People (Elite)

Elite: Art & Music

Evan Duy Quoc Le (born 2011): Evan has recently recorded Little Big Shots, a program to introduce young talent for famous TV channel NBC. The program introducing Evan will be broadcast in April 2016. In this program, Evan will perform Turkey March by genius Wolfgang Amadeus Mozart, the music that any piano student does well by heart.

Elite: Academic Scientists

Prof Son T. Dam: 

Prof. Chau B. Ngo:

Other professors in the USA, UK,..


Elite: Sports

ChessSwimming; Tennis; Badminton

Olympics Rio 2016: Xuan Vinh Hoang captures Vietnam's first-ever gold medal in air pistol. Sat Aug 6, 2016 5:16pm EDT. 

Elite:Top beloved

Trinh Cong Son

Hochiminh

Others

Elite: 2015+

2016:

2015

Elite: 1975-2014


Elite: Before 1975

Ông Nguyễn Lộc sinh ngày 24 tháng 05, 1912 (08 tháng 04 năm Nhâm Tý) tại làng Hữu Bằng huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây, Miền Bắc Việt Nam. 

Ông là trưởng nam trong một gia đình gồm năm anh chị, ba trai và hai gái. Thân phụ, cụ ông Nguyễn Đình Xuyến và thân mẫu, cụ bà Nguyễn Thị Hòa. Gia đình chuyển về Hà Nội từ lúc ông còn nhỏ.


Một mặt, võ sư Nguyễn Lộc nghiêm khắc lên án chính quyền thực dân, mặt khác, ông không đồng tình với những phương pháp bạo động do các nhà cách mạng đương thời chủ trương.

Nhân bản Vovinam: Ông chủ trương con người là chính, lấy Nhân làm căn bản và đề xướng chủ thuyết Cách Mạng Tâm Thân để hướng dẫn các thanh niên về ba phương diện : Tâm, Thân và Đạo. Ông quan niệm rằng sinh ra làm người đã là một điều quí, nhưng "người thực người" là điều cao đẹp hơn nữa.

TOP 5 COUNTRIES RANKED BY NB CLUBS

 NUMBER OF CLUBS BY CONTINENT

Cố Võ sư Sáng tổ Việt Võ Đạo -Vovinam

Nguyễn Lộc (1912-1960)

Mục từ Võ Nguyên Giáp và Trần Hưng Đạo trong TNEB (The New Encyclopedia Britannia)

General Võ Nguyên Giáp 1968. born 25 August 1911; died 4 October 2013 Central Press—Hulton Archive/Getty Images

Hero Grand Prince Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn 

1909 Phạm Văn Toán, được thờ ở đền Mây (Phố Hiến), đền Cố Trạch (Nam Định), miếu ở Đồ Sơn (Hải Phòng)

Thái tử Thiếu bảo là hàm cao nhất của triều Nguyễn, phong cho cụ Phạm Văn Toán năm 1909 khi cụ đang làm Tổng đốc Nam Định. Là quan thanh liêm, tận tụy với việc triều chính, hết lòng thương dân, lại giỏi thơ phú, cụ đã có nhiều đóng góp đáng kể cho đất nước và được thờ ở đền Mây (Phố Hiến), đền Cố Trạch (Nam Định), miếu ở Đồ Sơn (Hải Phòng). Hiện cụ được con cháu dòng họ Phạm thờ cúng ở nhà anh Phạm Tường Long, tổ 27, ngõ 56, phố Pháo Đài Láng (Đống Đa, Hà Nội).

Đền Trần, nơi lưu giữ bút tích của vị quan thanh liêm Phạm Văn Toán.


Thời Trần, thôn Láng Trung, làng Yên Lãng thuộc đất phường Toán Viên, kinh thành Thăng Long. Từ năm 1831, vua Minh Mạng đổi kinh thành Thăng Long thành tỉnh Hà Nội, Yên Lãng thuộc phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội. Đến đầu thế kỷ XX, Yên Lãng thuộc huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông, từ năm 1942, thuộc Đại lý Hoàn Long, ngoại thành Hà Nội. Theo gia phả để lại, cụ Phạm Văn Toán sinh ngày 30 tháng Hai năm Giáp Thìn (1843) ở phường cổ Toán Viên, trong gia tộc có truyền thống hiếu học, ra làm quan giúp nước. Truyền rằng, cụ tổ, từ Thanh Hóa ra Thăng Long, làm quan Đốc trấn Trấn Sơn Nam, lấy vợ người làng An Môn (tức Yên Lãng), và từ đó, đời nối đời, gia tộc họ Phạm trở thành cư dân gốc của Yên Lãng. Sau đó, các cụ thủy tổ đều làm quan và đỗ đạt với các chức Hiệp trấn (đời thứ nhất), Tham trấn (đời thứ hai), Thiên phủ (đời thứ ba), Thị độc Học sĩ (đời thứ tư), Thái thường Tự khanh (đời thứ năm).

Cụ Phạm Văn Toán là đời thứ sáu, được học Thi, Thư, lấy lễ, nghĩa, trí, tín làm trọng. Nhưng rồi vật đổi sao dời, kinh thành Thăng Long bị triều đình Huế giáng xuống chỉ còn là tỉnh Hà Nội. Chính sách “bế quan tỏa cảng” của triều đình nhằm ngăn chặn giặc từ bên ngoài tới chỉ là biện pháp rào dậu nhất thời trước xu thế xâm chiếm thuộc địa của thực dân Pháp và Anh lúc đó. Từ phương Bắc, quân Thái Bình Thiên Quốc tràn xuống các tỉnh miền núi, từ phương Nam, Pháp đánh ra Bắc kỳ. Đỗ đạt ra làm quan, bắt đầu từ Thông phán tỉnh Tuyên Quang (năm 1879), tri huyện Thanh Sơn (Phú Thọ - năm 1881) rồi lên Bang biện tỉnh Sơn Tây (năm 1885), cụ đều cầm quân trừ giặc Cờ vàng ở Đồn Vàng - tàn quân của Thái Bình Thiên Quốc nhiễu loạn nhân dân ở các châu thượng du. Sau đó, cụ cho quân phối hợp với Thống chế Hoàng Kế Viêm đánh thực dân Pháp ở trận Cầu Giấy, giết tướng giặc F.Garnier (năm 1873).

Làm quan thời loạn, sẵn lòng thương dân nghèo đói khổ trong loạn ly nên khi làm Án sát Tuyên Quang (năm 1889), Chánh sứ Hải Phòng (năm 1891), Tổng đốc Nam Định (năm 1903), cụ luôn lo mở mang, khai phá đất đai và giữ đất cho dân. Cụ đôn đốc quan quân, dân phu mở con đường mới từ Cầu Niệm ra Đồ Sơn, làm cho dân cư ngày càng đông vui ở vùng cửa sông của Hải Phòng thời đó, dân nhớ ơn đã lập miếu thờ cụ ở Đồ Sơn. Tại Nam Định, cụ kiên quyết giữ đất cho dân làng Thiên Trường. Tài cao đức trọng, cụ được đưa vào thờ trong đền Cố Trạch. Bài vị thờ cụ trong đền ghi rõ: Trần triều văn ban thân thần công cự Phạm Văn Toán liệt vị.

Không chỉ có tài kinh bang tế thế, được triều đình trọng dụng phong hàm Hiệp tá Đại học sĩ (năm 1908), rồi Thái tử Thiếu bảo, Phạm Văn Toán còn là vị quan văn hay chữ tốt. Đến nay, trong đền Mây, di tích và danh thắng nổi tiếng của phố Hiến “Trăm cảnh nghìn cảnh không bằng bến Lảnh đền Mây” vẫn lưu giữ bài văn bia “Đằng Châu từ phụng ký”do cụ làm nhân dịp đền được trùng tu năm Thành Thái thứ 11 (năm 1899). “Lời lời châu ngọc” của Tuần phủ Hưng Yên kiêm Đề đốc Quân vụ Phạm Văn Toán trên văn bia bị chìm lấp suốt hai thế kỷ, cho đến những năm 90 của thế kỷ trước, Sở Văn hóa Hưng Yên mới “khai phá” một loạt văn bia lưu tại đền Mây (dịch văn bia và bảo tồn), nhờ đó mà áng văn trang trọng của cụ ca ngợi công tích của tướng quân Phạm Phòng Át mới được hậu thế biết đến. Năm 1995, xã Lam Sơn và Sở Văn hóa Hưng Yên đã làm lễ rước ảnh cụ Tuần phủ Hưng Yên thờ trong đền.

Di bút của cụ không chỉ có ở đền Mây mà còn để lại ở đền Trần, công trình văn hóa lịch sử nổi tiếng của đất nước. Đền được xây dựng trên nền cũ của cung Thiên Trường có từ thời Trần (nay thuộc Lộc Vượng, TP Nam Định). Trải bao cơn binh lửa của giặc Minh, cung điện bị phá hủy toàn bộ. Sau này, con cháu nhà Trần đã xây dựng đền thờ các vua Trần vào năm Chính Hòa (năm 1645). Những năm làm Tổng đốc Nam Định, đến viếng đền Trần, Thái tử Thiếu bảo Phạm Văn Toán đã làm thơ ca ngợi các vua Trần, hiện vẫn còn lưu giữ tại đây:

Nghiệp lớn trời trao dẹp trước sau

Lẫy lừng đệ nhất cảnh Tiên Châu

Khí thiêng Nam Mặc mây mù cuốn

Bóng nhật Đông A rực rỡ màu

Đài cao Tức Mặc nay còn thấy

Vạc báu Thiên Trường đâu bóng xưa

Thái Đường, Quất quốc nơi tôn kính

Trước sau giữ nghĩa nhớ phụng thờ.

Nằm trong quần thể di tích đền Trần còn có đền Cố Trạch thờ Hưng Đạo Đại vương, gia tộc của ông và Đô úy Nguyễn Chế Nghĩa, Tham tán Quân vụ Phạm Ngô, Hiệp biện Đại học sĩ Trương Hán Siêu, Định an Tổng đốc Phạm Văn Toán - những người có công với nước. Hiện trong đền Cố Trạch còn lưu bài thơ của Tổng đốc Phạm Văn Toán bái tiến năm Bính Ngọ (năm 1906) niên hiệu Thành Thái, ca ngợi công đức Đại vương Trần Hưng Đạo:

Lẫy lừng uy vũ vang phương Bắc

Hiển hách công lao dậy cõi Nam

Suốt đời làm quan thanh liêm, Thái tử Thiếu bảo Phạm Văn Toán để lại tiếng thơm cho con cháu. Với quê hương Yên Lãng, chính cụ đấu tranh với Hoàng Cao Khải không cho chiếm đất của dân làng lập ấp Thái Hà nên được dân nhớ ơn. Năm 1912, cụ đã yên nghỉ trong sự thương tiếc, kính trọng của nhân dân. Gia tộc chôn cất cụ ở Gò Đống. Sau năm 1954, gia tộc lại đưa cụ về nằm bên thân mẫu trên cánh đồng cạnh làng Yên Lãng, nay là phường Láng Thượng, quận Đống Đa.

Tiếp nối truyền thống yêu nước của gia tộc, con cháu cụ Phạm Văn Toán nhiều người là cán bộ cách mạng, tham gia kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Và thế hệ cháu chắt của cụ hôm nay đang học tập, lao động, góp phần xây dựng Thủ đô Hà Nội và quê hương giàu đẹp.

Kim Thanh-HNM0

Theo: Hà Nội mới 


1850 Phạm Thận Duật, Yên Mô, Ninh Bình- nhà sử học phát hiện chữ Việt cổ, toàn quyền đại thần, chủ chiến chống Pháp bảo vệ Hàm Nghi, phát động Cần Vương, tù Côn Đảo, chết ở biển Malaysia 

Phạm Thận Duật (范慎遹, 1825–1885) là một đại thần triều Nguyễn. Ông là người cùng với Tôn Thất Phan thay mặt triều đình vua Tự Đức ký vào bản Hòa ước Giáp Thân 1884 (Hòa ước Patenotre). Ông cũng là một nhà sử học nổi tiếng, từng giữ chức vụ Phó tổng tài Quốc sử quán kiêm quản Quốc tử giám, là người duyệt cuối cùng bản Quốc sử Khâm định Việt sử thông giám cương mục, từng là thầy dạy học cho hai hoàng thân là vua Dục Đức và Đồng Khánh sau này.

Phạm Thận Duật was a high-ranking mandarin serving in the Nguyễn dynasty of Vietnam. He and Tôn Thất Phan, representing emperor Tự Đức's court, signed the Treaty of Huế with France. He participated in the anti-colonial Cần Vương resistance and died while being sent to exile in Tahiti by the French. 

Phạm Thận Duật có hiệu là Quan Thành, hiệu là Vọng Sơn (tên một ngọn núi ở quê Ninh Bình của ông), quê ở làng Yên Mô Thượng, xã Yên Mạc, huyện Yên Mô, Ninh Bình. Ông sinh ngày 4 tháng 11năm Ất Dậu (1825), dưới triều Minh Mạng, trong một gia đình nông dân nghèo, có truyền thống hiếu học. Năm 9 tuổi, ông học Nho học ở thầy Vũ Phạm Khải ở làng bên, nhưng chỉ được vài ngày thì Vũ Phạm Khải phải lên đường vào kinh nhậm chức, Phạm Thận Duật đến học người cậu ruột là Nguyễn Hữu Văn. Sau đó theo học thầy đồ Phạm Tư Tề là người làng, ra Xuân Trường (Nam Định) mở trường dạy học. Sau 4 năm, ông quay về học Lục Khê cư sĩ Phạm Đức Diệu, người Nộn Khê cùng huyện Yên Mô, sau này trở thành nhạc phụ của ông. Lục Khê cư sĩ nhận thấy tư chất tốt của ông nên năm ông 21 tuổi đã đưa ông đến nhờ người bạn thân là Hoàng giáp Phạm Văn Nghị, người Nam Định khi ấy vừa cáo quan về quê mở trường dạy học.[1][2]

Tiến thân trong quan trường

Năm 1850, ông thi đỗ Cử nhân ở trường Nam, năm sau vào dự thi Hội ở Huế nhưng không đỗ. Tuy nhiên, ông vẫn được triệu ra làm quan dưới triều Nguyễn thời Tự Đức.

Đầu tiên, ông được bổ làm giáo thụ huyện Đoan Hùng, rồi thăng Tri châu Tuần Giáo. Trong dịp này, ông đã viết cuốn Hưng Hóa ký lược vào năm 1856 với bút danh là Quan Thành.

Năm 1857, ông được cử về làm tri châu Quế Dương, rồi thăng tri phủ Lạng Giang, một thời gian lại được thăng lên quan tỉnh, giữ trải các chức: Bang biện tỉnh vụ kiêm Đồn điền sứ, Án sát sứ, Bố chính sứ Bắc Ninh rồi quyền Tổng đốc Bắc Ninh.

Năm 1870-1871, ông tham gia diệt trừ thổ phỉ vùng biên giới trung du. Đến năm 1873, khi Pháp đánh ra Bắc Kỳ, ông được cử đi tiếp quản các tỉnh và cắt đặt quan chức lâm thời, sau đó về giữ chức quyền Tuần phủ Hà Nội. Năm 1874, ông được cử làm Tuần phủ Bắc Ninh, mở cuộc hành quân tiễu phạt thổ phỉ trên biên cương phía Bắc thắng lợi. Đến năm 1875, ông được cử làm Hộ lý cho Hiệp đốc Tôn Thất Thuyết, coi sóc việc hành chính hai tỉnh Bắc Ninh - Thái Nguyên, đóng ở Thái Nguyên.

Năm 1876, Phạm Thận Duật được triệu về Huế làm Tham tri Bộ Lại, kiêm Phó Đô sát ngự sử, được 4 tháng lại ra Bắc giữ chức Hà đê sứ, đôn đốc việc đắp đê Sông Hồng và chuyên lo về thủy lợi. Năm 1878, ông được sung vào Viện cơ mật, sư bảo (thầy dạy) cho hai Hoàng tử con nuôi vua Tự Đức là Dục Đức và Chánh Mông, sau lại sung Quốc sử quán, Phó Tổng tài, kiêm quản Quốc tử giám, Tổng kiểm duyệt và in ấn bộ sử "Khâm định Việt sử thông giám cương mục" sau khi được vua Tự Đức duyệt biểu "Cáo thành" của ông vào ngày 19 tháng 9 năm 1884.

Mối hận Hòa ước Patenotre và phong trào Cần vương

Trước khi Pháp đánh Bắc kỳ lần thứ hai (1882), ông đã có "bản mật tấu" gửi triều đình Huế, trong đó nêu những biện pháp phòng chống địch. Ông chủ trương và tích cực xây dựng những đồn sơn phòng ở vùng rừng núi hiểm yếu, chuẩn bị căn cứ chống Pháp ở Quảng Bình, Hà Tĩnh và nhất là căn cứ Tân Sở (Quảng Trị) với một quy mô khá lớn. Kế hoạch của ông được các đại thần chủ chiến đứng đầu là Tôn Thất ThuyếtNguyễn Văn Tường tán thành triển khai.

Trước tết Quý Mùi (1883), ông được cử đưa đoàn sứ bộ nhà Nguyễn sang Thiên Tân (Trung Quốc) để thảo luận về việc hợp tác đánh Pháp, nhưng không thành. Đầu năm 1884, ông được giao nhiêm vụ Toàn quyền đại thần ký Hòa ước Giáp Thân 1884 gồm có 19 điều khoản vào ngày 6 tháng 6 năm 1884 tại kinh đô Huế. Đại diện các phía nhà Nguyễn là Phạm Thận Duật - Toàn quyền đại thần, Tôn Thất thuyết - Phó Toàn quyền đại thần, Nguyễn Văn Tường - Phụ chính đại thần và phía Pháp là Patenôtre - Sứ thần Cộng hòa Pháp. Do hành vi này mà ông bị quần chúng đương thời lên án rất dữ dội.

Cuối năm 1884, ông công tác ở Bộ Hộ, đến năm 1885 được thăng lên Hiệp biện Đại học sĩ, kiêm Công bộ Tả tham tri. Ông trở thành một thành viên chủ chốt trong phái "Chủ chiến" tôn phò vua Hàm Nghi chống Pháp xâm lược.

Sau trận tập kích của quân triều đình vào đồn quân Pháp ở Mang Cá và Toà Khâm sứ vào đêm 7 tháng 5 năm 1885, thực dân Pháp chiếm thành Huế. Phạm Thận Duật và những quan quân trung thành đã phò vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị), phát Chiếu Cần Vương chống Pháp. Ngày 29 tháng 7 năm 1885, trong lúc chuẩn bị vượt biển ra Bắc để tổ chức kháng Pháp, ông bị tay sai thân Pháp bắt cùng toàn bộ gia đình.

Sau đó, Phạm Thận Duật bị giải về Huế. Ông từ chối mọi sự mua chuộc, dụ dỗ của Pháp và chấp nhận án tù giam ở Côn Đảo, rồi bị đày đi Tahiti. Sau 6 ngày lênh đênh trên tàu đi đày biệt xứ, do bị bệnh tiểu đường tái phát, ông từ trần ngày 23 tháng 10 năm 1885 ở vùng biển Malaysia.

Nỗi oan chiêu tuyết

Tương truyền, ông được liệm trong một bộ quần áo trắng, thi hài bỏ vào chiếc bao rồi thả xuống biển khơi. Mấy năm sau, con cháu và người làng mới biết tin ông mất, đã lập một mộ giả tại làng quê để tưởng niệm ông. Trên nấm mộ giả này có một tấm bia đá do Vũ Kế Xuân soạn, nói về hành trạng của ông, nhưng phải chôn sấp mặt bia xuống mộ để che mắt người Pháp. Năm 1961, sau 73 năm, bia mới được dựng lên để mọi người biết công trạng và tài đức của Phạm Thận Duật, một văn thân yêu nước, một đại thần kiên quyết "chủ chiến" chống Pháp xâm lược trong triều đình Tự Đức.

Vinh danh

Tên ông được dùng để đặt cho đường phố Hà Nội,đường Phạm Thận Duật ở quận 2 Thành phố Hồ Chí Minh và đường Phạm Thận Duật ở trung tâm thành phố Ninh Bình, Ninh Bình.

Ngoài ra, tên ông còn được đặt cho một giải thưởng trong các lĩnh vực sử học và khuyến học. Giải tổ chức thường niên, xét thưởng các tân tiến sĩ sử học có luận án được đánh giá xuất sắc ở Việt Nam


----

Nếu nhìn xuyên suốt cuộc đời ấy, ta có thể thấy ở ông thu gọn cả một khối mâu thuẫn của thời đại. Hết lòng dẹp loạn, diệt phỉ để bảo vệ vương triều nhưng cuối cùng lại bị chính vương triều ấy bắt tay thỏa hiệp với phương Tây đẩy ông sang thế đối nghịch. Hết lòng vì nước, thiết tha và luôn quý mến từng mảnh đất do tổ tiên để lại nhưng rồi đến phút cuối cùng của cuộc đời, hồn cốt của ông phải gửi lại nơi đại dương mênh mông.

Nhân 130 năm ngày ông đi xa (23-11-1885) những người tỉnh Bắc chúng tôi xin thắp nén tâm nhang hướng về nơi trùng khơi xa, nơi ông vĩnh viễn chọn làm chỗ gửi gắm tấm lòng kiên trung vì nước, vì dân.

https://nghiencuulichsu.com/2016/06/03/ban-them-ve-viec-tham-gia-danh-dep-noi-loan-ngoai-phi-cua-pham-than-duat/ 

----------------------- Tri châu ở Tây Bắc, là một nhà văn hóa lớn của dân tộc. Cuối thế kỷ 19, ông tìm thấy chữ Việt cổ------------------


Đọc tài liệu về ông Phạm Thận Duật, ông Xuyền như bắt được vàng. Phạm Thận Duật là quan triều Nguyễn, từng làm Tri châu ở Tây Bắc, là một nhà văn hóa lớn của dân tộc. Cuối thế kỷ 19, ông tìm thấy chữ Việt cổ. Theo mô tả, thứ chữ này được viết theo chiều ngang, bộ chữ gồm 18 thể chữ cái theo vần bằng, 18 thể chữ cái theo vần trắc. Thứ chữ này khác với chữ Thái cổ, khác chữ Hán. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu, giải mã chữ Việt cổ của ông Duật còn dang dở, thì bị thực dân Pháp bắt. Ông bị đày đến Tahiti. Ông bị chết trên đường đi và thực dân Pháp ném xác ông xuống biển. 


