History & Today

Vietnam today

Long friendship since revolutions 1930s: good for both.

Big neighbour: Daily Good and Bad for thousand years of border wars.

Complicated relationship since 1930s: Help VN (included the north) against Nazi-Japan but then also pro French Indochina thus supported Republic Vietnam government (in the South) to vs Communists (in the North + China + Soviet).

Pr. of U.S. B. Obama are welcomed in Vietnam  



The old days

1917 Lá Quốc Kỳ Việt Nam đầu tiên ở Thái Nguyên

 Lá Quốc Kỳ Việt Nam đầu tiên 

đã tung bay ở Thái Nguyên năm 1917

Trần viết Ngạc 



Theo kiến thức hạn hẹp của chúng tôi, quốc kỳ đầu tiên của nước ta được quy định bằng văn bản còn lưu lại đến nay là vào năm Nhâm Tý, 1912.

Trong cuốn tự truyện nhan đề là "Tự Phán" (1), viết năm 1929 tại Bến Ngự, Huế, Phan Bội Châu viết:

"Xưa nước ta chỉ có cờ Hoàng Đế mà không có cờ nước cũng là một việc đáng quái gở. Hội Việt Nam Quang Phục mới chế định ra quốc kỳ bằng cờ ngũ tinh, dạng huy thức dùng bằng cách ngũ tinh liên châu" (2) (TVN nhấn mạnh).

Phan Bội Châu giải thích:

"Nhân vì nước ta có năm địa bộ, sở dĩ dùng thức nầy để tỏ rõ cái ý năm đại bộ liên lạc làm một.

Sắc cờ dùng hoàng địa, hồng tinh làm cờ nước; hồng địa bạch tinh làm cờ quân. Hoàng là để biểu thị nhân chủng ta. Hồng là biểu thị sắc nước ta: Nam phương thuộc hỏa, hỏa sắc hồng.

Quân kỳ sở dĩ dùng bạch tinh là tỏ rõ mục đích quân, cốt đánh đổ chính phủ người (da) trắng" (2).

Trong tác phẩm Lương Ngọc Quyền, Đào Trinh Nhất cũng có nhắc đến cờ Ngũ tinh:

"Cờ ngũ tinh có 5 ngôi sao... Đến năm 1917, ngọn cờ phấp phới trên tỉnh thành Thái Nguyên bảy ngày về tay cách mạng tức là cờ Ngũ Tinh" (3).

Kẻ viết bài này, lúc giảng dạy, cũng đã "minh họa" đoạn mô tả Cờ Ngũ tinh của Phan Bội Châu trong Tự Phán nói trên. Tự nghĩ đã là "liên châu" thì dứt khoát 5 ngôi sao 5 cánh phải nằm theo một vòng tròn. Vậy là quốc kỳ do Việt Nam Quang Phục Hội chế định năm 1912 là 5 ngôi sao đỏ xếp thành vòng tròn trên nền vàng (xem ảnh) và quân kỳ là 5 ngôi sao trắng xếp thành vòng tròn trên nền đỏ! Thật đẹp biết bao!

Người ta thường bảo: "Chí lớn gặp nhau". Chúng tôi nghĩ "Chí nhỏ cũng gặp nhau!". Quân kỳ trên mộ Lương Ngọc Quyến y hệt lá quân kỳ mà tôi làm đồ dùng dạy học (4). Cho hay lịch sử không thể vận dụng lô-gich để tái hiện. Minh họa của tôi trở thành "u họa".


Gần đây, được xem một ảnh đen trắng của tờ "Quân dụng ngân phiếu", phát hành năm Nhâm Tý (1912) của Việt Nam Quang Phục quân (5), chúng tôi biết mình hiểu sai cách thể hiện ngôi sao (tinh) của Đông phương, nhầm lẫn với cách thể hiện ngôi sao của văn hóa Tây phương. Ngôi sao của Tây phương là ngôi sao năm cánh, còn ngôi sao của Đông phương là một chấm tròn.

May thay, gần đây, giáo sự Nasu Izumi (Nasu Tuyền) của Đại học Quốc gia Okinawa đã gửi cho chúng tôi hai mặt của tờ "Quân dụng ngân phiếu" do Việt Nam Quang Phục quân phát hành năm 1912 (Nhâm Tý). Trên tờ Quân dụng ngân phiếu có vẽ quân kỳ. Đó là bốn ngôi sao trắng (chấm tròn) ở bốn góc nối kết với một ngôi sao trắng ở trung tâm bằng những vạch trắng. Chúng tôi đã dựa vào quân kỳ để phục hiện hình ảnh quốc kỳ: nền vàng, 4 ngôi sao đỏ ở bốn góc kết nối với ngôi sao đỏ ở trung tâm.Như vậy, cả quốc kỳ và quân kỳ Việt Nam đầu tiên được thiết kế năm 1912, mà quân kỳ được in trên tờ quân dụng ngân phiếu, đã được biết đến. Nếu cuộc khởi nghĩa năm 1916 do Thái Phiên, Trần Cao Vân lãnh đạo( Việt Nam Quang Phục Hội ), được sự hưởng ứng của nhà vua trẻ tuổi yêu nước Duy Tân ,thành công thì ngọn quốc kỳ Ngũ Tinh liên châu đã phấp phới trên kỳ đài kinh thành Huế.

Một năm sau, 1917, quốc kỳ và quân kỳ đầu tiên của nước ta đã bay phần phật suốt 7 ngày đêm trên tỉnh lỵ Thái Nguyên từ ngày 30/8/1917 đến ngày 5/9/1917. Lương Ngọc Quyến và Trịnh Văn Cấn( Đội Cấn ) cùng nghĩa quân đã anh dũng hy sinh dưới ngọn cờ tổ quốc đầu tiên ấy.


Tờ Quân dụng ngân phiếu do Việt Nam Quang Phục quân của nước Việt Nam Dân quốc, cho đến nay, là vật chứng duy nhất cho ta biết về quốc kỳ đầu tiên của nước ta được phổ biến ở nước ngoài và được kéo lên trong cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên 1917. Đó là lý do để chúng ta biết thêm về nó.

Phan Bội Châu kể lại trong Tự Phán:

"... Ông Hoàng Trọng Mậu đi với ông Tô [Tô Thiếu Lâu] qua Hương Cảng tìm những người cách mạng đảng đã quen làm việc ấy, bí mật chế tạo, in thành phiếu khoán 4 món: mặt trước khắc một hàng chữ ở trên: "Việt Nam Quang Phục Quân Quân dụng phiếu" chính giữa lòng chữ lớn, in rõ số bạc 5$, 10$, 20$, 100$ là bốn món. Chữ số ở bốn góc cũng in như vậy. Mặt sau khắc giòng chữ, dùng hai thức chữ Hán và Quốc ngữ. Giấy bạc này là Việt Nam Quang Phục Quân lâm thời chính phủ thành lập, đem bạc thật thu hồi, cấp lời một thành hai, cấm mạo giả và lạm phát, ai phạm sẽ bị phạt nặng. Người ký tên là Phan Sào Nam, người kiểm phát Hoàng Trọng Mậu.

Phiếu bạc này in bằng điện, tinh xảo in như bạc giấy Tàu".

