Marx, Tran Duc Thao, philosophy books vs experiments in Vietnam

Karl Marx- học giả có ảnh hưởng nhất thế giới từ xưa đến nay - " nhắc  nhiều trên Internet" -các tác phẩm vừa được tôn thờ, vừa bị phỉ báng,




Marx luôn đau đớn vì các bệnh



Ta có lẽ phải biết ơn Marx nhiều hơn ta tưởng

Tư tưởng của ông đã được coi là nguồn cảm hứng cho các cuộc kiến thiết lại xã hội mạnh mẽ giết người hàng loạt. Nhưng có một bộ mặt khác, nhân bản sâu sắc của ông Marx, và tư tưởng của ông đã góp phần làm thay đổi thế giới theo xu hướng tốt đẹp hơn.

Ông là người đấu tranh cho những điều:

Bạn có thích nghỉ cuối tuần không? 

Có thích lái xe trên đường công cộng hay vào thư viện công cộng không? 

Bạn là một trong số những người muốn chấm dứt bất công, bất bình đẳng và bóc lột?

một số điều đúng: một nhóm người siêu giàu đã lên thống trị kinh tế thế giới, hệ thống tư bản vẫn bất ổn và làm chúng ta sợ đến chết với những cuộc khủng hoảng tài chính theo chu kỳ, và công nghiệp hóa đã thay đổi các mối quan hệ con người mãi mãi.

Ông Marx muốn cho trẻ em đi học, không phải đi làm: vào năm 1848, tại thời điểm ông Karl Marx đang viết  [giáo dục miễn phí cho tất cả trẻ em trong các trường học công và xóa bỏ lao động trẻ em trong các nhà máy] -Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, lao động trẻ em là phổ biến. Kể tới 2016, vẫn có 10% trẻ em trên thế giới đang phải lao động, theo số liệu của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO. 

Ông Marx muốn bạn có thêm thời gian rỗi - và là người quyết định sẽ dùng thời gian rỗi như thế nào

Vậy bạn không thích làm việc 24 giờ/ngày, bảy ngày một tuần? Bạn có muốn nghỉ ăn trưa không? Bạn có muốn có thể nghỉ hưu và có lương hưu lúc về già không?

Giáo sư Mike Savage từ Trường kinh tế London (LSE) nói, "Khi bạn bị ép làm việc nhiều tiếng, thời gian của bạn không còn là thời gian của riêng bạn. Bạn không chịu trách nhiệm cho chính cuộc sống của mình."

Marx viết về hầu hết người dân trong xã hội tư bản buộc phải bán điều duy nhất họ có - sức lao động - để đổi lấy tiền.Đây thường là giao dịch không bình đẳng, theo lời Marx, và có thể dẫn tới bóc lột, khiến người lao động bị có cảm giác lạc lõng, mất liên hệ với giá trị nhân bản của họ. Một cuộc sống mà chúng ta có độ tự quyết nhất định, nơi chúng ta quyết định ta muốn sống ra sao. Ngày nay khái niệm này đã trở thành điều mà hầu hết mọi người mong muốn,"

Marx có một câu nói nổi tiếng, trong đó ông nói chúng ta có thể "đi săn vào buổi sáng, câu cá vào buổi chiều, nuôi súc vật vào buổi tối và phê phán sau bữa tối. " 

Marx muốn bạn có sự hài lòng về công việc 

Công việc của bạn có thể là một nguồn vui lớn nếu mọi người "có thể thấy họ trong những vật mà họ tạo ra". 

Công việc sẽ cho chúng ta cơ hội sáng tạo và thể hiện những gì tốt đẹp về bản thân chúng ta: cho dù đó là nhân bản, trí thông minh hay kỹ năng của chúng ta.

Nhưng nếu bạn có một công việc tồi tệ, bạn sẽ cảm thấy bị chối bỏ và trầm cảm. Thậm chí còn cô lập.

Trong một cuốn sách của mình, cuốn Bản thảo Kinh tế Triết học năm 1844, Marx là một trong những nhà tư tưởng đầu tiên liên hệ sự hài lòng trong công việc với sức khỏe. 

Ông lý giải vì chúng ta dành nhiều thời gian ở nơi làm việc, chúng ta phải tìm được niềm vui nhất định trong công việc. 

Tìm thấy cái đẹp trong những gì bạn tạo ra hay tự hào về những gì bạn sản xuất sẽ khiến bạn có sự hài lòng trong công việc mà bạn cần để cảm thấy hạnh phúc, theo Marx. 

Marx cũng quan sát chủ nghĩa tư bản đã khiến lao động trở thành chuyên môn hóa cao như thế nào, trong quá trình tìm kiếm sản lượng và lợi nhuận tăng cao. 

Và nếu công việc của bạn chỉ là khắc ba cái rãnh trên ốc vít, làm đi làm lại hàng ngàn lần một ngày, hết ngày này đến ngày khác..

Bạn sẽ thấy khó mà vui với công việc được.


Ông Marx muốn mọi người là động lực thay đổi

Không hề chỉ làm mỗi việc triết lý và viết các học thuyết, ông ấy còn là một nhà hoạt động nữa. 

"Vậy phụ nữ đã dành được quyền bầu cử như thế nào?" ông Nielsen nói. 

"Đó không phải là vì những ông nghị trong quốc hội thấy thương hại họ, nó là vì phụ nữ đã tập hợp và đấu tranh. Làm sao chúng ta có được những ngày nghỉ cuối tuần? Đó là vì các nghiệp đoàn đình công để đấu tranh. Làm thế nào chúng ta giành được bất kỳ điều gì để cải thiện cuộc sống của người dân thường?"

Dường như đấu tranh theo chủ nghĩa Marx là một động cơ cho cải cách xã hội thực sự diễn ra, hính trị gia người Anh Quintin Hogg nhận xét năm 1943: "Chúng ta phải cho họ cải cách nếu không họ sẽ cho chúng ta cuộc cách mạng."

Marx cảnh báo bạn về nhà nước và doanh nghiệp lớn trở nên thân thiết ... và dặn bạn hãy coi chừng truyền thông

Bạn nghĩ sao về mối liên hệ gần gũi giữa các nhà nước và công ty lớn? 

Bạn có cảm thấy không thoải mái là Google đã cho Trung Quốc đi cửa sau?

Còn về việc Facebook cho một hãng tiếp cận thông tin người dùng để xây dựng các hệ thống gây ảnh hưởng đến quan điểm của cử tri? 

Marx và Engels đã bày tỏ những mối lo ngại tương tự từ thế kỷ thứ 19.

Theo Valeria Vegh Weis, Giáo sư về Tội phạm học ở Đại học Buenos Aires và Nghiên cứu sinh ở NYU, họ là những người đầu tiên nhận ra những mối nguy này và phân tích chúng. 

"Họ [Marx và Engels] nghiên cứu rất cẩn thận mạng lưới lúc đó giữa các chính phủ, ngân hàng, doanh nghiệp và các yếu tố chính của chính sách thuộc địa hóa," bà Vegh Weis nói.

Kết luận của họ? Nếu một tập quán, cho dù tốt hay xấu, được chứng tỏ là tốt cho các doanh nghiệp và nhà nước - chẳng hạn bắt người làm nô lệ để thúc đẩy thuộc địa - luật pháp sẽ hỗ trợ tập quán đó, theo bà Vegh Weis. 

Quan sát sắc sảo của Marx về quyền lực của truyền thông là điều khác khiến tư tưởng của ông vẫn mới mẻ trong thế kỷ thứ 21.

"Marx hiểu tầm quan trọng của truyền thông trong việc ảnh hưởng ý kiến của công chúng. Ngày nay chúng ta nói về tin giả, cơn sốt truyền thông...nhưng Marx đã nói đến những điều này rồi," bà Vegh Weis nhấn mạnh. 

