New ID vs. old versions

tracuuphapluat.info 08/2018

1. Đối tượng được cấp CMND/CCCD 

- Đối tượng được cấp CMND:  là Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên, đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam có nghĩa vụ đến cơ quan công an nơi đăng ký hộ khẩu thường trú làm thủ tục cấp CMND. 

- Đối tượng được cấp thẻ Căn cước công dân: Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên đã đăng ký thường trú được cấp thẻ Căn cước công dân. 

 Các trường hợp đang sử dụng CMND hết thời hạn thì sẽ chuyển qua làm thủ tục cấp mới CCCD (áp dụng cho các tỉnh thành gồm: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hoá, TP HCM, Cần Thơ, Tây Ninh, Vũng Tàu và Quảng Bình) 

2. Giá trị sử dụng của CMND và CCCD 

Đối với CMND: 

- Mỗi công dân chỉ được cấp một CMND và có một số CMND riêng. Nếu có sự thay đổi hoặc bị mất CMND thì được làm thủ tục đổi, cấp lại một giấy CMND khác nhưng số ghi trên CMND vẫn giữ đúng theo số ghi trên CMND đã cấp. 

- Công dân được sử dụng CMND của mình làm chứng nhận nhân thân và phải mang theo khi đi lại, giao dịch; xuất trình khi người có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra, kiểm soát. Số CMND được dùng để ghi vào một số loại giấy tờ khác của công dân.

Đối với thẻ CCCD 

- Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.

- Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau (khi đó thẻ Căn cước công dân sẽ được sử dụng ngôn ngữ khác) 

- Khi công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đó không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin đã được xác minh khi khai báo để làm thẻ căn cước. 

Một số lưu ý: 

- Công dân có thể sử dụng CMND cho đến hết thời hạn hoặc đổi sang thẻ Căn cước công dân để phục vụ việc giao dịch và hai loại giấy tờ này đều có giá trị pháp lý như nhau

- Để tiện cho việc giao dịch của công dân đối với CMND cũ, khi công dân có yêu cầu đổi từ CMND sang thẻ Căn cước công dân thì cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân sẽ cấp giấy xác nhận số CMND và số thẻ Căn cước công dân là một người, tiến hành cắt góc CMND của công dân theo quy định và giao lại cho công dân quản lý (nếu CMND còn sử dụng được). Đối với trường hợp CMND bị hỏng, bong tróc, không rõ nét hoặc bị mất cần cấp lại thành CCCD thì cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân sẽ cấp giấy xác nhận số CMND và số thẻ Căn cước công dân là một người.

Tham khảo: Những rắc rối thường gặp và lưu ý khi đổi chứng minh nhân dân

3. Trường hợp đổi, cấp lại CMND/CCCD 

3.1 Đối với CMND: 

Những trường hợp sau đây phải làm thủ tục đổi CMND: 

Trường hợp bị mất CMND thì phải làm thủ tục cấp lại.

3.2. Đối với CCCD:

Thẻ CCCD được đổi trong các trường hợp sau đây:

Thẻ CCCD được cấp lại trong các trường hợp sau đây:

4. Thời hạn sử dụng, độ tuổi, đối tượng thuộc diện đổi CMND/thẻ Căn cước công dân, trường hợp đổi từ CMND sang thẻ CCCD

- Chứng minh nhân dân có giá trị sử dụng trong vòng 15 năm kể từ ngày cấp CMND. Trường hợp CMND hết giá trị sử dụng phải đổi sang thẻ Căn cước công dân (hiện tại chỉ áp dụng cho các tỉnh thành như đã nói ở trên.)

- Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Tức là sau lần cấp thẻ đầu tiên, công dân phải đổi khi đủ 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi và từ 60 tuổi công dân không phải đổi. Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi theo quy định trên thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

5. CMND và CCCD khác nhau như thế nào?

- Về hình thức: CMND có thể có loại bằng chất liệu giấy (9 số) hoặc nhựa PET (12 số). Thẻ căn cước công dân chỉ có 1 loại nhựa PET.

- Số CMND thay đổi khi chuyển nơi thường trú ở tỉnh khác. Số thẻ Căn cước công dân cũng là số định danh cá nhân, này không thay đổi khi thay đổi nơi thường trú ở tỉnh khác

- Làm thủ tục cấp đổi, cấp lại CMND phải ở tại công an quận huyện, Công an tỉnh nơi có HKTT. Thủ tục cấp đổi, cấp lại thẻ CCCD có thể làm ở bất kỳ tỉnh thành nào có hỗ trợ cấp thẻ CCCD.

- CMND và thẻ CCCD cũng khác nhau về thời hạn sử dụng, thủ tục trường hợp cấp đổi như đã nêu ở trên.

6. Những trường hợp sẽ bị xử phạt khi sử dụng CMND/CCCD

Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định việc xử phạt cụ thể như sau:

* Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

* Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

* Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

* Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi thế chấp CMND để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật

6. Mức thu lệ phí làm CMND/CCCD

* Đối với CMND

- Tối đa 9000 đồng/lần cấp đổi CMND (không bao gồm tiền ảnh của người được cấp) đối với các quận của thành phố trực thuộc Trung ương, hoặc phường nội thành của thành phố thuộc tỉnh.

- Tối đa 4.500 đồng/lần cấp đổi CMND (không bao gồm tiền ảnh của người được cấp) đối với các xã, thị trấn miền núi, biên giới, hải đảo và các khu vực khác.

- Không thu lệ phí đối với các trường hợp: bố, mẹ, vợ (hoặc chồng) của liệt sĩ, con dưới 18 tuổi của liệt sĩ; thương binh, con dưới 18 tuổi của thương binh; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; hộ gia đình thuộc diện xoá đói, giảm nghèo; công dân thuộc xã, thị trấn vùng cao theo qui định.

- Miễn lệ phí cấp chứng minh nhân dân khi công dân cấp đổi chứng minh nhân dân do Nhà nước thay đổi địa giới hành chính.

Đối với thẻ CCCD

- Chuyển từ CMND 9 số, 12 số sang cấp thẻ căn cước công dân: 30.000 đồng/thẻ CCCD.

- Đổi thẻ Căn cước công dân khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu: 50.000 đồng/thẻ.

- Cấp lại thẻ Căn cước công dân khi bị mất, được trở lại quốc tịch Việt Nam: 70.000 đồng/thẻ.

Các trường hợp miễn, không phải nộp lệ phí làm CCCD

1. Các trường hợp miễn lệ phí

a) Đổi thẻ căn cước công dân khi Nhà nước quy định thay đổi địa giới hành chính;

b) Đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân cho công dân là bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sỹ; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; con dưới 18 tuổi của thương binh và người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; công dân thường trú tại các xã biên giới; các huyện đảo; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; công dân thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật;

c) Đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân cho công dân dưới 18 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa.

2. Các trường hợp không phải nộp lệ phí

a) Công dân từ đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp thẻ căn cước công dân lần đầu; 

b) Đổi thẻ căn cước công dân theo quy định tại Điều 21 và điểm a khoản 3 Điều 32 Luật căn cước công dân;