Nhân đây, người viết trân trọng cám ơn Giáo sư Nasu Tuyền, Đại học Quốc gia Okinawa, Japan đã cung cấp cho chúng tôi một tư liệu quý giá, qua đó biết được quốc kỳ đầu tiên của nước Việt Nam vào năm 1912 và đã tung bay ở Thái Nguyên năm 1917.

Trần Viết Ngạc


 

Một trang Tự phán 

4 chữ cuối " NHAN VIẾT TỰ PHÁN "


Chú thích:

(1) - Nhan đề cuốn tự truyện của Phan Bội Châu viết ở Bến Ngự, Huế năm 1929 có nhan đề là TỰ PHÁN, không hề là PHAN BỘI CHÂU NIÊN BIỂU như nhiều nhà biên soạn nhầm lẫn.

(2) - Tự Phán, nxb Anh Minh, Huế, 1956, trang 152, 153.

(3) - Đào Trinh Nhất, Lương Ngọc Quyến và cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên năm 1917, nxb Tân Việt, Sài Gòn, 1957, trang 102, 103. Dẫn lại từ Lý Tùng Hiếu, Lương Văn Can và phong trào Duy Tân Đông Du, nxb Văn Hóa Sài Gòn, 2005, trang 244.

(4) - Lý Tùng Hiếu, sđd, trang 312.

(5) - Kỷ niệm 100 năm phong trào Đông Du, nxb Tân Văn, Đông Kinh (Tokyo), 2005, trang 118.

(6) - Tự Phán, sđd, trang 134.


giáo sự Nasu Izumi (Nasu Tuyền) của Đại học Quốc gia Okinawa, hai mặt của tờ "Quân dụng ngân phiếu" do Việt Nam Quang Phục quân phát hành năm 1912 (Nhâm Tý). 

Trên tờ Quân dụng ngân phiếu có vẽ quân kỳ. Đó là bốn ngôi sao trắng (chấm tròn) ở bốn góc nối kết với một ngôi sao trắng

1890 Côn Lôn truyện, Cuốn sử tù Côn Lôn đầu tiên do tù nhân viết

Thử tìm hiểu Côn Lôn truyện, 

Cuốn sử tù Côn Lôn đầu tiên do tù nhân viết

Trần Viết Ngạc



Cuốn sử tù nổi tiếng Thi tù tùng thoại của Mính Viên Huỳnh Thúc Kháng do nhà xuất bản Tiếng Dân in năm 1939 được nhiều người nghiên cứu để tiøm hiểu về Nhà tù Côn Lôn đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên đó không phải là cuốn sử tù đầu tiên do tù nhân viết về "địa ngục trần gian" này.

Cuốn sử tù đầu tiên về "trường học thiên nhiên" (chữ của Phan Hy Mã) này chính là cuốn Côn Lôn truyện của Lê Doãn Hài.

1. Tác giả

Phần dẫn nhập của Côn Lôn truyện viết:

"Bình Long huyện, Tân Thới nhì thôn, cựu hương thân Lê Doãn Hài ư Ất Hợi niên bị phạt lưu cư tại Côn Lôn ngũ niên, Kiến Lãng Sa quan trú phòng tại thử phân bất tội nhân hành chư tạp vụ thậm ư lao khổ. Chí ư Canh Thìn niên, xúc mục tâm bi ngụ tả nhất vãn dĩ chiếu hậu lai".

Nghĩa là:

"Cựu hương thân ở thôn Tân Thới nhì huyện Bình Long Lê Doãn Hài, vào năm Ất Hợi bị phạt lưu đày ra Côn Lôn năm năm. Thấy quan Lãng Sa trú phòng ở địa phận ấy bắt tội nhân làm mọi việc rất là cực khổ. Đến năm Canh Thiøn vì mắt thấy sụ kiện ấy nên động lòng thương xót viết một bài vãn để lưu lại cho đời sau" (Vũ Văn Kính phiên âm và dịch, tháng 4/1983) [1].

Lê Doãn Hài là một trong những người theo Quản Hớn (Phan Văn Hớn) lãnh đạo cuộc nổi dậy đánh chiếm dinh quận Hóc Môn, diệt tên quận trưởng Trần Tử Ca vào Tất Ất Dậu (1885). Ông bị bắt đày ra Côn Lôn. Ở đây ông đã sáng tác Thơ Quản Hớn và bài Vè Côn Nôn [2].

Cùng tham gia cuộc khởi nghĩa này còn có Nguyễn Văn Quá, Phan Văn Chất.

Trong lần điền dã, các nhà nghiên cứu Ban Văn học, Viện Khoa học xã hội, TP.HCM đã tìm thấy các sáng tác của Lê Doãn Hài ở Bàu Trai, Đức Hòa, Long An. Trước khi qua đời năm 1914, ông Lê Doãn Hài giao các sáng tác của mình cho người học trò giỏi nhất là Mai Chí Thanh. Mai Chí Thanh giao lại cho con gái là Mai Thị Tua gìn giữ. Ông Huỳnh Văn Xứng, chồng bà Mai Thị Tua, có phiên âm bài Vè Côn Lôn tức Côn Lôn truyện. [3]

2. Khảo chứng về năm sáng tác Côn Lôn truyện

Căn cứ vào các năm âm lịch ghi trong lời dẫn thiø Lê Doãn Hài bị đày ra Côn Lôn năm 1875 (Ất Hợi) và sáng tác Côn Lôn truyện vào năm Canh Thìn 1880. Đây là sự nhầm lẫn từ cách ghi năm âm lịch. Lê Doãn Hài tham gia cuộc khởi nghĩa Hóc Môn Tết năm Ất Dậu (1885) chứ không phải Ất Hợi và sáng tác Côn Lôn truyện vào năm Canh Dần (1890) chứ không phải là Canh Thìn (1880) và Côn Lôn truyện viết sau Thơ Quản Hớn (1885) [4].

Vậy, cần khẳng định lại năm sáng tác Côn Lôn truyện là năm 1890 - Canh Dần.

3. Nội dung Côn Lôn truyện

Về hình thức, Côn Lôn truyện viết theo thể thơ lục bát, gồm 128 câu.Vì thế gọi là truyện thơ hay nói là vãn hay là vè cũng được. Khi diễn xướng thì gọi là "nói thơ". Câu cuối của Côn Lôn truyện cho thấy khi đặt tên cho Côn Lôn truyện là Vè Côn Lôn cũng thích đáng:

"Lóng tai nghe đọc cái vè Côn Lôn" (câu 128).

Vè hay Vãn, theo Đại Nam quốc âm tự vị của Paulus Của là "chuyện đặt có ca vần". Lối đặt thơ lục bát để kể chuyện là hình thức phổ biến ở Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Thơ Sáu Trọng (nhà in Xưa Nay, Sài Gòn) là một minh chứng cụ thể.

Nội dung Côn Lôn truyện cung cấp cho chúng ta biết về nhà tù Côn Lôn trong những năm 80 thế kỷ 19.

3.1.Tù nhân, ngoài người Việt Nam, còn có người Cao Miên, Ma Ní, Đồ Bà, Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu, La Du (?).

Rất nhiều tù nhân người Việt là tổng binh, đốc binh, cai đội và các viên chức cấp phủ huyện. Đây là các "quốc sự phạm" thuộc các cuộc kháng chiến Nam Kỳ (1861 - 1875) và các cuộc khởi nghĩa về sau.