"Ông đã nghiên cứu các bài báo được xuất bản thời đó và đi đến kết luận: tội phạm nhỏ và phạm tội của những người nghèo được đưa tin quá nhiều và thổi phồng, còn tội phạm của những nhân viên cổ cồn trằng và các vụ scandal chính trị thường ít được đưa tin hơn," 

Báo chí cũng là một công cụ hữu dụng để gây chia rẽ xã hội. 

"Đưa tin rằng người Ireland lấy mất việc làm của người Anh, chia rẽ người da đen và người da trắng, đàn ông và phụ nữ, người nhập cư và người địa phương...trong khi những thành phần nghèo hơn của xã hội đang bận chống lại nhau, những người có quyền lực tiếp tục mà không bị kiểm soát," bà Vegh Weis nói thêm. 

Và còn một điều nữa, chủ nghĩa Marx thực ra có trước chủ nghĩa tư bản. Trước khi thế giớ biết đến chủ nghĩa tư bản, họ đã biết đến chủ nghĩa Marx rồi. 

Ông Yueh nói thuật ngữ "chủ nghĩa tư bản" không phải do Adam Smith, được coi là ông tổ của kinh tế học, đặt ra, mà lần đầu tiên nó xuất hiện là trong cuốn tiểu thuyết của William Makepeace Thackeray, tác giả cuốn Hội chợ Phù hoa, năm 1854. 

"Thackeray dùng thuật ngũ chủ nghĩa tư bản để diễn tả "người sở hữu vốn'", GS Yueh nói. 

"Vậy thì có lẽ người đầu tiên dùng từ chủ nghĩa tư bản theo nghĩa kinh tế học là Karl Marx, người nói đến chủ nghĩa tư bản trong cuốn Tư bản luận (Das Kapital) năm 1867. Kể từ đó nó thường được dùng như từ trái nghĩa với chủ nghĩa Marx. Theo một khía cạnh nào đó, chủ nghĩa Marx có trước chủ nghĩa tư bản."

https://www.bbc.com/vietnamese/world-43982212 


Stephen Hawking, bộ óc thông tuệ bậc nhất của thời chúng ta. Trong cuốn 'Đại thiết kế' (The Grand Design - 2010), ông khẳng định: Triết học đã chết- Philosophy is dead!

Điều này không bất ngờ, vì đó chỉ là sự khái quát ở mức cao hơn một nhận định từ trước, có hơi hướng mỉa mai, cũng của chính ông trong cuốn sách rất nổi tiếng khác, cuốn 'Lược sử thời gian' (A Brief History of Time-1988) – rằng: 

“Nhiệm vụ còn lại của Triết học chỉ là trò phân tích ngôn từ.” 

Nhưng trước Hawking, Voltaire từng nói: “Triết học chỉ là xuyên tạc đời sống, nó chỉ là thức ăn nuôi trí tò mò của con người.” 

Friedrich Nietzsche (1844 –1900) cho rằng: “Hồn sâu xa của Hy Lạp chịu ảnh hưởng của Đông Phương huyền bí nên cũng có một dòng huyền niệm đi liền với một dòng tư duy sáng sủa…Cái hồn ấy bị Socrates bóp chết bằng tuyên dương lý trí: lấy ý thức sáng sủa minh nhiên mà xua đuổi năng lực ẩn tàng nên Socrates chỉ biết phê bình mà không hề kiến thiết và ông thiếu hẳn óc huyền niệm bởi năng khiếu biện lý đã được vun tưới đến mức cực đoan nên đã cắt đứt với dòng truyền thống.”

Karl Jaspers (1883 – 1969) nhận xét: “Thời Trục là thời giàu về tinh thần đến tột bực, còn thời ta tuy có những phát minh về máy móc lớn hơn những phát minh Thời Trục, nhưng về mặt tinh thần không gì có thể so sánh được với những suy tư của một Khổng, một Lão, một Thích Ca.” 

Ông hô hào tạo dựng lại những giá trị truyền thống, “Đó là phương thuốc duy nhất để đoàn tụ nhân loại.” 

Martin Heidegger (1889 –1976) nói “nền móng siêu hình cổ điển đã sai lạc vì hiểu chữ tính thể thành hiện tượng của sự vật thường nghiệm. Do đó thay vì nói về tính thể u linh, thì Triết học Cổ điển chuyển thành hữu thể, là vật thể tầm thường. Do vậy, Triết Cổ điển là thiếu căn cơ, tức thiếu nền tảng.” 

Tóm lại, ba triết gia Nietzsche, Jaspers, Heidegger nhận ra rằng vì những sai lầm của các bậc tiền bối Socrates, Plato, Aristotle mà Triết cổ điển phương Tây bị cắt đứt với truyền thống tâm linh, tức cội nguồn Minh triết, trở thành duy lý, một tri thức luận, một lĩnh vực chuyên môn hẹp không ảnh hưởng gì nhiều đến đời sống. 

Bởi lẽ, đời sống có tính cách toàn diện chứ không chỉ giới hạn ở lý trí, đòi hỏi cả suy tư, cảm xúc cũng như cả hành động tiến tới hiện thực. Sau khi tách khỏi Minh triết, Triết học hết đóng nổi vai trò hướng đạo cuộc sống. Mà con người vẫn cần phải sống, cần được dẫn dắt. Nhưng vì thiếu Minh triết nên người ta phải tạm “xài đỡ” đạo lý đời thường (common sense). Đó chính là nguyên nhân của tình trạng ngộ nhận giữa Minh triết, Triết học, đạo lý đời thường cùng nhiều thứ khác... dẫn đến cái chết của triết học.

-------------

Sản phẩm của Văn minh phương Tây

Triết học là sản phẩm của văn minh phương Tây nên chỉ có thể tìm cội nguồn triết học khi khám phá tới tận cùng văn minh phương Tây. Văn minh do con người tạo ra nên muốn hiểu văn minh phương Tây cần phải biết con người phương Tây được hình thành như thế nào... Hàng nghìn năm trước, sau khi các bộ tộc du mục chiếm lĩnh Tây Âu...văn minh của họ được thiết lập: đó là nền văn minh tàn bạo với những đặc trưng: triệt để khai thác thiên nhiên bằng cách phá rừng làm bãi chăn thả, diệt chủng thú hoang. Tăng cường đánh phá các bộ lạc yếu thế để chiếm đoạt tài sản và bắt người làm nô lệ. Do cuộc sống du mục, con người phải thường xuyên di động và đối đầu với nhiều nguy hiểm nên hình thành tập quán phát hiện nhanh những dấu hiệu thay đổi của môi trường để phản ứng theo phương châm “tiên hạ thủ vi cường.” Do vậy ở người du mục hình thành nếp tư duy phân tích.

Trong vòng 600 năm, từ thế kỷ VIII tới TK II Trước Công nguyên, lịch sử nhân loại xuất hiện một giai đoạn đặc biệt, được gọi là thời kỳ Trục (Pháp: période axiale; Anh: axial – với nghĩa là trục xoay hay bản lề). 

Đặc điểm trung tâm của giai đoạn này là tại những khu vực khác nhau trên thế giới có sự bùng phát của tinh thần nhân văn, đưa ra những cách suy nghĩ hoàn toàn mới, báo hiệu sự xuất hiện của mối quan hệ chưa từng có với tri thức, chân lý và niềm tin, với sự xuất hiện của những nhân vật khổng lồ. 

