Nẻ, Tạm Háo... nhiều hang động có đến hàng chục quan tài cổ được gác xếp lớp lên nhau. Hang ít nhất cũng có mươi cỗ quan tài chèn kín cả cửa. Đồng bào dân tộc thiểu số địa phương thời nay giỏi đi rừng, leo núi cũng không hiểu người xưa chuyển quan tài gỗ nặng hàng trăm kg lên núi cao rậm rạp rừng nguyên sinh bằng cách nào. Phải chăng họ cõng thi thể người đã khuất lên núi rồi mới hạ cây, đẽo quan tài tại chỗ?

Một bí ẩn nữa là qua những bộ hài cốt còn lại trong các cỗ quan tài, các nhà nghiên cứu chỉ ra kích thước của những đoạn xương ống tay lại dài hơn nhiều so với xương ống tay của những người cao lớn bây giờ. 

Điều này đã đặt ra giả thuyết mà chưa ai tìm được câu trả lời thỏa đáng: Người xưa có thể trạng to lớn hơn người bây giờ hay đó không phải là hài cốt của người Việt?

Đã có nhiều nhà khoa học, các nhà dân tộc học lẫn các nhà khảo cổ học tìm đến xã Suối Bàng, leo lên các hang đá, diện kiến tiền nhân trong mộ cổ táng treo. Tuy nhiên, đến nay mọi đáp án đưa ra vẫn chỉ là giả thiết, chưa có một kết luận khoa học chính thức nào về nguồn gốc các hài cốt cũng như cách chôn cất người chết ở vùng đất này cách đây hơn 1.000 năm.

Chỉ biết, chính quyền và lực ượng công an địa phương huyện Vân Hồ (Sơn La) đang ngày đêm "gác" ở trước mỗi cửa "hang ma", giữ gìn những mộ thuyền khỏi bàn tay của những tay "mộ tặc" săn lùng cổ vật. Còn những bí ẩn nằm lại rừng sâu, có lẽ sẽ phải chờ mất nhiều thời gian, công sức nữa để tìm ra lời giải.

https://danviet.vn/son-la-vung-dat-suoi-bang-voi-cac-hang-dong-chua-nhung-co-quan-tai-co-treo-tren-vach-nui-20210504074414515.htm 

Di tích cấp Quốc gia, Kinh Môn, Hải Dương


1. Đền Ngư Uyên, xã Long Xuyên 

            Đền Ngư Uyên xây dựng vào thế kỷ 15, thời Lê Vĩnh Trị (1677) thờ 7 vị danh tướng cùng là anh em ruột của gia đình họ Phạm (có 1 người là nữ), đã có công giúp vua Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh. Với những công trạng hiển hách, khi 7 anh em họ Phạm mất, vua Lê Thái Tổ đã ban sắc phong cho 7 vị danh tướng và cấp tiền xây dựng đền thờ ở thôn Ngư Uyên.

 

 

 Đền Ngư Uyên, xã Long Xuyên

Đền Ngư Uyên được xây dựng trên khu đất cao ráo gần đầm Ngư, bên sông Kinh Môn. Đền có mặt bằng hình chữ đinh (J) gồm 5 gian tiền tế. Ngôi đền khá lớn, có nhiều hoa văn, hình vật trạm trổ rất đẹp. Phía sau là hậu cung 3 gian nối với tiền tế. Trong hậu cung đặt tượng Phạm Luận. Cạnh di tích đền ở hai phía trước và sau có 2 ngôi miếu thờ 2 người em là Phạm Thọ và Phạm Thành. Còn 4 ngôi miếu khác thờ các em thứ 4, 5, 6, 7 xây rải rác ở trong và ven làng. Có miếu đã mất nhưng nay đã được xây lại. Đền Ngư Uyên cho đến nay còn giữ được một số cổ vật. Đó là bia Thần Phả cùng 3 tấm bia khác. Tượng Phạm Luận, tượng Phạm Nương đều từ thời Nguyễn. Tượng Phạm Thành, hương án gỗ thời Lê, khám thờ, ngai thờ, cửa võng. 