3.2. Côn Lôn truyện cho chúng ta biết các cơ sở của nhà tù như Huỳnh Thúc Kháng viết trong Thi tù tùng thoại.

Đó là: 

- Lò ngói, Lò gạch, Lò vôi.

- Kho gạo, nhà thương (bệnh viện).

- Các Sở Rẫy (vườn rau, phiên âm nhầm là Sở Rễ), Sở cây, Sở củi, Sở đá, Sở cưa, Sở xẻ, Sở Cà phê, Sở Chuồng bò, Sở Chuồng trâu, Sở Chuồng dê, Sở lưới (đánh cá).

- Nhà cư (đốt than) và Chỉ tồn (Tạp dịch).

- Sở cây: đan các loại đồ đựng như thúng, dần, nia. Sở cây còn đan gầu, bện chảo và qua đầu thế kỷ XX còn làm xa lông bằng mây, gọi là Sở ghế.

- Các loại cây trồng: Do việc tiếp tế cho Côn Lôn rất hạn chế cho nên ở đảo trồng đủ thứ: lúa, mít, dưa, bắp, đậu, bông, thuốc lá, khoai, hành, cà phê ...

Xem như thế cây cà phê du nhập vào Việt Nam đầu tiên, phải chăng là ở Côn Đảo?


Toàn văn Côn Lôn truyện (có minh họa bằng hình ảnh)

1. Côn Lôn trời đất sẵn dành 

Lãng sa tối chiếm làm thành trú binh 

Dọc bề biển rộng mênh mênh 

Ầm ầm sóng bủa, bãi ghềnh lao xao

5. Chập chùng đá dựng núi cao
Mù mù xanh hết biết bao nhiêu đời
Kể từ giặc nó tới nơi
Tình lề ở chắc bắt người làm tôi
Ai ai thấy cũng thương ôi.

10. Tội nặng tội nhẹ khó hồi cố hương
Kể ra các nước cho tường
Cao Miên, Ma Ní cũng vương ở tù
Đồ Bà lại với La Du
Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu những là.

15. Các nước thì đã tính qua
Sau này phải nói vậy mà tới ta
Kẻ làm quản đốc ma tà
Người làm phủ huyện nước nhà dày công.
Chẳng may có tội không dung

20. Kéo cây vác đá xưng hùng với ai
Tổng bình, đốc chiến, đội cai
Hương thân xã trưởng mang tai một đoàn
Hừng đông trống khứ vừa tan
Hai người một cặp thành hàng lập binh.

25. Ai mà đứng lẻ một mình,
Roi mây nó quất bất kinh trên đầu
Ai ai thấy cũng buồn sầu,
Lo mà ở sở đặng hầu nương thân.
Người nào biết tính biết cân

30. Cấp coi kho gạo toan phần phát lương
Kẻ thì cấp ở nhà thương
Bệnh đau cho thuốc, toan phương an lành.
Hai nơi sung sướng đã đành,
Nói tới Sở rễ trồng hành, trồng dưa.

35. Đắp bùn trồng mít, trồng dưa
Đào hồ chẻ bắp chẳng chừa đất không
Lại thêm trồng đậu trồng bông,
Khai hàng trồng thuốc, vun vồng trồng khoai
Sớm trưa mưa nắng chẳng nài,

40. Trồng mau tới buổi nằm dài nghỉ lưng.
Còn như Sở cây không chừng,
Hoặc khi đan thúng, đan dần, đan nia.
Đan gầu, bện chảo nhiều bề,
Ngày làm lếu láo tối về khám trong

45. Sở cửa, Sở đá, long đong
Rày đây mai đó chẳng xong chỗ nào
Sở cưa, sở xẻ làm sao,
Kẻ đục người đẽo ào ào như giông.
Lò gạch, lò ngói quá đông

50. Kẻ in người vỗ, ai phòng đỡ che.
Nhưng còn một sở cà phê,
Len cây trong núi tiếng nghe ào ào.
Người người thấy cùng kinh nao,
Cam thân cực khổ biết sao bây giờ.

55. Lại làm một cái nhà cư
Cấp hai người ở, giờ giờ đốt than.
Đốt rồi gánh nộp cho quan,
Phòng khi nấu nướng dọn bàn ai lo.
Nói qua một Sở chuồng bò

60. Kẻ đi bò nước, người lo kéo rào.
Vò rơm vò lúa ào ào,
Cùng vò đất đỏ (sét) trộn vào với vôi
Nói qua ít chuyện mà thôi,
Để na sở khác một hồi mà nghe

65. Chuồng dê ở cũng gần kề
Cấp cho hai lão trọn bề đều coi.
Mé biển lập cái lò vôi
Cong lưng vác đá mồ hôi ướt đầm.
Chuồng trâu ở chỗ âm thầm,

70. Trời hầu mưa xuống chất phần cày gieo.
Một nơi cỏi lá cheo leo,
Đường đi quanh quất lên đèo trèo non,
Bên trôm một chỗ thon von,
Người nào qua thúc héo đon buồn sầu (rầu)

75. Lập làm một sở bên cầu,
Phòng khi kéo lưới lại hầu buông câu.
Kể đà khắp hết đâu đâu,
Lòng hằng tha thiết thương âu chỉ tồn.
Tam canh thức dậy bồn chồn.

80. Gầu men nón lá xách dồn một tay
Bước ra cửa khám bằng nay,
Giờ thùng người phát cơm rày mà ăn.
Kẻ sau người trước lăng xăng,
Liều nghe quan đội cắt phân việc mần.

85. Ma tà thúc hối rất cần
Cong lưng đãi đất nào từng nghỉ ngơi.
Ai ai đều chẳng dám chơi
Nắng mưa phải chịu từ mai tới chiều.
Chia làm chỗ ít chỗ nhiều,

90. Kẻ đi xuống biển, người trèo lên non,
Cơm thùng với lại canh soong,
Cành cây treo móc mới còn mà ăn.
Ai mà chẳng có làng hàng,
Để người cắp mất nhăn răng nhịn thèm.

95. Mình thì lầm lỗi lem nhem
Da đen như mọi ai phen sánh tày.
Áo quần chẳng có đổi thay,
Rách dơ một cái, ăn mày như nhau.
Có trầu mà lại không cau,

100. Có thuốc không giấy bàu nhàu ruột gan.
Thương thay mắc chốn tai nàn,
Dẫu người quân tử như đoàn tiểu nhân.
Cá chậu cá thớt chi sờn,
Nói nhơ, nói nhách, giận hờn làm chi.

105. Xưa nay những đứa vô nghĩ,
Nói vây nói vá làm gì nên thân.
Trách ai nhắm mắt cầm cân,
Vàng thau lộn lạo chia phân khôn tường.
Đêm ngày ai tuất tự lương,

110. Lòng hằng cảm động, chín thương cho đòi.
Ngữa than trời hỡi là trời
Làm chi khổ đọa con người nước Nam.
Tội mình mình chịu đã cam,
Cám thương cha mẹ cũng đau lòng sầu.

115. Anh em cô bác lo âu,
Con thơ vợ yếu biết đâu cậy nhờ
Phần thì thiên tổ phụng thờ,
Không ai săn sóc một giờ đèn hương.
Mộ phần ngày nắng đêm sương,

120. Không ai tảo sái đoạn trường thương bi.
Khúc nhôi kể hết vân vi
Mấy người có tội chép ghi vào lòng.
Ai mà án đã mãn xong,
Xem chơi cho biết, đục trong cho trường

125. Coi rồi lòng hãy xin thương,
Chép làm một bản mấy chương chỉnh tề,
Ai mà lòng biết kiêng dè,
Lóng tai nghe đọc cái Vè Côn Lôn.