Ở Trung Quốc là Khổng Tử, Lão Tử, Mặc Tử, Trang Tử. Ấn Độ là Phật và Upanishades. Ở Iran, Zarathustra dạy cuộc chiến vĩnh cửu giữa Thiện và Ác trong vũ trụ. Ở Cận Đông xuất hiện Elias, Jesaias, Jereminas và Deuterogesaias. Tại Hy Lạp là triết lý của Parmenides và Plato, Heraklit, rồi Homer, Archimedes, Thucydides và những bi kịch vĩ đại đầu tiên ra đời. 

Nhân loại chuyển biến trong mối quan hệ của mình với tri thức, chân lý và tôn giáo: ở thời kỳ trăm hoa đua nở này, những nét đặc sắc nhất của tâm hồn và tư tưởng châu Âu được tự do, cởi mở thể hiện qua những người phát ngôn vĩ đại của mình. Ta nhận ra bên cạnh tính duy lý của thần ngữ logos cũng như sự minh nhiên sáng rõ của thần Apollo là sự huyền nhiệm của thần Dyonisus cùng tâm linh trong tôn giáo đa thần mang sắc thái phương Đông tạo nên trạng thái cân bằng giữa tâm hồn và lý trí.

Nhưng rồi, Socrates xuất hiện, đề cao sự sáng suốt của lý trí, đè nén những biểu hiện mù mờ ảo diệu của tâm hồn, đuổi thơ ca, âm nhạc và hội họa ra khỏi quảng trường, Plato rồi Aristotle tiếp tục tuyệt đối hóa lý trí, dẫn tư tưởng châu Âu đi theo hai xu hướng là khoa học thực nghiệm và triết học duy lý.

Do tập quán tư duy phân tích nên châu Âu hình thành quan niệm nhị nguyên, chia thế giới thành hai mặt đối lập: sáng-tối; tốt-xấu; thiện-ác…Từ đó nảy sinh những trường phái triết học tuyệt đối hóa mặt này của sự vật. Trường phái khác tuyệt đối hóa mặt kia và trường phái thứ ba dung hòa hai mặt. Cứ như thế, triết học ngày càng duy lý, duy niệm, ngày càng xa rời cuộc sống, trở nên kinh viện khô cứng mất sức sống, dẫn đến cái chết không tránh khỏi. Đó là sự thật mà phải sau 2500 năm con người mới nhận ra. 

Như vậy, triết học phương Tây là một sự bất cập, tiên thiên bất túc ngay từ đầu, ngay từ khi khai sinh. Ngày nay thành thói quen, như phản ứng từ vô thức, ai cũng nói như vẹt rằng “triết học là yêu mến minh triết (philosophia).” 

Nhưng đó là sự dối trá. Thông thường, cần định nghĩa điều chưa biết, người ta dùng những quan niệm và thuật ngữ đã biết nhưng gần gũi với nó để biểu thị. Nhưng trường hợp này không vậy. Đi tìm định nghĩa của điều chưa biết là triết học, người ta lại gắn kết nó với một điều chưa biết khác, mù mờ hơn, là minh triết. Triết học là yêu mến minh triết trong khi hoàn toàn chưa biết minh triết là gì thì đó là một việc làm vô nghĩa...

Sau 2500 năm leo cái cây Triết học để tìm Minh triết mà không thấy, những thức giả hàng đầu của phương Tây giật mình, nhận ra “phải quay lại Thời Trục để tìm minh triết.” Bởi lẽ cho rằng ở cái thời nhân chi sơ ấy, trong những ý tưởng của Parmenides, Plato, Heraklit, rồi Homer, Pythagoras…thấp thoáng ánh sáng ảo huyền của minh triết. Nhưng đôn đáo tìm suốt nửa sau thế kỷ XX mà không hề thấy le lói ánh sáng nào của minh triết mà chỉ gặp những điều khôn ngoan vụn vặt thuộc về đạo lý đời thường hay lương tri công cảm (common sense).

Thực tế lịch sử cho thấy, phương thức sống du mục tạo ra văn minh. Chỉ có kinh tế nông nghiệp, chỉ có người nông dân mới làm nền văn hóa. Trong khi đó, ở châu Âu, nông nghiệp hình thành muộn, chỉ 8000 năm trước. Không những thế, do cuộc xâm lăng của người du mục, phần lớn dân cư nông nghiệp bản địa bị tiêu diệt, khiến cho lớp trầm tích văn hóa ở châu Âu quá mỏng không đủ làm nên Minh triết. 

Trong khi đó ở phương Đông, do nếp tư duy tổng hợpquan niệm nhất nguyênnên trí tuệ không đi theo hướng hình thành khoa học thực nghiệm và triết học duy lý. Phát hiện ra năm dạng vật chất làm nên vũ trụ là Kim. Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ nhưng tư duy phương Đông không đi vào tìm hiểu bản chất của những thành tố đó để tạo ra khoa học thực nghiệm, mà cố công tìm hiểu quan hệ giữa chúng. Từ đó khám phá khái niệm hành với nghĩa vận động - ngũ hành tương sinh tương khắc để làm ra Dịch lý. 

Không đưa tới triết học duy lý mà phương Đông tạo lập Minh triết. Bắt đầu từ bậc thấp nhất là tu thân, tiến tới tề gia. Tôi gọi đó là Minh triết bình dân. Không dừng ở đây, Minh triết phương Đông không chỉ lo cho bản thân và gia đình mà còn lo cho đất nước và nhân loại nên tạo ra bậc Minh triết hàn lâmtrị quốcbình thiên hạ.Hai cấp độ Minh triết không tách rời mà bổ sung cho nhau, nâng đỡ nhau làm nên Minh triết phương Đông. Điều mà ta không thể tìm thấy trong văn minh phương Tây.

Ở phương Đông, theo quan niệm nhất nguyên vạn vật đồng nhất thể . Mỗi vật là khối thống nhất của hai mặt đối lập, bất khả phân tách. Mặt khác, tư duy tổng hợp không cho phép đẩy tới cực đoan hai mặt đối lập trong một sự vật nên không thể sinh ra những trường phái triết học đối lập cạnh tranh nhau. Vì vậy phương Đông không có triết học theo kiểu phương Tây. Nói chính xác thì phương Đông cũng có ít nhất một trường hợp, đó là Vương Dương Minh thời nhà Minh với thuyết Tri hành hợp nhất.

Việt Nam có triết học nhưng không phải Marx-Lenin 

Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, khi Việt Nam va chạm với văn minh phương Tây thì suy cho cùng thì triết học cũng như nhiều thứ khác chỉ là công cụ mà thực dân dùng để nô dịch dân tộc Việt. Khi chiếm Đông Dương, thực dân Pháp nghĩ rằng sẽ vĩnh viễn thống trị vùng đất này nên quyết định tạo dựng một nước Pháp nhỏ ở Viễn Đông. Họ dạy trẻ em Việt “Tổ tiên chúng ta là người Gaulois,” không phải để khai dân trí mà cốt làm cho dân “bán khai” bản địa choáng ngợp trước sự tân kỳ của văn minh phương Tây rồi thần phục mẫu quốc.

Triết học phương Tây, gồm cả chủ nghĩa Marx-Lenin đến từ Liên Xô sau này, một mặt là bằng chứng về sự văn minh của phương Tây, mặt khác là công cụ hữu hiệu để chôn vùi nền triết học mênh mông và sâu thẳm của phương Đông. Cuộc xâm lược văn hóa có tác động sâu xa nên dân Việt nay không dễ phân biệt đâu là văn hóa thực sự, đâu là công cụ nô dịch. 

Ngày nay, nhiều công cụ thực dân văn hóa vẫn tồn tại mà một cách vô thức, người Việt vẫn tôn thờ. Ngay cả khi chính học giả phương Tây khẳng định “triết học đã chết,” “Chỉ là trò chơi ngôn từ” thì người Việt bảo hoàng hơn vua, vẫn đua nhau học triết Tây, nghiên cứu triết Tây.

