Costume

Việt Nam chưa có quốc phục

Áo dài được xem là một trong những biểu tượng của văn hóa Việt, tuy nhiên chưa có bất kỳ văn bản hay quyết định nào công nhận áo dài là quốc phục.

Quốc phục được hiểu là y phục đặc biệt riêng của dân tộc một quốc gia. Quốc phục sẽ được mặc trong những ngày lễ, ngày hội, sự kiện quan trọng.

Ở Việt Nam, Thủ tướng Võ Văn Kiệt từng chỉ đạo Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch) sớm ban hành quy định về quốc phục từ những năm 1996 -1997. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự trì hoãn trên, bao gồm những tranh cãi xoay quanh bộ mẫu áo dài để phổ biến, không tạo được sự đồng thuận về lễ phục của nam giới ý kiến trái chiều, quan điểm khác nhau về quốc phục... và cả vấn đề về pháp lý. không rõ cấp nào, ai có thẩm quyền công nhận, phê duyệt chính thức văn bản hành chính về biểu tượng văn hóa của dân tộc, trong đó có quốc phục, quốc hoa Việt Nam. 

đã gọi là quốc phục thì phải dành cho mọi giới tính và tầng lớp trong xã hội của một quốc gia. Không riêng gì phụ nữ, nam giới và tất cả người dân Việt Nam đều nên mặc quốc phục

https://laodong.vn/van-hoa-giai-tri/vi-sao-viet-nam-chua-co-quoc-phuc-1081329.ldo 

Y phục truyền thống Việt Nam

Gồm y phục của tộc Việt/Kinh và y phục cung đình Áo tứ thân, Áo ngũ thân (gồm hai loại là áo ngũ thân tay chẽn và áo ngũ thân tay thụng), Áo trực lĩnh, Áo giao lĩnh, Áo viên lĩnh, Áo đối khâm, Áo nhật bình, Áo dài... 

Một số quan điểm khác tổng quát các dân tộc đã sống trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay từ lâu đời, chẳng hạn như người Chăm-pa, người Khmer và các dân tộc thiểu số khác, v.v... Riêng người Hoa đa phần là người Minh Hương, đến cư trú tại Việt Nam từ thế kỷ 17, trang phục truyền thống của họ vẫn mang đậm dấu ấn Trung Quốc nên có thể được xếp vào nhóm Hán phục

Still popular now: Áo tứ thân

Áo tứ thân là một trang phục của phụ nữ Miền Bắc Việt Nam. Áo được sử dụng như trang phục hàng ngày đến đầu thế kỷ 20. Ngày nay, áo tứ thân chỉ được mặc trong các dịp lễ hội truyền thống. 

Áo tứ thân gồm hai vạt, bốn tà. Áo tứ thân không có khuy, dài và có hai tay áo để xỏ vào khi mặc. Bên trong, người con gái mặc chiếc yếm. Có thể là yếm cổ xây hoặc yếm cánh nhạn xẻ sâu xuống mãi tận dưới. Yếm có màu nặng dành cho các bà đứng tuổi hoặc màu đào màu thắm đỏ dành cho các cô gái trẻ. Màu yếm này làm cho yếm có tên là yếm “bỏ bùa cho sư”. Ngoài yếm là chiếc áo cánh mỏng màu trắng tinh. Cô gái lại tết ra ngoài chiếc giây lưng xanh giữ nhẹ sự kết hợp giữa áo cánh ngắn với cạp váy hoặc quần đen. Chiếc giây lưng xanh này còn có một giá trị trang trí về màu sắc. Ngoài cùng là chiếc áo tứ thân buông xuống tha thướt làm cho thân hình cô gái được gọn gàng, thon thả. ao tu than không có khuy khi mặc, xỏ tay vào hai tay áo. Thế là đủ bộ để có thể vừa làm việc, vừa tung tẩy, đi đây đi đó.