Vũ Văn Kính phiên âm và dịch (tháng 4-1983)


[1] - Côn Lôn truyện, bản đánh máy do Vũ Văn Kính và Nguyễn Văn Kim sưu tầm tại huyện Đức Huệ, Long An ngày 1.4.1983.

[2] - Xem Huỳnh Ngọc Trảng, Vè Nam Bộ, NXB Tổng hợp, Đồng Nai, 2006 và Thơ Vè lịch sử - xã hội Nam Kỳ, Trung tâm Văn hóa TPHCM, xuất bản, 2007.

[3] - Vè Nam Bộ, sđd, trang 435.

[4] - Giả thiết là năm Ất Hợi và Canh Thìn là đúng thì Lê Doãn Hài đã ở tù Côn Lôn đến hai lần từ 1875 đến 1880 và từ 1885 đến 1890.
 

http://chimviet.free.fr/lichsu/tranvietngac/tvns069_ConLonTruyen.htm 

 
Xay lúa ở làng An Hải

Sở Rẫy (Vườn rau)

 
Lò Vôi (hiện nay không còn)

Chuồng Bò

Sở Lưới

Chuồng Heo




1625 BỐI CẢNH LỊCH sử ĐẠI VIỆT VÀO THỜI
ALEXANĐRE DE RHODES đặt chân đến

 


Trần Viết Ngạc

BỐI CẢNH LỊCH sử ĐẠI VIỆT VÀO THỜI
ALEXANĐRE DE RHODES ĐẠT CHÂN ĐẾN

Sinh năm 1591 ở Avignon, 19 tuổi đi tu, Alexandre de Rhođes ròi Lisbonne năm 1619 đến Goa, Salsete, Malacca và cuối cùng đến Macao vào ngày 20-5-1623. Không thể đến Nhật như dự tính, Alexandre de Rhodes đến Đàng Trong vào đầu năm 1625 (hoặc cuối 1624). Ở đến tháng 3-1627 và sau đó ông đến Đàng Ngoai, cư trú ở đó cho đến tháng 5- 1630. Trong khoảng 5 năm (1640-1645), ông đi đi về về giữa Macao và Đàng Trong để rồi ngày 3-7-1645 từ biệt Đàng Trong và cho đến lúc mất (1660) không còn có dịp trở lại'.

Chỉ sau 6 tháng đầu tiên đến Đàng Trong, A. de Rhodes học tiếng Việt và đã có thể dùng tiếng Việt tiếp xúc vói người địa phưong. Giao tiếp rộng rãi vói nhiều tầng lóp xã hội, đi lại nhiều ncri ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, A. de Rhodes đã thông hiểu được phong tục tập quán, văn hóa và lịch sử Đại Việt. Ông viết về Đại Việt trong nhiều cuốn : - Les divers ưoyages et missions, - Reỉation des heureux succès de la foi au royaume de Cochinchine, - Histoire du Tonkỉn, - Pháp giảng tám ngày, - Dictionnaire annamite latin-portugaĩs.

Alexandre de Rhodes đến Đàng Trong vào thòi chúa Sãi Nguyên Phúc Nguyên (1613- 1635) và chúa Thượng Nguyên Phúc Lan (1635-1648) và đến Đàng Ngoài dưới thời chúa Thanh Trịnh Tráng (1625-1657),

Trong thòi gian, không liên tục, Alexandre de Rhodes có mặt ở Đàng Trong và Đàng Ngoài (1625-1645), lịch sử Đại Việt có mấy sự kiện quan trọng :

-    Năm 1627, năm A. de Rhodes rời Đàng Trong đến Đàng Ngoài, là năm khởi đầu chiến tranh Trịnh Nguyên (1627-1672).'

-     Đàng Trong xây dựng lũy Trường Dục (1630) và Lũy Thầy (1631).

-    Năm 1644, thủy quân của chúa Nguyên đã đánh thắng thủy quân Hòa Lan do Pieter Back chì huy khiến Pieter Back phải cho nổ tàu để tự tử.

-    Ngoài trận mở đầu 1627, A. de Rhodes biết hoặc nghe nói đến 3 lần đụng độ Nam Bắc vào những năm 1630,1635 và 1643.

Alexandre de Rhodes, vì thế, là một nhân chứng lịch sử, cung cấp cho chúng ta nhũng thông tin quý giá và phong phú. Ông là người đầu tiên đã viết và cho xuất bản một cuốn tự điển và sach bằng quốc ngữ và hẳn nhiên, nếu ông không phải là người đầu tiên phiên âm tiếng Việt bằng mẫu tự la tinh để thay thế chữ nôm phiền toái và khó học, thì không ai có thể phủ nhận ông đã có công rất lón trong việc hình thành chữ quốc ngữ.

Song những nội dung vô cùng thú vị và hấp dân đó không phải là điều chúng tôi muốn đề cập đến trong bài này.

Chúng tôi muốn trình bày sau đây, bối cảnh lịch sử nước Đại Việt vào thời A. de [1]

Rhodes đến Đàng Trong và Đàng Ngoài. Thòi gian 20 năm (1625-1645) là thòi kỳ đầu của cuộc chiến tranh Trịnh Nguyên (1627-1672) và sự phân lập Đàng Trong - Đàng Ngoài gần 100 năm sau đó. Toàn bộ thời gian trên lại thuộc một thòi kỳ khủng hoảng kéo dài của dân tộc Việt Nam kể từ Nam Băc triều (từ 1533) đến gần hết thế kỷ 18. Trong khoảng 250 năm, Đại Việt lần lượt bị chia hai, chia ba... : Nam Bắc triều (Mạc-Lê Trung hưng), Trịnh' Mạc-Nguyễn, Trịnh-Nguyln, Trịnh-Nguyên-Tây Son và Nguyễn Anh-Tây Son.

Nhiều nhà nghiên cứu đã tìm hiểu nguyên nhân của sự phân ly đó.

-   Phải chăng là vì trong 10 triều vua của nhà Lê, trừ Thái tổ, Thánh tông và Hiến tông, các vua khác đều lên ngôi từ lúc còn nhỏ tuổi "nên việc triều chính mỗi ngày một suy kém, lại có những ông vua hoang dâm làm lắm điều tàn bạo[2]..." ?

-   Phải chăng đây là hậu quả của "sự phấ sản của nền kinh tế tiểu nông vì bộ phận ruộng đấtíông làng xã một ngày một bị lũng đoạn[3]" ?

-   Phải chăng "đây là hậu quả do chế độ chuyên chế đẻ ra và trở thành thứ bệnh kinh niên của chế độ này khi mà nhiệm vụ thống nhất quốc gia và chống ngoại xâm đã được hoàn thành về cơ bản[4]" ?

-   Phải chăng sự khủng hoảng là do "mực độ tiến hóa về kinh tế của dân Việt lúc bấy giờ không theo kịp sự mở mang bờ cõi quá lanh chóng" về phía Nam và Kinh đô Đông Kinh không còn là trung tâm của đất nước[5] [6] ?