Cùng thời gian đó, ông Xuyền tiếp cận được các tài liệu liên quan đến ông Vương Duy Trinh, Tổng đốc Thanh Hóa. Năm 1903, ông này đã phát hiện ra một văn bản là một bài thơ viết bằng thứ chữ lạ, vờn lên như ngọn lửa, gọi là hỏa tự. Văn bản chữ lạ này được phiên dịch ra chữ Hán và tựa đề bài thơ đó là “Mời trầu”, có nội dung ca ngợi tình yêu. Ông Vương Duy Trinh khẳng định đây là chữ của tổ tiên thời Vua Hùng, vẫn còn được lưu truyền cho hậu thế, nhưng chỉ ở một bộ phận xã hội nhỏ. Ông viết: “Thập châu là vùng biên viễn, nhân dân ta còn lưu giữ được thứ chữ này. Các nơi khác, Sĩ Nhiếp bắt bỏ hết để học chữ Hán". Nắm được điều đó, ông Xuyền đã chuyển hướng tìm kiếm chữ cổ lên vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Cứ ở đâu có chữ lạ, chữ cổ, chữ không ai biết, không ai đọc được, là ông nghiên cứu, sưu tầm, so sánh.

Từ điển Việt–Bồ–La.  

Francisco de Pina bên trái và Alexandre de Rhodes bên phải.

Tem tưởng niệm Alexandre de Rhodes phát hành thời Việt Nam Cộng hòa. kỷ niệm 300 năm ngày mất của ông, (1961)

Lãnh tụ của tinh thần phản chiến:  Mạc Ngọc Liễn, Tôn Thất Hiệp (Nguyễn Phúc Hiệp), Thích Nhất Hạnh, Trịnh Công Sơn


NGHĨ VỀ ĐÀN TẾ CHIẾN SĨ TRẬN VONG 
CỦA TƯỚNG NGUYỄN PHÚC HIỆP


Dân tộc Việt Nam vừa trải qua hai cuộc chiến tranh Ba mươi năm (1945 - 1975) và một cuộc phân ly Nam Bắc Hai mươi năm (1955 - 1975).

Nội chiến và chia cắt lãnh thổ, chia cắt dân tộc bao giờ cũng là một thảm họa. Kể từ kỳ độc lập đầu tiên sau Bắc thuộc với triều Ngô ngắn ngủi (938 - 944), nước Việt Nam đã rơi vào thời kỳ nội chiến và phân ly: Thời kỳ 12 sứ quân. Đó là kinh nghiệm dân tộc đầu tiên: Độc lập phải đi liền với thống nhất. Thống nhất là điều kiện tất yếu để giữ vững độc lập đồng thời độc lập phải đi đôi với thống nhất, ý nghĩa độc lập mới trọn vẹn.

Sau thời kỳ vững mạnh dưới hai triều đại Lý Trần (1009 - 1400) và Hậu Lê (1427 - 1527), Đại Việt đã bắt đầu một cuộc khủng hoảng. Uy Mục và Tương Dực mở đầu thời kỳ suy yếu của chế độ quân chủ trung ương lập quyền.

Đến Lê Chiêu Tông và Cung Hoàng thì " Thiên tử " chỉ còn là những con rối trong tay các triều thần có thế lực, mặc sức tranh giành quyền lực và củng cố địa vị. Đó là những dấu hiệu báo trước viễn cảnh tan rã của chính quyền trung ương để dẫn đến tình trạng địa phương cát cứ và nội chiến tương tàn trong hơn một thế kỷ rưỡi tiếp theo.

Năm 1533, khi Nguyễn Kim dựng vua Lê Trang Tông ở núi rừng Thanh Hóa, chính là mở màn cho cuộc phân ly gần ba trăm năm (1533 -1802).

Nam Bắc triều Lê-Mạc là cuộc phân ly đầu tiên của thời kỳ này. Tuy nhiên cuộc chiến Lê-Mạc chưa phải là một cuộc chiến đe dọa sự thống nhất dân tộc.

Vùng đồng bằng sông Hồng-Thái Bình ở phía bắc và vùng châu thổ sông Mã, sông Cả ở phía Nam từ lâu vốn là một chủ thể thống nhất. Mật độ dân số và tiềm lực kinh tế rõ ràng chưa thuận lợi cho một thế chia cắt. Tuy nhiên cuộc chiến tranh Lê-Mạc này tạo điều kiện để dẫn đến cuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn (1627 - 1672) và sự phân ly lãnh thổ về sau.

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585), một nhà dịch học, địa-chính trị học, đã tổng kết về thời đại ông: Cả thiên hạ đua theo về lợi.

Toàn thể xã hội bị chi phối bởi cuộc tranh giành quyền lợi. Tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân của Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi không còn nghe ai nhắc đến. Chỉ có "dung" (yên thân) và "lợi". Nguyễn Bỉnh Khiêm đã quá rõ tâm can của các cá nhân và dòng họ thế lực đương thời. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tiên đoán cái thế chia hai thiên hạ từ khi Nguyễn Hoàng trốn chạy vào Thuận Hóa (1558). " Bên kia dãy Hoàng Sơn..." chính là miền đất Thuận Quảng. Tại sao chiếm lĩnh miền Thuận Quảng lại là kế dung thân muôn đời ? Phải chăng sự mở mang lãnh thổ về phía Nam đã sẽ hình thành những trung tâm chính trị mới mà trước tiên là Thuận Hóa, tạo tiền đề cho cuộc phân ly và chính sự phân ly, đối lập Nam-Bắc, đã thúc đẩy cuộc Nam tiến vào tận vịnh Xiêm ?

Cuộc hôn nhân Huyền Trân và Chế Mân năm 1306 đã đưa hai châu Ô và Lý trở về với Đại Việt (trở về là ý tưởng của Lê Quý Đôn). Thuận Hóa mau chóng trở thành một vùng trọng yếu ở phía Nam biên cương tổ quốc. Lê Lợi giải phóng giang sơn, Lê Thánh Tông hành quân về phía Nam đều có sự đóng góp quan trọng của quân Thuận Hóa. Đến nữa đầu thế kỷ 16, Thuận Hóa đã là một vùng "núi non trùng điệp, vàng sắt chất chứa, sông bể mênh mông, cá muối, hào soạn tha hồ khai thác".

Thuận Hóa và Quảng Nam với chúa Tiên Nguyễn Hoàng mau chóng trở thành miền đất hứa và khi mất (1613) Nguyễn Hoàng đã để lại cho Nguyễn Phúc Nguyên một giang sơn đủ đối đầu với họ Trịnh.

Cuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn đã khởi đầu 14 nămsau: 1627 và kéo dài 45 năm (1627 -1672) với 7 lần đại chiến ! Để phục vụ cho cuộc nội chiến tương tàn đó, Trịnh và Nguyễn phải vơ vét đến tận cùng sức người và sức của của Đàng Ngoài và Đàng Trong. "Bắt lính" là nỗi sợ hãi của nhân dân. Năm 1630, quân Nguyễn tiến chiếm nam Bố Chính, giết quan châu lấy hết tiền kho và "biến hết dân làm lính" (!) Thử tưởng tượng một vùng đất nông nghiệp và ngư nghiệp mà nay không còn lấy một người đàn ông cày ruộng và đi biển !

Ở ngay trên "miền đất hứa" mà chúa Nguyễn "vỗû về thu phục nhân tâm" việc bắt lính cũng diễn ra như là lùng bắt tội phạm.

"Mỗi năm, vào khoảng tháng ba, tháng tư, quân nhân đi ra các làng bắt dân từ mười sáu tuổi trở lên, những người thân thể cường tráng, đóng gông lại bằng một cái gông tre giống như cái thang nhưng hẹp hơn, để giải về phủ sung quân. Vào quân đội rồi, mỗi người chuyên học một nghề. Kế phân nhau đi theo các chiến thuyền để tập luyện. Có chiến tranh đem ra đánh giặc, lúc vô sự ở theo vương phủ làm xâu, tuổi chưa được sáu mươi chưa được về làng cùng cha mẹ vợ con đoàn tụ. Hằng năm thân thích đem quần áo, vật thực đến thăm mà thôi" (Hải ngoại kỷ sự )

Đàng ngoài thơ văn bình dân phản ánh nỗi khổ của người phụ nư õcó chồng, con bị bắt lính, xông pha chiến trận để tranh quyền đoạt lợi cho nhà chúa:

Lính vua, lính chúa, lính làng, 

Nhà vua bắt lính cho chàng phải xa 

Giá vua bắt lính đàn bà, 

Để em đi đở anh và bốn năm 

... 

Chém cha cái số chết hoang, 

Làm cho thiếp phải gánh lương theo chồng 

Gánh từ xứ Bắc, xứ Đông, 

Đã gánh theo chồng lại gánh theo con!

Đó là tiếng khóc, tiếng nguyền rủa của những người vợ, người mẹ, nạn nhân gián tiếp của cuộc nội chiến. Còn bản thân người lính ? Họ ý thức rất rõ về tính chất phi lý của cuộc nội chiến tương tàn. Họ oán giận các thế lực đã buộc họ cầm gươm giáo chém giết lẫn nhau. Kẻ chém, người bị chém có cùng chung số phận.

"Tao và mày đều là loài người cả, sao lại nhẫn tâm hại nhau ? Chỉ vì các chúa tranh giành nhau, đến nỗi tao và mày đều phải chết ngoài số mệnh !"

( Trịnh Nguyễn diễn chí)

"Đời trước phò nhà Lê, chỉ một mình chúa Nguyễn Chiêu Huân [ Nguyễn Hoàng ] có công đầu. Mà chúa Nguyễn có được một góc đất này thì chưa xứng công kia.

Nay, một mình chúa Trịnh ta một mình coi bốn trấn, thiên hạ đều nắm trong tay, mà còn tham được thêm không chán (!) cho nên đem quân đi tranh giành, đến nỗi chúng ta chết không đúng số, mất cha mẹ, bỏ vợ con. Đó là cái lẽ gì ?"

Nói rồi, đều lớn tiếng cả giận. Từ đó Bắc quân đều sinh oán ngầm.

Để thúc giục họ hăng say tấn công, hãm thành, các tướng chỉ huy phải cho họ uống rượu cấp nộ (rượu chóng say)!

Rõ ràng trong cuộc chiến bốn mươi lăm năm, người lính không có lòng căm thù quân địch mà các tướng lãnh muốn kích thích họ. Họ không chia sẻ tính chất "chính nghĩa" của cuộc chiến mà cả hai bên Trịnh Nguyễn đều muốn vỗ ngực giành về phía mình.

Chính tinh thần phản chiến đã khiến một người lính Bắc quân nào đó mách bảo cho người lính Nam quân cách dập tắt lửa của vũ khí "diều dẫn hỏa" và cách tránh thương vong vì loại trái phá "một mẹ sinh năm con". Cũng trong tinh thần phản chiến ấy mà lính Nam quân (binh Nghệ An) "hoặc bắn súng không đạn, hoặc múa gươm không chém và bỏ về mất quá nữa ..."

Trong hơn một trăm năm mươi năm, chỉ thấy có hai nhân vật nhìn ra cảnh núi xương sông máu, chiến tranh tương tàn là đại họa cho nhân dân. Đó là Mạc Ngọc Liễn và Tôn Thất Hiệp (Nguyễn Phúc Hiệp)

Mạc Ngọc Liễn trước khi chết đã viết thư cho vua Mạc kính cung:

"Nay họ Lê đã dấy lên được, ấy là trời đã định, còn dân ta thì có tội tình gì mà nỡ để khổ mãi vì chiến tranh ? Vậy nên ta đành phận lánh mình ở nước ngoài. Chớ đừng có đem lòng cạnh tranh mà lại mời người Tàu sang làm hại dân nước mình !"

Tôn Thất Hiệp, con của chúa Hiền vương Nguyễn Phúc Tần, Nguyên soái của Nam quân trong trận quyết chiến cuối cùng 1672, chứng kiến cái chết thảm khốc "không đúng số" của hàng vạn quân lính hai bên, đã "ngộ ra tính chất tàn hại phi lý của cuộc chiến tranh nồi da xáo thịt đã kéo dài gần nữa thế kỷ !"

Cuộc chiến vừa chấm dứt, ngay tại mặt trận ông đã cho Nam quân mai táng các Bắc quân đã tử trận mà Bắc quân để lại và thiết lập hai đàn tế. Một cho Nam quân và một cho Bắc quân.

" ... bèn truyền lệnh lập đàn tế kính cẩn các tướng sỉ Nam quân ... và các Bắc quân tử trận, để cho u hồn được thỏa ..."

Bèn lập một đàn ở trong thành Trấn Ninh để tế Nam quân và một đàn ở ngoài thành để tế Bắc quân. Đều dùng lễ thái lao mà tế.

BÀI TẾ NAM QUÂN

Xót thay, 

Hỡi các tướng sĩ đã mất trong trận ! 

Chúng ngươi: 

Chí nức tang hồng, 

Uy trương mạnh liệt ! 

Hằng lo nán sức để tòng quân, 

Luôn quyết dốc lòng mà báo chúa. 

Hét hò hổ thét; muốn nuốt sống lũ giặc kia, 

Nhảy nhót ưng bay, sao số trời đành ngắn ngủi ! 

Giữa chiến trường, chết ấy nên danh, 

Xông giáo mác, công lưu chẳng hủ ! 

Nghĩ tình nghĩa đau xót không kham, 

Đặt đàn tế, khoa nghi đã đủ ! 

Hỡi các ngươi ! 

Họp nghe lời mời 

Ai ai xúm tới, 

Hưởng rượu thịt, chung dự tiệc buồn 

Lính vàng bạc, trở về Aâm phủ 

Khuây lòng tướng sĩ nghìn sầu 

Tỏ rõ ân tình vạn thuở 

Phách có linh nên trở về giúp vợ con 

Hồn có thiêng hãy tìm về xứ sở ! 

Hưởng cúng tế vô cùng, 

Hộ cháu con mãi mãi 

Ô hô ! Xót thay ! 

Cúi mời tới hưởng


BÀI VĂN TẾ BẮC QUÂN

Xót thay ! 

Các ngươi ! 

Chí dốc rán cung dâu, 

Danh muốn ghi thẻ lụa. 

Vì chúa 'Không ngại bác đòng' 

Ra sức liều mình tên đạn. 

Bởi chúa ngươi không lượng sức mạnh hèn, 

Khiến chúng ngươi phải xông pha sắc, nhọn. 

Nào quân binh chưa có phẩm hàm, 

Nào tướng sĩ đã là hầu bá, 

Thình lình lửa phát côn cương, 

Thoạt chốc thân về âm phủ. 

Hoặc lênh đênh chết chóc trên sa trường, 

Hoặc chạy vạy lấp vùi nơi hiểm hóc ! 

Hoặc vì súng đạn lâm thương, 

Hoặc bị đao thương đâm chết ! 

Hoặc không quen thuỷ thổ bị đau, 

Hoặc rơi xuống hố hầm mà thác. 

Hoặc đắm chìm trong sông suối bay hồn, 

Hoặc đói khát giữa bụi rừng mất xác ! 

Than ôi ! 

Sống chửa thành công, 

Tiếc nhỉ ! 

Chết mà không ích 

Nay vâng lời đại đức dũ thương, 

Sắm sửa đặt lễ nghi đàn pháp 

Mời thì cảm thông, 

Tế thì lại hưởng. 

Từ nay thì vạn thảm tiêu tan 

Sau lại nghìn sầu cởi bỏ. 

Hỡi các ngươi ! 

Tìm về nước cũ 

Sẵn người ruột thịt nối chưng thường, 

Nhận đúng làng mình, đừng ở xa xôi làm lữ khách ! 

Ô hô ! 

Xót thay ! 

Tuế mời tới hưởng. 

"Tế xong, nguyên soái hiệp đức trong lòng xót xa không dứt".


Nguyên soái hiệp đức (Tôn Thất Hiệp) từ mặt trận trở về

"Thình lình phát lòng Bồ đề, bắt đầu mộ đạo từ bi. bên dựng một ngôi am nhỏ ở xa khách quán (phía Bắc thành Hoá Châu). Thường thường đốt hương lễ phật, hỏi đạo thăm thiền, đặt pháp, cầm kinh, đọc huyền, tụng chú.

Từ đó, lánh xa sắc đẹp, sơ với của cải, vui cùng hạt thiện rễ nhân, có thể ví với tính hạnh mộc công (một vị tiên đời Hán)"

(Trích Nam triều công nhgiệp diễn chí - Trịnh nguyễn diễn chí)

Vậy mà người đời không mấy người chia sẻ với nguyên soái Tôn Thất Hiệp - Đông cung thế tử là Nguyễn Phúc Diễn cho rằng: Hiệp đức lo việc cầu huyền bí để mưu đồ việc lớn, tranh ngôi anh", muốn phá Tĩnh am ở Khách quán.
Tôn Thất Hiệp liền dời Tĩnh Am về Vân Thê và trở thành một vị thiền sư ngộ đạo.
Đàn tế của nguyên soái Tôn Thất Hiệp khiến chúng ta liên tưởng đến các đàn tế Trung, Nam, Bắc vừa qua của thiền sư Nhất Hạnh./.
 

Tâm Khai

http://chimviet.free.fr/lichsu/tranvietngac/tvns051.htm 

1650, Nguyễn Hữu Cảnh - Đại khai quốc công thần chấm dứt chiến tranh Trinh Nguyễn chia tại hai bờ sông Gianh rồi mở cõi Nam

Nguyễn Hữu Cảnh. Người mà lịch sử Đại Việt đã tạc ghi công trạng là bậc Đại khai quốc công thần trong việc mở mang bờ cõi Phương Nam.

Quảng Bình, nơi Nguyễn Hữu Cảnh sinh ra, xưa nay vốn được xem là vùng đất "lửa" bởi gió lào và cát trắng.

Dòng sông Nhật Lệ chảy giữa eo đất hẹp nhất nước này đã ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước. Ngay từ thời vua Lý Nhân Tông - năm 1063, rồi đến thời nhà Trần mà nổi bật là cuộc "hôn nhân lịch sử" giữa Huyền Trân Công chúa với Chiêm vương Chế Mân, tiếp thời vua Lê Thánh Tông, các cuộc xuất chinh mở cõi lớn lao của những triều đại phong kiến thịnh trị ở Việt Nam đều in dấu bên dòng Nhật Lệ.

Quảng Bình luôn là điểm kết nối của lịch sử. Cuộc nam tiến mạnh mẽ của chúa Nguyễn Hoàng theo lời tiên tri của Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm vượt Hoành Sơn đèo ngang vào trấn thủ xứ Thuận Hóa, đã biến dải đất này trở thành nơi dung thân muôn đời cho con dân Việt. Theo chân chúa Nguyễn Hoàng vào Nam thuở ấy, có một dòng họ vừa theo phò chúa, vừa cùng với chúa ấp ủ nghiệp lớn mở cõi. Đó là dòng họ Triều Văn Hầu Nguyễn Triều Văn. Kế tục sự nghiệp sau này của ông là con trai Chiêu Vũ Hầu Nguyễn Hữu Dật và các cháu nội. Trong đó Nguyễn Hữu Cảnh nổi lên là bậc tướng kiệt, nhiều lần lĩnh ấn tiên phong mở rộng cõi Nam.

Sinh năm Canh Dần 1650 tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, tên thật của Nguyễn Hữu Cảnh là Nguyễn Hữu Kính. Được nuôi dưỡng trong môi trường của một gia tộc tướng quốc giỏi về binh đao võ nghệ, Nguyễn Hữu Cảnh sớm được người cha là Chưởng cơ Nguyễn Hữu Dật truyền dạy võ nghệ và rèn luyện binh pháp. Lúc này Nguyễn Hữu Dật cùng với Đào Duy Từ và Nguyễn Hữu Tiến là những vị tướng trụ cột của triều đình nhà Nguyễn, được giao phó xây dựng các hệ thống thành lũy ở Đồng Hới để ngăn chặn các cuộc tiến công của chúa Trịnh ở Phương Bắc. 


Khác với anh trai Nguyễn Hữu Hào (sau này được phong là Hào Lương Hầu) vốn từ nhỏ đôn hậu, bộc lộ thiên bẩm năng khiếu văn chương, Nguyễn Hữu Cảnh lại đam mê võ nghệ, chọn con đường binh nghiệp.

ông đã sáng lập ra võ phái "Bạch Hổ sơn quân", góp phần làm cho nền võ thuật cổ truyền của Việt Nam thêm tinh hoa, phong phú. Hiện nay những chi phái của môn võ này vẫn còn được bảo lưu, truyền dạy tại nhiều võ đường ở Quảng Bình và ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Nói đến địa thế phong thủy khu vườn Vườn Dầu dưới chân núi An Mã thuộc xã Trường Thủy huyện Lệ Thủy mà ngày nay là nơi an táng của Nguyễn Hữu Cảnh, cố Giáo sư Trần Quốc Vượng trong một lần ghé thăm đã nhận xét: đây là vùng đất hội đủ những yếu tố: "tả thanh long, hữu bạch hổ, chi huyền thủy", đúng là nơi yên nghỉ của bậc đại công thần.