Đền Ngư Uyên được công nhận di tích cấp Quốc gia ngày 02/3/1990.

            2. Đình Huề Trì, xã An Phụ

Đình Huề Trì nguyên được khởi dựng từ thời Lý (Thế kỷ XI). Đình Huề Trì là nơi thờ Thành hoàng có tên là Thiện Nhân, Thiện Khánh - hai nữ tướng thời Hai Bà Trưng năm 40 - 43. Vào cuối thế kỷ XIII, Trần Quang Khải đã đóng đại bản doanh ở đây, chiêu mộ quân kỹ, chặn đánh quân Nguyên Mông theo dòng sông Bạch Đằng.

 

 Đình Huề Trì, xã An Phụ

 

Đình Huề Trì nằm ở giữa làng. Khởi đầu, đình làm bằng gỗ, lợp tranh. Đến thời Lê Trung Hưng mới được xây dựng lớn như ngày nay. Đình có hai dãy: Tiền tế và hậu cung làm song song theo kiểu chữ nhị (=). Giữa hai dãy là sân trời, hai dãy nhà được nối bằng bờ tường xây tạo cho đình có quy mô khép kín. Đây là ngôi đình có diện tích 624m2 lớn nhất tỉnh Hải Dương. Mặc dù nhiều lần trùng tu nhưng đình vẫn giữ được dáng xưa. Kiến trúc mới tòa 5 gian, 4 mái. Hè ghép bằng đá xanh. Đến nay đình Huề Trì còn giữ được 100 cổ vật. 

Lễ hội đình Huề Trì thường tổ chức lớn vào thời gian từ mồng 10 tháng 3 âm lịch. Lễ hội trong 3 hoặc 7 ngày tùy theo từng năm nhưng mồng 10 tháng 3 là ngày lễ chính. Trong thời gian lễ hội có tục lệ độc đáo, đó là rước kiệu Hai bà từ đình đến Nghè Mực (khoảng 800m). 

Đình Huề Trì được công nhận di tích cấp Quốc gia ngày 13/3/1974. 

         3. Chùa Huề Trì, xã An Phụ

Chùa Huề Trì có tên tự là Duyên Tràng Tự, là trung tâm sinh hoạt tôn giáo của thôn Huề Trì, xã An Phụ. Chùa thờ Phật theo thiền phái Đại Thừa. Di tích chùa Huề Trì không chỉ là nơi thờ Phật, những năm gần đây, nhân dân địa phương còn tôn thờ Thiện Nhân, Thiện Khánh, hai nữ tướng của Hai Bà Trưng.

Chùa Huề Trì đã được nhân dân địa phương khởi dựng từ khá sớm, được trùng tu, tu sửa vào các năm Tự Đức năm thứ 23 (1870), Hàm Nghi nguyên niên (1885), Thành Thái nguyên niên (1889), Khải Định Ất Sửu (1925).

 

 Chùa Huề Trì, xã An Phụ

Trước đây, chùa có quy mô kiến trúc kiểu “nội Công ngoại Quốc”, bao gồm 7 gian tiền đường, 1 gian cổ dài, 2 gian ống muống, 3 gian hậu cung, hai dãy hành lang phía Nam (7 gian) và phía Bắc (12 gian). Hiện nay, các công trình cũ cơ bản chỉ còn kiến trúc kiểu chữ Công (I), bao gồm 7 gian tiền đường, 1 gian cổ 3 gian ống muống, 3 gian hậu cung và 5 gian hành lang phía Nam. Trong những năm gần đây, nhân dân đã khôi phục lại 5 gian hành lang phía Bắc và 2 gian nối vào 5 gian hành lang phía Nam. 