Có thể trích dẫn nhiều cách giải thích khác nữa. Song theo chúng tôi, sự khủng hoảng kéo dài đưa đến nội chiến và sự phân ly từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18 là sự khùng hoảng trưởng thành chứ không phải là sự khủng hoảng của bế tắc hay suy tàn. Không quan niệm như thế, làm sao giải thích được sự phát hiển trong nhiều phương diện của Đại Việt ở Đàng Ngoài và nhất là ờ Đàng Trong trong thời gian trên'1 ?

Sau thời kỳ vững mạnh và phát triển của Đại Việt dưới các triều Lý, Trần và Lê với chế độ trung ương tập quyền và thế tập, đầu thế kỷ 16 Đại Việt bắt đầu đi vào thòi kỳ khủng hoảng với Lê Ưy Mục và Tương Dực mà đương thòi có người gọi là vua quỷ và vua lợn. Chiêu Tông và Cung Hoàng chỉ còn là những con rối trong tay các triều thần có thế lực tranh giành quyền lợi và đánh giết lẫn nhau. Đó là những dấu hiệu báo trước cái viên cảnh tan rã của chính quyền trung ưong dẫn đến tình trạng địa phương cát cứ và nội chiến trong hon một thế kỳ rưỡi tiếp theo.

Trong suốt thòi kỳ Trung hung, vua Lê - mà bắt đầu là một hình ảnh tệ hại : Chúa Chổm[7] - thực sụ chỉ còn là danh nghĩa. Cuộc chiến tranh Nam Băc triều (Lê-Mạc) tuy có kéo dài, tiêu hao lắm người và của song chưa phải là một cuộc chiến tranh đe dọa sự thống nhất của dân tộc : Vùng đồng bằng sông Hồng ở phía Bắc và vùng châu thổ sông Mã, sông Cả ở phía Nam vốn từ lâu đời, là một thể thống nhất. Mật độ dân số và tiềm lục kinh tế rõ ràng không thuận lọi cho một thế chia cắt. Nhưng chính cuộc chiến tranh Trịnh- Mạc này đã tạo điều kiện để dẫn đến cuộc chiến tranh Trịnh Nguyên và sự phân ly lãnh thổ về sau với hậu quả phá hoại sự đoàn kết và thống nhất'dân tộc.

"Cả thiên hạ đua theo về lợi" là tổng kết của Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) về thời đại của ông. Toàn thể xã hội bị ảnh hưởng, bị chi phối bỏi sự tranh giành quyền lọi. Lý tưởng sống nhân nghĩa, yêu nước thương dân của Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi không còn nghe ai nói đến. Chỉ có dung (yên thân) và lợi. Có thể nói Nguyễn

Bình Khiêm đã nhìn thấy rõ tâm can của các cá nhân và dòng họ thế lực đương thòi[8]. Chẳng những thế, Nguyên Bỉnh Khiêm đã tiên đoán cái thế chia hai thiên hạ từ khi Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa. "Bên kia dãy Hoành Son..." chính là miền đất Thuận Hóa và Quảng Nam. Tại sao chiếm lĩnh được miền đất Thuận Quảng lại có thể dung thân muôn đời ? Phải chăng sự mở rộng lãnh thổ về phía nam đã hình thành những trung tâm kinh tế chính trị mói, mà trước tiên là Thuận Hóa tạo điều kiện cho sự phân ly và chính sự phân ly lại thúc đẩy Đàng Trong đẩy biên cương phía nam tiến nhanh về vịnh Xiêm ?

Cuộc hôn nhân Trần Huyền Trân và vua Chiêm Chế Mân năm 1306 đã đem về cho Đại Việt hai châu Ô, Lý. Năm sau Ô Lý được đổi thành châu Thuận và châu Hóa. Thuận Hóa (Quảng Trị, Thừa Thiên và một phần phía Bắc của Quảng Nam) mau chóng trờ thành một vùng trọng yếu ở phía nam. Lê Lọi thu phục giang sơn, Lê Thánh Tông tiến quân về phía Nam đều có sự đóng góp quan trọng của Thuận Hóa[9]. Đến nửa đầu thế kỷ 16, Thuận Hóa đã là một vùng "núi non trùng điệp, vàng sắt chất chứa, sông bể mênh mông, cá muối, hào soạn tha hồ khai thác"[10] [11].

Tử 1558 đến 1593, Nguyên Hoàng đã lợi dụng thời gian Trịnh lo đối đầu với Mạc, để thu phục nhân tâm và mở mang Thuận Quảng. Trở lại Thuận Hóa năm 1600, Nguyễn Hoàng đã nghiễm nhiên chấp nhận sự đối đầu với họ Trịnh. Và, trước khi mất (1613) hẳn Nguyên Hoang đã thấy được cái nhãn quan địa lý chính trị của Trạng Trình là tuyệt vời”.

Álexandre de Rhodes đến Đàng Trông chính vào lúc Nguyễn Phúc Nguyên thực Hiện lòi trăn trối của cha "xây dụng sự nghiệp muôn đời"(!) và chuẩn bị cho cuộc chiến tranh Nam Bắc. Để phục vụ chiến tranh, Trịnh và Nguyễn đều phải vơ vét đến tận cùng xương máu và mồ hôi của nhân dân Đàng Ngoài và Đàng Trong.

Trước hết là xương máu : nạn bắt lính. Đó là nòi sợ hãi của nông dân. Năm 1630, quân Nguyễn tiến chiếm Nam Bố Chính, giết quan châu, lấy hết tiền kho và "biến hết dân làm lính"[12] Thử tưởng tượng một vùng đất nông nghiệp và ngư nghiệp nay không còn một người đàn ông cày ruộng và đi biển !

Ở ngay trên chính miền đất mà chúa Nguyên "vỗ về, thu phục nhân tâm", việc bắt lính cùng diễn ra như thử là lùng bắt tội phạm : "Mỗi năm, vào khoảng tháng ba, tháng tư, quân nhân đi ra các làng bắt dân từ 16 tuổi trở lên, những người thân thể cường tráng, đóng gông lại bằng một cái gông tre giống như cái thang nhưng hẹp hơn, để giải về phủ sung quân. Vào quân đội rồi, mỗi người chuyên học một nghề. Kẻ phân phái đi theo các chiến thuyền để tập luyện. Có chiến tranh đem ra đánh giặc, lúc vô sự ở theo vương phủ làm xâu, tuổi chưa được sáu mươi chưa được về làng cùng cha mẹ vợ cơn đoàn tụ. Hang


năm thân thích đem áo quần, vật thực đến thăm mà thôi[13]".

ơ Đàng Ngoài, văn thơ bình dân phản ánh nỗi khổ của phụ nữ có chồng con bị bắt đi ỉính để ra trận chém giết tranh quyền đoạt lọi cho nhà chúa :

Lính vua, lính chúa, linh làng,

Nhà vua bắt lính cho chàng phải ra.

Giá vua bắt lính đàn bà,

Để em đi dở anh và bốn năm.

Hoặc:

Chém cha cái số chết hoang

Làm cho thiếp phải gánh lưong theo chồng

Gánh tù xứ Bẩc xứ Dông

„                     Đã gánh theo chồng lại gánh theo con'[14].

Đó là tiếng khóc và đồng thòi là tiếng nguyền rủa của người vợ và người mẹ, cũng là nạn nhân của cuộc nội chiến.