Cả gia đình trở thành những vị tướng bách chiến bách thắng nơi chiến trường Quảng Bình. Điển hình là trận chiến năm Nhâm Tý - 1672, một cuộc chiến có tính quyết định, 3 cha con Nguyễn Hữu Dật đã đánh bật quân Trịnh ra tới bắc sông Gianh, buộc Chúa Trịnh phải chấm dứt các cuộc chiến tranh với chúa Nguyễn trên đất Quảng Bình, chấp nhận lấy giới tuyến sông Gianh chia đất nước thành Đàng Trong và Đàng Ngoài. 

Khi chiến tranh hai miền Nam - Bắc kết thúc, cùng với những công trạng đã lập được nơi chiến trường Quảng Bình, chúa Nguyễn Phúc Tần đã phong chức cai cơ cho Nguyễn Hữu Cảnh (một chức quan võ thuộc bậc cao), dù lúc này ông mới ngoài tuổi 20.

Đến nữa cuối thế kỉ 17, cuộc phân tranh Trịnh - Nguyễn sau bảy lần chinh chiến đến sức cùng lực kiệt, cả hai vẫn chưa phân thắng bại nên đã quyết định lui quân, lấy sông Gianh - Quảng Bình làm định giới chia đất nước thành Đàng Trong và Đàng Ngoài. Cuộc chiến với Chúa Trịnh chưa yên, chúa Nguyễn ở Đàng Trong lại phải đối phó với sự quấy nhiễu của lân bang ở phía Nam.

Dãy núi Thạch Bi nằm giữa 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa ngày nay. Gần 4 thế kỉ trở về trước, dãy núi này là ranh giới giữa Đại Việt và Hoa Anh thời vua Lê Thánh Tông. 

Năm Quý Tỵ 1653, nhân sự kiện Bà Tấm xâm lấn phần đất Phú Yên, chúa Thái Tông Nguyễn Phúc Tần đã mang quân vượt núi Thạch Bi lấy vùng đất từ phía Đông sông Phan Rang trở ra để lập dinh Bình Khang gồm 2 phủ Thái Khang ở Ninh Hòa và phủ Diên Ninh ở Diên Khánh, giao cho cai cơ Hùng Lộc Hầu trấn giữ. Vùng đất ấy ngày nay là địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

năm 1692, phủ Diên Ninh ở phía Nam bị đe dọa bởi sự kiện quấy phá của Kế Bà Tranh. Chúa Nguyễn Phúc Chu lại trọng dụng Nguyễn Hữu Cảnh bởi tài binh lược mà ông đã thừa kế từ người cha trong những năm binh lửa ở phòng lũy Quảng Bình. Một lần nữa, nắm quyền Thống binh, Nguyễn Hữu Cảnh lại định yên đất biên ải Diên Ninh, bắt Kế Bà Tranh về quy phục, tạo điều kiện cho chúa Nguyễn Phúc Chu lập trấn Thuận Thành ở phía Nam sông Phan Rang. Vùng đất ấy thuộc địa bàn hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận ngày nay.

 Theo đề xuất của Nguyễn Hữu Cảnh, chúa Nguyễn Phúc Chu ngoài việc cử các quan lại triều đình, còn bổ nhiệm nhiều viên quan người Chăm đảm nhiệm một số chức vụ quan trọng trong bộ máy hành chính trên vùng đất mới.

ông đã tự mình làm chiếc cầu nối để kết hợp và dung hòa 2 nền văn hóa Đại Việt và Chăm Pa, xây dựng trấn Thuận Thành trở thành vùng đất phong phú về bản sắc văn hóa. Cũng chính từ công lao gắn kết buổi đầu của ông mà ngày nay, Ninh Thuận, Bình Thuận là vùng đất mang trong mình nhiều sắc thái văn hóa độc đáo nhất khu vực Nam Trung Bộ. 

Sau khi ổn định bộ máy hành chính, ông đã chỉ đạo quân sỹ xuống đồng giúp dân cày bừa, khai khẩn thêm đất đai, phát triển kinh tế. Theo truyền ngôn mà người già trong các làng Chăm ở huyện Bắc Bình tỉnh Bình Thuận nghe kể lại, thì: "…Thuở ấy, quân lính của thống binh Nguyễn Hữu Cảnh rất thạo nghề nông. Mỗi khi rãnh việc binh, bất kì ở đâu họ đều phải tham gia việc đồng ruộng giúp dân ở đó..., khiến ai nấy đều an tâm làm lụng…". Với chính sách ôn hòa, lấy đại nghiệp lập quốc làm trọng, bằng lòng nhân đức hướng tới sự hòa đồng sắc tộc, Nguyễn Hữu Cảnh đã nhanh chóng thu phục được lòng dân ở trấn Thuận Thành.

Cuối thế kỉ 17 sau này chúa Nguyễn Phúc Chu đã toàn tâm giao cho Nguyễn Hữu Cảnh tiếp tục làm Thống binh đi kinh lược xứ Đồng Nai - Gia Định, khai mở đất Phương Nam. Đồng Nai - Gia Định là: "Nơi hoang vu, địa thế hãi hùng; dưới sông sấu lội, trên giồng cọp um". "Xứ ấy gò đồi trùng điệp, rừng rú liền dăng, cây cối cao lớn chọc trời, rậm rạp vài trăm dặm…".

 Hình bóng của những vương quốc cổ đã từng tồn tại và suy tàn trong quá khứ. Đâu đó, rải rác dọc theo các con sông lớn, những phế tích còn sót lại của các nền văn hóa Phù Nam, Java, Kam-pu-ja chen lẫn giữa cuộc sống của một số nhóm cư dân bản địa Khơ Me, Churu, Mạ. Những hình đó đã phần nào cho chúng ta thấy gương mặt của một vùng đất gần như vô chủ và hoang dại. Vùng đất này vẫn còn hoang vu và đầy hiểm nguy đến độ "Tiếng chim kêu cũng sợ. Tiếng cá vùng cũng kinh.

Cả một vùng đầm lầy rộng lớn hoang hóa từ nhiều thế kỉ trước chỉ thực sự thức dậy, trở thành xứ Đồng Nai - Gia Định sầm uất khi có dấu chân người Việt đến khai hoang, định cư. Lịch sử mở đất của Đại Việt ghi dấu trên vùng đất này được bắt đầu bằng cuộc hôn nhân giữa công chúa Ngọc Vạn - con gái của chúa Nguyễn Phúc Nguyên với vua Chân Lạp vào năm 1620. Sau sự kiện này mối bang giao hòa hảo Việt - Miên mới bắt đầu khởi sắc.  

Kể từ đó, các nhóm cư dân Việt bắt đầu di cư từ các dinh, phủ phía ngoài đến xứ Đồng Nai - Sài Côn để lập nghiệp. Theo "Việt Nam Sử lược" của Trần Trọng Kim, thuở ấy: "vùng đất này có lắm sông, nhiều ngòi, ruộng đất thì nhiều mà nước Nam ta thường hay mất mùa, đói khổ. Cuộc chiến Trịnh - Nguyễn diễn ra liên miên cho nên nhiều người bỏ vào khai khẩn, làm ruộng ở Mô Xoài (Bà Rịa) và Biên Hòa (Đồng Nai)".

Năm 1679, Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạn Địch là những tướng lưu vong của nhà Minh ở Trung Quốc vì không chịu làm tôi tớ cho nhà Thanh nên đã mang theo gia quyến và binh lính xuôi thuyền xuống phía Nam, vào cầu xin chúa Nguyễn được tá túc. Khi ấy, có người tấu trình, vùng Đông Phố (tức Đồng Nai - Gia Định) có đất đai màu mỡ, triều đình chưa rãnh để đi kinh lý, nên chúa Nguyễn đã cho họ vào định cư ở vùng đất này. Khi vào đây, số người Hoa lúc ấy với khoảng 3000 người đã chia thành 2 nhóm định cư tại Đồng Nai và Mỹ Tho.

Sự có mặt của người Hoa cùng với người Việt và các cộng đồng bản địa sinh sống trước đó đã góp phần làm cho vùng đất Đồng Nai - Gia Định ngày một trở nên đông đúc hơn. Với bản tính căn cơ trong sản xuất nông nghiệp của người Việt, kết hợp với truyền thống thương mại, giỏi buôn bán của người Hoa nên chỉ một thời gian ngắn, vùng đất Đồng Nai - Gia Định đã trở thành trung tâm kinh tế sầm uất, được mệnh danh là Nông Nại Đại Phố. Nhà cửa, phố, chợ mọc lên đông vui, nhộn nhịp. Có thể vì lẽ đó mà những thập niên cuối thế kỉ 17, vua Chân Lạp bắt đầu dòm ngó và quấy phá, gây tình hình bất ổn.


Mùa xuân năm 1698, Chúa Hiển Tông Nguyễn Phúc Chu tiếp tục cử Nguyễn Hữu Cảnh làm Thống suất vào kinh lược xứ Đồng Nai. Kể từ đây, sự nghiệp mở mang đất nước của các Chúa Nguyễn mới được phát huy toàn diện.

Khi đoàn chiến thuyền vừa cập cảng Cù Lao Phố, Nguyễn Hữu Cảnh đã nhanh chóng xem xét, nắm bắt tình hình cư dân ở khu vực Đông Phố. Bằng kinh nghiệm và nhãn quan tinh tế của một vị Thống suất đã nhiều năm đi định yên đất biên ải, Nguyễn Hữu Cảnh liền bắt tay vào việc thiết lập bộ máy hành chính để tiến tới xác lập chủ quyền lãnh thổ, phục vụ cho công cuộc khai phá vùng đất Đông Nam Bộ.

Chỉ trong thời gian khoảng 2 năm từ khi nhận nhiệm vụ, Nguyễn Hữu Cảnh đã hoàn thành một khối lượng công việc to lớn, đó là: chia đất Đông Phố, lấy xứ Đồng Nai đặt huyện Phước Long, dựng dinh Trấn biên; lấy xứ Sài Gòn đặt huyện Tân Bình lập dinh Phiên Trấn; đặt phủ Gia Định để thống thuộc hai dinh Trấn Biên và Phiên Trấn. Với việc đổi tên Sài Gòn thành huyện Tân Bình, hẳn trong sâu thẳm suy nghĩ, Nguyễn Hữu Cảnh luôn dành một tình cảm sâu nặng với vùng đất sinh thành. Bởi phủ Quảng Bình - quê hương của ông xưa kia dưới thời nhà Trần cũng từng có tên là Tân Bình.

Sau khi phân chia các đơn vị hành chính, Nguyễn Hữu Cảnh đã lập ra bộ máy để điều hành, cai quản vùng đất mới. Mỗi dinh đều có quan Lưu Phủ đứng đầu bộ máy hành chính, quan Cai Bạ coi về ngân khố, quan Kỷ Lục coi về hình án. Cùng với việc ổn định về mặt hành chính, Nguyễn Hữu Cảnh còn lo tổ chức lại lực lượng quân đội để bảo vệ an ninh vùng lãnh thổ mới thiết lập một cách vững chắc. Lúc bấy giờ, ở phủ Gia Định, lực lượng quân đội được Nguyễn Hữu Cảnh tổ chức, biên chế thành hàng chục thuyền, đội và cơ với các lực lượng thủy binh, bộ binh, tượng binh tinh nhuệ.

Dù được lịch sử công nhận là người tiên phong mang gươm đi mở cõi Phương Nam, nhưng phải nói một điều rằng: hiếm khi Nguyễn Hữu Cảnh dùng đến sức mạnh của thanh gươm, gây ra cảnh máu đổ tang thương để tỏ rõ uy thế của một đội quân thiện chiến.

Sau khi xác lập bộ máy hành chính phủ Gia Định với 2 huyện Phước Long và Tân Bình mà lị sở là 2 dinh Trấn Biên và Phiên Trấn, Nguyễn Hữu Cảnh tiếp tục phân chia địa giới hành chính cơ sở tới cấp xã, ấp để tiện việc quản lý, thu thuế và khai khẩn ruộng đất trên vùng đất mới. Phủ Gia Định lúc ấy không chỉ giới hạn ở địa bàn Đồng Nai và Bến Nghé, mà đã được ông nới rộng hàng ngàn dặm vuông, kéo dài từ toàn bộ miền Đông Nam Bộ tới tận tỉnh Long An bây giờ, với số dân cư đếm được hơn 40.000 hộ. Khắp nơi nhà cửa mọc san sát. Người Việt lúc ấy thực sự đã trở thành chủ nhân của xứ đồng bằng Nam Bộ rộng ngàn dặm này.

Kinh lược vùng đất mới, Nguyễn Hữu Cảnh mang theo trong mình hình ảnh quê cha đất tổ. Bởi thế ông đã đem tên làng, tên xã của nơi quê cũ Quảng Bình đặt cho những xã, ấp mới khai phá ở vùng Đồng Nai - Gia Định.

Nhận thấy phủ Gia Định là vùng đất đặc thù có nhiều cộng đồng sinh sống, bên cạnh người bản địa, người Việt, người Hoa đã cộng cư trước đó, còn một số người Phương Tây, Nhật và Mã Lai thường xuyên đến giao lưu buôn bán, nên Nguyễn Hữu Cảnh luôn quan tâm xử lý các mối quan hệ, điều hòa lợi ích một cách hợp lý. Nhờ vậy, mối quan giữa các cộng đồng cũ và mới ngày một khăng khít, không hề có sự xung đột sắc tộc xảy ra. Như các nhà nghiên cứu lịch sử đã nhận định: chính việc xử lý các mối quan hệ trên cơ sở tôn trọng phong tục tập quán của từng cộng đồng và từ góc nhìn của một người yêu nước thương dân nên chỉ trong một thời gian ngắn, Nguyễn Hữu Cảnh đã thu phục được lòng dân ở vùng đất Đồng Nai, Gia Định.

Cộng đồng người Hoa sau bao nhiêu năm sinh cơ lập nghiệp ở xứ Đồng Nai - Gia Định đã ngày một đông hơn. Nhận thấy người Hoa có sở trường tổ chức các hoạt động thương mại, Nguyễn Hữu Cảnh đã lập ra xã Thanh Hà ở Đồng Nai và xã Minh Hương ở Sài Gòn để tập hợp họ về đây sinh sống, tạo điều kiện cho họ phát huy khả năng kinh doanh buôn bán và giữ gìn phong tục tập quán. Ghé thăm Đình Minh Hương Gia Thạnh ở Quận 5 thành phố HCM, nghe ban quý tế của đình kể lại thì thuở trước đây là trụ sở làm việc mà Nguyễn Hữu Cảnh và tướng Trần Thượng Xuyên thường gặp gỡ, bàn bạc việc phát triển thương mại và xây dựng mối quan hệ giữa các cộng đồng ở khu vực Sài Gòn - Bến Nghé. Cùng với việc chăm lo phát triển thương mại ở khu vực Sài Gòn, Nguyễn Hữu Cảnh còn khuyến khích các thương nhân khuếch trương bộ mặt cảng thị Cù Lao Phố ở Biên Hòa - Đồng Nai. Nhờ thế mà vào cuối thế kỉ 17, thương thuyền Nhật Bản và Phương Tây ra vào buôn bán đông vui, tấp nập, biến Đại Phố trở thành thương cảng sầm uất nhất lúc bấy giờ ở Miền Nam. Với việc thành lập các xã người Hoa, thừa nhận họ là một bộ phận dân cư của phủ Gia Định, Nguyễn Hữu Cảnh đã thể hiện rất rõ ý thức tập hợp tất cả sức mạnh, trong đó có cộng đồng ngoại kiều để cùng nhau xây dựng mảnh đất Đồng Nai - Gia Định phát triển bền vững và đoàn kết.

Sau khi thiết lập xong địa giới hành chính từ Đông Nam Bộ đến phía Bắc sông Hậu, Nguyễn Hữu Cảnh liền thực hiện công cuộc khai phá đất đai nhằm ổn định từng bước, nâng cao đời sống cho các cộng đồng dân cư. Dựa vào đặc thù địa lý, thổ nhưỡng của từng vùng mà ông đã hướng dẫn những nhóm cư dân cư trú, sinh hoạt theo 2 loại hình Làng Rừng và Làng Biển. Ở khu vực Đông Nam Bộ, ông khuyến khích dân khai hoang vỡ hóa vùng rừng rậm, đầm lầy để làm sơn điền với kế sách "đao canh hỏa nậu", tức đốt cháy cây cỏ rồi trồng lúa và hoa màu. Ở khu vực Tây Nam Bộ mênh mông sông nước, ông đã hướng dẫn cho dân khơi thông luồng lạch, phát dọn lau sậy để làm thảo điền - ruộng trồng lúa nước. Chỉ một thời gian ngắn, với những kế sách hợp lý trong việc khẩn hoang, phát triển nông nghiệp, Nguyễn Hữu Cảnh đã góp phần làm thay đổi diện mạo kinh tế vùng đất Phương Nam cuối thể kỉ 17.

Xét thấy Đồng Nai - Gia Định là vùng đất rộng lớn, đất đai phì nhiêu nhưng dân cư vẫn còn thưa thớt, nên Nguyễn Hữu Cảnh đã đề xuất với chúa Nguyễn Phúc Chu cho chiêu mộ thêm lưu dân từ Miền Trung vào, vừa để khai phá vừa xây dựng tiềm lực kinh tế cho chúa Nguyễn. Tận tâm tận lực trong một thời gian ngắn, công trình đại di dân của ông đã thành công hơn mong đợi. Đa số dân chúng miền Ngũ Quảng đều hưởng ứng, nhất là nhân dân vùng Bố Chính - Quảng Bình đã đáp lời kêu gọi của bậc lãnh tướng đồng hương mà ngày đêm không quản đường xá xa xôi mong sớm đến đất Phương Nam. Trong số lưu dân ấy, ông đặc biệt chú trọng chiêu mộ những gia đình có "vạn lực", tức là những người có tiền của để đẩy nhanh công cuộc khai phá. Không khí theo chân Nguyễn Hữu Cảnh đi mở đất thuở ấy được đúc kết qua những câu ca dao lai láng:

Làm trai cho đáng nên trai. Phú Xuân cũng trải Đồng Nai cũng từng.

Hay:

Nhà Bè nước chảy chia hai.

Ai vào Gia Định - Đồng Nai thì vào.

Ngày nay, đi về đất Phương Nam, xuôi theo Sông Tiền, Sông Hậu ta vẫn nghe thổn thức đâu đây những bước chân trần lầm lụi của cha ông đi mở đất thuở ấy. Khí thế khẩn hoang mãi rạng ngời trên từng gương mặt, trên từng thớ đất Phương Nam. Từ việc định phận địa giới hành chính xứ Đồng Nai, Gia Định một cách vững chắc, Nguyễn Hữu Cảnh đã tạo tiền đề cho mình và những bậc khai cơ sau này tiếp tục khai phá đất Phương Nam. Lần lượt các châu Định Viễn, dinh Long Hồ ở Tiền Giang, đạo Động Khẩu ở Sa Đéc, đạo Tân Châu, Châu Đốc ở An Giang, trấn Hà Tiên - Kiên Giang và tận cùng là mũi Cà Mau mênh mông biển trời đã thuộc về Đại Việt.

Phải nói rằng, chỉ trong một thời gian ngắn, Nguyễn Hữu Cảnh không chỉ hoàn thành hàng ngàn công việc nặng nề từ khai phá, tạo lập, ổn định dân cư, tổ chức sản xuất phát triển kinh tế, mà quan trọng hơn ông là người góp phần truyền tải văn hóa Đại Việt vào Phương Nam.

Mênh mang trong lời vọng cổ của người Nam Bộ là nỗi nhớ quê hương da diết. Lập nghiệp ở nơi xa xứ, nổi nhớ làng quê bổn quán của những lưu dân Việt ở Phương Nam cứ dày theo năm tháng. Thấu hiểu được tâm tư ấy nên mỗi khi lập thêm một xã ấp mới, Nguyễn Hữu Cảnh đều không quên xây dựng những ngôi đình, chùa am miếu để người dân có nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh. Cũng chính vì có nơi thờ tự, cúng bái tổ tiên vào mỗi độ lễ, tết nên nỗi nhớ quê cha đất tổ đã nguôi ngoai, từ đó người dân mới yên tâm định cư lập nghiệp lâu dài.

Từ nền tảng văn hóa làng, xã của người Việt ở phía ngoài mang vào kết hợp với yếu tố địa hình khí hậu Phương Nam đã dần dần hình thành nên một sắc thái văn hóa đặc trưng - Văn hóa Nam Bộ. Mới buổi đầu mở đất với hàng ngàn công việc gian nan nặng nề, nhưng Nguyễn Hữu Cảnh cũng đã kịp tập hợp được tiếng nói chung giữa các cộng đồng dân cư, từ đó giúp cho Văn hóa Kinh Bắc lan tỏa đến từng ngõ ngách phương Nam để hòa chung một dòng chảy - Văn hóa Đại Việt.

Khai mở đất đai đã khó, nhưng việc bảo vệ cương thổ trước sự dòm ngó của lân bang lại khó khăn hơn. Trong thời gian làm Thống suất ở phủ Gia Định, Nguyễn Hữu Cảnh đã nhiều lần tiến binh để bảo vệ vùng biên ải ở Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Sử viết rằng: Tháng 7 năm 1699, vua Nặc Thu nước Chân Lạp cho đắp lũy ở Bích Đôi và Nam Vang để quấy phá vùng đất mới xác lập của chúa Nguyễn. Đầu xuân 1700, Thống binh Nguyễn Hữu Cảnh đã xuất binh chinh phạt. Mục đích chính của việc đem quân đi lần này là dẹp loạn, giữ gìn bờ cõi nhưng trên đường hành quân, Nguyễn Hữu Cảnh vẫn không quên chỉ đạo quân lính nạo vét kênh mương khơi rộng nhánh sông Tiền rẽ ngang sông Hậu để thông luồng lấy nước cho dân khai khẩn ruộng đất. Nhánh sông đó ngày nay là Rạch lòng Ông Chưởng ở huyện Chợ Mới tỉnh An Giang. Trên đường hành quân ông sử dụng chính sách lấy binh làm nông, lấy việc khuyến nông để vỗ an dân chúng. Nhờ thế mà nhân dân các vùng dọc sông Tiền, sông Hậu đã yên tâm định cư lâu dài.