Phần lưng áo gồm hai mảnh vải ghép lại, thường là màu nâu hoặc nâu non ghép với màu cùng gam; phía trước có hai thân tách rời, được buộc lại với nhau, thả trước bụng để tạo dáng người thon thả, phía trên không gài khít mà để lộ yếm màu bên trong; cổ áo viền 1 - 2 cm. Áo tứ thân dài gần chấm gót, tay áo bó chặt. Trên sân khấu truyền thống, áo tứ thân dùng cho các vai nữ nông thôn, thường may bằng vải màu sẫm có khuy tròn gài bên nách phải.

Nguyễn Bính (Nam Định- tác phẩm “Chân Quê”):

“Còn đâu cái áo tứ thân

Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen…”

 

Nguyễn Nhược Pháp ( “Em đi chùa Hương”):

“Cùng thầy me em vấn đầu soi gương

Nho nhỏ, đuôi gà cao

Em đeo giải yếm đào

Quần lãnh, áo the mới

Tay em cầm chiếc nón quai thao

Chân em di đôi guốc cao cao.”

Still popular now: Phục trang Quan họ

Chính là phục trang lễ hội mùa xuân thời trước của người Kinh Bắc cách điệu từ chất liệu cho tới kỹ thuật khâu vá so với các trang phục lễ hội thông thường ở các vùng khác.

Nói riêng về cái nón:  

-           Nón Ba Tầm: Là loại nón dùng cho các bà già đi chùa trong ngày hội làng. Chính vì thế trước hết nón Ba Tầm làm bằng loại lá già, màu vàng (theo quan niệm của người xưa màu vàng tượng trưng cho tuổi già ). Nón Ba Tầm dùng để đi hội, tuy cũng có phần tăng thẩm mỹ nhưng chủ yếu là dùng để tránh mưa, gió, nắng nên thường làm dầy. Ba Tầm cũng có độ dốc hơn nón Quai Thao. Và vì dùng cho các bà già, nên nón dù đơn hay kép thì vẫn có màu vàng đặc trưng. Ba Tầm có kích thước nhỏ hơn Quai Thao.

-           Nón Thúng Quai Thao: Là loại nón dùng cho các cô gái đi chảy hội. Do đó nó được làm bằng loại bánh tẻ có màu hồng- màu tượng trưng của tuổi trẻ. Nón Thúng Quai Thao cũng giống như nón Huế, chủ yếu dùng để làm duyên, tôn vẻ đẹp dịu dàng của người con gái. Không phải là loại nón dùng để tránh mưa, tránh gió, ít khi để đội, nên nón Quai Thao rộng và có độ dốc thấp. Cũng có khi các cô gái đội nón, đó là vào tiết xuân với những cơn mưa bụi lất phất.

Liền chị:

1.      Quan họ chít khăn mỏ quạ vừa ấm vừa giòn, tạo dáng khuôn mặt như búp sen. Dưới khăn mỏ quạ ta còn thấy le lói một màu hồng điều của khăn vấn.

2.      Chiếc áo mớ ba mớ bảy của liền chị. Áo mớ ba là bộ áo dài ba chiếc.

a.       Ngoài cùng là áo the thâm màu hay màu nâu hoặc màu tam giang;

b.      hai chiếc bên trong màu mỡ gà, màu cánh sen hay là màu vàng chanh. Áo chỉ cài cúc cạnh sườn còn đoạn từ nách đến cổ thì lật chéo để lộ ba màu áo ra ngoài.

3.      Bên trong là chiếc áo cánh trắng không cài cúc cổ tôn màu yếm hoa hiên hay màu đỏ thắm.

4.      Nón thúng Quai Thao,

5.      Yếm thắm hoa đào

6.      Khuyên vàng xà tích, chiếc cơi đựng trầu

7.      Váy lưỡi trai bảy bức chùng xuống gót chân.

8.      Chân đi dép mũi cong xinh xắn.

9.      Cái dây lưng vừa thắt vừa toả ra như điểm gút cuối cùng cho bộ trang phục thêm hoàn hảo. 

Liền anh:

1.      Chiếc khăn vấn vuông vắn với các nếp gấp song song rành mạch làm cho khuôn mặt có hình chữ điền trang nhã. Để tăng thêm cảm giác trữ tình và giảm sự cương cường của các nét thẳng, lượt quấn đầu tiên của khăn nhiễu tam giang được lượn khẽ tạo nên nếp gấp chéo. Để tiện lợi người ta xếp sẵn thành khăn quấn hay khăn đóng.