Giá trị nghệ thuật của di tích không chỉ ở công trình kiến trúc, mà còn thể hiện ở hệ thống tượng thờ. Tượng chùa Huề Trì được bài trí trong hậu cung, ống muống và tiền đường, hiện nay tại chùa có tới 7 lớp tượng, các pho tượng đều là những tác phẩm nghệ thuật có giá trị. 

Chùa Huề Trì được công nhận di tích cấp Quốc gia ngày 25/5/2017. 

      4. Đình, Chùa Khuê Bích, xã Thượng Quận

Đình, Chùa Khuê Bích thờ 2 vị tướng đời Trần là Nguyễn Thiện và Lê Quang quê ở huyện Chí Linh. Vào thế kỷ XIII, quân Nguyên - Mông xâm lước nước ta. Nhà Trần cùng nhân dân cả nước đã tiến hành 3 lần kháng chiến chống lại chúng. Được nhà vua giao cho 3 vạn quân chặn giặc trên sông Bạch Đằng, Nguyễn Thiện và Lê Quang đã hoàn thành nhiệm vụ và được vua Trần phong nhiều chức vụ quan trọng. Khi hai ông qua đời được tôn vinh làm Thành Hoàng làng. Ngoài ra đình còn thờ bà Quế Anh, vợ của tướng Lê Quang, người có công giúp chồng đánh giặc.

 

 Đình Khuê Bích, xã Thượng Quận

Cách đình 50m về phía bắc là chùa Khuê Bích có tên chữ là “Diên Thọ Tự” được xây dựng theo truyền thống “tiền thần, hậu phật” phổ biến của người Việt. Chùa Diên Thọ được trùng tu vào đầu thời Nguyễn nhưng còn giữ được một số cổ vật thời Lê như bốn pho tượng đá, một số bát hương phù lãng. Các cổ vật còn lại đều vào thời Nguyễn: mười bốn pho tượng bao gồm tam thế: A di đà, Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu, Cửu Long… Ngoài ra còn các câu đối, đại tự cũng vào thời Nguyễn có nội dung ca ngợi Phật và phong cảnh nơi đây.

 

 Chùa Khuê Bích, xã Thượng Quận

Đình, Chùa Khuê Bích được công nhận di tích cấp Quốc gia ngày 20/7/1994.

         5. Đình Lâu Động, xã Phúc Thành

Đình Lâu Động được nhân dân địa phương xây dựng để tôn thờ Thành hoàng làng là Phạm Ân, người từng có công giúp vua Lê Đại Hành đánh giặc Chiêm Thành vào thế kỷ 10, đem lại thái bình cho đất nước. 

Đình Lâu Động không chỉ là nơi tôn thờ Thành hoàng làng, mà nơi đây, trong kháng chiến chống Pháp đã diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của địa phương, nơi ghi dấu ấn những tội ác của giặc.

 

 Đình Lâu Động, xã Phúc Thành

Theo tiết lệ, đình Lâu Động có 2 kỳ lễ hội trong 1 năm, đó là Lễ hội ngày 10 tháng 3 là lễ kỷ niệm ngày mất của Thành hoàng làng; Lễ hội ngày 14 tháng 8 là lễ hội kỷ niệm ngày sinh. Trong hai kỳ lễ hội đó, lễ hội mùa xuân là lễ hội lớn nhất trong năm. 

Đình Lâu Động có kiến trúc kiểu chữ Đinh gồm 5 gian Đại bái và 3 gian Hậu cung. Đình được khởi dựng từ thời Lê, công trình hiện nay được trùng tu vào ngày 1 tháng 3 năm Đinh Mùi - niên hiệu Thành Thái 19 (1907). 

Đình Lâu Động được công nhận là tích cấp Quốc gia ngày 18/12/2009.