Tháng 3 -1700, Nguyễn Hữu Cảnh cho quân tiến đến lũy Bích Đôi và Nam Vang. Thấy khí thế hùng mạnh của đội quân Nguyễn Hữu Cảnh, vua Nặc Thu bỏ thành chạy trốn, quân Chân Lạp tan vỡ. Ông vào thành vỗ an dân chúng, sau đó Nặc Thu quay lại xin hàng. Nguyễn Hữu Cảnh giao lại thành cho dân chúng và kéo quân về đóng ở cù lao Cây Sao, sau này nhân dân nhớ ơn ông nên đặt tên là Cù lao ông Chưởng, thuộc huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Cuộc tiến quân này, rõ ràng Nguyễn Hữu Cảnh không lấy mục đích chiếm đất mà chỉ tỏ rõ quyết tâm bảo vệ vùng biên ải, đồng thời khẳng định quyền bất khả xâm phạm đến cương giới quốc gia Đại Việt

Dù chỉ lưu lại ở cù lao Cây Sao một thời gian ngắn nhưng hình ảnh về vị tướng nhân hậu vẫn đọng lại mãi trong lòng người dân An Giang. Chính vì thế mà An Giang là tỉnh có nhiều dinh, đình thờ phụng Nguyễn Hữu Cảnh nhất vùng Tây Nam Bộ hiện nay.

Sau cuộc chinh phạt bảo vệ biên cương, trên đường trở về ghé lại An Giang, Nguyễn Hữu Cảnh bắt đầu lâm trọng bệnh. Tháng 5 - 1700, ông kéo quân về Sầm Giang - Tiền Giang thì qua đời, quan cửu sau đó được đưa về Cù Lao Phố ở dinh Trấn Biên. Về việc Nguyễn Hữu Cảnh mất, sách Gia Định Thành thông chí chép rằng: "Lễ công đem quân về đóng ở đồn Cây Sao… đêm ấy, mưa gió nổi lên đùng đùng. Trong đêm ông chiêm bao thấy một người cao lớn, mình áo gấm, tay cầm búa vàng, mặt đỏ như son đến trước mặt nói rằng: Tướng quân nên về gấp không nên lưu lại nơi ác địa này. Ông tỉnh dậy ngẫm nghĩ thấy làm buồn, vì việc biên phòng sắp đặt chưa xong, không biết tính sao. Bỗng trong quân phát bệnh dịch, ông cũng nhiễm đau. Đến ngày tiết Đoan Ngọ ông gượng dậy ra khao quân thưởng binh sĩ, bị gió thổ huyết, bệnh trở nên trầm trọng. Ngày 14 kéo quân về, ngày 16 đến Sầm Giang… Than ôi! Ông qua đời ngày ấy".

Tin dữ báo lên, chúa Hiển Tông Nguyễn Phúc Chu đau buồn khôn xiết, truy tặng Hiện Tán công thần, đặc tiến Chưởng Dinh. Nguyễn Hữu Cảnh mất đi giữa lúc sự nghiệp khai phá mở mang đất Phương Nam của Đại Việt đang diễn ra thuận lợi là một tổn thất lo lớn. Triều đình chúa Nguyễn mất đi một vị tướng khai quốc thiên tài, nhân dân Phương Nam mất đi một vị thủ lĩnh giàu lòng nhân ái. Có thể nói rằng không một nhân vật lịch sử nào ở thế kỉ 17, 18 được nhân dân vùng đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ thờ phụng nhiều như Nguyễn Hữu Cảnh. Những nơi ông dừng chân trên dặm đường kinh lí, kể cả những nơi ông chưa đến, nhân nhân đều lập đền thờ kính vọng phong thần.

Hàng năm từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 5 Âm lịch, khắp các dinh, đình trong tỉnh An Giang đều tổ chức lễ kị yên cúng tế Nguyễn Hữu Cảnh. Còn tại đình Bình Kính ở Cù Lao Phố - Biên Hòa, người dân tổ chức lễ kị yên vào ngày 15 - 16. Trong các dịp ấy, người dân khắp nơi ở Miền Nam đều về đây thắp hương bái vọng, tôn kính ông như là vị thần khai sáng và trong coi vùng đất Phương Nam này.

Nguồn: http://vocotruyenvn.net

1625 Alexandre de Rhodes và  Francisco de Pina khai sinh chữ Việt hiện đại 

Giáo sĩ Francisco de Pina sinh tại Guarda, Bồ Đào Nha, ông vào tu Dòng Tên năm 1605.[1] Ông xuất dương và sang đến Đàng Trong năm 1617 qua ngả Macao để hiệp sức với giáo sĩ người ÝCristoforo BorriFrancesco Buzomi. Trong thời gian 1611-17 ông theo học ở Đại học Thánh Phaolô, Ma Cao. Cũng tại đây ông tiếp xúc với giáo sĩ João Rodrigues, nhà ngữ học tiếng Nhật tiên phong, soạn cuốn văn phạm tiếng Nhật chuyển tự sang chữ cái Latinh dựa vào cách phát âm tiếng Bồ, nay gọi là Romaji. Cuốn văn phạm này in khoảng năm 1604-8. Francisco de Pina được cho là đã theo phép chuyển tự này để ghi chép tiếng Việt khi ông vào Đàng Trong.[2] Ông cũng là người đầu tiên Châu Âu biết nói tiếng Việt thông thảo 

Ông hằng chỉ trích các giáo sĩ đương thời đã không nắm vững được ngôn ngữ địa phương để đạt được mục tiêu rao giảng Phúc Âm.[4][5] Pina khởi đầu phương pháp ghi âm tiếng Việt bằng ký tự Latinh mà nay gọi là chữ Quốc ngữ, ông cũng giúp dạy Alexandre de Rhodes học tiếng Việt. Roland Jacques cho rằng Pina đã viết một cuốn văn phạm mà dựa vào đó Honufer Bürgin (Onuphre Borgès) biên soạn thành Manuductio ad Linguam Tunkinensem (Nhập môn tiếng Đàng Ngoài).[1][6] Tuy nhiên, Phạm Thị Kiều Ly cho rằng Pina chưa hoàn thành cuốn văn phạm, và soạn giả của cuốn ManuductioPhilippus Sibin.[7]

Địa bàn mục vụ của giáo sĩ Pina trải dài từ Hội An (Faifo) vào đến Quy Nhơn (Pulucambi). Ông chết đuối ở Vũng Đà Nẵng ngày 15 tháng 12 năm 1625 khi đang cố cứu khách trên một con thuyền bị đắm.[8] Nhà thờ Phước Kiều tại địa bàn dinh trấn Thanh Chiêm xưa, nay là xã Điện Phương, Điện Bàn, Quảng Nam, có ngôi mộ tương truyền là của giáo sĩ Pina.[9] Tuy nhiên điều này có vẻ không đúng bởi vì các ghi chép đương thời cho biết thi hài ông được tẩm liệm và an táng tại Hội An

phần lớn các giáo sĩ thế kỷ 16, 17 (trừ Alexandre de Rhodes) Francisco de Pina không hề để lại tấm ảnh nào cả (F. Pina mất khi mới 40 tuổi)

----

Alexandre de Rhodes một nhà truyền giáo Dòng Tên và một nhà ngôn ngữ học người Avignon. Ông là một trong những giáo sĩ đã góp phần quan trọng vào quá trình truyền bá Công giáo tại Việt Nam.

Chữ Quốc ngữ Việt Nam được hình thành nhờ công trình tập thể của các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha, và Ý, với sự trợ giúp của các giáo hữu Việt NamNhật Bản, do giáo sĩ Francisco de Pinakhởi đầu.[1][2] Khi Rhodes đến xứ Đàng Trong thì phương pháp ghi âm tiếng Việt bằng ký tự Latinh, nay gọi là chữ Quốc ngữ, đang được xây dựng.[3] Alexandre de Rhodes đã ghi nhận và thừa hưởng di cảo của những người tiền bối. Ông không phải là người tạo ra chữ Quốc ngữ nhưng có công hệ thống hóa và san định hệ chữ này, cũng như biên soạn và giám sát việc ấn hành Từ điển Việt–Bồ–La, là cuốn từ điển tiếng Việt đầu tiên.[4][5][6]

Công cuộc truyền giáo ở Việt Nam của ông thăng trầm bởi việc giao thương của chúa Trịnhchúa Nguyễn với Bồ Đào Nha và xung đột giữa hai miền Đàng Ngoài–Đàng Trong. Khi việc giao thương với Bồ Đào Nha bị gián đoạn, ông bị chính quyền trục xuất.[7] Những năm cuối đời, ông truyền giáo tại Ba Tư.

Linh mục Trần Thái Đỉnh cho rằng de Rhodes "hoặc vì không hiểu, hoặc vì muốn xuyên tạc" đã không thấy rằng hai thuyết vô thần và thờ ngẫu tượng "có thể chỉ là hai hình thức bị bóp méo của Tiểu Thừa và Đại Thừa". Mặc Giao phỏng định rằng những sai lầm trầm trọng của de Rhodes về Phật giáo xuất phát từ tâm trạng truyền giáo hăng say quá độ trong khi "không cần tìm hiểu tường tận, chỉ cần dựa vào một số chi tiết để đả phá, nhằm mục đích làm sáng tỏ đạo của mình."

-----

Từ điển Việt–Bồ–La

Trang đầu của các mục từ bắt đầu bằng chữ cái A trong Từ điển Việt–Bồ–La. Mục từ tiếng Việt được dịch sang tiếng Bồ và giải nghĩa trong tiếng Latinh.

Vào năm 1651, ông cho in cuốn Từ điển Việt–Bồ–La (Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum) dựa trên các ký tự tiếng Việt của những giáo sĩ người Bồ Đào NhaÝ trước đó. Có thể coi đây là sự kiện đánh dấu sự ra đời của chữ Quốc ngữ. Bản thân Alexandre de Rhodes đã viết như sau:

Khi tôi vừa đến Đàng Trong và nghe người dân bản xứ nói, đặc biệt là phụ nữ, tôi có cảm tưởng mình đang nghe chim hót líu lo, và tôi đâm ra ngã lòng, vì nghĩ rằng, có lẽ không bao giờ mình học nói được một ngôn ngữ như thế. Thêm vào đó, tôi thấy hai cha Emmanuel FernandezBuzomi, khi giảng, phải có người thông dịch lại. Chỉ có cha Francois Pina là hiểu và nói được tiếng Việt, nên các bài giảng của cha Pina thường đem lại nhiều lợi ích hơn là của hai cha Fernandez và Buzomi. Do đó tôi tự ép buộc mình phải dồn mọi khả năng để học cho được tiếng Việt. Mỗi ngày tôi chăm chỉ học tiếng Việt y như ngày xưa tôi học môn thần học ở Roma. Và nhờ ơn Chúa giúp, chỉ trong vòng 4 tháng, tôi học biết đủ tiếng Việt để có thể giải tội và sau 6 tháng, tôi có thể giảng được bằng tiếng Việt. Kết quả các bài giảng bằng tiếng Việt lợi ích nhiều hơn các bài giảng phải có người thông dịch lại. ...Tuy nhiên trong công cuộc này, ngoài những điều mà tôi đã học được nhờ chính người bản xứ trong suốt gần mười hai năm, thời gian mà tôi lưu trú tại hai xứ Đàng Trong và Đàng Ngoài, thì ngay từ đầu tôi đã học với cha Francisco de Pina người Bồ Đào Nha, thuộc Hội dòng Chúa Giêsu [Dòng Tên] rất nhỏ bé chúng tôi, là thầy dạy tiếng, người thứ nhất trong chúng tôi rất am tường tiếng này, và cũng là người thứ nhất bắt đầu giảng thuyết bằng ngôn ngữ đó mà không dùng thông ngôn, tôi cũng sử dụng những công trình của nhiều cha khác cùng Hội dòng, nhất là của cha Gaspar do Amaral và cha Antonio Barbosa, cả hai ông đều đã biên soạn mỗi ông một cuốn từ điển: ông trước bắt đầu bằng tiếng An Nam [từ điển Việt–Bồ], ông sau bằng tiếng Bồ Đào [từ điển Bồ–Việt], nhưng cả hai ông đều đã chết sớm. Sử dụng công khó của hai ông, tôi còn thêm tiếng Latinh theo lệnh các Hồng y rất đáng tôn..


Ngoài cuốn Tự Điển Việt-Bồ-La đã được Kho Tàng trữ của Thư viện Quốc gia Bồ Đào Nha scan và đưa lên mạng Internet (xem tại đây), còn có bộ các tác phẩm khác trong ấn bản đầu tiên ở thập niên 1650 mà Giáo sĩ Đắc-Lộ viết bằng tiếng Latin, tiếng Ýtiếng Pháp có thể tìm thấy tại Thư viện Maurits Sabbe Lưu trữ 2007-09-28 tại Wayback Machine của Đại học Công giáo tại Louvain (Université catholique de Louvain) tại Bỉ. Ngoài ra, có thêm một số ấn bản hoặc tái ấn bản cũng được tìm ra trong cơ sở dữ liệu PORBASE Lưu trữ 2007-09-27 tại Wayback Machine của Liên hiệp các thư viện ở Bồ Đào Nha.


Mặc dù chữ Quốc ngữ đã ra đời từ giữa thế kỷ 17, nhưng các văn phẩm Công giáo tại Việt Nam trong hơn 200 năm sau đó chủ yếu được viết bằng chữ Nôm, chữ Hán hoặc tiếng Latin.[24] Khi người Phápcủng cố nền cai trị tại Việt Nam thì chữ Quốc ngữ được đặt làm một văn tự chính thức trên toàn Việt Nam vào đầu thế kỷ 20. Chữ Quốc ngữ được các trí thức và phong trào yêu nước cổ vũ để phổ biến tư tưởng canh tân và tinh thần độc lập.

Năm 1941, Hội Trí Tri cùng với Hội Truyền bá Quốc ngữ đã quyên góp để dựng một nhà bia kỷ niệm ngày sinh nhật thứ 350 của giáo sĩ Đắc Lộ ở gần bên bờ hồ Gươm cạnh Đền Bà Kiệu. Tấm bia đá đến năm 1957 thì bị gỡ bỏ và mất tích đến năm 1992 thì mới tìm lại được; hiện tấm bia do Sở Văn hóa Hà Nội lưu giữ.

Năm 1943 chính quyền thuộc địa Đông Dương phát hành con tem30 xu để tôn vinh những đóng góp của ông trong quá trình phát triển chữ Quốc ngữ. Thời kỳ Việt Nam Cộng hòa cũng phát hành một bộ bốn con tem kỷ niệm 300 năm ngày mất của ông, nhưng ra trễ 1 năm (phát hành ngày 5 tháng 11 năm 1961). Tên ông được đặt cho một trường trung học và một con đường ở Sài Gòn gần Dinh Độc Lập. Con đường mang tên ông bị đổi thành Thái Văn Lung năm 1985; vào năm 1995, sau một hội thảo chính thức của Hội Khoa học Lịch sử,[33] con đường này lấy lại tên Alexandre de Rhodes cho đến nay.

năm 2018, 3 tấm bia tri ân đặt quanh mộ ông tại Nghĩa trang Armenia, thành phố Isfahan, Iran. Buổi lễ còn có sự tham dự của giới chức tôn giáo và dân sự thành phố. Trên bia đá có ghi dòng chữ tri ân bằng tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Ba Tư.

Phạm Cảnh- thế kỷ 16- thành hoàng làng thờ ở Đình Bát Tràng

Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Kỷ Sửu niên hiệu Hưng Trị thứ 2 (1589) đời Mạc Mậu Hợp (1) Tên tự là Hiếu Liêm, hiệu Trung Thành, quê l. Kỳ Trọng, nay là th. Kỳ Trọng, x. Đông Hà, h. Đông Hưng. Được bổ làm Hiến sát sứ Hải Dương. 

Năm 1592, nhà Mạc phải bỏ Thăng Long, ông bị nhà Lê bắt hợp tác. Ông miễn cưỡng cáo biệt gia tộc, rồi lên thuyền về Kinh. Thuyền gần đến Kinh thành, ông lấy giấy bút vừa viết vừa đọc: “Sinh Mạc thời, sĩ Mạc triều, thực Mạc lộc, sự nhị hà kham” (Sinh thời Mạc, làm quan ăn lộc nhà Mạc không thể thờ hai chúa). Đọc xong, ông liền nhảy xuống sông tự tử. Nhân dân quê ông và Bát Tràng, nơi ông tự vẫn đã lập đền thờ ông.

http://timcoinguon.blogspot.com/2013/06/nguoi-ho-pham-o-thai-binh.html 

(1) Đăng khoa lục Quyển 1. ấn bản giấy dịch chữ quốc ngữ năm 1962.

 1434, những người đi lấn biển, đảo Hà Nam, Quảng Ninh 

17 họ (4 Vũ, 2 Bùi, 1 Ngô, 5 Nguyễn, 2 Lê, 1 Phạm, 2 Dương). 

5 người là Quốc Tử Giám giám sinh (học sinh trường Quốc Tử Giám) và 3 người là hiệu sinh (học vị tú tài thời Lê),  Họ đã tập hợp nhau lại sắm thuyền xuôi nước đi tìm chỗ ở mới. Đến cửa sông Bạch Đằng thuộc trấn Hải Đông, họ dừng thuyền ở đây và phát hiện ở phía Nam thị xã Quảng Yên có bãi triều rộng lớn, nhiều cây sú vẹt mọc dày đặc như rừng, khi nước triều lên, cả bãi sú vẹt ngập nước mênh mông nhưng có một số đượng đất cao nổi trên mức triều, trời mưa lại nghe thấy tiếng ếch kêu râm ran trên gò đất ấy, đoán rằng sẽ có nước ngọt (hồ Mạch ngày nay), lại thấy thiên thời, địa lợi, có sông nước mặn lên xuống theo thuỷ triều, kênh rạch vào ra thuận tiện, họ đã nhận định đây là vùng đất tốt có thể sinh sống lâu dài nên đã quyết định chọn nơi đây làm quê hương mới. lập nên phường Bông Lưu, sau thành xã Phong Lưu


hai người là Hoàng Nông và Hoàng Nênh quê Trà Lý (Hà Nam) chiêu tập người quai đê lấn biển lập nên xứ Bản Động


Nam xã Phong Lưu, có hai người là Đỗ Độ và Đào Bá Lệ quê ở Trà Lý (Hà Nam), một người là Lê Phúc Hy quê ở Văn Cú (Hải Dương), chiêu tập người quai đê lấn biển lập nên xã Lương Quy, nay là xã Liên Hoà. 


Ba người là Hoàng Kim Bảng, Đồng Đức Hấn và Phạm Thanh Lảnh chiêu tập người quai đê lấn biển lập nên xã Vị Dương, nay là xã Liên Vị.

 

Ở phía Tây Bắc xã Phong Lưu có Phạm Nhữ Lãm chiêu tập dân nghèo quai đê lấn biển lập nên xã Hải Triền nay là phường Yên Hải.


-----------------------------------------------------------


Năm 1434 thời vua Lê Thái Tông niên hiệu Thiệu Bình, mở thêm rộng kinh đô, phạm vào đất riêng của gia đình các cụ. Khi ấy nhận lệnh đi tìm quê hương mới, khai giang lập ấp, gia đình chuẩn bị lương thực đầy đủ, xuôi thuyền qua sông Hồng Hà, xuống tới sông Bạch Đằng trong số “thập thất tiên công” có 5 vị Quốc Tử Giám giám sinh (học trò Quốc Tử Giám) và 3 hiệu sinh (đã học xong, chờ ra làm quan). Nghĩa là không chỉ “dân đen” làm ruộng, đánh cá ở các đầm hồ phía nam kinh thành, mà có cả kẻ sĩ Thăng Long! 

lễ hội (đặc biệt là Lễ hội Tiên công, Lễ hội xuống đồng rất đặc sắc, hằng năm thu hút hàng vạn người tham dự), kiến trúc đình chùa, nhà cửa cho đến nết ăn ở và nhất là truyền thống hiếu học, tất cả vẫn giữ nếp Thăng Long. Mỗi làng đều có văn từ thờ Khổng Tử và những người đỗ đạt, là nơi chăm lo việc học của làng. 

chỉ cách vài cây số nhưng tiếng nói của cư dân Hà Nam thanh nhẹ khác hẳn, rằng ở Hà Nam thế hệ trước luôn nhắc nhở thế hệ sau ghi nhớ tổ tiên mình ở thôn Đồng Lầm, phường Kim Hoa, phủ Hoài Đức, huyện Thọ Xương thành Thăng Long đến đây mở đất, lập nghiệp...

cuốn “sử ký” ghi: “Lịch sử 17 cụ tiên công”, rồi đến tên 17 vị, trong đó có hai cụ tổ Lê Khép, Lê Mở

https://nhipsonghanoi.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Xua-va-nay/822096/nhung-nguoi-di-mo-coi 

-----

Trong tổng số 71 nhà thờ của các dòng họ ở khu vực Hà Nam thì có tới 21 nhà thờ các vị Tiên Công đã được xếp hạng di tích Quốc gia. Các di tích này nằm ở các phường, xã: Phong Cốc, Phong Hải, Yên Hải, Cẩm La, Liên Hoà và Liên Vị, thuộc khu Hà Nam, thị xã Quảng Yên


Hà Nam là vùng đất nằm ở phía Nam thị xã Quảng Yên, được nối bởi cầu Sông Chanh bắc qua dòng sông Chanh - một nhánh của sông Bạch Đằng. Tổng diện tích hơn 9.000ha với hơn 34km chiều dài đê biển, bao gồm 8 xã, phường: Cẩm La, Phong Cốc, Phong Hải, Nam Hoà, Yên Hải, Liên Hoà, Liên Vị và Tiền Phong. Có hơn 6 vạn dân sinh sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp, nuôi trồng, đánh bắt hải sản, vận tải biển và dịch vụ.