2.      Áo the ngoài, hai cái.

3.      Quần nghiêm ống sớ chúc bâu,

4.      Chân đi giày Gia Định.

5.      Mang ô lục xoan, khi xếp đeo tay, khi giương rợp bóng.

Still popular now: Ao dai

Áo dài được cách tân dựa theo áo lập lĩnh (ngũ thân) tay chẽn. Thập niên 1930 họa sĩ Cát Tường trong nhóm Tự lực Văn đoàn đã cách tân áo dài tân thời theo hướng tây hóa

Áo dài trắng đã trở thành trang phục cho học sinh trung học ở Việt Nam. Một số nữ nhân viên, giáo viên, hướng dẫn viên du lịch cũng mặc áo dài khi làm việc.


Áo dài worn by two ladies of Hà Nội in 1950

Sang đến thời chúa Nguyễn Phúc Khoát năm 1744[3] thì có lệnh sửa đổi cách ăn mặc của người Đàng Trong, dùng áo năm thân (Ngũ Thân)  cài khuy cổ đứng (bỏ lối thắt vạt của áo tứ thân), bỏ váy mặc quần (quý tộc mặc thêm xiêm thường phủ ngoài quần). 

Before 1800s

Áo Tràng vạt (cách gọi âm Nôm là: 長拔, nghĩa là: Vạt áo dài) (gọi tắt là Áo tràng) (Trước thế kỷ XI)- đàn ông đóng khố, đàn bà mặc váy va dùng yếm (một mảnh vải vuông che phần ngực). 

Thói quen ăn mặc ở An Nam theo Vạn quốc nhân vật đồ do người Nhật Bản khắc in năm 1645: Đàn bà mặc áo cổ tròn, còn đàn ông mặc áo cổ chéo.

Người Việt Đàng Ngoài (Caupchy - Giao Chỉ) Đàng Trong (Canglan - Quảng Nam) trong Boxer Codex (1590) 

Notes By timeline- Theo thoi gian

Trước thế kỷ XI

Ao tràng Vạt người Việt: đại thể có ba loại căn cứ theo cách cắt cổ áo:[2]

Áo giao lĩnh - vạt bên trái buộc chéo sang nách áo bên phải. Áo Giao Lĩnh xuất hiện rất sớm ở Việt Nam, có lẽ vào khoảng thời kì Bắc thuộc lần thứ nhất trong thời Đông Hán, sau khi Mã Viện đánh bại khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Sách An Nam chí lược của Lê Tắc đời Trần có chép về chi tiết nhỏ này trong ghi chép Uy Vũ miếu, chuyện của hai vị Phục Ba ở Lĩnh Nam (tức chỉ Việt Nam), ghi rằng: "Nhà Hán có hai ông Phục Ba đối với dân Lĩnh Nam đều có công đức. Ông Phục Ba trước là Bì Li Lộ Hầu, ông Phục Ba sau là Tân Tức Mã Hầu [...] nếu không phải Tân Tức (hầu) chịu khó đánh dẹp thì dân chín quận vẫn khoác áo bên trái đến bây giờ"

Trải qua nhiều thế kỉ biến động, đến tận thời kì nhà Nguyễn, loại áo Giao Lĩnh vẫn tồn tại với vị trí độc tôn với vai trò là dạng thức của các áo lễ phục cao quý, dù áo Ngũ Thân cổ đứng đang chiếm thế thượng phong. Có thể nói, loại áo này mới chính là "áo cổ truyền" chuẩn theo ý nghĩa đối với người Việt vậy.[3]

Áo trực lĩnh: áo cổ thẳng nói chung, bao gồm cả tràng vạt; bổ long. Đàn ông, đàn bà mặc áo trực lĩnh ngắn tay, ống tay áo rộng hẹp cho được tùy tiện. Áo thì từ hai bên nách trở xuống đều nên may khép lại (không xẻ tà), không được để mở, không được chiết eo. Riêng đàn ông nếu muốn mặc áo cổ tròn hẹp tay để tiện làm việc cũng được. Lễ phục dùng áo trực lĩnh ống tay dài, hoặc may bằng vải Thanh Cát, hoặc vải thâm, hoặc vải trắng tùy nghi. Áo giao lĩnh là 1 dạng của áo trực lĩnh

Áo viên lĩnh, hay bàn lĩnh: cổ áo cắt tròn ép sát vòng cổ, cài bên phải.