Tự hào về triết gia Trần Đức Thảo ư? Là một người có thiên năng, sang trời Tây, theo phong trào, Trần Đức Thảo bị cuốn vào dòng triết học Marxist và dành cả cuộc đời để vá víu cái chủ thuyết phi nhân xa lạ.

Cả chủ thuyết ông theo đuổi cũng như danh giá ông nhận được đều là sự áp đặt từ bên ngoài. Thử hỏi, triết học của ông mang lại ơn ích gì cho người Việt? Người Việt biết đến ông trong số phận oan nghiệt của một “tội đồ” Nhân Văn Giai Phẩm gợi nỗi xót thương nhưng mấy ai biết đến cái triết học của ông?

Lĩnh vực triết Tây, là sở trường của dân cư tư duy phân tích. Trong khi đó ta là dân nông nghiệp với tập quán tư duy tổng hợp, chủ toàn, tư duy phân tích là sở đoản. Nhảy vào trường đấu mà mình đem cái sở đoản của mình đấu với sở trường của thiên hạ thì thua ngay từ khi chưa vào cuộc. 

Xin kể hai câu chuyện nhỏ. PGS.TS Hoàng Ngọc Hiến, đọc sách thấy người Tây nghiên cứu Minh triết, cũng thỉnh thầy François Jullien về học đạo. Thầy xui (dại): “Hôm nay minh triết phải làm ra khái niệm, phải có lịch sử,” chẳng hiểu đầu cua tai nheo ra sao, ông cũng hùa theo rồi chế tác ra “Minh triết Trần Nhân Tông, Minh triết Nguyễn Trãi, Minh triết Hồ Chí Minh, Minh triết Marxist”… khiến cho đồng bào Việt phía trời Tây bàng hoàng vì sự vô minh. 

Gặp nhau tại một hội thảo ở Hà Nội, PGS.TS Triết học Phạm Khiêm Ích tặng tôi tập tài liệu “Tư duy tổng hợp” mà ông dịch từ tiếng Anh theo một Dự án học thuật. Ông chân tình bảo: “Anh cố đọc rồi góp ý cho tôi.” Đọc xong, từ Sài Gòn, tôi gửi ông điện thư: “Người Việt là tổ sư của lối tư duy tổng hợp. Nếu bác chịu khó nghiên cứu tư duy của tổ tiên trong câu Trông trời trông đất trông mây… rồi viết ra thì bác sẽ là thày những giáo sư trong sách, thay vì dịch của họ ra để học.” Nhưng thói đời là thế, dịch của thiên hạ ra để học vừa dễ dàng, vừa có tiền tiêu lại an toàn vì không “nghiên cứu trái nghị quyết”. Và như thế, trí thức Việt mãi mãi chỉ là lũ học trò nhớn xác.

Trở lại câu hỏi ở trên: phương Đông, Việt Nam có triết học không? Có, không chỉ có mà là thứ triết học tuyệt vời. Khi thoát khỏi sự cầm tù của quan niệm triết học phương Tây, sẽ thấy Kinh Dịch là sản phẩm triết học vĩ đại. Thích, Lão, Khổng, Mạnh… là những triết gia lớn. Không chỉ vậy, ngay thời chúng ta, Kim Định là triết gia thiên tài mà do cách nhìn thiển cận trong vòng vây của triết học phi nhân phương Tây, người ta không nhận ra. Tôi tin rằng hơn nửa thế kỷ bị coi như cỏ dại bên đường nhưng rồi sẽ có ngày, thế giới tôn ông là triết gia bậc thầy. Trong Hội thảo khoa học tưởng niệm 15 năm ngày mất của Kim Định được tổ chức tại Nhà Thái học Văn Miếu Quốc Tử Giám tháng 7 năm 2012, tôi có nói với các bạn trẻ: “Chúng tôi già rồi, không làm được nữa. Nhưng các bạn, những ai nắm được tư tưởng của Kim Định, sẽ có ngày đàng hoàng bước lên những giảng đường danh giá nhất của thế giới.” 

Ngày ấy đang đến. Thoát khỏi sự cầm tù của quan niệm triết học phương Tây, dồn tâm lực để nghiên cứu minh triết phương Đông từ Kinh Dịch, Nikaya của Đức Phật tới Lão, Khổng, Trang, Mạnh… chúng ta sẽ xây dựng nền triết học vĩ đại của phương Đông, giúp cho công cuộc phục hưng dân tộc và có thể góp phần dẫn dắt nhân loại.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của ông Hà Văn Thùy từ Sài Gòn. Ban Biên tập sẵn sàng đón nhận các ý kiến phản biện lại bài viết.


https://www.bbc.com/vietnamese/forum-54339199

Chủ nghĩa Marx theo cách hiểu của Marx, và theo cách hiểu, cách áp dụng của những người Marxist, là khác nhau.

Ông Boris Johnson, người đang chạy đua vào vị trí lãnh đạo đảng Bảo thủ ở Anh, vừa tung một đòn tấn công vào đảng Lao động đối lập trong cuộc vận động tranh cử tại Exeter.

Ông gọi Jeremy Corbyn, lãnh đạo đảng Lao động là "Nhà lãnh đạo của một đảng phái theo chủ nghĩa Marx già cỗi".

Đây không phải là lần đầu tiên ông Corbyn bị chỉ trích vì từng theo chủ nghĩa Marx.

Không chỉ có ông Corbyn, phát ngôn viên về kinh tế - tài chính của đảng Lao động, ông John McDonnell, cũng bị coi là "một kẻ Marxist".

Nhưng thực sự thì một tín đồ theo chủ nghĩa Marx, hay còn gọi là Marxist, là một người thế nào, và vì sao từ 'người Marxist' lại đang được dùng như một hình thức sỉ nhục tại Anh?

Sự ra đời của chủ nghĩa Marx

Mọi chuyện bắt đầu vào Thế kỷ 19.

Karl Marx và người bạn thân, Engels, được coi là cha đẻ của chủ nghĩa xã hội. 

Dưới cách nhìn của một số người phương Tây thì chủ nghĩa Marx gắn liền với chủ nghĩa cộng sản, và người Marxist thì đồng nghĩa với người cộng sản.

"Khi tôi nói với bà tôi rằng mình là một người Marxist, bà tôi nói, 'Sophie, cháu sẽ bị nhốt lại mất thôi. Họ luôn bỏ tù bọn cộng sản'," Sophie Squire, một cô gái trẻ nhiệt thành tin theo chủ nghĩa Marx, nói với BBC.

Ý tưởng về một xã hội bình đẳng không phải là điều gì thực sự mới mẻ, nhưng Marx và Engels đã trao nhiệm vụ đấu tranh vì bình đẳng cho giai cấp công nhân.

Họ tin rằng tầng lớp cần lao, tức giai cấp vô sản và giới trung lưu, còn gọi là giai cấp tư sản, có mâu thuẫn mang tính lịch sử với nhau.

Marx và Engels không tán thành ý tưởng vì lợi nhuận. Hai ông cho rằng đó chỉ là một cách để bóc lột người lao động, trong lúc khiến người giàu càng giàu hơn.

"Một trong những ý tưởng chính của chủ nghĩa Marxist là để xã hội kiểm soát nền kinh tế và phân phối rộng khắp nhất ở mức có thể, công bằng nhất ở mức có thể," Giáo sư Lea Ypi, giảng dạy môn học thuyết chính trị tại Đại học Kinh tế London, nói. 

"Bất kể những sai lầm trong quá khứ, chủ nghĩa Marx vẫn luôn thu hút được nhiều người đi theo nhờ việc nó chỉ trích chủ nghĩa tư bản," bà Ypi nói thêm.