Còn người tính ? Họ ý thức rất rõ về tính chất của cuộc nội chiến tương tàn, óan giận các thế lực đã buộc họ phải chém giết lẫn nhau : Kẻ chém giết và người bị chém giết có cùng chung số phận.

"Tao và mày đều là loài người cả, sao lại nhẫn tâm hại nhau ? Chỉ vì các Chúa tranh giành nhau, đến nỗi tao và mày đều phải chết ngoài số mệnh[15] [16] [17] [18] [19] [20]".

"Đời trước, phò nhà Lê, chỉ một mình chúa Nguyễn Chiêu Huân [Nguyên Kim] có công đầu. Mà chúa Nguyễn được có một góc đất này thì chưa xứng công kia. Nay chúa Trịnh ta một mình coi bốn trấn, thiên hạ đều nắm trong tay, mà còn tham được thêm không chán, cho nên đem quân đi tranh hành, đến nỗi chúng ta chết không đúng số, mất cha mẹ, bỏ vợ con. Đó là cái lẽ gì ? Nói rồi đều lớn tiếng cả giận. Từ đó bắc quân đều sinh oán ngâm .

Để họ tấn công hãm thành, các tướng lãnh phải cho họ uống rượu cấp nộ (rượu chóng say)'7!

Rõ ràng trong suốt cuộc chiến 45 năm, người lính không có lòng căm thù quân địch mà các tướng lãnh muốn kích thích ở họ. Họ không chia xẻ tính chất "chính nghĩa" cùa cuộc chiến mà cả hai bên Trịnh Nguyễn đều muốn vỗ ngực giành về phía minh. Tinh thần p hản chiến đã khiến một người lính Bắc quân nào đó mách bảo cho lính Nam quân cách dập tắt lừa của diều dẫn hỏa và tránh thương vong vì loại trái phá một mẹ sinh năm con”. Cũng trong tinh thần đó, lính Nam [Binh Nghệ An] "hoặc bắn súng không đạn, hoặc múa gươm không chém, bò về mất quá nửa'9..."

Chỉ có bọn Chúa tham quyền, bọn tướng lãnh say mê vói công hầu là bất chấp xương máu của dân. Trong hơn 150 năm, núi xương sông máu, chỉ thấy có Mạc Ngọc Liên và Tôn Thất Hiệp nhìn ra chiến tranh tương tàn là đại họa của nhân dân. Mạc Ngọc Liễn trước khi chết đã để thư lại cho Mạc Kính Cung : "Nay họ Lê lại dấy lên được, ấy là trời đã định, còn dân ta thì có tội gì mà ta nỡ để khổ sở mãi vì chiến tranh ? Vậy ta nên đành phận lánh mình ở nước ngoài, chớ đừng có đem lòng cạnh tranh mà lại mời người Tàu sang làm hại dân nưóc mình30".

Tôn Thất Hiệp, tổng chỉ huy của quân Nam trong trận quyết chiến năm 1672, chứng kiến cái chết thảm khốc "không đúng số" của hàng vạn quân lính hai bên đã nhận chân được tính chất tàn hại phi lý của cuộc chiến. Ông cho ỉập đàn tế Nam quân và cả Bắc quân, cho mai táng lính Bắc tử trận. Cả với quân Nam và quân Bắc, ông mong linh hồn họ được bình yên trở về với quê hương và gia đình :

Phách có linh nên về giúp vọ con Hồn có thiêng hãy tìm về xứ sở

(Văn tế Nam quân)

Tử nay vạn thảm tiêu tan Sau lại nghìn sầu cởi bỏ.

Hỡi các ngươi!

Tìm về nước cũ, sẵn người ruột thịt nối, chưng thương !

Nhận đúng làng mình, đừng ớ xa xôi làm lữ khách (Văn tế Bắc quân)

Rồi, sau lễ mừng thắng trận mà ông nhiều lần từ khước nhận thường, từ bỏ vợ con, tưóc lộc vinh hiển "dựng một am nhỏ ở xă Khách Quán [gần thành Hóa Châu]. Từ đó xa lánh sắc đẹp, sơ với của cải, vui cùng hạt thiện rê nhân..."[21] lúc mới 20 tuổi[22].

Chiến tranh tương tàn là anh em sinh đôi với nạn đói. Ở Đàng Ngoài, vốn đã kiệt quệ vì chiến tranh Trịnh Mạc, nay lại dốc sức đánh Nguyễn tất phải vơ vét của cải trong nhân dân. Gặp lúc đại hạn, mất mùa như vào năm 1608, nhiều dân đất Bắc phải phiêu dạt vào tận Thuận Quảng[23] năm 1745 có bôh nghìn dân đói ở Đàng Ngoài tìm cách trốn vào kiếm sống ở Đàng Trong nhung bị ngăn chặn và suýt nữa bị chém[24]!

Ở Đàng Trong, nhờ những vùng đất mới khai thác, mật độ dân còn thấp, tài nguyên còn phong phú rõ ràng dù có chinh chiến dân cũng không đến nôi đói kém nhung vì nạn bắt lính, bắt dân sưu dịch xây thành đắp lũy và sự phân phối không đều nên hễ gặp lụt lội, hạn hán thì dân Thuận, Quàng lại mất mùa, đói kém, có năm có người phải chết đói[25] [26]. Vào lúc chiến tranh cao điểm, nhà Chúa vơ vét hết nhân lực dành cho công việc đồng áng, làm cho nồng thôn tiêu điều như Thích Đại Sán mô tả :

Dãn làng toàn lữo nhược Trai tráng ra tòng quăn Nhà hư sợ mưa dột Cấy kéo mặc sucmg nhuần Nỗi khổ nơi làng mạc Ai tâu lên chín từng2ủ,

Dân còn bị nạn nhũng nhiễu của nền hành chính phiền hà "10 con trâu đến 9 người chăn", sách nhiễu của bọn thừa hành như Nguyễn Cư Trinh đã tâu lên Chúa vào năm 1751. Dưới thòi Nguyễn Phúc Khoát, vì nạn tiền kẽm nhân dân Thuận Quảng phải đói khó mấy năm liền. Và vào năm 1774, Thuận Hóa đói lón, ngoài đường có xác người chết đói, người nhà có khi ăn thịt lân nhau[27].

Alexandre de Rhodes đã có mặt vào thời gian đầu của cuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn. Trên các nhan đề sách ông viết cho ta thấy có hai vưong quốc mà ông gọi là Vưong quốc Cochinchina và Vương quốc Tonkin. Đại Việt đang bị chia hai dưới hai chính quyền của hai vị chúa đối nghịch nhau. Đó là một thực tế. Nhưng là nhân chứng có mặt ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, hẳn Alexandre de Rhodes có nhận xét dân hai miền "cùng nói một thứ tiếng cùng chung một tập quán, họ lại yêu quỷ lẫn nhau. Người Đàng Trong thường lấy làm vinh dự tự coi mình là dòng dõi Đàng Ngoài[28]...". Trên ban đồ[29] Alexandre de Rhodes vẽ cả cương vực Đàng Trong và Đàng Ngoài mà ông gọi chung là Vương quốc An nam[30] [31] [32] [33] (Royaume d'Annam). Cochinchina và Tonkin là hai xứ của vương quốc ấy. Điều này phù họp vói một thực tế: Đàng Trong và Đàng Ngoài đều dùng niên hiệu vua Lê, đều thừa nhận quốc hiệu Đại Việt. Dù chúa Nguyên đã bắt dân thay đổi y phục cho khác vói Đàng Ngoài, phủ trị được thăng từ dinh lên phủ rồi Kinh thành, ý đồ muốn chia đôi lâu dài song ấn vẫn phải khắc : "Đại Việt CỊUỐC, Nguyên chúa Vĩnh trấn chi bửu". An đó còn huyền đến các vua nhà Ngiiyễn. Cũng cần phải ghi nhận một cố gắng khác của Nguyễn Phúc Chu trong xu hướng muốn biến Đàng Trong thành một nước riêng. Ây là vào năm 1702, Chúa đã sai hai ngươi Trung Hoa là Hoàng Thần và Hưng Triệt mang quốc thư và cống phẩm sang nhà Thanh cầu phong. Nhà Thanh đã khước từ với lý do còn có vua Lê.