Đàn bà còn dùng yếm một mảnh vải vuông che phần ngực, một góc cắt lẹm đi rồi đính hai dải vải buộc vào sau gáy. Hai góc trái và phải cũng đính hai dải vải, gọi là dải yếm, dài đủ để quành ra sau lưng rồi buộc lại ở trước ngực. Khi ở nhà làm lụng, người đàn bà có khi chỉ mặc yếm.[4] Khi ra ngoài giao tiếp mới mặc thêm áo.

Ở phía dưới bụng thì ngày xưa đàn ông đóng khố, đàn bà mặc váy. Khố là mảnh vải hẹp mà dài. Người mặc quấn quanh bụng vài vòng rồi chèn từ phía trước bẹn ra sau cài chặt lại.  

Thời Lý, Trần (1125) 

Người Việt mặc loại áo dài cổ tròn (viên lĩnh) 4 vạt, gọi là áo "tứ điên" ( "Áo tứ thân", hình dạng tương đồng với áo Bối Tử thời Tống[6].); dưới thì vận thường đen. 

Đàn ông đàn bà đều có thể mặc vậy. Ngoài ra, còn có các kiểu khác như: áo giao lĩnh (cổ chéo) ở trên, dưới quây thường bên ngoài hay mặc váy bên trong (với nữ) hoặc mặc áo giao lĩnh hay viên lĩnh trên mặc quần hay khố (với nam). Áo may dài quá đầu gối, cài khuy với áo viên lĩnh, buộc vạt bên phải với áo giao lĩnh. 

Tóc ngắn, đầu trần. Đàn bà để tóc dài hơn đàn ông độ 1 tấc [6].Đàn ông dùng khăn quấn đỉnh đầu kín, không lộ tóc

Cả nam và nữ, quý tộc và thường dân đều đi đất và nhuộm răng đen.


Thời (1645)

Dân thời Lê (Đàng Ngoài) - Nữ mặc áo trực lĩnh lộ yếm, đội nón dâu, nam gọt chỏm (đang tang hoặc quân binh) 

Bông vải là hàng chính. Chỉ người sang trọng mới dùng hàng tơ lụa. 

Màu sắc áo cũng đã thành lệ: đàn ông thường dùng áo màu xanh, khi có việc trọng đại thì dùng màu đen, màu thẫm. Người làm ruộng thì dùng màu nâu chỉ những khi nhàn nhã mới mặc màu bạch hay màu tươi như yếm màu hồng, màu đào.

Quần thì chỉ có hai màu trắng và nâu. Họa hoằn những người giàu có hay già cả mới dùng quần màu đỏ.

Đàn bà Bắc Bộ cuộn tóc vào trong khăn rồi quấn thành một vòng quanh đầu.[1] Hình dáng búi tó thông tục gọi là "búi tó củ hành" hay "búi tó củ kiệu".[9] Phụ nữ có chồng khi ra ngoài trùm thêm khăn đen mỏ quạ.

Đàn bà phía nam sông Gianh kết tóc cài trâm, phụ nữ có chồng khi ra ngoài trùm thêm khăn trắng. Hôn lễ thì kết kim ước phát. Đàn ông thường búi tóc, búi tó to được cho là đẹp. Khăn là một mảnh vải gồm 12, 13 vuông vải bằng nhiễu hay lượt khâu lại thật dài dùng quấn quanh đầu, giữ búi tóc cho chặt. Người đội khăn quấn năm hay bảy vòng. Số năm tượng trưng cho ngũ thường và số bảy là bảy vía của người đàn ông. Thế kỷ 20 ta chế khăn đóng sẵn, gọi là khăn đóng hay khăn xếp

Khăn đàn ông thì chỗ chân tóc trên trán có thể xếp thành dạng chữ "nhất" (Hán Tự: 一) hay chữ "nhân" (人)[2] với nếp trái đè lên nếp phải[8] tạo bằng hai vòng quấn đầu tiên.