Là một vùng đất nhỏ nhưng có tới 131 di tích lịch sử văn hoá, trong đó có 4 di tích nằm trong khu di tích Quốc gia đặc biệt, 35 di tích đã được xếp hạng Quốc gia và cấp tỉnh. Đây quả là một vùng địa linh có một không hai của tỉnh Quảng Ninh còn bảo tồn và phát huy được nền văn hoá lâu đời của ông cha ta để lại, với các lễ hội hội đặc sắc, phong tục tập quán, thuần phong mỹ tục mang đậm phong cách của làng quê nông thôn Việt Nam.

 

Theo như gia phả của các dòng họ Tiên Công còn lưu giữ được mà sớm nhất là gia phả của dòng họ Nguyễn Thực, Nguyễn Nghệ ở phường Yên Hải viết lại vào năm Cảnh Hưng (1740-1786) thì vào năm 1434 Lê Thánh Tông lên ngôi Vua, ông tiếp tục sự nghiệp xây dựng đất nước của các triều Vua trước, một trong những chủ trương quan trọng thời đó là mở rộng Kinh thành, vì vậy cho phép dân quanh đấy di cư đi chỗ khác để làm ăn sinh sống. Mười bảy người quê ở làng Đồng Lầm, phủ Phụng Thiên, thành Thăng Long (nay là khu vực công viên Lê Nin, trường đại học Bách Khoa, khu tập thể Kim Liên và bệnh viện Bạch Mai, TP.Hà Nội), trong đó có 5 người là Quốc Tử Giám giám sinh (học sinh trường Quốc Tử Giám) và 3 người là hiệu sinh (học vị tú tài thời Lê), bao gồm: Vũ Song, Vũ Hồng Tiệm, Bùi Huy Ngoạn, Ngô Bách Đoan, Nguyễn Phúc Cốc, Nguyễn Phúc Thắng, Nguyễn Phúc Vinh, Lê Khép, Lê Mở, Vũ Tam Tỉnh, Vũ Giai, Nguyễn Nghệ, Nguyễn Thực, Bùi Bách Niên, Phạm Việt, Dương Quang Tín và Dương Quang Tấn. Họ đã tập hợp nhau lại sắm thuyền xuôi nước đi tìm chỗ ở mới. Đến cửa sông Bạch Đằng thuộc trấn Hải Đông, họ dừng thuyền ở đây và phát hiện ở phía Nam thị xã Quảng Yên có bãi triều rộng lớn, nhiều cây sú vẹt mọc dày đặc như rừng, khi nước triều lên, cả bãi sú vẹt ngập nước mênh mông nhưng có một số đượng đất cao nổi trên mức triều, trời mưa lại nghe thấy tiếng ếch kêu râm ran trên gò đất ấy, đoán rằng sẽ có nước ngọt (hồ Mạch ngày nay), lại thấy thiên thời, địa lợi, có sông nước mặn lên xuống theo thuỷ triều, kênh rạch vào ra thuận tiện, họ đã nhận định đây là vùng đất tốt có thể sinh sống lâu dài nên đã quyết định chọn nơi đây làm quê hương mới. Cuộc sống dần ổn định, con cháu ngày càng đông, quai đắp đất đai ngày càng rộng, rồi lập nên phường Bông Lưu, sau thành xã Phong Lưu gồm ba thôn Phong cốc, Cẩm La, Yên Đông.

 

Cũng trong khoảng thời gian đó, ở phía Đông xã Phong Lưu, có hai người là Hoàng Nông và Hoàng Nênh quê Trà Lý (Hà Nam) chiêu tập người quai đê lấn biển lập nên xứ Bản Động, sau đổi thành Trung Bản. Trung Bản sau sáp nhập với xã Phong Lưu thành 4 thôn (nhất xã tứ thôn): Phong Cốc, Cẩm La, Yên Đông, Trung Bản.

 

Ở phía Đông Nam xã Phong Lưu, có hai người là Đỗ Độ và Đào Bá Lệ quê ở Trà Lý (Hà Nam), một người là Lê Phúc Hy quê ở Văn Cú (Hải Dương), chiêu tập người quai đê lấn biển lập nên xã Lương Quy, nay là xã Liên Hoà. Ba người là Hoàng Kim Bảng, Đồng Đức Hấn và Phạm Thanh Lảnh chiêu tập người quai đê lấn biển lập nên xã Vị Dương, nay là xã Liên Vị.

 

Ở phía Tây Bắc xã Phong Lưu có Phạm Nhữ Lãm chiêu tập dân nghèo quai đê lấn biển lập nên xã Hải Triền nay là phường Yên Hải.

 

Những năm về sau, dân ở xã Phong Cốc đến mở mang thêm khu Đồng Cốc xã Hưng Học (nay là khu Hưng Học, phường Nam Hoà). Vòng đê của các xã Phong Lưu, Lương Quy, Vị Dương, Hải Triền, Hưng Học được nối liền tạo thành một khu đất mới gồm 8 phường, xã trù phú như ngày nay.

 

Để tưởng nhớ công lao to lớn của những người đầu tiên khai phá tạo lập vùng quê mới, con cháu đời sau đã suy tôn các cụ là Tiên Công, lập miếu, đình thờ các cụ. Mười bảy cụ ở xã Phong Lưu được thờ chung ở miếu Tiên Công, xã Cẩm La (đã được xếp hạng di tích Quốc gia năm 1990). Hai cụ Hoàng Nông và Hoàng Nênh ở xã Trung Bản thờ ở miếu Tiên Công, xã Liên Hoà (xếp hạng năm 2001). Hai cụ Hoàng Kim Bảng, Đồng Đức Hấn được phối thờ ở đình Vị Dương, xã Liên Vị (đã hỏng), sau này cụ Đồng Đức Hấn được chuyển về quê thờ. Cụ Phạm Nhữ Lãm được phối thờ ở đình Hải Yên, phường Yên Hải (xếp hạng năm 2003). Hai cụ Đỗ Độ và Đào Bá Lệ được phối thờ ở đình Lưu Khê (xếp hạng năm 1995).

 

Từ đời thứ sáu trở đi (khoảng năm 1630), con cháu của các dòng họ phát triển đông đúc nên đã lập nhà thờ riêng để thờ cụ thuỷ tổ và các thế tổ tiếp theo của dòng họ mình. Các dòng họ sinh sống ở đây đến nay đã được 18 đến 22 đời, trong đó có nhiều người học hành hiển vinh đỗ đạt, làm quan chức hoặc có vị trí cao trong xã hội.

 

Các nhà thờ dòng họ Tiên Công ngoài việc xây dựng để sinh hoạt tín ngưỡng theo tục thờ cúng tổ tiên, mang đậm bản sắc văn hoá Việt Nam thì mỗi nhà thờ dòng họ còn là một bảo tàng mỹ thuật, trưng bày các tác phẩm điêu khắc vô cùng giá trị, được nghệ nhân chạm trổ công phu tỉ mỉ sắc nét, tạo thành các bức tranh sống động hình long, ly, quy, phượng, tùng, cúc, trúc, mai, hoa lá uốn lượn mềm mại được thể hiện trên các vì kèo, bức cốn, đầu dư, đầu bẩy, cửa võng, khám thờ... mang dấu ấn thời Lê, Nguyễn.

 

Hiện vật, đồ thờ trong các nhà thờ dòng họ không phải là những bức tượng phật, thần thánh cụ thể như những ngôi đình, chùa khác, mà là những bức trướng gỗ, khám, long ngai, bài vị ghi tên thuỷ tổ và các thế tổ, là những hương án, bát bửu, quán tẩy, đại tự, câu đối... ca ngợi công đức của tiên tổ, được dòng họ gìn giữ qua bao thế hệ và sắp xếp bài trí đúng ngôi thứ càng làm tăng thêm vẻ trang nghiêm và mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc.

Ngoài lễ hội Tiên Công diễn ra vào ngày 6-7 tháng Giêng hàng năm thì các nhà thờ dòng họ Tiên Công còn có các ngày sinh hoạt văn hoá riêng, đó là lễ tế Tổ đầu năm (ngày 4/Giêng) và lễ tạ cuối năm (ngày 2/Chạp). Đây là dịp để con cháu tỏ lòng thành hiếu thảo đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ, kính trọng tuổi già và nhớ về cội nguồn dòng họ. Những ngày này, tuy chỉ giới hạn trong phạm vi dòng họ, nhưng tất cả 71 nhà thờ họ ở Hà Nam đều có chung hai ngày lễ đó. Vì vậy mà tất cả các nhà thờ dòng họ ở đây đã góp phần tạo nên ngày đại lễ hội Tiên Công - một lễ hội lớn ở Quảng Ninh mang nét đặc trưng tiêu biểu của vùng quê nông thôn Việt Nam đã được xếp hạng lễ hội Quốc gia./.

Miếu Tiên Công, xã Cẩm La – nơi thờ 17 vị Tiên Công

http://www.baotangquangninh.vn/Chuyen-de/cac-nha-tho-dong-ho-tien-cong-o-khu-ha-nam-quang-yen-1003.htm 

1288 Trận chiến thuỷ bộ Bạch Đằng- Trần Hưng Đạo và Hải chiến cắt thuyền lương thực tại Vân Đồn - Trần Khánh Dư và ba anh em đô phó họ Phạm ở Quảng Ninh

Thời nhà Trần có rất nhiều danh tướng nổi tiếng, nhưng trong số đó Trần Khánh Dư là một người cá biệt, ông đã được vua Trần Thánh Tông nhận làm con nuôi.

Được lập làm Thiên tử nghĩa nam

Theo Đại Việt sử ký toàn thư chép “mùa đông, tháng mười năm Nhâm Ngọ (1282) vua ngự ra Bình Than đóng ở vùng Trần Xá, họp các vương hầu và trăm quan, bàn kế sách đánh giữ và chia đi đóng giữ những nơi hiểm yếu. Cho Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư làm phó đô tướng quân”. Khi quân Nguyên sang cướp, Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư nhân sơ hở đánh úp quân giặc. 

Thượng hoàng khen là có trí lược, lập làm Thiên tử nghĩa nam. Sau khi đánh thắng người Man được phong Phiêu kỵ Đại tướng quân. Chức Phiêu kỵ tướng quân không phải là Hoàng tử thì không được phong vì Khánh Dư là Thiên tử nghĩa nam nên mới có lệnh ấy. Rồi từ tước hầu tăng lên mãi đến Tử phục thượng vị hầu, quyền chức quán thủ.

Trong cuộc kháng chiến chống quân giặc Hồ, ai cũng khen nhiều về chiến công trên sông Bạch Đằng của Trần Hưng Đạo, nhưng ít người biết đến trận chiến thắng Vân Đồn của Trần Khánh Dư. Trong Đại Việt sử ký tiền biên, sử gia Ngô Sĩ Liên đã có nhận định và khen ngợi công lao của Trần Khánh Dư với trận chiến Vân Đồn. Trận chiến thắng đó rất kỳ diệu và rất căn bản cho trận chiến thắng sau đấy.

Ba đường tiến công bằng thủy bộ của giặc Nguyên đều phụ thuộc vào thuyền lương vận tải đường biển. Đại quân đã tiến sâu vào đất Đại Việt, mà thuyền chở lương thực mãi vẫn không thấy. Thoát Hoan sai Ô Mã Nhi ra cửa biển Đại Bàng đón thuyền lương do Trương Văn Hổ chỉ huy, nhưng chờ mãi không gặp phải quay về. Không bao lâu Thoát Hoan sai quân ra Đại Bàng đến Tháp Sơn rồi lại đến An Bang, tất cả chỉ mong chờ để đón thuyền lương của Trương Văn Hổ, nhưng chúng có ngờ đâu số lương thực 170.000 thạch đã chìm hết ở Vân Đồn và Trương Văn Hổ cũng bỏ của chạy lấy người từ lâu rồi.

Trận Vân Đồn là chiến thắng căn bản

Đi đón đã năm lần bảy lượt mà rốt cuộc lương thực không đến vì thế mà ba quân tướng sĩ (quân Mông Cổ)[1] đói khát, lương thực đã không có, đồng nội cũng không cướp bóc được gì. Tướng sĩ đều căm phẫn. Ép họ chiến đấu thì họ trả lời: “Ốm đau không chiến đấu được”. Dụ họ ở lại thì họ trả lời: “Lương hết không thể ở lại được”. Họ đã quyết ra về thì không cần ta phải đuổi, tin chiến thắng ở Bạch Đằng chỉ làm tăng thêm quân uy mà thôi.

Trận đón đánh ở Vân Đồn do Trần Khánh Dư chỉ huy là chẹt con hổ mà cướp lấy mồi đã làm cho quân địch yếu thế và là một tiền đề quan trọng cho đại quân ta chiến thắng quân giặc trên các trận tuyến. Ngô Thì Sĩ chép: “Tướng nhà Nguyên là Trương Văn Hổ chở thuyền lương tới, Khánh Dư đón đánh, quân giặc đại bại. Đến biển Lục Thủy lại đánh bại quân giặc. Thuyền lương đều bị chìm xuống biển...”. Đó là chiến công hiển hách nhất của Trần Khánh Dư. Ngô Thì Sĩ cho rằng: “Trận thắng ở Vân Đồn là căn bản của việc đánh giặc Hồ đấy”. Đại Việt sử ký chép rõ trận hải chiến tại Vân Đồn:

Ngày 30/12/1287, thái tử nhà Nguyên là A Đài cùng Ô Mã Nhi đem 30 vạn quân đánh vào Vạn Kiếp, rồi thuận dòng xuôi về phía Đông, người các hương Ba Điểm, Bàng Hà đều đầu hàng.


2014

https://baotanglichsu.vn/vi/Articles/3098/16587/danh-tuong-tran-hai-chien-van-djon.html 


 [1] 11/08/2015  Vì đó là quân của nhà Nguyên chứ không phải là quân "Mông Cổ". Người Mông Cổ chiếm được Trung Hoa và khi đưa quân, chỉ có kỵ binh (thám mã xích) và các tướng là người Mông. Chỗ còn lại là Hán Binh lấy từ số quân tộc Hán từ miền Bắc. Và hơn nửa số đó là Tân Phụ quân từ miền Nam sau khi đã diệt Tống. Vì thế quân Nguyên không hết lòng chiến đấu ! Bao nhiêu trận có Kỵ Binh Mông Cổ, quân Việt đều không đánh lại, tan hàng vài lần. Đó là lý do Hưng Đạo vương đã không để giao chiến trực tiếp. Mời xem Trần Hưng Đạo do Hoàng Thúc Trâm nghiên cứu !

-------------------- 

Về ba vị tướng họ Phạm thờ tại Quan Lạn ( Vân Đồn Quảng Ninh)

Theo truyền miệng của người dân Quan Lạn, ba ông là anh em ruột. Khi quân Nguyên do Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp chỉ huy kéo sang nước ta lần thứ ba (1287), ba ông đã chỉ huy dân binh địa phương cùng quân nhà Trần do Trần Khánh Dư chỉ huy đánh địch tại cửa Gót. Do tương quan lực lượng chênh lệch, cả ba ông đã hy sinh. Xác của ba ông trôi dạt vào bờ ở ba nơi: Sao Ỏn, Đông Hồ và Bến Đình. Dân làng thương xót đã lập miếu thờ và tôn làm thần. 

cố GS Trần Quốc Vượng có kể lại vào mùa hè năm 1967, trong chuyến khảo sát tại Quan Lạn, ông đã đọc được bài vị tướng họ Phạm thờ trong đình. Ba anh em vốn làm nghề đánh cá, thường dân ở đảo giúp Trần Khánh Dư đánh trận Vân Đồn. Truyền thuyết dân gian tại đảo kể rằng một người là “Ông Nhòm” có tài nhìn xa, thấy thuyền địch vào; ông thứ hai là “Ông Hô” có tài “ăn sóng nói gió” bèn hô hoán cho dân đảo biết, còn ông thứ ba là “Ông Đục” có tài lặn giỏi đã bơi ra đục chìm thuyền giặc.


Nghiên cứu các bài vị, sử tích, gia phả, đối chiếu với các miếu thờ và truyền thuyết ở Quan Lạn và một số nơi khác, GS Hoàng Giáp và cộng sự đã đi tới khẳng định: Ba anh em họ Phạm làng Khê Chanh (Quảng Yên,  Quảng Ninh) , các cụ Phạm Thuần Dụng, Phạm Công Chính, Phạm Quý Công , từng là phó tướng của Trần Khánh Dư, đã được thờ tại ba ngôi miếu ở Quan Lạn có nguồn gốc chính xác ở Quảng Yên, ngày giỗ tổ 17 tháng giêng.


1285 Phạm Ngũ Lão, Hải Dương- vị tướng thứ 2 của VN-chỉ xếp sau Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn

-người góp công rất lớn trong cả hai cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên lần thứ hai năm 1285 và lần thứ ba năm 1288. Đương thời, danh tiếng của ông chỉ xếp sau Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn

Phạm Ngũ Lão (chữ Hán: 范五老; 12551320) là danh tướng nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông là người góp công rất lớn trong cả hai cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên lần thứ hai năm 1285 và lần thứ ba năm 1288. Đương thời, danh tiếng của ông chỉ xếp sau Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn – người được xem như vị tướng vĩ đại nhất trong lịch sử quân sự phong kiến Việt Nam.

Cuộc đời và sự nghiệp

Phạm Ngũ Lão là người làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, Hải Dương (nay là làng Phù Ủng xã Phù Ủng huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên), Việt Nam. Theo sách Tông phả kỷ yếu tân biêncủa Phạm Côn Sơn dẫn gia phả họ Phạm, ông là cháu 8 đời của tướng Phạm Hạp thời nhà Đinh. Ngay từ thuở nhỏ, cậu bé Ngũ Lão đã tỏ ra khác thường, tính tình khẳng khái. Khi ở làng có người đỗ Tiến sĩ (Bùi Công Tiến) tổ chức ăn mừng, cả làng kéo đến, riêng Ngũ Lão thì không. Người mẹ hỏi con tại sao không đến, Ngũ Lão thưa với mẹ: chí làm trai phải lập công danh rạng rỡ non sông mà con chưa lập được bằng người, đi mừng người ta nhục lắm. 

Cũng thời gian ấy, Hưng Đạo Vương có việc quân qua vùng đất Phù Ủng. Phạm Ngũ Lão đang ngồi đan sọt ngoài đường mải nghĩ về cuốn sách Binh thư nên không biết quan quân trảy đến. Một người lính dẹp đường quát mãi, chàng trai đan sọt vẫn cứ ngồi yên. Người lính bèn dùng giáo xuyên vào đùi kẻ cản đường, vậy mà người đan sọt cứ như không. Tướng công thấy vậy bèn ra nói chuyện với chàng trai. Qua đối đáp trôi chảy của chàng trai nông dân, Tướng công thầm hiểu đây sẽ là một vị lương tướng của triều đình. Ông sai lính lấy thuốc trị vết thương rồi cho mời về triều.

Sau khi về kinh đô, Hưng Đạo Vương tiến cử Phạm Ngũ Lão lên Triều đình với chức cai quản quân Cấm vệ. Vệ sĩ biết ông là nông dân thì không phục bèn xin tâu được cùng ông thử sức. Phạm Ngũ Lão bằng lòng, nhưng trước khi vào đấu sức, ông xin về quê 3 tháng. Về quê, ngày nào Phạm Ngũ Lão cũng ra cái gò lớn ngoài đồng, đứng cách một tầm mà nhảy lên, nhảy mãi cho đến khi cái gò bị sạt mất một nửa. Hết hạn, ông trở về cấm thành, cùng các vệ sĩ so tài. Thấy ông tiến thoái như bay, tay đấm, chân đá thoăn thoắt, xem ra sức có thể địch nổi cả vài chục người. Từ đó, quân vệ sĩ bái phục ông.

Quân sự

Trong hai cuộc chiến chống quân xâm lược nhà Nguyên (1285-1288) Phạm Ngũ Lão lập được nhiều chiến công. Năm 1285, trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai ông cùng với Trần Quang Khải tiến đánh Chương Dương, Hàm Tử, đập tan đội binh thuyền khổng lồ của giặc và diệt quân Nguyên chiếm đóng Thăng Long. Sau đó, Phạm Ngũ Lão được lệnh mang 3 vạn quân phục kích đánh địch ở Vạn Kiếp, chặn đường địch rút chạy lên biên giới phía bắc và diệt được hai phó tướng địch là Lý Quán và Lý Hằng.

Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ ba (12 - 1287), Phạm Ngũ Lão cùng các tướng bày trận phục kích đường rút lui của giặc trên sông Bạch Đằng, trong trận này quân nhà Trần bắt sống các tướng nhà Nguyên là Phàn Tiếp, Áo Lỗ Xích, Ô Mã Nhi. Phạm Ngũ Lão tiếp tục truy kích cánh quân của Thoát Hoan trên đường bộ.

Năm 1290, vua Trần Nhân Tông giao cho ông cai quản quân Thánh Dực, phong chức Hữu Kim ngô Đại tướng quân. Năm Giáp Ngọ (1294) nhờ lập công khi đi đánh ở Ai Lao, ông được ban Kim Phù (tức binh phù làm bằng vàng). Năm Đinh Dậu (1297) cũng nhờ lập công khi đi đánh trận ở Ai Lao, ông được ban Vân Phù (tức binh phù có khắc chạm hình mây). Năm Tân Sửu (1301), ông được phong làm Thân Vệ Đại tướng quân và được ban Quy Phù(tức binh phù có chạm hình con rùa). Đến đời vua Trần Anh Tông, ông được thăng tới chức Điện súy Thượng tướng quân, tước Quan nội hầu. Một người con gái của Phạm Ngũ Lão hiệu là Tĩnh Huệ là thứ phi của vua Anh Tông[1].