         6. Đình Phương Quất, xã Lạc Long

Đình Phương Quất tôn thờ Trần Thuý Hồng - một nữ tướng có công giúp nhà Trần đánh giặc Nguyên Mông ở thế kỷ XIII. Sau khi giành được độc lập tháng 8 năm 1945, đình Phương Quất là trụ sở Ủy ban lâm thời của xã. Trong kháng chiến chống Pháp, đình là nơi đóng quân của Vệ quốc quân, đồng thời là cơ sở hoạt động của cán bộ Cách mạng ở địa phương. 

Hàng năm, đình Phương Quất có 1 kỳ lễ hội: Vào ngày mùng 1 tháng Tư (âm lịch).

 

 Đình Phương Quất, xã Lạc Long

Dưới thời phong kiến, lễ hội mùng 1 tháng Tư là ngày mất của Thành Hoàng làng Trần Thuý Hồng, lễ hội này có quy mô lớn, kéo dài từ 4, 5 ngày. 

Đình Phương Quất được khởi dựng vào thời Hậu Lê, kiến trúc kiểu chữ Nhị (=) gồm 5 gian Đại bái và 3 gian Hậu cung; đình quay hướng Tây. Sang đầu thế kỷ 20, vào năm Khải Định nhị niên (1917) đình Phương Quất được trùng tu lớn và quay theo hướng Nam. Hiện nay, di tích có kiến trúc kiểu chữ Đinh (J) gồm 5 gian Đại bái và 2 gian Hậu cung. 

Đình Phương Quất được công nhận di tích cấp Quốc gia ngày 18/6/2007.

     7. Đình Đồng Quan, xã Quang Trung

 

 Đình Đồng Quan, xã Quang Trung

 

Đình Đồng Quan được xây dựng vào thời nhà Lê (thế kỷ XVII), thờ 4 vị nhân thần là Thiên Ân đại tướng quân có công giúp vua Lý đánh giặc, và ba anh em họ Phả húy là Lượng, Hồng, Chí. Đình Đồng Quan được xây dựng vào thời nhà Lê (thế kỷ XVII) và đã qua 7 lần trùng tu. Đình đã được Bộ Văn hóa - Thông tin ra Quyết định công nhận di tích lịch sử và văn hóa cấp Quốc gia ngày 26/02/1999.

       

        8. Đình Xạ Sơn, xã Quang Trung

Ngôi đình của làng Xạ Sơn, xã Quang Trung, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, còn gọi là đình Cả. Đình thờ 5 vị thành hoàng là Đô Lỗ, Đào Thành, Phạm Minh, Nguyễn Thiết, Vũ Oai, có công đánh giặc Ai Lao thời Tiền Lê và thời Lý. 

Đình được xây dựng thế XVII, trùng tu vào thời Nguyễn. Ngôi đình hiện nay có bố cục kiểu chữ # - Đinh, bao gồm 5 gian Tiền tế, 2 gian hậu cung, nghệ thuật trang trí mang phong cách thời Lê. Cổ vật còn khá nhiều, trong đó có 12 đạo sắc, 2 chuông đồng, 4 đòn bát cống.

 

 Đình Xạ Sơn, xã Quang Trung

 

Lễ hội Đình Xạ Sơn xưa rất sầm uất và thường kéo dài ít nhất là 3 ngày. Lễ hội chính vào 25, 26 tháng giêng. Trong lễ hội có rước Thánh, hát chèo và nhiều trò chơi, đặc biệt là bơi chải. 

Hiện tại, đình Xạ Sơn còn giữ được nhiều cổ vật có giá trị: 4 bia đá, 59 đồ tế tự bằng gỗ, 12 vật bằng đồng, 29 vật bằng gốm sứ, 9 vật bằng vải, 12 sắc phong và một quyển Thần tích. Đây là báu vật cần được bảo vệ nghiêm cẩn. 

Đình Xạ Sơn được công nhận di tích cấp Quốc gia ngày 19/01/2001.