Hậu quả của sự phân ly là nội chiến. Nhưng dù nội chiến khốc liệt và kéo dài cũng không đủ để nhân dân hai miền coi Đàng Trong và Đàng Ngoài như hai nước.

Mối đe dọa nền thống nhất bắt nguồn từ thòi kỳ "cắt đất Bố Chính làm hai phía, lấy một cây lau nhỏ làm giới hạn"3’ làm cho nhân dân hai miền bị phân cách, cắt đứt mọi quan hệ, mọi thông tin. Một tiến sĩ Bắc hà như Ngô Thì Sĩ, năm 1777, thú nhận là "công việc miền Nam hà cũng mơ màng không rõ gì cả", còn nói gì đến dân thường. Cho đến năm Nguyễn Huệ đem quân ra Thăng Long lần đầu tiên (1786), gần 6 thế hệ dân Đàng Trong không biết đến Đang Ngoài và ngược lại. Chính trong điều kiện đó mà khái niệm hai nước hình thành dần trong ý thức và biểu hiện qua ngôn ngữ. Đọc Hoàng Lê Nhất Thống Chí ta không khỏi đau xót và giật mình nhận thấy, trên từng trang một, cái thực tế hai nước đã mặc nhiên được thừa nhận trong ngôn ngữ của người đương thòi 3\

Quả thực là tình trạng chia cắt đã xói mòn tinh thần dân tộc và phá hoại ý thức thống nhất. Song thực là thiếu sót nếu không nói đến sự phát triển lãnh thổ về phía Nam của Đàng Trong trong thòi gian nội chiến và nhất là trong thòi kỳ sau nội chiến. Sự phát triển lãnh thổ đồng thòi với sự tích cực khai thác để có tiềm lực về kinh tế đã khiến miền Nam dần dần có thể sánh ngang với miền Bắc. Lê Quý Đôn đã phải khen : "... Văn mạch ở đất này [Đàng Trong] dằng dặc không dứt, thật đáng khen". Phải chăng, về phương diện kinh tế, đây là một yếu tố tích cực góp phần chấm dứt thòi kỳ khủng hoảng, tạo điều kiện cho Đại Việt tiến đến thống nhất ?

Sứ mệnh lịch sử quan trọng đó đã được Nguyễn Huệ thực hiện. Trước hết, băng thiên tài quân sự, Nguyên Huệ đã xóa bỏ được tình trạng chia cắt Trịnh Nguyln loại trừ những mầm mống cát cứ mói như Nguyên Hữu Chỉnh, Trịnh Bồng, đánh tan quân xâm lược Xiêm và Thanh.

Nguyên Huệ có hoài bảo "giúp dân, dựng nước", mong đất nước được giàu mạnh, Nguyễn Huệ là người bách chiến bách thắng nhưng lại hiểu được rằng "việc binh là việc độc hại cho nhân dân"[34] Nguyễn Huệ lên án thời kỳ" Nam Bắc phân tranh đã khiến nhân dân phải lầin than[35] dùng chính sách ngoại giao để chấm dứt việc binh đao giữa Việt Nam và Trung Hoa. Nguyên Huệ[36] bằng những chiến công Nam, Bắc của mình đa trở thành niềm tự hào của dân tộc. Nhân tâm chia lìa nhờ đó mà qui hướng về một mối; ý thức dân tộc có điểm tựa mà phục hồi. Lịch sử luôn luôn dành những bất ngờ. Nguyễn Phúc Ánh, kè thù và là kẻ bại trận (đốì với Nguyên Huệ) đã thừa hưởng và tiếp tục sự nghiệp thống nhất của Nguyễn Huệ.

Đàng Trong và Đàng Ngoài [37], cho dù có thòi gian đã phân cách và tham vọng của những thế lực cát cứ là muốn biến chúng trờ thành hai nước, song trong ngôn ngữ Việt mà Alexandre de Rhodes rất rành, vẫn là danh xưng để chỉ hai phần của một thể thống nhất. Nhà Lê chì còn trên danh nghĩa, ngọn cờ phù Lê cho dù rách nát và bị lọi dụng song nó vẫn chứng tỏ lòng dân cả hai miền chưa thể quên được một nước Đại Việt đã từng đánh bại xuộc xâm lược Nguyên Mông, đa chém Liễu Thăng, đuổi Vưong Thông và lòi khẳng định của Nguyên Trãi trong Bình Ngô Đại Cáo : "Giang san từ đây mở mặt, xã tắc từ đâv vững nền... nền vạn thế xây nên chắc chắn".

Royaume de Tonkin, Royaume de Cochinchine là những danh xưng phản ánh một thực tế trong cách nhìn của người nước ngoài mà thôi. Chính vì vậy mà các danh xưng trên vẫn tồn tại song song với danh xưng Royaume d'Annam mà Alexandre de Rhodes ghi trên bản đồ. Cho dù danh xưng sau có thể được ít nói đến hơn song nó có gốc rễ sâu xa trong lịch sử và trong lòng người.

TRẦN VIẾT NGẠC



[1] Tháng 2-1640, A. de Rhodes đến Đàng Trong. Tháng 8-1640 bị trục xuất, ống tự lái tàu về Macao. Ngày 17-12-1640, trò lại DU Nẵng và bị trục xuất năm 1641. Tháng 1-1643, ông đến Hội An, ra Phú Xuân yỂt kiến Chúa Thượng, dạy toán pháp cho Chứa, giàng dạo ờ dó. BỊ trục xuất, ông vào Đá Nẵng nhờ sự che chở của tín đồ cho dến tháng 9-1643 lại trở về Macao. Tháng 1-1644, Rhodes trờ lại ĐỈI Nẵng và dến Phú Xuân dâng tặng lễ vặt. Ỏng ăn mừng lẽ Phục Sinh ờ Đà NSng với một SỂ thủy thủ rồi sau đó di Huế, Quảng Binh, Hội An... Ngày 3.7.1645 rời Đàng Trong.

[2]  TRẦN trọng kim, Viết Nam Sứ tược. Sài Gòn 1958. Trang 258.

[3] NGUYỄN PHAN QUANG VÀ CÁC TÁC GIÀ, Lịch sứ Việt Nam (1427-1858) quyển 2, tập 1. Hà Nội 1976. Tr, 53.

[4] IÌY BAN KHOA HỌC XẢ HỘI VIỆT NAM, Lịch sứ Việt Nam, tập I. Hà Nội 1971. Tr. 287.