Phạm Ngũ Lão đã ba lần cất quân đi trừng phạt sự xâm chiếm, quấy nhiễu của quân Ai Lao vào các năm 1294, 1297 và 1301; hai lần Nam chinh đánh thắng quân Chiêm Thành vào năm 1312, buộc vua Chiêm là Chế Chí phải xin hàng và 1318 vua Chế Năng phải bỏ chạy sang Java[2][3].

Văn học

Không chỉ có tài về quân sự, mà ông còn để lại nhiều bài thơ về chí trai, lòng yêu nước. Tiếc là hiện nay tác phẩm của ông chỉ còn lại hai bài là Thuật hoài (Tỏ lòng) và Vãn Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương (Viếng Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương).

Đời tư

Ông được Trần Hưng Đạo gả con gái (giả làm con gái nuôi của Trần Hưng Đạo vì nhà Trần có quy định chỉ gả con gái trong dòng tộc) là quận chúa Anh Nguyên.

Qua đời

Ngày 1 tháng 11 năm 1320, Phạm Ngũ Lão mất, hưởng thọ 65 tuổi.[4] Vua Trần Minh Tông nghỉ chầu 5 ngày và phong ông là Thượng Đẳng Phúc Thần, đây là một đặc ân của nhà vua đối với ông.

Nhân dân xã Phù Ủng dựng đền thờ ngay trên nền nhà cũ của ông. Ông cũng được phối thờ tại đền Kiếp Bạc, Chí Linh, Hải Dương tại đền thờ Trần Hưng Đạo.

Tác phẩm

Mặc dù chuyên lo việc quân, song Phạm Ngũ Lão vẫn "thích đọc sách, ngâm thơ" (Đại Việt sử ký toàn thư, quyển 4, tờ 38a). Thơ văn ông hiện chỉ còn lại hai bài thơ chữ Hán

Nhận định

Nhà sử học lỗi lạc của nước nhà ở thế kỉ XV là Tiến Sĩ Ngô Sĩ Liên đã đánh giá rất cao về tài năng phi thường của ông:

“Tôi từng thấy các danh tướng nhà Trần như Hưng Đạo Vương thì học vấn tỏ ra ở bài hịch, Phạm Điện Súy (chỉ Phạm Ngũ Lão) thì học vấn biểu hiện ở câu thơ, nào phải riêng chuyên về nghề võ. Thế mà dùng binh tinh diệu, hễ đánh là thắng, hễ tấn công là chiếm được, người xưa cũng không ai có thể vượt qua nổi các ông”.

Bài hịch mà Tiến Sĩ Ngô Sĩ Liên nói đến chính là bài Hịch tướng sĩ của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, còn lời thơ mà Tiến Sĩ Ngô Sĩ Liên nhắc tới chính là lời thơ trong bài tứ tuyệt của Phạm Ngũ Lão, được hậu thế đặt cho tiêu đề là Công Đoàn.

Ngày nay tại Việt Nam đang có những con đường, phố và ngôi trường mang tên ông.


Đền Các Đông (Từ điển Thái Bình)

Đền còn gọi đền Hét, th. Các Đông, x. Thái Thượng, h. Thái Thụy, thờ Phạm Ngũ Lão. Xây từ đời Trần trên đất đồn doanh cũ của Phạm Ngũ Lão khi ông đem quân về trấn cửa Đại Toàn (Diêm Điền). Đền hiện tại tái dựng vào đầu niên hiệu Tự Đức (1883), gồm tòa đại bái 5 gian, tòa trung tế 5 gian, điện thờ 3 gian, bố cục kiểu "Tiền nhất hậu đinh". Các gian trung tâm tòa đại bái và trung tế lắp cửa võng sơn son thếp vàng, chạm tứ quí tứ linh. Đồ tế khí còn rất nhiều, trong đó có tòa khám gian và cỗ sập thờ là quí nhất. Cỗ khám mặt tiền rộng 2 m, 3 mặt lắp 2 tầng cửa võng chạm tứ linh, cánh cửa trổ thủng long, phượng bệ chân quì, dạ cá chạm rồng. Trong khám đặt tượng Điện tiền tướng quân Phạm Ngũ Lão. Cỗ sập thờ tạo dáng chân quì dạ cá, thành soi chỉ kép, thân chạm rồng, phượng, tùng, cúc mai, dạ cá chạm rồng... có gần 50 họa tiết trang trí rất đẹp. Hội đền vào ngày 8 tháng Giêng âm lịch, có trò vui "vật cầu" đặc sắc. Được xếp hạng DTLS cấp Quốc gia (1993).

1242 Yết Kiêu -Phạm Hữu Thế, Hải Dương, ngư dân lặn giỏi, thuỷ quân nhà Trần


Ở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương có ngôi đền cổ thờ một danh tướng nhà Trần, người đã có công nhiều lần đục thủng thuyền giặc Nguyên Mông làm nên chiến thắng lẫy lừng trong lịch sử. Đó là đền Quát, thờ danh tướng Yết Kiêu, Đệ nhất đô soái thuỷ quân đức thánh Trần triều...


Yết Kiêu tên thật là Phạm Hữu Thế (1242-1301), phụ thân là Phạm Hữu Hiệu, người Hạ Bì, còn gọi là làng Quát (nay là thôn Hạ Bì, xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc, Hải Dương). Thân mẫu Yết Kiêu là Vũ Thị Duyên, người làng Lôi Động, Thanh Hà, nay là làng Đồng Nổi, xã Tân An, Thanh Hà, Hải Dương. Sinh trưởng trong một gia đình ngư dân nghèo, 8 tuổi mồ côi cha, từ nhỏ, Phạm Hữu Thế đã phải lặn lội sông nước bắt cá tôm nuôi mẹ. Khi đất nước bị quân Nguyên Mông xâm lược, Yết Kiêu từ biệt mẹ tòng chinh và được tuyển vào thuỷ quân nhà Trần. Ông đã cùng quân dân nhà Trần làm nên nhiều chiến thắng, như chiến thắng Hàm Tử, Tây Kết, chiến thắng Bạch Đằng… Ông mất ngày 28 tháng Chạp năm Quý Mão (1303). Khi ông mất, Vua Trần đã ban sắc phong cho dân làng Hạ Bì lập đền thờ và suy tôn ông là Thành hoàng làng. Yết Kiêu còn được lập miếu, đền thờ ở nhiều nơi, nhưng lớn nhất vẫn là đền Quát. Về tên gọi đền Quát, người dân nơi đây kể rằng: trước kia, cứ đến hội đền, dân các làng chài khác về dự hội rất đông vui. Chính vì thế mới gọi là đền Quát (Quát trong từ bao quát).


Đền Quát đang được tiến hành trùng tu.

Khuôn viên ngôi đền hiện nay toạ lạc ở vị trí rất đẹp, phía trước là dòng sông Đinh Đào, một khúc của sông Đò Đáy bao bọc ruộng đồng phù sa màu mỡ. Đây là gò đất cao, trải bằng phẳng, vốn là bến đò xưa, cũng chính là nơi chôn rau cắt rốn của danh tướng Yết Kiêu. Khúc sông trước mặt đền là nơi mà bao đời nay con cháu họ Phạm- hậu duệ của ông- thả lưới, quăng chài để mưu sinh. Khu di tích đền thờ Yết Kiêu bao gồm đền chính và bãi bơi. Đến lần trùng tu đời Nguyễn, đền chính được thiết kế gồm tiền tế 7 gian và hậu cung 3 gian. Giữa đền và bãi bơi có một hồ nước nhỏ rộng rất đẹp. Đền xây dựng bằng gạch, lợp ngói âm dương. Bên trong đền có rất nhiều đại tự, cuốn thư, đồ thờ, các sắc phong, những hình vẽ, chạm trổ. Đền chính đã thay đổi nhiều, còn bãi bơi thì ít thay đổi. Bãi bơi rộng tới 2000m2 dọc theo bờ sông, tại đây có đôi voi đá, ngựa đá và bệ ngự đặt kiệu Yết Kiêu và phu nhân mỗi khi có lễ hội. Khu di tích đền Quát đã được xếp hạng di tích Quốc gia năm 1998. Ở đền Quát bây giờ vẫn còn rất nhiều câu đối hay. Đặc biệt bên trong đền còn có tượng đôi trâu thần. Chuyện kể rằng, vào khoảng năm 15 tuổi, trong một lần đi gánh nước, Yết Kiêu thấy hai con trâu trắng húc nhau chí tử trên bờ sông. Một con nhỏ hơn nhưng hung dữ đánh sừng rất hiểm. Con còn lại rất khoẻ nhưng ra đòn chậm chạp. Ông nghĩ, nếu không can ắt có một con sẽ chết nên nhảy vào dùng đòn ống can hai con trâu ra. Chúng hoảng sợ bỏ chạy xuống sông rồi biến mất, để lại hai cái lông. Yết Kiêu nhanh tay nhặt được, đặt xuống nước thì thấy nước rẽ làm đôi. Ông đinh ninh đó là lông trâu thần, liền cầm lên và nuốt vào bụng. Từ đó, thân thể Yết Kiêu cường tráng phi thường, bơi lặn lâu như đi trên mặt đất... Ngoài tượng đôi trâu thần, trong đền thờ còn có nhiều hiện vật khác như voi chiến, ngựa chiến, cá thần, hạc thần v.v. Đặc biệt, bên phải tượng Yết Kiêu uy nghiêm còn an trí tượng công chúa nhà Nguyên tên gọi Ngọc Loan.


Lễ hội đền Quát tưởng nhớ Yết Kiêu xưa kia được tổ chức vào mùa xuân nhưng gần đây được chuyển sang mùa thu để cộng hưởng cùng với lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc (Chí Linh, Hải Dương) tưởng niệm Trần Hưng Đạo, chủ soái của Yết Kiêu. Đây là những lễ hội quan trọng nhất của Hải Dương. Lễ hội đền Quát bao giờ cũng tổ chức lễ rước thuỷ và rước bộ như một nghi thức quan trọng nhất của phần lễ. Phần hội luôn luôn có cuộc thi bơi chải. Người tham gia thi bơi là những thanh niên khoẻ mạnh, được tuyển chọn rất kỹ từ những xóm chài. Các đội thuyền trước khi bơi đều phải tuân theo nghi lễ bắt buộc là vào dâng hương để xin mùa cá bội thu, nhân dân no ấm. Người bơi đều chít khăn, thắt lưng, tất cả đều mặc áo cổ vuông và khác màu để phân biệt các đội với nhau. Thuyền đua được thiết kế dạng thuyền rồng dài và hẹp có độ lướt cao. Đường đua là đoạn sông thẳng nhất, được cắm cây nêu gắn cờ đuôi nheo để đánh dấu đích đến. Khi người thi bơi nghe thấy một hồi, một tiếng trống, nghĩa là cuộc thi bắt đầu. Lễ hội đền Quát thể hiện tinh thần thượng võ cao đẹp của dân tộc. Nó có nét tương đồng với lễ cầu ngư của ngư dân duyên hải Trung bộ. Hiện nay, lễ hội đền Quát luôn thu hút đông đảo con cháu họ Phạm cũng như du khách xa gần đến thăm viếng.


Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sự và sự băng hoại khốc liệt của thời gian, nhiều hàng mục công trình đền Quát đã xuống cấp. Rất nhiều sắc phong quý giá từ thời phong kiến đã bị thực dân Pháp cướp đi mất. Vì thế, để bảo tồn những vốn quý còn lại, đền Quát đang được trùng tu trên diện tích rộng 40.000m2, như một công trình lịch sử văn hoá trọng điểm của Hải Dương cũng như cả nước…


Phạm Cự Lượng 944, Hải Dương, dẹp 12 sứ quân, dẹp Tống, dẹp Chiêm Thành

Phạm Cự Lạng sinh ngày 20 tháng 11 năm 944, người làng Trà Hương, Nam Sách, Hải Dương. Ông sinh ra trong một gia đình võ quan. Ông nội là Phạm Chiêm, giữ chức Đông Giáp tướng quân đời Ngô Quyền. Cha là Phạm Mạn, làm Tham chính Đô đốc đời Ngô Nam Tấn vương (Xương Văn), mẹ là Trần Thị Hồng. Ông bà có 8 người con, 5 trai, 3 gái đều hiển đạt.

Ngay từ nhỏ Phạm Cự Lạng đã tỏ rõ tư chất thông minh, có chí lớn, văn võ đều thấu hiểu. Ông thường cùng anh cả là Phạm Hạp đem tiền của chiêu dụ mọi người, mua ngựa luyện quân. Khi Đinh Bộ Lĩnh dấy binh dẹp loạn 12 sứ quân, Phạm Cự Lạng cùng Phạm Hạp đem hơn 2000 người, ngựa từ quê đến Hoa Lư phò giúp Đinh Bộ Lĩnh. Phạm Cự Lạng được phong chức Phòng Ngự sứ tiên phong Tướng quân ra giữ biên ải Đại Ác.

Năm Mậu Thìn (968), dẹp xong loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, tức là Đinh Tiên Hoàng, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Phạm Cự Lạng được phong Tâm phúc tướng quân, coi việc Thị vệ - Quan thân cận của nhà vua.

Năm 979, vua Đinh và Nam Việt vương Đinh Liễn bị sát hại, Đinh Toàn mới 6 tuổi được lập lên ngôi vua. Các đại thần Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Phạm Hạp (anh trai Phạm Cự Lạng) thấy uy quyền của Phó vương Lê Hoàn quá lớn bèn khởi binh chống Lê Hoàn nhưng đã bị Lê Hoàn dẹp tan. Phạm Hạp bị Lê Hoàn xử tử. Tuy vậy, Phạm Cự Lạng vẫn được Lê Hoàn tin dùng làm tướng dưới quyền.

Năm sau, nhà Tống nhân lúc nước Đại Cồ Việt rối ren, liền nảy ý đồ đánh chiếm, liền sai quan trấn thủ Ung Châu là Hầu Nhân Bảo cùng các tướng Tôn Toàn Hưng, Vương Soạn, Triệu Phụng Huân đem quân theo hai đường thuỷ bộ vào xâm lược. Tình thế vô cùng nguy cấp. Tháng 7 năm ấy, Thái hậu Dương Vân Nga phong Phạm Cự Lạng làm Đại tướng tiên phong đem quân đi chống giặc. Trước lúc tiến quân, Phạm Cự Lạng hội quân sỹ ở cửa Đào Lâm (chưa rõ nay thuộc địa phận tỉnh nào), nói rằng: “Bây giờ quân giặc sắp vào bờ cõi mà chúa thượng hãy còn nhỏ tuổi, lấy ai mà thưởng phạt cho chúng ta… chẳng bằng nay ta tôn Thập đạo tướng quân lên ngôi thiên tử đã, rồi sau sẽ xuất quân”. Quân sỹ nghe nói đều hô vang vạn tuế.

Sau chiến thắng chống quân Tống, Lê Hoàn lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu là Thiên Phúc (Canh Thìn - 980), Phạm Cự Lạng được phong làm Thái úy.

Cuối mùa xuân năm Tân Tỵ (981), nhà Tống lại đem quân sang xâm lược, mọi mũi tiến quân của giặc đều bị quân Đại Cồ Việt phá tan, tướng giặc là Hầu Nhân Bảo chết trận, quá nửa quân Tống bị tiêu diệt, buộc vua Tống xuống chiếu lui quân.

Năm Nhâm Ngọ (982), Phạm Cự Lạng phụng mệnh vua đi đánh Chiêm Thành để rửa hận việc vua Chiêm vô cớ bắt sứ giả Đại Cồ Việt, trận này quân ta đại thắng.

Mùa thu năm Quý Mùi (983), Phạm Cự Lạng được vua tin dùng trao trọng trách đi khai sông mới từ Đồng Cổ đến Bà Hòa (tức từ Đan Nê, huyện Yên Định đến Đồng Hòa, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa ngày nay). Trên đắp thành đường lớn, dưới khai thành sông lớn để lưu thông thuỷ bộ. Cũng trong năm này, Phạm Cự Lạng còn chỉ huy đào cảng Đa Cái ở Hoan Châu (tức Hương Cái, Hưng Nguyên, Nghệ An ngày nay).

Ngày12 tháng 9 năm Giáp Thân (984), Phạm Cự Lạng mắc bệnh sốt rét rồi mất tại Đồng Cổ, nơi ông đang nhậm chức. Nhà vua thương tiếc sai người đem di hài Phạm Cự Lạng về kinh đô Thăng Long, an táng tại phía nam Bồ Sơn. Hưởng thọ 41 tuổi.

Ghi nhớ công ơn của Phạm Cự Lạng ở Đồng Cổ và Đa Cái nhân dân lập đền thờ ông (hiện nay vẫn còn). Tại kinh thành Thăng Long, đời vua Lý Thái Tông (1028 - 1054) giao cho Bộ Lễ soạn sắc, sắc phong cho Phạm Cự Lạng làm: “Hoành Thánh Đại vương” chuyên xét việc hình ngục, thờ tại đền Ngự sử (nay là đình Lương Sử thuộc phường Văn miếu - Quốc tử giám - Hà Nội). Tại xã Hưng Lộc, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định) cũng có đền thờ Phạm Cự Lạng ghi lại sự tích tương tự như đình thờ Lương Sử.

Qua nghiên cứu các sắc phong và thần tích(4) còn lưu giữ được ở đình Đoài, xã Hà Châu (Phú Bình), đình Hoàng Đàm và đình Thượng Giã (Phổ Yên) thì trong các bản thần tích đều gọi tên ông là Phạm Cự Lạng, tỏ ý tôn trọng (không gọi tên tục của ông) và trong sắc phong gọi một cách trân trọng là Hồng thánh Khuông quốc Trung vũ Tá trị Đại vương, tên hiệu này được truyền từ thời Lý Thái Tông cho tới ngày nay.

Ngoài các di tích thuộc địa bàn các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Nội và Nam Định (không biết ở Hải Dương quê ông có đền thờ ông không?) thì tỉnh Thái Nguyên có 4 di tích thờ Phạm Cự Lạng đã được nói ở trên. Trong số đó di tích tiêu biểu là đình Đoài còn lưu giữ được sắc phong, thần tích và bài vị thờ ông. Bản Sắc phong ở đình Đoài được vua Tự Đức năm thứ 33 (1881) ban phong, nguyên văn sắc phong: “Cương kiên, Trung kiêu, Địch quả, Trang vũ, Quang ý, Khuông quốc, Trung đẳng thần”. Như vậy, ông là một trong những nhân thần thuộc hàng Trung đẳng thần được nhân dân thờ phụng.

Qua việc phát hiện các tài liệu Hán Nôm tại các di tích nói trên cho biết thêm về 4 nơi thờ Phạm Cự Lạng. Những tư liệu Hán Nôm mới phát hiện này là những tư liệu bổ sung vào kho tàng các tư liệu viết về Phạm Cự Lạng một nhân vật lịch sử lớn, người đã có công với dân, với nước ở thế kỷ thứ X.

Chú thích:

(1) Tức Phạm Cự Lượng.

(2) Tham gia phiên âm, dịch nghĩa bản sắc phong này là các cụ Trần Văn Đật (86 tuổi), cụ Tạ Đình Phúc (73 tuổi), cụ Phạm Bá Đông (68 tuổi) ở địa phương.

(3) Thư mục thần sắc, thần tích tỉnh Thái Nguyên tr.1178, mục 11913, 11926 ( Hoàng Đàm tổng và Thượng Giã làng, phủ Phổ Yên), tr.1183, mục 11962 (Đoài thôn, làng Hà Châu, phủ Phú Bình) Viện Thông tin Khoa học Xã hội Việt Nam, H. 1995.

Đại Việt sử ký toàn thư (kỷ nhà Đinh, kỷ nhà Lý), tập I, Nxb. KHXH, H. 1998.

(4) Xem thêm: thần tích 2 xã Hoàng Đàm và Thượng Dã, phủ Phổ Yên, bản viết chữ Hán xen Nôm, trong đó có chép lại những sắc phong cho Phạm Cự Lượng. Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, sách ký hiệu AE.A18/1 và AE.A18/3.

Sưu tập 17 sắc phong đình Đoài, xóm Ngói, xã Hà Châu, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên./.

Thông báo Hán Nôm học 2008; tr.455-460


Nguyễn Đình Hưng

GIỚI THIỆU BẢN THẦN TÍCH PHẠM CỰ LƯỢNG

NGUYỄN HOÀNG YẾN

Viện Nghiên cứu Hán Nôm

Trong suốt chiều dài mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã có biết bao người anh hùng lập chiến công hiển hách chống giặc ngoại xâm, tên tuổi của học, những chiến công của họ sẽ mãi mãi được các thế hệ người Việt Nam nhắc đến, song có một danh tướng với chiến công hiển hách ở hai triều Đinh - Tiền Lê thì còn được ít người biết đến. Đó là danh tướng Phạm Cự Lượng (Lạng).

Nhân một chuyến đi công tác về Hải Hưng, chúng tôi đã được đọc cuốn thần tích của hương Hưng Lộc viết về vị danh tướng này. Cuốn thần tích có kích thước 21x12.5 gồm 18 trang, chữ viết tay, loại chữ chân, giấy bản đã cũ.

Bản thần tích này của hương Hưng Lộc quê hương của ông Nguyễn Huy Oánh viết vào ngày 15 tháng 11 niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 12 (1751). Nguyễn Huy Oánh tự Thư Hiên, hiệu Thạc Đình, người làng Lai Thạch, huyện La Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh năm 1722, mất năm 1789, năm Kỷ Dậu, Chiêu Thống thứ 3. Năm Cảnh Hưng thứ 9 (1748), ông đậu Thám hoa, làm Đông các đại học sĩ, được cử đi sứ sang Trung Quốc, lúc về thăng đến Hộ bộ thượng thư và có nhiều tác phẩm để lại cho đời trong đó có bản thần tích này. Trong bản thần tích, ông đã giới thiệu khá tỉ mỉ, chi tiết về thân thế cũng như sự nghiệp của Phạm Cự Lượng chúng tôi xin giới thiệu một số thông tin về ông để có thể hiểu thêm về vị danh tướng này.