     9. Chùa Linh ứng và Cầu đá Hà Tràng, xã Thăng Long

Chùa Linh Ứng còn gọi là chùa Hà Tràng, trước đây là chùa lớn của tổng Hà Tràng, chùa được khởi công xây dựng từ thế kỷ XVII, trùng tu, tôn tạo vào cuối thế kỷ XIX. Chùa chính kiến trúc kiểu chữ Đinh gồm Tiền Đường và Thượng Điện. Khu nhà Tọa Soạn có 5 gian. Chùa Linh Ứng thờ Phật và Trúc Lâm tam tổ, đó là Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang.

 

 Chùa Linh Ứng, xã Thăng Long

Cầu đá Hà Tràng dài 25,2m, mặt cầu rộng 1,60m, gồm 15 nhịp. Mỗi nhịp được ghép bằng 3 phiến đá dày 20cm. Nối giữa các nhịp với nhau là trụ tròn. Các dầm cầu đều gói 3 trụ đá đều nhau. Đầu trụ có mộng vuông gắn với dầm trên và dầm dưới đáy chống lún sụt. Hiện nay cầu còn 15 dầm nhô ra hai bên cầu khắc đầu rồng hoặc hoa văn chữ triện. Trên mặt cầu ở mỗi nhịp đều khắc hình hoa cúc nổi và 2 chỉ dầm nhô ra ngoài, dài 40cm, dày 30cm, rộng 35cm. Phiến đá dài nhất để lát mặt cầu dài 2,80m, rộng 0,80m. Cầu đá Hà Tràng đến nay đã hơn một trăm năm tuổi nhưng cơ bản vẫn nguyên vẹn.

 

 Cầu đá Hà Tràng, xã Thăng Long

 

     10. Đình Ninh Xá, xã Lê Ninh

Đình Ninh Xá thờ hai nhân vật lịch sử nổi tiếng là Bố Cái đại vương Phùng Hưng (761 - 802) và Ngô Quyền (897 - 944) là người quê Đường Lâm - Hà Tây, có công lớn trong việc lãnh đạo nhân dân chống ách đô hộ phong kiến phương Bắc; nhà Đường (thế kỷ VIII) và nhà Nam Hán (thế kỷ X) bảo vệ nền độc lập dân tộc. 

Đình Ninh Xá xưa xây kiểu chữ đinh (J). Trong kháng chiến chống Pháp 3 gian hậu cung bị phá bằng địa, chỉ còn lại 5 gian đại bái. Năm 1994 đình được xây lại hậu cung thành kiến trúc chữ Nhị. Đình Ninh Xá đến nay vẫn giữ được nhiều cổ vật có giá trị như các sắc phong (16 cái còn nguyên bản và 34 cái được chép trong Thần phả của làng). Qua các sắc phong, ta biết được đình Ninh Xá là ngôi đình được xây dựng sớm nhất trong vùng vào đầu thế kỷ 16 và trùng tu tôn tạo muộn nhất là năm 1911.

 

 Đình Ninh Xá, xã Lê Ninh

Liên quan đến đình Ninh Xá còn có Nghè Vua và Nghè Yến ở đồng làng. Lễ hội đình Ninh Xá vào ngày 15/2 âm lịch. Ngày lễ hội, dân làng rước tượng Ngô Quyền và Phùng Hưng từ nghè Vua và nghè Yến về đình tế. 

Đình Ninh Xá được công nhận di tích cấp Quốc gia ngày 23/01/1997.

         11. Đình Nội Hợp, xã Lê Ninh

Đình Nội Hợp thờ vị Thành hoàng là “Cao Sơn thượng đẳng Thần” huý là Phúc, có công phò vua Lý Nhân Tông đánh giặc Chiêm Thành ở thế kỷ 12. Sau khi mất được dân tôn làm Thành Hoàng làng. Hệ thống cổ vật được lưu giữ tại di tích qua các thời kỳ, đặc biệt là 13 tấm bia quý thời Nguyễn. Qua nghiên cứu văn bia chúng ta có thể khai thác các thông tin khoa học lịch sử về kinh tế, chính trị, văn hoá. Hiện nay tại di tích còn lưu giữ 6 đạo sắc vào các năm: Cảnh Hưng 44 (1783), Quang Trung 5 (1792), Vĩnh Thịnh 7 (1711), Tự Đức 10 (1857), Đồng Khánh 2 (1887), Duy Tân 3 (1909).