[5] DƯƠNG KỴ, Việt Sứ Kháo ItiịK, quyển 1. Huế 1949. Tr. 31.

[6] Xem thèm DUƠNC VĂN AN, ớ Cháu c(lti lục, LÊ QUÝ ĐÔN, Phủ ÍTÍíri tạp lục.

[7] Chúa Chổm : Ngày nay người Việt cồn dùng "mác nợ như Chúa Chổm ! "

[8] Tuông truyền ông đa chì chữ Nguyễn Hoàng miền đất xa xôi nhưng nhiều triển vọng ở phía nam đèo Ngang (Hoành Scm nhất đái, vạn đại dung thán), chi cho họ Mạc cái thế dựa lung Trung Quốc của mảnh đất nhò bé Cao Bàng (Cao Báng tuy thiều, khả dung số thế) và cảnh cáo Trạnh Kiểm khi Trịnh Kiểm muốn dạp đổ cái bình phong vua Lê đễ ở vằo dịa vị cao sang tột cùng (Thờ Phật thì ũn òan). Sự tranh giành quyèn lợi không chi xảy ra giữa các giồng họ mà còn diễn ra trong nội bộ của mỗi thế lực. Anh em, cha con giết lẫn nhau. Ở Đàng Trong: 1620, vụ quận Văn và quận Hũu, vụ Nguyễn Phúc Anh (1635) Nguyễn Phúc Trung (1654). Đằng Ngoài: Trịnh Cối va Trịnh Tùng, Trịnh Tùng VÀ Trịnh Xuân, Trịnh Tạc VỈ1 Trịnh Toàn...

[9] Lê Lợi: "Tổ tiên ông cha các nguôi đa tận trung với nuớc, góp sức đánh bại quân thù, lấy lại đất dai. Những cỗng trạng hiển hách đó hiện nay da chép vao sử sách lưu truyèn đời sau". (Dụ tướng hiệu quân nhân Tân Bình Thuận Hóa- năm 1427. Xem : LÊ QUỸ ĐỎN, Dai Việt thững SŨ, bàn dịch cùa Viện Sũ học, nhà xuất bán Khoa học xa hội, Ha Nội, trang 64).

Trịnh Kiểm : "Xứ Thuận Hóa la kho tinh binh trong thiên hạ, buổi đâu Quốc triều ta bát đầu gẦy dựng cơ nghiệp cứng đa dùng dán xú Ify để dẹp giặc Ngô. Xứ ấy địa thể hiểm trở, dân khi cương cuờng, lại có nhiều nguồn lợi trẽn rừng dưới biển, là vùng trọng yếu không xứ nào hơn". Xem : LÊ QUỶ ĐỒN, Dại Việt thững sú, sách dữ dàn, trang 305.

[10]       TỔN THẤT HÂN, Généalogie des Nguyền avant Gia long (Bùi Thanh VSn dịch), dẫn bởi PHAN DU, Quáng Nam c\ua các thời dại,quyẻn thưẹmg, Cổ học tùng thư, Đà nẵng 1974. Tr. 76.

[11]       Nguyễn Hoàng: "Đất Thuận, Quảng... núi sinh vằng, sắt, biền có cá muối thật là đất dụng võ cùa kè anh hùng. Nếu biết dạy dân, luyện binh để chống chòi với họ Trịnh thì đũ xÃy dựng sự nghiệp muôn dời...". Xem : PHAN KHOANG, Việt Sứ XuDàng Trong, sai Gòn 1970. Tr. 164.

[12]  LÊ QUỸ ĐÔN, Phú hiên tạp lục, sách dữ dán, trang 53.

[13]       THÍCH ĐẠI SÁN, Hài ngoại Ký sự (bândịch cùa Nguyền Phuong va Nguyên Duy Bột). Huế 1963. Tr. 43

[14]       Dẫn theo HOÀNG PHÙ NGỌC TUỞNG trong Nguyền Huệ Phú Xuán, Huế 1983. Tr24.

[15]       NGUYÊN KHOA CHIÊM, "Nam triều Cõng nghiệp diẻn chí" (Bàn dịch cùa Hoàng Xuân Han), Tạp chí Sứ Địn, số 27-28, tháng 12-1974, Sài Gòn. Tr. 26.

[16]       NGUYỄN KHOA CHIÊM, bài da dản, tr. 33.

[17]       NGUYỄN KHOA CHIÊM, bài da dàn, tr. 28.

[18]       NGUYỄN KHOA CHrÊM, bái da dán, tr. 32 và 26.

[19]           LÊ QUÝ ĐÔN, Phú biên tọp lục, sách da dãn, tr. 59.

[20]           TRÁN TRỌNG KIM, sách đa dãn, trang 282.

[21]       NGUYỀN KHOA CHIÊM, bài dữ dán, tr. 213 và theo hệ phà hiên còn ở VSn Thê - Thùa Thiẻn. Tôn Thất Hiệp là tổ 5 đòi cùa Tôn Thất Thuyết.

[22]       Đáng buồn là hành dộng cùa ông chẳng thúc tình dược bọn mưu dỏ cát cứ. Đông cung thế tử - anh của Tôn Thất Hiệp - còn nghi cho ông là "cầu huyên bí... dể tranh ngôi" nên muốn phá Tĩnh am...!

[23]       Theo Thục lục tiền biển. Dẫn bởi PHAN KHOANG, sách da dàn, tr. 163.

[24]       Theo Pierre Poivre, dẫn bời HOÀNG PHÙ NGỌC TƯỜNG, sách da dãn, tr. 32.

[25]       PHAN KHOANG, Việt Sứ Xú Dàng Trong, Sài Gòn 1970. Tr 611.

[26]       THÍCH ĐẠI SÁN, sách dữ ddn, tr. 67.

[27]       Theo Thục lục tiền Mu. Dẫn bởi PHAN KHOANG, sách dữ dãn, tr. 614.

[28]       Theo Pierre Poivre, dẫn bởi HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG, sách đa dàn, tr. 34.

[29]       In lại trong HENRI BERNARD, Pour la compréhension de 1'ỉndochine et de TOcàdent. Hanoi 1939. Tr. 3. Carte du Royaume d/Annam (extrait de la Relazionne du p. Alexandre de Rhodes, 1650, H. 10 et 11).

[30]       A. de Rhodes dùng Annam thay vì Đại Việt là theo cách gọi của Trung Hoa. .

[31]       32. LÊ QUỸ ĐÔN, Phủ biền tạp lục, sách da dân, lời Bạt của Ngô Thời Sĩ.

33.  Nguyễn Phúc Khoát ngoài biện pháp "đổi áo mũ, thay phong tục" còn cấm cà người Đàng Trong nói tiếng Đông Kinh

(giọng Bắc) trưóc mặt chúa ! (Theo Pierre Poivre, dẫn theo PHAN DƯ, Lược khảo vè xứ Dàng Trong).

[34]       Chiếu phát phối hàng binh.

[35]       Chiếu lỀn ngôi.

[36]       Nguyễn Huệ nói riêng chứ không phái Tây Sơn mà Nguyễn Nhạc, người đứng đẳu, cũng có tư tưởng cát cứ.

[37]       Đương thời có cảu hát: Có ai về tới Đường Trong, Nhắn nhe bố đô liệu trỏng đường về...