Phạm Cự Lượng, người ở Khúc Giang, Nam Sách (1). Cha là Phạm Mạn, mẹ là Trần Thị Hồng sinh được năm trai, ba gái, ai cũng hiển đạt, nhưng chỉ có con thứ là Cự Lượng đáng kể nhất. Ông sinh ngày 20 tháng 11 năm Giáp Thìn (944), từ nhỏ tư chất thông minh, văn võ đều thấu hiểu cả, có chí lớn. Ông cùng anh trai là Phạm Hạp theo giúp Đinh Bộ Lĩnh, sau khi dẹp xong 12 sứ quân năm Mậu Thìn (968) vua Đinh tự lập là Đại Thắng Minh hoàng đế, ông Phạm được phong là Tâm phúc tướng quân, coi quân Thị vệ (2).

Năm Canh Thìn (980), vua nhà Tống cho quan trấn thủ Ung châu Hầu Nhân Bảo chức Giao châu thuỷ lục chuyển vận sứ cùng Tôn Toàn Hưng, Trần Khâm Tộ, Lưu Trừng, Giả Thực theo hai đường Lạng Sơn, sông Bạch Đằng vào xâm chiếm nước ta. Tháng 7 năm ấy Thái hậu phong ông Lượng làm Tiên phong đại tướng, ông đã phò lập Thập đạo tướng quân Lê Hoàn lên ngôi Thiên tử. Đế liền phong ông là Thái uý Tham tán nhung vụ, cuối mùa xuân năm Tân Tị (981) tướng Tống là Hầu Nhân Bảo chết trận, mọi tướng quân của giặc đều dẹp xong cả.

Năm Nhâm Ngọ (982), ông Phạm phụng sự vua đánh Chiêm Thành đại thắng tại Đồng Dương (3). Mùa thu năm Quý Mùi, ông vâng mệnh khơi sông mới từ Đồng Cổ (4) đến Bà Hoà (5) trên đắp thành đường lớn, dưới khơi thành sông lớn để lưu thông thuỷ bộ. Tại đây, ông bị bệnh sốt rét, ngày lại tiếp ngày không khỏi, đến năm sau tức năm Giáp Thân (984) thì mất ở nơi hành tại Đồng Cổ. Vua cho người đem linh cữu về kinh, táng tại phía nam núi Bồ.

Dân sở tại Đồng Cổ nhớ ơn ông lúc bình sinh, có công đức cứu dân nghèo khốn, dạy người thật thà bèn lập đền thờ, viết thần hiệu là “Lê triều Tiên phong đại tướng quân Thái uý Đồng Cổ sơn thần”, bốn mùa hương khói không bao giờ dứt.

Đến thời vua Lý Thái Tông (1028 - 1054) hình phạt xử án rối nát, quan Sĩ sư nhiều khi không quyết được. Vua bèn nghĩ mẹo lập một ngôi đền thờ thần, khi có kẻ gian tà thì kéo nhau đến đó mà trình lễ cầu đảo, song chưa chọn được vị nhân thần nào. Tới đêm vua mơ thấy vị sứ giả mặc áo hồng tới phong cho Thái uý Phạm Cự Lượng thời vua Lê là chủ việc thề bồi, xét việc hình phạt tù đày. Tỉnh lại vua hỏi quần thần, có người biết nói rằng: Cự Lượng vốn là tướng quân dưới triều vua Đinh, sau phò Lê Hoàn lên ngôi vua được phong chức Thái uý, ông nội là Phạm Chiêm làm châu mục Vũ An thời Ngô tiên chủ, cha là Phạm Mạn là Tham chính đô hộ thời Nam Tần vương, anh là Phạm Hạp làm quan Đô thống thời Lê, ba đời đều hiển đạt nổi tiếng cả thiên hạ đều biết cả. Vua mừng rỡ liền sai quan bộ Lễ viết sắc phong cho thần là “Hoằng chính đại vương”. Tới hôm sau vua Lý lại mơ thấy có người tới xưng tên là Phạm Cự Lượng quỳ ở dưới điện lạy tạ, nhân thế vua bèn cho mở rộng thêm đền thờ khắc văn bia ghi lại sự việc.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu một số sách viết về nhân vật lịch sử này như sau:

Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam viết: "Ông vốn là danh tướng của nhà Đinh. Năm Tân Tị 981, nhà Tống (Trung Quốc) sai Hầu Nhân Bảo, Tôn Toàn Hưng và Lưu Trường đem quân thuỷ bộ sang xâm lược nước ta, ông được vua Đinh cử làm Đại tướng đem binh chống giữ. Trước lúc ra quân, ông họp binh sĩ lại đề nghị suy tôn Thập đạo tướng quân Lê Hoàn lên ngôi vua để đủ quyền hành cầm vận mạng dân nước, binh sĩ đều tán thành. Sau đó, ông cùng Lê Hoàn dẹp tan quân Tống, giết Hầu Nhân Bảo tại ải Chi Lăng (thuộc Ôn Châu, Lạng Sơn).

Trước kia, anh ông là Phạm Hạp cùng với Đinh Điền, Nguyễn Bặc chống đối Lê Hoàn, đều bị Lê Hoàn giết chết cả. Nhưng ông lại là người giúp Lê Hoàn đắc lực trong việc dứt nhà Đinh, đuổi quân Tống, dẹp Chiêm Thành, ổn định tình hình, dựng nên nhà Tiền Lê hùng cường một thời trong lịch sử nước ta" (6).

Còn theo Đại Việt sử ký toàn thư viết: "Bấy giờ, Lạng Châu nghe tin quân Tống sắp kéo sang, liền làm tờ tâu báo về. Thái hậu sai Lê Hoàn chọn dũng sĩ đi đánh giặc, lấy người ở Nam Sách Giang là Phạm Cự Lạng làm đại tướng quân. Khi [triều đình] đang bàn kế hoạch xuất quân, Cự Lạng cùng các tướng quân khác đều mặc áo trận đi thẳng vào Nội phủ, nói với mọi người rằng: "Thưởng người có công, giết kẻ trái lệnh và phép sáng để thi hành việc quân. Nay chúa thượng còn trẻ thơ, chúng ta dẫu hết sức liều chết để chặn giặc ngoài, may có chút công lao, thì có ai biết cho? Chi bằng trước hãy tôn lập ông Thập đạo làm Thiên tử, sau đó sẽ xuất quân thì hơn". Quân sĩ nghe vậy đều hô "vạn tuế". "Dựng đền thờ Hoằng Thánh Đại vương. Trước đây vua thấy phủ Đô hộ để nhiều án ngờ, quan Sĩ sư không xét đoán được, muốn tỏ rõ sự linh thiêng sáng suốt để tiệt hết kẻ gian trá, bèn tắm gội đốt hương khấn Thiên đế. Đêm ấy vua chiêm bao thấy sứ giả mặc áo đỏ bưng sắc chỉ của thượng đế ban cho Phạm Cự Lạng làm chức Đô hộ phủ ngục tụng minh chủ. Vua hỏi sứ trời rằng: "Người ấy là ai? Hiện đang giữ chức gì của ta?" Sứ giả nói: "Người ấy làm Thái uý triều Lê Đại Hành? Nói xong thì biến mất. Vua tỉnh dậy, gọi các quan vào hỏi việc ấy, phong cho [Cự Lạng] trước vương, sai Hữu ti dựng đền ở phía tây cửa nam thành, tuế thời cúng tế" (7).

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu về bản thần tích Phạm Cự Lượng và một số thông tin về ông, hiện nay đền thờ Phạm Cự Lượng vẫn còn và nằm ở ngay gần Văn Miếu Hà Nội theo sách Di tích lịch sử văn hoá Việt Nam thì ngôi đền này được xây dựng năm Đinh Sửu niên hiệu Thông Thụy thứ 4 (1037) đời vua Lý Thái Tông và trong đền còn lưu giữ được một đôi câu đối đã khái quát được sự nghiệp của ông:

Khuông Lê vĩ tích tồn sơn hải

Bình Tống anh thanh quán cổ kim

(Phò Lê công lớn còn mãi với sông núi

Dẹp Tống tiếng lừng vang khắp xưa nay).

Qua các tư liệu Hán Nôm trên đây, chúng ta có thể hiểu thêm về một nhân vật lịch sử có công với đất nước từ buổi đầu của thời kỳ độc lập. Những công lao của ông đối với dân tộc mãi mãi sẽ còn được người dân Việt Nam nhớ tới. Hiện nay, đền thờ Phạm Cự Lượng nằm ở phố Quốc Tử Giám là một trong những ngôi đền có lịch sử sớm nhất của Hà Nội và ngôi đền này vẫn được nhân dân địa phương tôn tạo, thờ cúng.

Chú thích:

1. Nay thuộc Hải Dương.

2. Thị vệ: chỉ chức quan thân cận của vua làm nhiệm vụ bảo vệ hoàng cung.

3. Tức Indơrapura kinh đô Chiêm Thành.

4. Núi Đồng Cổ: ở xã Đan Nê, huyện An Định, tỉnh Thanh Hoá.

5. Sông Bà Hoà: ở huyện Ngọc Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Bây giờ là sông xã Đồng Hoà.

6. Trích trang 712 - 713 Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam - Nguyễn Q. Thắng, Nguyễn Bá Thế, NXB KHXH, 1991.

7. Đại Việt sử ký toàn thư - Ngô Đức Thọ dịch và chú giải - NXB KHXH, Hà Nội 1993 tờ 25a Bản kỷ 2, Kỷ nhà Lý.

Thông báo Hán Nôm học 2001, tr.726-732.

Nguồn tin: Viện Hán Nôm


Phạm Tu (476-545) vị kiến trúc sư của nhà nước Vạn Xuân-Tô Lịch giang thành - Khởi nghĩa Lý Bí chống nhà Lương

Phạm Tu (476-545) vị kiến trúc sư của nhà nước Vạn Xuân độc lập-hạo khí ngàn năm kinh đô nước Việt: Tô Lịch giang thành-Đại La-Thăng Long-Đông Đô=>Hà Nội

là một trong những người ghi dấu ấn đặc biệt trong công cuộc bảo vệ đất Thăng Long xưa. Những năm gần đây, vai trò của ông càng được làm rõ (2) là Đại Thành hoàng Thăng Long-Hà Nội

Sinh ra bên bờ sông Tô; ở tuổi 70, Ông hy sinh oanh liệt ngay ở chiến thành vùng cửa sông Tô trên đất hương Long Đỗ cổ 

- Đánh giặc Bắc: có công lớn trong việc hạ thành Long Biên, giải phóng đất nước, kháng chiến chống quân Lương xâm lược 

- Đuổi giặc Nam: người Việt Nam đầu tiên cầm quân giữ yên bờ cõi phía Nam 

- Tham mưu cho Lý Nam Đế lập kinh đô, chiến thành cửa sông Tô ở vùng đất Hà Nội thời tiền Thăng Long (3)

------------- Đền thờ ở Hà Nội

Thanh Liệt xưa gọi là Quang Liệt, thế đất được coi là đất đế vương: “Thứ nhất Cổ Bi, thứ nhì Cổ Loa, thứ ba Quang Liệt”. Năm 1690, nhà địa lý Tả Ao đã chọn thế đất đẹp để dựng ngôi đình thờ danh tướng Phạm Tu.

Đến thăm Đình Ngoại bằng phương tiện vận tải công cộng, thuận tiện nhất là đi xe buýt số 37 (Chương Mỹ-Bến xe Giáp Bát) xuống ở điểm dừng UBND xã Thanh Liệt cạnh đình thờ Chu Văn An

Hằng năm cứ đến ngày 20 tháng 7 âm lịch -Phạm Tu hy sinh để bảo vệ thành Tống Bình (Hà Nội ngày nay), người họ Phạm ở khắp mọi miền đều tụ lại với nhau để được nối mình với cội nguồn tổ tiên 

-------------có một số nơi thờ Phạm Tu:

- Xã Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội có 3 nơi thờ: Đình Ngoại, Miếu Vực, Đình Lý Nhân.

- Xã Ngọc Mỹ, Quốc Oai, Hà Nội: Đình Ngọc Than (thờ Lý Nam Đế và Phạm Tu).

- Xã Thụy Văn, Thái Thụy, Thái Bình: Thôn Hoành Sơn.

Có thể còn một số nơi khác thuộc châu thổ sông Hồng, ở xứ Nghệ cũng thờ Phạm Tu. Trong đó có khoảng 200 nơi thờ Lý Nam Đế sẽ có nhiều nơi thờ vị võ tướng số 1 của Hoàng đế như ở Đình Ngọc Than. 

Ở xã Diễn Kim, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An đã từng có một ngôi đền thờ danh tướng thời tiền Lý giữ yên bờ cõi phương Nam, giúp Lý Bí lên ngôi, lập nên quốc hiệu Vạn Xuân (544). Một tấm lòng trung quân ái quốc, đó là tướng quân Phạm Tu.


-----------------------

Danh tướng Phạm Tu là người con ưu việt của Thủ đô Hà Nội thân yêu và anh hùng của chúng ta, đã cống hiến trọn vẹn cuộc đời mình ngay trên mảnh đất quê hương ngàn năm yêu dấu.



Ông sinh năm 476 ở xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội, mất năm 545 trong cuộc chiến chống quân Lương xâm lược tại cửa sông Tô, trên vùng đất Hà Nội ngày nay (phố Chợ Gạo, quận Hoàn Kiếm bây giờ). Ông là Khai quốc công thần nhà Tiền Lý, tên tuổi và sự nghiệp của ông gắn liền với sự ra đời của Nhà nước Vạn Xuân năm 544 về mặt thời gian và với Thủ đô Hà Nội về mặt không gian.


Sử sách cũ ghi chép về nhân vật lịch sử này quá ít ỏi, nên người nghiên cứu phải kết hợp chặt chẽ việc khai thác chính sử với thần phả mới có thể dựng lại cuộc đời và sự nghiệp của ông trên những nét lớn và tiêu biểu.


Từ nhỏ Phạm Tu đã chăm đọc sách, năng luyện tập võ nghệ, chắc hẳn rằng không ngoài việc nuôi chí lớn của một chàng trai lớn lên trong cảnh nước nhà đã bị ngoại bang đô hộ. Với công phu rèn luyện đó, ông đã thực sự trở thành một hào kiệt có uy tín lớn trong cả vùng. Rồng mây gặp hội, đến năm Tân Dậu (541), nhân việc Lý Nam Đế (Lý Bí) khởi binh đánh đuổi nhà Lương (Trung Quốc), Phạm Tu mặc dù lúc đó tuổi đã trên 60 vẫn hăng hái triệu tập binh mã ra ứng nghĩa và được hào kiệt các châu quận trong vùng nô nức hưởng ứng. Tại làng cổ Thanh Liệt đến nay vẫn còn lưu lại các tên đất như cửa Triệu (chắc là lấy tên Thái phó Triệu Túc đặt cho đồn binh), cổng Đồn, cửa Trại, lá Cờ, thanh Kiếm, cũng như các tượng voi, tượng ngựa thờ tại Đình Ngoài nằm trên cánh đồng phía Tây Bắc làng, là nơi thờ Phạm Tu làm Thành hoàng đều gợi nhớ lại thời kỳ hào hùng của võ tướng Phạm Tu huấn luyện quân sĩ tại quê nhà, hưởng ứng hành động đánh giặc cứu nước của Lý Bí.


Cuộc khởi nghĩa của Lý Bí thắng lợi, tên Thứ sử của nhà Lương là Tiêu Tư bị thua phải cùng quân binh tháo chạy về tận Quảng Châu bên kia biên giới. Đất nước ta đã được giải phóng, năm Giáp Tý (544), Lý Nam Đế vào thành Long Biên xưng vương nước Nam Việt, lấy niên hiệu là Thiên Đức, đặt tên nước là Vạn Xuân (ý mong đất nước được hưng thịnh muôn đời, mãi mãi là mùa xuân), dựng điện Vạn Thọ, cắt đặt trăm quan, lấy Triệu Túc làm Thái phó, Tinh Thiều đứng đầu ban văn và võ tướng Phạm Tu đứng đầu ban võ.


Về sự kiện đặc biệt quan trọng này, sử sách xưa nay đều nhận định rằng đó là: "Một triều đình có tổ chức" đã ra đời. Đây là chỉ triều đình của Nhà nước Vạn Xuân thời Lý Nam Đế, cách ngày nay đã ngoài 15 thế kỷ. Có thể khẳng định rằng trong lịch sử nước ta Nhà nước Vạn Xuân là quốc gia dân tộc thứ ba ra đời vào đầu Xuân năm 544, sau hai Nhà nước Văn Lang và Âu Lạc đã xuất hiện từ thời trước Công nguyên.


Nhưng rồi quân Lâm Ấp (Chiêm Thành) ở phía Nam kéo sang lấn chiếm quận Cửu Đức (vùng đất Hà Tĩnh ngày nay). Lý Nam Đế lại cử tướng Phạm Tu cầm quân vào đánh dẹp, đuổi được giặc ra khỏi bờ cõi phía Nam. Hết nạn lớn này đến nạn lớn khác, tháng 6 năm Ất Sửu (545), tướng nhà Lương là Trần Bá Tiêu lại đem quân sang đánh nước ta, Lý Nam Đế cùng các tướng đưa quân ra cản giặc. Tướng Phạm Tu trực tiếp cầm quân ra cầm cự được gần hai năm, chiến đấu vô cùng anh dũng, chặn từng bước tiến quân của giặc. Nhưng vì tuổi cao - lúc này ông đã ngoài 70 tuổi, thế giặc lại mạnh vì thế cánh quân do ông trực tiếp chỉ huy đã thất bại tại vùng Chu Diên (khu vực Hải Dương - Hưng Yên ngày nay) nên phải lui về giữ thành ở ngay cửa sông Tô Lịch (khu vực Chợ Gạo, gần chợ Đồng Xuân hiện nay). Quân Lương siết chặt vòng vây liên tiếp tấn công, cuối cùng ông đã anh dũng hy sinh tại chiến trường vào ngày 20 tháng 7 năm đó (545). Lý Nam Đế cùng các triều quan xét công trạng lão tướng Phạm Tu truy tặng phong tước Long Biên hầu, đặt tên thụy là Đô Hồ (nên có tên gọi là Đô Hồ tướng quân), phong là bản cảnh Thành hoàng, sắc phong cho bản hương là Thang mộc ấp, sưu sai tạp dịch đều được miễn trừ, ban 100 nén bạc lập miếu phụng sự lưu truyền mãi mãi...


GS Đinh Xuân Lâm


Nguồn tin: QĐND

http://timcoinguon.blogspot.com/2013/05/danh-tuong-pham-tu-476-545.html 

Trong các tài liệu lịch sử để lại, có một số nhân vật lịch sử của nước ta còn chưa thống nhất về tên tuổi. Trong đó, trường hợp hiếm có là việc một số tài liệu đồng nhất hai nhân vật lịch sử cách đây 15 thế kỷ: lão tướng Phạm Tu (476-545) và phò mã Lý Phục Man. Do tư liệu về giai đoạn này còn lại không nhiều nên chúng tôi suy luận từ những gì còn ghi lại với mục đích tìm ra điều chân thực.


Vào năm 544, Nhà nước Vạn Xuân được Lý Bí (503-548) thành lập có hai ban văn võ. Lão tướng Phạm Tu đứng đầu ban võ. Thời đó còn có một danh tướng Lý Phục Man. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, thì: “ông được gả công chúa Lý Nương, ban cho ông họ Lý và chức Thiếu úy, được gọi là Phục Man tướng quân. Trở về quê quản lĩnh vùng đất Đỗ Động, Đường Lâm”.


Giáo sư Lê Văn Lan viết: “Còn trong bộ “TỪ ĐIỂN NHÂN VẬT LỊCH SỬ VIÊåT NAM” (Nxb. Khoa học xã hội, H.,1991, tr.744): “Quê làng Giá, thuộc xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Ông được vua Lý phong tước Phục Man tướng quân, đổi theo họ vua là Lý, nên cũng gọi là Lý Tu hay Lý Phục Man, lại được vua gả công chúa Phương Dung cho... Mộ và đền thờ ông nay hãy còn di tích tại quê ông ở làng Giá”.


Như vậy ở đây có việc đồng nhất Phạm Tu với một vị thần là Lý Phục Man, được sách cổ “VIỆT ĐIỆN U LINH” chép từ đầu thế kỷ 14 và là vấn đề sử học được nêu ra đã lâu nhưng chưa được giải quyết”.


Để tìm hiểu vì sao có việc đồng nhất này, chúng ta thử dùng phương pháp “phản chứng” tạm giả thiết là: lão tướng Phạm Tu chính là phò mã Lý Phục Man. Nếu vậy thì:


1. Một vị đứng đầu ban võ của Nhà nước Vạn Xuân – Tả tướng Phạm Tu (Lý Phục Man) “được cử làm tướng quân coi giữ một miền biên cảnh”? Nếu có hẳn một Ban võ, thì chắc chắn nhà nước Vạn Xuân không thể để Lão tướng đứng đầu ban võ đi giữ biên cảnh phía Tây (Đỗ Động, Đường Lâm), trong khi vùng trọng yếu hơn vẫn là phía Bắc.


2. Lý Nam Đế gả công chúa Phương Dung (Lý Nương) cho Phạm Tu? Nếu có sự kiện này chỉ có thể xảy ra từ năm 542 đến 545. Để làm rõ điều này, chúng ta xét năm sinh của Lý Bí là 503; của Phạm Tu là 476; như vậy Phạm Tu hơn Lý Bí 27 tuổi. Nếu sớm nhất là năm 542, Lý Bí gả công chúa cho Phạm Tu (Lý Phục Man), lúc này Phạm Tu đã 67 tuổi; Lý Bí 40 tuổi và con gái của Lý Bí chắc cũng khoảng mười chín, đôi mươi. Một công chúa trẻ vậy mà hoàng đế lại gả cho lão tướng đáng tuổi cha mình, đáng tuổi ông của công chúa sao?