 

 Đình Nội Hợp, xã Lê Ninh

Đình Nội Hợp được công nhận di tích cấp Quốc gia ngày 26/01/2006. 

      12. Đền Thiên Kỳ, xã Hoành Sơn

Đền Thiên Kỳ thờ ông Nguyễn Đình Húc, một danh tướng thời Lê có công lớn trong kháng chiến chống quân xâm lược Minh. Đền Thiên Kỳ được xây dựng sau khi Nguyễn Đình Húc mất, đền đặt ở sườn núi phía bắc, trong khuôn viên của ngôi chùa cổ thời Trần, tương truyền ông đã từng lấy ngôi chùa này làm đại bản doanh, tập hợp nhân dân khởi nghĩa.

 

 Đền Thiên Kỳ, xã Hoành Sơn

Đền Thiên Kỳ được công nhận là di tích cấp Quốc gia ngày 29/03/2001.

     13. Động Hàm Long, Tâm Long, Đốc Tít, thị trấn Minh Tân

Động Hàm Long được tôn tạo vừa thờ Phật, vừa thờ danh tướng Yết Kiêu đời Trần. Từ đường mòn đi vào, đầu tiên là động Hàm Long. Động có hình hàm ếch, khá rộng, vào sâu có nhiều ngách. Đá và nhũ đá được tạo hóa sinh ra rất nhiều hình thù đẹp. Có chỗ hình con cá chép đang bơi ra cửa động, có chỗ giống chú Voi đứng trầm mặc, có chỗ như con Rùa đang cố sức vươn ra phía ngoài..Cửa động cao hơn 3m, rộng 10m, chiều dài của động tới 80m, có chỗ rộng nhất trong động là 20m. Chỗ cao nhất trong động phía bên phải có độ cao chừng 50m có hình một con cá chép đầu quay ra cửa hang. Vòm động hình chóp nón có nhiều nhũ đá rủ xuống với hình thù con voi, con rùa… Cửa động có 6 tấm bia khắc vào vách đá từ thế kỷ thứ XV đến thế kỷ thứ XVII. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, động này là kho quân giới của bộ đội ta.

 

 Động Hàm Long, thị trấn Minh Tân

Từ động Hàm Long đi ra, sẽ sang bên trái theo triền núi lên cao là động Tâm Long. Động Tâm Long chỉ mới được phát hiện vào năm 1992. Cửa động rất nhỏ vừa đủ cho một người chui vào nhưng càng vào sâu động càng rộng, động rộng khoảng 200m. Trong động, có rất nhiều nhũ đá hình thù bắt mắt như nữ thần vệ nữ, như gia đình có 3 thế hệ…

 

 Hang Đốc Tít, thị trấn Minh Tân

 

      Ra khỏi động Tâm Long, đi tiếp chừng trăm mét là hang Đốc Tít. Nguyên là hang Dơi vì đây là nơi sinh sống bao đời của hàng vạn con “dơi quạ” - giống dơi to, người dân ở đây đặt tên như vậy. Giống dơi này ăn thịt rất ngon như thịt chim sẻ. Những năm Nguyễn Thiện Thuật nổi lên chống Pháp thì ở Kinh Môn có ông Đốc Tít cũng dấy binh. Ông lấy hang dơi làm sở chỉ huy, điều quân đánh giặc khắp một vùng rộng lớn sang cả Thủy Nguyên (Hải Phòng), Đông Triều (Quảng Ninh). Hang dơi sau đó được dân trong vùng gọi là hang Đốc Tít. Hang rộng, rất cao (khoảng 40m), diện tích hang khoảng 1800m2, có thể chứa hơn một ngàn người. Trong chống Mỹ, hang này cũng là kho quân khí của bộ đội.