Chủ nghĩa Marx, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản

Đánh giá về chủ nghĩa Marx, Tiến sỹ Daniel Beer, người nghiên cứu lịch sử hiện đại, cho rằng chủ nghĩa Marx theo cách hiểu của Marx, và theo cách hiểu, cách áp dụng của những người Marxist, là khác nhau.

"Những người Marxist nói rằng những giới chủ tư bản làm chủ đồng vốn không trả công xứng đáng cho người lao động," Tiến sỹ Beer nói. 

"[Ngày nay,] việc tạo ra những hệ thống phúc lợi, trợ cấp thất nghiệp, cấp nhà ở cho người lao động, toàn bộ các chính sách đó được đưa ra tiên phong dưới cái bóng từ Liên Xô phủ xuống," ông giải thích.

"Bởi chính phủ các nước sợ rằng nếu như họ không đáp ứng được nhu cầu của tầng lớp lao động trong nước mình, thì họ sẽ có nguy cơ gặp phải các rủi ro kiểu Cách mạng Nga tại chính nước mình."

Sophie Squire thì cho rằng xã hội tư bản là "một hệ thống mục ruỗng", và đó là lý do khiến Marx trước đây đấu tranh, cũng như khiến cô cùng những người Marxist khác bây giờ tiếp tục đấu tranh.

Cô nói rằng xã hội kiểu Marx mong muốn là nơi mà "công nhân đứng lên cướp lấy công cụ sản xuất và tạo ra một thế giới kiểu khác".

Thế nhưng Tiến sỹ Beer cho rằng chủ nghĩa Marx là một ý thức hệ "rất đẫm máu".

"Nó gắn với những tội ác của giới lãnh đạo độc tài cộng sản trong thế kỷ 20. Thế giới nhớ tới những hình ảnh về các đội hành quyết ở Liên Xô, các trại lao cải, đoàn xe tăng tiến vào Budapest hồi 1956," ông nói.

Giáo sư Ypi giải thích rằng theo viễn kiến của Marx thì, "Chủ nghĩa xã hội là giai đoạn trước của chủ nghĩa cộng sản". 

"Chủ nghĩa xã hội thì cũng giống như xã hội tư bản, một xã hội phân chia giai tầng, tuy nhiên, chỉ khác ở chỗ đó là một xã hội có phân chia giai tầng nhưng một bộ phận dân chúng - mà cụ thể là tầng lớp lao động - được trao quyền chống lại các tầng lớp tư bản."

"Thế còn chủ nghĩa cộng sản thực sự là miền đất trong mơ của người Marxist. Đó là sự chấm dứt tồn tại của một xã hội có phân chia giai cấp, chấm dứt nền chính trị có xung đột, mâu thuẫn." 

Người Marxist: Điều sỷ nhục hay niềm tự hào?

Vậy tại sao một học thuyết chính trị lại bị dùng tại Anh thời nay như một công cụ để sỉ nhục?

Tiến sỹ Beer và Giáo sư Ypi đưa ra những cách lý giải riêng của mình.

"Người ta nói rằng nếu bạn vẫn tin rằng chủ nghĩa Marx là hệ thống vẫn còn sức sống thời nay, thì hoặc là bạn bị lừa dối, hoặc là bạn ngây thơ tới mức ngu ngốc," Tiến sỹ Beer nói. 

"Người ta cũng nói rằng nếu bạn tin rằng đây là thứ chấp nhận được về mặt đạo đức, thì bạn hoặc là hoàn toàn mục ruỗng, hoặc là kẻ cuồng tín."

Thế còn Giáo sư Yip thì cho rằng lý do là bởi, "Chủ nghĩa Marx thường gắn với những chế độ đàn áp, độc tài, những chế độ nói rằng họ theo đuổi chủ nghĩa Marx nhưng lại không hiện thực hóa được những lý tưởng cốt lõi của chủ nghĩa Marx, trong đó gồm cả các ý tưởng về quyền tự do." 

Bất kể thế nào, những người tin theo chủ nghĩa Marx dường như vẫn giữ vững quan điểm của mình.

"Mọi người vẫn coi ông ấy là một trong những nhà triết học vĩ đại nhất mọi thời đại, và đó là lý do vì sao tôi tự hào là một người Marxist," Sophie Squire nói.


Việt Nam và Triết học: Suy nghĩ về Trần Ðức Thảo

2 tháng 10 2020

sự lựa chọn của Trần Đức Thảo:


Ở tiền bán thế kỷ 20, khi trí thức tả phái trên thế giới tham dự vào duy vật biện chứng của Marx, đi đôi với năng lực phủ định triết học Hegel một cách cuồng nhiệt, không ngạc nhiên khi những con người thuộc những khối lịch sử mới thời đó đã bị cuốn trôi vào trận cuồng phong tư tưởng này. 


Trong đó có những con người lịch sử Việt Nam – nổi bật nhất là Trần Đức Thảo. Trên bình diện triết học, Trần Ðức Thảo là một triết gia xứng đáng để tiếp nhận Marxism như là một chủ thuyết hành động praxis, cho vấn nạn lịch sử dân tộc ở giai đoạn lịch sử đó.


Khởi đi từ Hegel và Husserl, Thảo (xin phép được gọi tên) cho rằng chỉ có Marxism là có khả năng giải quyết những vấn đề mà hiện tượng luận Husserl nêu lên. "Chân lý phải được minh định trong tiến trình trở nên, vốn không phải là sự chuyển động của Ý niệm (Idea), mà là của một thời tại tính sinh thực (actually lived temporarity)."(1) Ðây là điểm mà Hegel cũng đã nhấn mạnh trong suốt các công trình triết học chính trị. 

Nhưng Thảo, theo chân Marx, chuyển hướng ý thức sinh nghiệm, không vì cứu cánh của ý thức, mà là cho một giải pháp đối với thực trạng xã hội vốn là nguyên nhân cho tất cả khổ đau. Thảo kêu gọi những con người lịch sử phải nhận ra rằng, "Cái thể thức áp chế chính là chiếc chìa khóa cho tính huyền bí của tiên nghiệm."(2) 

Nắm rõ được hành trang tư tưởng của Hegel qua cơ sở biện chứng duy vật của Marx và phương pháp luận của Husserl, Thảo tin tưởng là mình đã tìm ra được con lộ tư tưởng và hành động cho những con người lịch sử mới của Việt Nam. 


Trở về Hà Nội với sinh khí cách mạng độc lập và vô sản đang lên của dân tộc, Thảo bắt đầu thuyết giảng về lịch sử triết học Tây phương vào đầu năm 1955 bằng một tiền đề chủ nghĩa chắc nịch: 

Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tư tưởng là phát xuất từ đời sống xã hội trong đó căn bản là quan hệ sản xuất - và sức sản xuất của xã hội. Ý thức là thuộc thượng tầng kiến trúc xây dựng trên cơ sở là chế độ kinh tế của xã hội. ... Chúng ta nghiên cứu lịch sử tư tưởng là để cụ thể hóa và chứng minh một cách có hệ thống mệnh đề căn bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trên đây, tức là chứng minh rằng tư tưởng của con người xuất phát từ thực tế và nó có một vai trò thiết thực trong đời sống thực tế. Chúng ta không chứng minh mệnh đề đó một cách hoàn toàn khách quan mà sẽ chứng minh trong phạm vi lịch sử của chủ nghĩa duy vật.(3)


Từ Marx, Thảo xác định một lập trường triết học rõ ràng, không nghi ngờ, rằng duy vật biện chứng là một chủ nghĩa, một "biểu hiện lập trường vô sản cách mạng xuất hiện trong quá trình đấu tranh giai cấp lịch sử," và nó là "một công cụ tinh thần, để chúng ta nắm vững nội dung giai cấp và xã hội của nó" (sđd). Triết học không phải "vì óc tò mò" cho kiến thức, mà ngược lại, nhằm để chứng minh một tiền đề triết học nay đã trở thành một mệnh đề lịch sử vốn phát xuất từ một chọn lựa chắc mãn cho một lập trường chính trị. Thảo muốn lập lại một lần nữa tiền đề của Marx rằng triết học không phải là để hiểu lịch sử mà phải cho mục tiêu thay đổi lịch sử. Chủ quan tính qua ý chí lịch sử, biện minh bằng triết học, sẽ kiến tạo một sự thể lịch sử thực nghiệm làm bản thể luận mới cho năng động ý thức.