Thời Trịnh Nguyễn phân tranh thế kỷ 18, 

Thời Nguyễn

Thời Nguyễn thì nam giới cả hai miền Nam Bắc đã quen mặc áo ngũ thân (áo lập lĩnh may bằng năm khổ vải), thân áo dài quá đầu gối, tay áo hẹp. Đàn bà từ Hoành Sơn vào Nam cũng mặc áo ngũ thân nhưng khác áo đàn ông chút ít với thân áo may dài hơn; gấu áo dài quá bắp chân,[2] dưới hạ y mặc quần. Đàn bà từ Hà Tĩnh trở ra vẫn mặc áo tứ thân (giản lược về màu sắc) và mặc váy.

Áo Nhật bình là áo khoác ra ngoài của hoàng hậu, công chúa, các phi tần và nữ giới quý tộc mặc khi xuất giá.

Thế kỷ 19 tiện phục

•Người Nam Bộ dùng gấu áo ngắn (che đũng quần), xẻ hai bên hông, gọi là áo bà ba. Ra ngoài mặc áo ngũ thân.

•Đàn bà Bắc Bộ mặc váy, buộc nhuyễn (thắt lưng) và ruột tượng. Ở nhà có khi chỉ mặc yếm. Ra ngoài mặc áo tứ thân hay áo ngũ thân


Hài, lí (giầy, dép, guốc)

Người nông thôn thường đi chân đất. Khi có việc thì mới xỏ guốc bằng gỗ hay gộc tre, buộc quai dọc tết bằng dây mây, sau mới dùng quai ngang bằng da. Guốc phụ nữ đẽo thon hơn, sơn đen có hoa văn.Guốc đàn ông to bản, tục gọi là guốc xuồng. Gỗ thường để mộc nguyên màu không sơn phết nên gọi là guốc mộc[10]

Ở thành thị đàn ông lẫn đàn bà còn dùng lí (履) (dép đơn giản nhất chỉ là một lớp da trâu, có khi đan bằng sơ dừa hay bằng cói, không có đế).Người xỏ ngón chân vào lỗ khuyết ở đằng mũi. Ở mu bàn chân có thêm một quai thẳng ngang như chữ "nhất" nên gọi là dép một.[4]

Sang hơn thì đàn bà đi lí đóng bằng bốn năm lớp da trâu. Đầu mũi lí vót nhọn và dùng đanh tre uốn cao vồng lên che hẳn đầu ngón chân, xỏ ngón chân thứ hai[11] vào vòng bằng da ở đằng mũi.Vì loại lí này nặng nên không thể đi nhanh[4]

Thời Lê: ca nương, hoa nương, tân nương, quý tộc dùng tích (潟) (loại hài vếch lên có hoa văn) khi lễ

Thời Nguyễn, Tân nương (Bắc bộ) xỏ guốc cong có 2 đế cao vếch lên (tựa như tích).Phía nam sông Gianh, tân nương xỏ hài (鞋) đầu nhọn

Nữ quý tộc xỏ hài vếch nhọn, cung nhân xỏ guốc sơn son thếp vàng khi Công phục. Nữ quý tộc xỏ hài đế cao (thon hơn của nam) khi tiện phục.

Đàn ông xỏ hài Gia Định. Một đặc danh nữa là dép da Chi Long, gót cao 2–3 cm, mũi ôm lấy mu bàn chân và chạy bọc quành ra đến gót, dép sơn đen hoặc đỏ[12], mặc khi công phục. Hài mõm ếch khi tiện phục

Đôi hia thêu, một phần trong bộ triều phục của Hoàng đế

Lễ phục

Tang lễ dùng vải sô trắng, nam thắt khăn trắng chống trượng đi đầu. Nữ chùm mền trắng hình dạng theo tang chế.

Lễ phục cung đình có quy chế nghiêm ngặt.