Hàng năm, cứ vào ngày lễ hội (15-17 tháng giêng) du khách đổ về chùa Hàm Long lễ Phật và chiêm ngưỡng thắng cảnh kỳ thú của tạo hóa. 

Động Hàm Long, Tâm Long, Đốc Tít được công nhận di tích cấp Quốc gia ngày 21/6/1993. 

         14. Hang Chùa Mộ, xã Tân Dân

Hang, chùa Mộ là hệ thống gồm 4 hang lớn trong núi đá vôi: Hang Tắc, hang Luồn, hang Trâu và hang Động Tiên thuộc thôn Thượng Chiểu, xã Tân Dân, huyện Kinh Môn. Phía trước hệ thống hang là Chùa Mộ, có tên chữ là Quang Phục tự. Chùa được khởi dựng từ đời Lê nhưng bị tàn phá trong kháng chiến chống Pháp, duy chỉ còn 3 ngọn tháp gạch. Khu hang chùa Mộ còn là an toàn khu của Ủy ban kháng chiến hành chính các xã Kim Sơn, Hưng Đạo, Xuân Sơn, huyện Đông Triều - Quảng Ninh thời kháng chiến chống Pháp. Đến kháng chiến chống Mỹ, hang chùa Mộ là công xưởng sửa chữa vũ khí của quân khu III.

 

 Hang chùa Mộ, xã Tân Dân

Khu núi, hang động chùa Mộ có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp. Đứng ở cửa động trên lưng chứng núi, nhìn về phía Bắc và Tây Bắc, ta gặp 7 ngọn núi: núi Voi, núi Đình, núi Thuyết, núi Mộ, núi Vườn Đồng, núi Chùa và núi Vôi.

Hang, chùa Mộ được công nhận là di tích cấp Quốc gia ngày 16/01/1995. 

         15. Đình, Chùa An Thủy, xã Hiến Thành

Đình An Thủy thờ hai vị Thành hoàng là Phạm Luận (anh cả) và Phạm Tụng (em thứ 5 trong 7 anh em), người có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh.

 

 Đình, Chùa An Thủy, xã Hiến Thành

Chùa An Thủy có tên “An Cảnh Tự” được dựng từ thời Trần thờ phật theo thiền phái Trúc Lâm. Chùa An Thủy ở phía sau đình theo truyền thống kiến trúc “tiền thần hậu Phật” ở Việt Nam. Vì thế trong chùa có thờ Sư tổ Huyền Quang. 

Đình xây hình chữ đinh (j) gồm 3 gian đại bái và 3 gian hậu cung. Đình được khởi dựng từ thời Lê. Chùa cũng có kiến trúc chữ đinh gồm 5 gian tiền đình, 1 gian hậu cung. Chùa kiến trúc đơn giản theo kiểu kèo cầu nhưng chắc chắn, mái chùa lợp ngói vẩy cá. Hệ thống tượng Phật trong chùa đều bằng gỗ, có niên đại từ thời Nguyễn. 

Cả đình và chùa An Thủy còn giữ được nhiều cổ vật quý giá như các tượng phật, tượng Thần Hoàng, cửa võng Long đình, bát biểu, mâm triệu, đòn bát cống, bia đá, câu đối, đại tự… nhất là 6 đạo sắc phong từ thời Nguyễn. Cảnh quan đẹp, đất rộng, có thể xây dựng thêm các hạng mục cho đúng với quy trình đình chùa truyền thống. Lễ hội cùng tổ chức vào thời gian nhất định (12-3 âm lịch).

         Đình, Chùa An Thủy được công nhận di tích cấp Quốc gia ngày 12/02/1994. 

http://kinhmon.haiduong.gov.vn/ViewDetail/2328.aspx 

Một cảnh trong vở chèo Ngọc Hân công chúa.

Một cảnh trong vở chèo Quan Âm Thị Kính