Triết học ở đâu trong Tập thể Cách mạng?

Thảo là một thành tố trong giòng sống của lập trường tư tưởng cho một tập thể cách mạng và chính trị dân tộc trong một giai thời mà con người trong cuộc mang đầy nhiệt huyết của tự tin và tự mãn. Không có gì hạnh phúc cho bằng là một chiến sĩ cách mạng vô sản dân tộc thời đó. Mọi yếu tố và điệu kiện khách quan và chủ quan đồng quy về một mối. Mọi việc, mỗi ngọn lửa, từng ngọn gió, từng cơn thuỷ triều có vẻ như là theo ý chí của mình - hay là ngược lại, ý chí của mình đuợc minh xác bởi hiện tượng sử tính nghiệm thực. 


Ở đó, triết học không cần mệnh danh cái gọi là "khách quan tính"; tất cả là chọn lựa cho một chủ đích chính trị có tầm vóc lịch sử mà nội dung và chủ hướng của sự chọn lựa này đã được chọn lựa sẵn và dọn lên trên mâm cỗ tuyển lọc từ một thời quán chuyển mình của dân tộc. 


Tự do triết học, mà Thảo đang hành hoạt, là sự minh giải cho chu vi chọn lựa đó: đi tìm gốc rễ cho mệnh đề giá trị mà con người ở giai đoạn đó đã quyết định dấn thân. 


đâu là cái Ðạo Lý lịch sử trong biện chứng sinh hữu cho dân tộc Việt Nam? Của những năm sau chiến thắng Ðiện Biên Phủ, ít nhất là cho một nửa nước, nửa dân tộc, thì thần đế của con người lịch sử mới ở đó là ý thức hệ Marxism trên thực thể vững chắc của Ðảng Cộng Sản Việt Nam - đó là khi mà cái Ðạo làm người Việt đã trở nên là làm theo ý chí của Ðảng

Sự chắc mãn của lịch sử biến thành chắc mãn của tập thể tổ chức - và sử mệnh trở nên là biến số của chủ quan duy ý chí. Ở đó, triết học của Thảo là một tiếng trống phụ thêm cho một cuộc diễn hành ngoạn mục của một thế hệ dân tộc bước đi theo tiếng gọi chắc mãn của ý thức và ý chí sử mệnh này. 


Câu hỏi: Cái chắc mãn trong ý thức về Ta đối với sử mệnh dân tộc này đến từ đâu

Thảo, trong quá trình phê phán hiện tượng luận của Husserl đã có câu trả lời từ trước: Không có một cái ý thức tiên nghiệm (eidetic) về Ta thuần trừu tượng và độc lập bởi chính nó để có thể quy giảm (epoche) thành một đối tượng quán sát. Cái Ta này không có gì là huyền bí cả, vì tất cả nội dung ý nghĩa về cái ta nầy "không gì hơn nhưng chỉ là một sự hoán vị biểu tượng của tính vận hành vật thể của quan hệ sản xuất vào trong một hệ thống vận hành chủ ý để từ đó chủ thể tiếp nhập khách thể một cách duy ý tưởng trong sự tái sản xuất ra nó tự trong ý thức của chính mình. Ðó là lý do chân thực cho cái Ta tự-ngã này, vốn đang là trong thế gian, kiến lập thế gian trong nội tính của những hành vi sinh động của mình."(4) 

Tức là sự chắc mãn về cái Ta trong lịch sử dân tộc là trong năng động giải phóng của dân tộc, trên căn bản sinh nghiệm khách quan, mà ta tiếp nhập để rồi tự tái kiến tạo cho ta qua kinh nghiệm sống bởi ý thức của ta. Và cái Ta nầy là cái Ta của dân tộc, và dân tộc, như là một cấu trúc liên hệ sản xuất thuần kinh tế, là nguồn gốc của cái Ta trừu tượng. Ta chỉ là một hoán thể của một thời quán cách mạng đầy chắc mãn về chính mình và về cứu cánh của sinh hữu.

Ðó là niềm hạnh phúc của Thảo; nhưng cũng là nỗi khổ đau cho ông và cho cả dân tộc Việt Nam. Vì thực thể khách quan trong thực chất là chỉ có một chế độ chính trị đang tự mãn, tự tin và kiêu cường, mà Thảo nhận diện chính mình, ít nhất là trên phương diện tâm lý, cho Thảo một căn bản tự mãn cho triết học của mình. Khi triết học đã trở nên chắc mãn thì nó không còn là một cuộc tìm. Tất cả các vấn nạn, nghi vấn, dằn vặt trên cơ sở tiền đề đã trở thành những mệnh đề đầy tính chất kết luận - chúng là những phán quyết về giá trị trên cơ sở chủ đích của ý chí chủ quan mà không cần quy nạp dữ kiện cho tiến trình biện chứng trong chu vi tự do của cái Ta đầy ý thức. 

Cái khung thức và thể cách triết luận của Thảo là một nỗ lực biện chính một chiều: bản chất sự thể khách quan lịch sử quyết định nội dung ý thức cá nhân liên hệ. Cái khung thức này càng được Thảo giải lý nó lại càng trở nên cứng ngắt. Những quy trình biện chứng duy vật vốn làm bậc thang cho ý chí chính trị nay đã trở nên một chiếc thuyền bị đắm trong cái đập nước do chính phương pháp luận này dựng lên. 

Khi triết học nhân danh một tiền đề giá trị như là một mệnh lệnh tối cao cho biện minh chính trị và tổ chức thì đó là khởi điểm của sự suy tàn của biện chứng - và là lúc lịch sử đã đánh mất đi nội dung Tự Do của khả thể tự ý thức để đi vào ngõ cụt của nô lệ và áp bức.


Sự chuyển hướng của Thảo, từ một triết gia thuần văn ngữ để trở nên một chiến sĩ cách mạng vô sản Việt Nam, trên bình diện khái niệm, là song song với sự hoán vị của bản thể luận Hegel qua duy vật luận của Marx. Marxism là một phương pháp luận của sự việc lấy cái thường nghiệm để giải thích cái siêu nghiệm. 


Còn sự dấn thân cho lý tưởng cách mạng dân tộc của Thảo là một nỗ lực lấy sinh nghiệm để minh xác cho những mệnh đề tư tưởng về ý thức.(5) Cả Marx và Thảo đều rơi vào cái sai lầm lớn của Tây Âu trong hai thế kỷ 19 và 20 là mở cửa tầng dưới thấp - đồng lúc đóng cửa tầng lầu trên - của căn nhà hữu thể để coi con người ngang hàng với thú vật và năng động lịch sử như là một hiện tượng thuần sử kiện. 


Marx đánh đổ cái huyền bí luận của Hegel bằng cách phủ nhận toàn triệt mọi tham chiếu của bản thể luận về với một cơ sở tinh thần cao hơn là sự thể nghiệm thực của sinh hữu. 

Con người từ đó có thể nhìn thấy góc cạnh đen tối cuả chính mình - nhưng đổi lại, hắn mất nhiều hơn khi tầng trên lầu của ánh sáng Ðạo Lý và những sự thể siêu hình thì hoàn toàn bị đóng kín bởi một ý chí duy chủ quan và thuần nghiệm thực. 


Chú Thích

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của luật sư, tiến sĩ triết học Nguyễn Hữu Liêm từ San Jose, California. Trong số các sách của ông đã có cuốn 'Thời tính, Hữu thể và Ý chí: Một luận đề siêu hình học” được xuất bản ở Việt Nam năm 2018.


duy vật i.e., duy nhất vật chất. 


Các nhánh của chủ nghĩa duy vật

Chủ nghĩa duy vật đã phát triển, có thể độc lập với nhau, ở một số khu vực địa lý Á-Âu trong thời gian Karl Jaspers gọi là Thời đại Trục (800-200 TCN).






Chủ nghĩa duy vật thuộc nhất nguyên  khác với thuyết nhị nguyên thân-tâm hoặc đa nguyên.

Chủ nghĩa duy vật  trái ngược với chủ nghĩa duy tâm

Các nhà duy vật hiện đại mở rộng định nghĩa về các thực thể khoa học khác có thể quan sát được như năng lượng, lực lượngđộ cong của không gian; tuy nhiên, các nhà triết học như Mary Midgley cho rằng khái niệm "vật chất" khó nắm bắt và được định nghĩa không chính xác.

Trong thế kỷ XIX, Karl MarxFriedrich Engels đã mở rộng = 



Chủ nghĩa vật lý triết học đã phát triển từ chủ nghĩa duy vật với các lý thuyết về khoa học vật lý để kết hợp các quan niệm phức tạp hơn về vật chất so với vật chất thông thường (ví dụ như không thời gian, năng lượnglực lượng vật chấtvật chất tối). Do đó, thuật ngữ vật lý được ưa thích hơn chủ nghĩa duy vật

Thales, nhà khoa học đầu tiên của nhân loại

Thales vùng Miletus (626/623-548/545 TCN), được nhiều tài liệu ghi lại là một trong Bảy Hiền nhân của Hy Lạp Cổ đại. Aristotle gọi ông là triết gia đầu tiên của Hy Lạp, lịch sử coi Thales là cá nhân đầu tiên trong nền văn minh phương Tây hoạt động trong lĩnh vực triết học khoa học

Ông là người đầu tiên quay lưng lại với thần thoại, giải thích cách thế giới, vũ trụ tồn tại và vận hành bởi các học thuyết và giả thuyết nguồn gốc tự nhiên. Ấy chính là tiền thân của nghiên cứu khoa học hiện đại.

Thales là cá nhân đầu tiên nghiên cứu tới những yếu tố cơ bản của vật chất, và sử gia Herodotus ghi chép rằng Thales đã dự đoán đúng hiện tượng nhật thực diễn ra vào năm 585 Trước Công nguyên, dù rằng không ai biết ông làm vậy bằng cách nào. 

Thales sống trong cảnh nghèo khó, và người dân vùng Miletus coi ông là minh chứng cho thấy sự vô dụng của triết học. Để khai sáng cho người dân, Thales sử dụng “kỹ năng chiêm tinh” của mình để thấy trước rằng vụ mùa ô liu năm tới sẽ rất sai quả. Ông mua lại toàn bộ các xưởng ép ô liu trong vùng và khi mùa thu hoạch tới, ông “xuất xưởng dầu ô liu với bất kỳ tốc độ nào mà mình muốn, rồi thu về một lượng lớn tiền”. Aristotle kết luận: “ông chứng minh cho thế giới thấy các triết gia hoàn toàn có thể làm giàu nếu họ muốn, có điều tham vọng của họ lại thuộc về những phạm trù khác”.

Cũng như Plato, Aristotle hay bất cứ bộ óc lỗi lạc nào khác, Thales không đúng về mọi thứ. Ví dụ, ông cho rằng “Trái” đất là một cái đĩa nổi trên mặt nước, và động đất xảy ra khi đĩa bị ảnh hưởng bởi con sóng dữ. Nhưng điều quan trọng là đây: ông là điểm sáng chuyển giao ý thức hệ của con người, từ lý giải thực tế bằng những khái niệm siêu nhiên sang những giải thích thuần tự nhiên.

Thales người truyền cảm hứng - người thầy của Anaximander. 

-----------------------

Nhà vật lý lý thuyết Carlo Rovelli nhận định khởi đầu của khoa học bắt nguồn từ “cách mạng Anaximander”: ấy là lúc nhà triết gia cổ đại Anaximander (610-546 TCN) nhận ra rằng Trái Đất không được đặt trên một cây cột vũ trụ hay trên lưng một con rùa khổng lồ; “thiên đường” trải rộng về mọi hướng.

Anaximander biết vị thế lơ lửng của Trái Đất giữa không gian đâu có kém vĩ đại so với "cách mạng Copernic", sinh ra từ thuyết nhật tâm 2.000 năm sau!

Nhìn nhận lại thế giới là yếu tố trọng tâm của mọi công trình nghiên cứu khoa học, thì khởi đầu của chuyến hành trình này không nằm tại: luật chuyển động của Newton, tại thử nghiệm của Galileo hay tại những phản ánh khoa học của Francis Bacon”. 

----------------------

Có người coi triết gia vĩ đại Aristotle (384-322 TCN) là nhà khoa học đầu tiên. Ông không phải là người của thực nghiệm, và nhiều khẳng định của Aristotle là hoàn toàn sai. 

Kể cả người thầy Plato (428/427 hoặc 424/423-348/347 TCN) của ông cũng nhiều khi sai, ví dụ như nhận định cho rằng mắt người bắn ra ánh sáng nên có thể nhìn; thí nghiệm sau này của Ibn al-Haytham đã chứng minh sai lầm của Plato.

những triết gia chiêm nghiệm tự nhiên thấy rằng mọi bước đi của mình đều dẫm lên dấu chân của những bậc hiền triết cổ đại. Sau khi có nhận thức và "biết mình là ai", chúng ta lại hỏi "mình đang ở đâu"

-------------

In Ancient Greek philosophy, an arche is a first principle from which other principles are derived. 

In the mythological cosmogonies of the Near East, the universe is formless and empty and the only existing thing prior to creation was the water abyss [bottomless pit].

The earliest Pre-Socratic philosophers, the Ionian material monists, sought to explain all of nature (physis) in terms of one unifying arche. From this all things first come to be and into this they are resolved in a final state.

Thales of Miletus [Turkey now] (626/623-548/545 BC); the father of philosophy; art 4th century

Thales student, Anaximander cầm trên tay đồng hồ mặt trời.

Art work in 3rd century

Aristotle; an Imperial Roman (1st or 2nd century AD)

Plato (left) [348/347 BC ] and Aristotle [384-322 BC] in Raphael's 1509 wall painting, The School of Athens. Aristotle holds his Nicomachean Ethicsand gestures to the earth, representing his view in immanent realism, whilst Plato gestures to the heavens, indicating his Theory of Forms, and holds his Timaeus

Practical philosophy

Aristotle's practical philosophy covers areas such as ethics, politics, economics, and rhetoric


Aristotle considered ethics to be a practical rather than theoretical study, i.e., one aimed at becoming good and doing good rather than knowing for its own sake. He wrote several treatises on ethics, most notably including the Nicomachean Ethics.

One of Aristotle's types of syllogism[C]In wordsIn

terms[D]In equations[E]    

All men are mortal.


    All Greeks are men.


All Greeks are mortal.

M a P


S a M


S a P

Aristotle argued that a capability like playing the flute could be acquired – the potential made actual – by learning.

Aristotle's laws of motion. In Physics he states that objects fall at a speed proportional to their weight and inversely proportional to the density of the fluid they are immersed in.[43] This is a correct approximation for objects in Earth's gravitational field moving in air or water.[45]

Muốn có hòa bình thì hãy chuẩn bị cho chiến tranh-Carl von Clausewitz (1780 - 1831)

Chiến tranh là bất thường?

Thực ra, hòa bình mới là bất thường. Carl von Clausewitz (1780 - 1831), chiến lược gia gốc Phổ (Prussia) trong cuốn "Bàn về Chiến Tranh" viết, "Chiến tranh không phải là một hiện tượng khác lạ, nhưng chỉ là sự tiếp nối chính trị bằng phương tiện khác mà thôi."

Ông viết tiếp, "Người tử tế thường nghĩ rằng làm sao để có một phương cách hay ho nhằm đánh bại kẻ thù mà không tốn quá nhiều máu xương - và như vậy mới là nghệ thuật chiến tranh. Nhưng với lối suy tư như thế, dù tốt lành, nhưng đó chỉ là một ngụy biện. Chiến tranh là chuyện tối nguy hiểm. Sai lầm tệ hại nhất thường xẩy ra từ những trái tim nhân hậu khi suy tư như thế." 

Và ông kết luận, "Muốn có hòa bình thì hãy chuẩn bị cho chiến tranh."


Thế giới ngày nay, tất cả lãnh thổ và biên giới quốc gia được định hình bởi chiến tranh. Từ Trung quốc đến Ba Tử cổ đại đến Phi châu, Mỹ châu, hay Hoa Kỳ, sự ra đời của các quốc gia tân thời đã được quyết định bởi xung đột vũ khí - là kết quả từ xương thịt trên chiến trường. Bản đồ phân định dân tộc và biên cương, đế chế lên ngôi hay suy tàn, những trang sử nhân loại không phải được in bằng mực tím - mà được vẽ và viết bằng máu đỏ.

Bản đồ Âu châu hiện tại được vẽ bằng máu từ thưở xa xưa. Riêng từ đầu thế kỷ 17, Cuộc chiến Ba Mươi Năm (1618-1648), giữa các lãnh chúa và Giáo hội Thiên Chúa La Mã đã góp phần cho sự hình thành một ý thức chính trị công quyền hiện đại.

Đó là ý niệm Cộng hòa - quyền hạn chính trị đến từ quần chúng thay vì của vương quyền hay Giáo hội. 

Sau cuộc chiến 30 năm đó là các cuộc chiến liên miên của vua Louis XIV, của cuộc chiến ly khai Tây Ban Nha (1702-1714), Chiến tranh Anh Quốc với Hà Lan, tiếp theo là cuộc xâm lăng Ba Lan bởi Nga hoàng, chiến tranh của người Ottoman, và Chiến tranh Bảy năm (1756-1763). 

Riêng trong thế kỷ 20 gần đây, hai Thế Chiến cách nhau chỉ hơn hai thập niên - nhưng cả hai cuộc chiến tang thương ngút ngàn ấy vẫn chỉ là một cuộc chiến kéo dài lẫn nhau. Tâm lý uẩn ức của dân Đức sau khi bị đánh bại từ cuộc chiến trước đã tạo nên nhân vật Hitler.

Cũng như thế, nỗi uẩn ức trong xã hội và chính giới Nga sau sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết đã dựng nên Putin bây giờ. Cũng như tự ái nhục nhã của Trung Hoa từ gần hai trăm năm qua đối với Tây phương - Bách niên Quốc xỉ - đã dựng nên Tập Cận Bình.

Từ Hitler, đến Putin, đến Tập, họ là những lãnh tụ đế chế muốn làm sống lại huyền thoại huy hoàng dân tộc từ quá khứ, mà theo họ, đã bị tước đoạt gần đây. Họ là những "revanchists" - những anh hùng phục thù theo chủ nghĩa quốc gia, muốn khôi phục thời hoàng kim đã mất.

Khi huyền thoại đế chế đã mất, cả một dân tộc mang chấn thương tâm lý từ lịch sử, tạo nên một giòng vô thức ngấm ngầm để chờ cơ hội nổi dậy.

Ở Trung Quốc, khởi đi từ huyền thoại nước Đại Yên ở Bắc Trung quốc, dòng họ Mộ Dung suốt mấy trăm năm vẫn nuôi giấc mộng phục quốc. Trung Quốc, từ lịch sử cố đại, đã sinh ra biết bao nhiêu những người hùng khác nối tiếp trong huyền thoại lịch sử của nhiều đế ché khác nhau. 

Từ Tần Thủy Hoàng đến Lý Tự Thành, rồi gần nữa là đến Hồng Tú Toàn nhân danh là 'em ruột' của Chúa Jesus đã phát động cuộc nội chiến Thái Bình Thiên quốc giữa thế kỷ 19, giết gần một phần tư dân số Trung hoa thời Mãn Thanh. 

Ở đế quốc đó, những anh hùng huyền thoại phục quốc là bầy con rơi từ máu huyết đầy căm phẫn từ nỗi uẩn khuất lưu vong, mất tổ quốc, một chuỗi dài bất tận về huyền thoại quốc gia và chế độ, là khởi điểm của bao nhiêu chiến cuộc ngút ngàn.

Tại sao có chiến tranh?

Về nguyên nhân siêu hình và xa, theo George Gurdjieff, một huyền nhân gốc Amernia ở đầu thế kỷ 20, thì chiến tranh không phải do con người gây nên. Ông nói rằng, con người không làm được chi cả. Họ - những Hitler, Bush, Saddam Hussein, Putin hay Tập - chỉ là những con robots phản ứng theo cung nhịp chuyển động và vị trí ứng chiếu của các hành tinh - planetary alignment. Theo ông, khi sao Hỏa ở vào một vị thế nào đó đối với các hành tinh khác thì nó sẽ tác động chiến tranh trên địa cầu. Cứ mỗi bảy năm thì chiến tranh nhỏ xảy ra; 30 năm thì chiến tranh lớn bắt đầu.

Riêng với Việt Nam, cung nhịp 7-30 năm chiến tranh đã được lặp đi lặp lại nhiều lần. 

Từ năm 1620, khi sông Gianh được làm biên giới Nam-Bắc của hai giòng Trịnh-Nguyễn cho đến 1945 và cuối cùng là 1975, cứ từng bảy năm là có chiến tranh. Riêng dưới triều Nguyễn, từ 1802 đến 1945, cũng theo cung nhịp 7-30 năm, đã có hơn 400 chiến tranh nhỏ từ những vụ nổi dậy gươm đao khắp giang sơn, từ Bắc vô Nam, bới các thế lực, khuynh hướng, phe nhóm khác nhau.

Kinh tế thế giới cũng đi theo cung nhịp 7-30 đó. Từ năm 2001 khi thị trường chứng khoán sụp đổ toàn cầu đến nay, cứ mỗi bảy năm thì chu kỳ vẫn lập lại: 2001, 2008, 2015, 2022.

Theo Gurdjieff thì không lãnh tụ nào chịu trách nhiệm chiến tranh hay bất ổn cả. Hay nói theo tín lý nhà Phật thì chiến tranh là hệ quả từ những chuỗi duyên nghiệp trùng trùng nhân quả mà không một nhân vật nào, quốc gia, hay đảng phái, tôn giáo nào có thể chủ động hay ngăn cản được.

TS Nguyễn Hữu Liêm

Gửi bài từ San Jose, Hoa Kỳ

28 tháng 2 2022

https://www.bbc.com/vietnamese/forum-60550278