Trong khi đó, từ khi Lý Bí khởi nghĩa (542) đến lúc ông mất (548) chỉ có sáu năm, mà Phạm Tu là lão tướng còn phò mã Lý Phục Man là vị tướng trẻ tuổi. Không thể hai người này là một. Điều chúng ta thấy rõ ràng rằng: Lý Phục Man là một tướng quân trẻ tuổi, tài giỏi nên được Lý Nam Đế gả công chúa. Vùng phò mã cai quản cũng là vùng quê của Lý Bí. Có phải chính Lý Phục Man là người bảo vệ bên cạnh Lý Nam Đế, rồi sau về động Khuất Lão. Nên rất có thể Lý Nam Đế và Lý Phục Man cùng mất năm 548 ở động Khuất Lão?


Từ những suy luận nêu trên cho thấy: việc đồng nhất hai nhân vật lịch sử Phạm Tu (476-545) và Lý Phục Man (?-548) là thiếu cơ sở. Cuốn “TỪ ĐIỂN NHÂN VẬT LỊCH SỬ VIỆT NAM” in năm 2006 đã sửa chữa, có nêu hai nhân vật riêng biệt, không coi Phạm Tu và Lý Phục Man là một người như cuốn sách cùng tên in năm 1991. Đó là một kết luận hợp lý!


Chí Nhân

Nguồn QĐND cuối tuần số 692 ra ngày 04-05/04/2009

http://pham-tu.blogspot.com 

40 Hai Bà Trưng, Vị cứu tinh của dân tộc Lạc Việt, đã khiến cho dân tộc tiếp tục quật khởi để xây dựng nên những triều đại độc lập về sau như  Đại Việt

ngày truyền thống 6 tháng 2 âm lịch,  ngày Hai Bà Trưng tử tiết ở dòng sông Hát.

Henry Kissinger, trong cuốn hồi ký " Những năm ở Nhà trắng" đã có nhận định khá sâu sắc về truyền thống lich sử của dân tộc ta. Rằng dân tộc Việt Nam là một dân tộc sinh ra với lòng tự trọng bẩm sinh, không chịu cúi đầu trước kẻ thù. Tinh thần bất khuất đó đã được un đúc và thử thách suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, nó thấm vào trong dòng máu của mỗi người Việt, khiến cho "Những anh hùng tứ xứ đã tìm đến đất nước hiền hoà đó , một đất nước rặt một màu xanh của rừng, của đồng ruộng và của biển,  với mong muốn áp đặt lên đó một trật tự mới đã thất bại và nếu không nằm vĩnh viễn lại đó thì cũng ra đi với sự thất vọng não nề!"

Lòng tự trọng bẩm sinh, tinh thần bất khuất đó đã được khởi đầu với Hai Bà Trưng.

Dân tộc ta, sau thời đại Hùng Vương, đã chìm vào đêm dài nô lệ. Kể từ khi Triệu Đà xâm lược nước Âu Lạc của An Dương Vương năm 179 trước công nguyên cho đến khi Ngô Quyền đuổi được quân Nam Hán ra khỏi bờ cõi, xây dựng nền tự chủ (938) dân tộc ta đã trải qua một cuộc trường kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc suốt 1.117 năm !.

Ai là người khởi đầu cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc  trường kỳ ấy ? Thưa, Hai Bà Trưng.

Khi bị Triệu Đà xâm lược rồi sau đó bị nhà Hán đô hộ, dân tộc ta đang ở thời kỳ buổi đầu dựng nước. So với Trung Quốc đã thống nhất từ nhà Tần, Lạc Việt là một dân tộc nhỏ yếu hơn nhiều, có lẽ vì thế, cuộc khởi nghĩa đầu tiên đã diễn ra rất chậm. Gần hơn hai thế kỷ (219 năm), kể từ khi bị Nam Việt thôn tính rồi nhà  Hán đô hộ, dân tộc ta mới đủ sức mạnh để quật khởi ! Thời gian hơn tám thế hệ tưởng như có thể xoá đi vĩnh viễn dân tộc Lạc Việt thì may thay, Hai Bà Trưng đã cùng dân tộc trổi dậy đuổi được kẻ thù ra khỏi bờ cõi, dựng nên một nhà nước độc lập, tồn tại được ba năm  (40-43).

Chúng ta, không ai không khỏi rùng mình, rúng động tâm can trước giả thiết "Nếu cuộc khởi nghĩa Mê Linh thất bại !" Thử ngẫm nghĩ mà xem, sau 219 năm bị ngoại thuộc, cuộc khởi nghĩa mới nổ ra, và nếu cuộc khởi nghĩa đó thất bại liệu có thể có cuộc khởi nghĩa thứ hai của Bà Triệu năm 248? Và cuộc khởi nghĩa Bà Triệu đã thất bại! Liệu sau hơn bốn thế kỷ ( 179 - 248) mà dân tộc ta chưa một lần quật khởi thành công, có còn tinh thần va niềm hy vọng để tiếp tục khởi nghĩa? Và  như thế, liệu có thể  có thời đại Vạn Xuân trong lịch sử dân tộc ?

Rùng mình, rúng động tâm can vì nếu cuộc khởi nghĩa Mê Linh thất bại thì dân tộc ta  đã bị diệt vong, cùng chung số phận với các dân tộc trong cộng đồng Bách Việt. Vị cứu tinh của dân tộc Lạc Việt, đã khiến cho dân tộc tiếp tục quật khởi để xây dựng nên những triều đại độc lập về sau như  Đại Việt và Đại Nam, góp mặt với thế giới hôm nay chính là Hai Bà Trưng.

Nếu cần chọn một vị anh hùng biểu trưng cho lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc suốt 1.117 năm ngoại thuộc thì không ai khác hơn là Hai Bà Trưng.

Với ba năm độc lập sau khi đốt lên ngọn đuốc bất khất đầu tiên, Hai Bà đã để lại cho các thế hệ sau một bài học quý giá.
"Đoàn kết toàn dân tộc, quyết tâm giải phóng dân tộc để giành lại nền độc lập, thì sớm muộn dân tộc ta cũng thành công!"

Hai Bà đã thành công trong cuộc khởi nghĩa đầu tiên, đã xây dụng một nước độc lập sau hơn tám thế hệ sống dưới ách ngoại thuộc. Đó là một kinh nghiệm bằng vàng, đó là khởi đầu một niềm tin tất thắng cho các cuộc khởi nghĩa tiếp theo. Xin hãy dành một bông hồng cho Hai Bà Trưng trong ngày kỷ niệm ghép 8.3 vì Hai Bà Trưng xứng đáng với vạn bông hồng trong ngày kỷ niệm 6 tháng 2 âm lịch truyền thống.

Trần viết Ngạc 

http://chimviet.free.fr/lichsu/tranvietngac/tvns064_cho2batrung.htm 


Tô Lịch- vị già làng đất Hà Nội cổ- 0 BC- hoá thành thần linh con sông gọi là sông TÔ Lịch

Tên Tô Lịch được sử sách chép ghi, lần đầu tiên, là vào thế kỷ thứ VI. Khi ấy, chỉ bằng một đoạn văn ngắn-thậm chí: chỉ có một câu-các sách Lương Thư, Trần Thư (của Trung Quốc) đã vắn tắt nói về sự kiện: Nam Việt đế Lý Bí-năm 545-cho đắp dựng một toà thành bên một dòng sông xưa trên đất đai Hà Nội cổ, mà các sách ấy gọi bằng tên: “Tô Lịch giang thành” (Thành sông Tô Lịch).

Như thế hai chữ Tô Lịch lần đầu tiên vào trong sử sách-từ 15 thế kỷ trước-là với tư cách một địa danh (tên sông), chứ không phải là nhân danh (tên người).

Nhưng, truy nguyên, thì hoá ra cái địa danh-tên sông-ấy, lại là do từ nhân danh-tên người vậy, con người đã cho dòng sông mượn tên ấy, là như thế nào?


Sách Việt điện u linh ở cuối thời Trần (thế kỷ XIV) dẫn lại một số thông tin trong một số thư tịch cổ hơn, các sách: Báo cực truyện, Giao Châu ký... đã có nói về một người họ Tô tên Lịch, sống trên đất gốc Hà Nội cổ, ở thời gian vào khoảng đầu công nguyên. Trong văn cảnh của chữ nghĩa và lối viết thời trung cổ, lại thuộc về nội dung của một sưu tập những truyện tích truyền kỳ, linh dị, Tô Lịch đã hiện ra, giữa những trang dòng cổ thư ấy, như là một lão phu cao tuổi: “… Đời đời ở đất Long Đỗ, dựng làng trên bờ sông, ba đời biết nhường nhịn mà ở chung cùng nhau. Năm mất mùa, thóc thiếu, lại còn biết đem thóc cho cả làng vay…”

Đó là phẩm chất của hình ảnh một vị “già làng”. Và ngôi làng cổ của vị già làng Tô Lịch ấy, có hai điểm quy chiếu để định vị: đất Long Đỗ, và: có sông chảy qua! Một cái nhìn địa lý-phong thủy, đời nào cũng có, sẽ (đã) nhận thêm ra: ngôi làng cổ trên đất đai Hà Nội từ thời tiền Thăng Long ấy, tất tựa lưng vào chỗ có tên là Long Đỗ mà ngoảnh mặt nhìn ra sông, đồng thời bám lấy sông mà sống.

Long Đỗ-Rốn Rồng là tên gọi cổ truyền, thông dụng cho đến tận thời gian cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, để chỉ chung miền đất Long Thành-Hà Thành: nội đô-nội thành Thăng Long-Hà Nội. Tên gọi chung này bắt nguồn (tức: có hạt nhân) từ một địa điểm cụ thể: quả núi đất, cao và thiêng, ở chính tâm nội đô-nội thành (nay thì ở chính tâm “Thành cổ Hà Nội”) vì thế mà có tên gọi là Rốn Rồng-Long Đỗ (tức: núi Nùng (Nùng Sơn). Còn dòng sông chảy qua (chảy trước, chảy quanh) chỗ núi Rốn Rồng (Long Đỗ, Nùng Sơn) ấy, có một cửa chính là “Hồ Khẩu” (Cửa Hồ) bên bờ Hồ Tây, dẫn nước ngược xuôi qua Láng, Cầu Giấy, Thanh Liệt… mà thông với sông Nhuệ ở Thanh Trì-Thanh Oai; và một cửa nữa là “Hà Khẩu” (Giang Khẩu-Cửa sông, chỗ bây giờ là Hàng Buồm, Nguyễn Siêu, Chợ Gạo) dẫn dòng nước xưa thì vừa trong vừa mát, để cho “em ghé thuyền đỗ sát thuyền anh”, còn bây giờ thì được “ngầm hoá” (cống hóa) dưới lòng các con đường Phan Đình Phùng, cống chéo Hàng Lược, Hàng Đường, Ngõ Gạch, Nguyễn Siêu… mà thông ra sông Hồng.

Với hai tiêu điểm-tọa độ là Núi và Sông như thế, có thể hình dung ra vị trí của ngôi làng-Hà Nội-gốc, do bậc “già làng” Tô Lịch đứng đầu là xa gần trên mạn: từ “Thành cổ Hà Nội” ngày nay, ra tới quãng bờ tây và nam Hồ Tây bây giờ. Sách cổ Tây Hồ chí đã có những gợi ý về mấy điểm tụ cư của ngôi làng-Tô Lịch ấy: Cầu Giát, Rừng Tre, Xóm Rừng và bến Xóm Rừng, động Già La, động Rừng Ngà, động Bình Sa… ở quanh vùng Cửa Bắc, Quán La, Yên Ninh-Yên Quang… ngày nay. Đấy là những điểm tụ cư dựa chắc vào hai “vật thể chuẩn”: núi Rốn Rồng (Long Đỗ) và dòng sông mà có thể-ngày ấy-chưa có tên, hoặc về sau bị chìm mất tên nguyên thủy. Một điều chắc chắn như sau này sẽ được khẳng định trong câu nói vần vè: “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”-những “vật thể chuẩn” là núi ấy, sông ấy, của ngôi làng Hà Nội gốc ấy, cần và tất nhiên phải có thần linh của mình. Và không phải tìm đâu xa, vị thần linh ấy đã sẵn là sự hóa thân của người “già làng” Tô Lịch ở ngay đấy rồi: “Sinh vi tướng tử vi thần” người đứng đầu ngôi làng Hà Nội gốc khi mất đi (tức: chuyển sang sống ở cõi vĩnh hằng) sẽ dễ dàng hóa thân làm thần cho làng và thuận nhất là chốt lại ở những “vật thể chuẩn”, rồi cũng sẽ thành những “vật thể thiêng” của làng. Như thế, Tô Lịch trở thành “Thần núi Long Đỗ”, cũng như trở thành thần của dòng sông mang tên ông: Thần sông Tô Lịch”!

Vị thần núi Long Đỗ và thần sông Tô Lịch ấy, vậy, chính là một nhân thần. Và ngay trong thời tiền Thăng Long của người Hà Nội cổ chống Bắc thuộc, nhân thần Tô Lịch đã tích cực tham gia vào sự nghiệp đấu tranh ấy, khiến nhiều kẻ thù ngoại bang, xâm lược và thống trị, phải nhiều phen khiếp hãi. Khi thì hóa thân trở lại nguyên hình là một lão trượng, ung dung tắm gội giữa dòng sông mang chính tên của mình, giữa mùa nước lớn, nước dồn từ đồng ra sông, khiến sông “chảy ngược”, làm cho lũ quan quân nhà Đường từ trong tòa phủ thành của “Phủ đô hộ” mà Việt điện u linh tập chép rõ là: Xây dựng trên nền nhà cũ của Vương (Tô Lịch) nhìn ra, hốt hoảng kêu là có “nghịch thuỷ”! Để cầu yên, hồi đầu thế kỷ IX, quan chức ngoại bang đô hộ là Lý Nguyên Hỷ, đã phải tổ chức một lễ tế lớn ở núi Nùng (Long Đỗ-Rốn Rồng), và tấn phong Tô Lịch làm “Đô phủ Thành hoàng Thần quân”. Ngay đêm hôm đó, trong giấc mộng của Lý Nguyên Hỷ, thần nhân Tô Lịch đã hiện ra, và giáo dục cho kẻ đô hộ biết phải nghiêm cẩn giữ phận của mình.

Đến giữa thế kỷ IX, nhân thần Tô Lịch lại làm khiếp vía kẻ thù ngoại bang một lần nữa, ở Cửa Đông trông ra sông Tô Lịch của thành Đại La. Kẻ thù đối thủ của Tô Lịch lúc này chính là viên quan đô hộ cáo già và thầy phù thủy cao tay: Cao Biền. Trong trận chiến tâm lý và tâm linh năm 866 ấy, ở trên bờ Tô Lịch, mé sông thông nước với sông Hồng, kẻ đại bại là Cao Biền. Y đã phải xây cho người chiến thắng một ngôi đền thờ ở ngay trên chiến trường-chính là ngôi đền Bạch Mã-“Thăng Long đông trấn” ở phố Hàng Buồm này nay-và thốt lên lời than thở:-Đất này còn nhiều thần linh, (bọn) ta đến phải cuốn gói về nước mất thôi!

Quả nhiên, kỷ nguyên độc lập tự chủ và thời đại văn hóa Thăng Long mở ra ngay sau đấy. Và một lần nữa, từ ngôi đền thiêng “Thăng Long đông trấn”, điều linh diệu lại hiện ra, mang hình tượng thần Ngựa Trắng để giúp vua Lý Thái Tổ xây dựng được tường thành Thăng Long, ở buổi mới định đô, năm 1010! Và chính thần nhân Tô Lịch, trong hình tượng một lão trượng râu tóc bạc phơ, cũng thân đến bên bệ rồng, trong giấc mộng của vua, mà nói lời chúc tụng, đảm bảo cho vua sự nghiệp lâu bền.

Vì thế, nhân thần Tô Lịch đã được chính vị vua khai sáng cơ nghiệp Lý triều và khai sinh kinh thành Thăng Long, phong vượt cấp, làm thần linh bảo trợ cho toàn bộ đô thành: “Quốc đô Thăng Long Thành hoàng Đại vương”, những mỹ tự quý hiển cũng theo các đời vua tiếp sau mà tăng thêm cho vị nhân thần đứng đầu việc bảo trợ kinh đô, qua các thời. Ngay trong năm chiến thắng giặc Nguyên Mông lần thứ hai, thu phục kinh thành (1285), vua Trần Nhân Tông đã gia phong cho Tô Lịch hai chữ “Bảo quốc”. Sau trận đại thắng sông Bạch Đằng, trở lại kinh đô giải phóng (1288), vua Trần lại gia phong cho Tô Lịch hai chữ “hiển linh” nữa. Hai chữ mỹ tự cuối cùng mà vị Thành hoàng kinh đô Tô Lịch nhận được (vào năm Hưng Long thứ hai-1313) là: “Định bang” (giữ yên đất nước). Cuộc hành trình từ vị trí người già làng ở ngôi làng Hà Nội gốc, đến nơi ngai thờ vị thần quân cả đất kinh kỳ-thủ đô của Tô Lịch như thế, cũng chính là nét thăng hoa vận động trong tâm thức-tâm linh đặc trưng của các thế hệ cư dân nghìn năm Thăng Long-Hà Nội.

Lê Văn Lan

Theo Danh nhân Hà Nội, Vũ Khiêu (Cb), NXB Hà Nội, 2004

300BC Linh Duệ Đại Vương- họ Phạm, o Kinh Bắc-theo Tản Viên đánh thắng quân Thục, được cắt đất lộc vùng Cổ Xá, lấy họ làm tên ấp - (thôn Phạm)


Linh Duệ Đại Vương

Thần gốc họ Phạm, có công khai phá ấp Phạm, sau làm con nuôi họ Trần, được dưỡng phụ xe duyên với Hoàng thị, con gái họ Hoàng người cùng làng, vì thế cả 3 họ đều nhận họ mình là tông tổ của Phúc thần.

Theo thần tích: Linh Duệ vốn quê gốc ở quận Vũ Ninh (sau đổi là Kinh Bắc, nay là t. Bắc Ninh), tài kiêm văn võ. Khi Thục Phán vây đánh Văn Lang, Hùng Vương phong ấn tướng theo Tản Viên đánh thắng quân Thục, được cắt đất lộc vùng Cổ Xá, nhân đấy lấy họ làm tên ấp - ấp Phạm (sau là th. Phạm). 


Khi thần về cõi thọ, dân lập đền thờ. Đến đời Lê, đền được sửa thành đình, vẫn thờ Linh Duệ Đại Vương và thánh phụ, thánh mẫu thần Linh Duệ.


Hùng Vương thứ XVIII (~334 - 258 TCN) còn gọi Hùng Duệ Vương, là một vị vua truyền thuyết của nước Văn Lang trong lịch sử Việt Nam và là vị Hùng Vương cuối cùng. Tương truyền Hùng Vương thứ XVIII có hai con rể là Chử Đồng Tử và Sơn Tinh.


(800BC) Cao Lỗ - Danh tướng đầu tiên trong lịch sử dựng nước-thời kì văn hóa Đông Sơn 

thời kì văn hóa Đông Sơn

Cuộc đời và sự nghiệp của ông gắn liền với bối cảnh dựng nước thời Hùng Vương- An Dương Vương. Chuyện Rùa vàng giúp Vua xây thành Cổ Loa và cho lẫy nỏ để bảo vệ thành là chuyện hư cấu. Nhưng câu chuyện về chiếc nỏ của Cao Lỗ, người xưa từng gọi là nỏ Liên Châu là câu chuyện có thật. 

Năm 1959, các nhà khảo cổ học đã phát hiện hàng vạn mũi tên đồng Cổ Loa

Đó là khuôn đúc mũi tên ba cạnh, được đúc bằng khuôn ba mang và đã cải tiến. Trình độ đúc của người Việt lúc đó khá cao. Đây là những khuôn bằng đá, có thể đúc liên tục, khác hẳn với khuôn đúc bằng gốm

Điều quan trọng nhất để tạo nên sức mạnh của nỏ Liên Châu chính là kỹ thuật chế ra những chiếc lẫy nỏ có “chốt giữ liên hoàn” để có thể một lần bóp cò bắn ra nhiều mũi tên. Tác dụng của kĩ thuật này không những giết được nhiều giặc mà còn làm cho chúng khiếp sợ, hoang mang tinh thần.

Nỏ Liên Châu bắn 1 phát trúng 10 mũi tên một lúc. Điều đó chứng tỏ sự hiện đại của nỏ Cao Lỗ. Khi xuất hiện nỏ thần của Cao Lỗ, lực lượng quân sự của An Dương Vương mạnh hẳn lên. Người ta gọi là đội quân cung nỏ của An Dương Vương do Cao Lỗ đứng ra huấn luyện. Trong lịch sử có nói ông đã tập hợp được 1 vạn người để dạy cách bắn cung tên

Giáo sư Phan Huy Lê- Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam khẳng định, Cao Lỗ là người có đóng góp lớn trong việc góp phần xây dựng nước Âu Lạc, xây thành Cổ Loa, sáng chế ra một vũ khí đầy uy lực thời bấy giờ mà nhân dân thần tượng hóa gọi là nỏ thần. Ông cũng là con người tiêu biểu cho trí tuệ, tài năng và những phẩm chất cao quý của người Việt.

“Đó là tinh thần trung kiên, một lòng vì nước vì dân, rất cương trực. Xuất phát từ trí tuệ của mình, nhìn ra sự thật và hết lời khuyên can Vua. Dù cho lời khuyên can đó cuối cùng bị từ chối nhưng khi đất nước bị lâm nguy, thành Cổ Loa bị vây hãm, ông vẫn tự nguyện trở về kinh thành Cổ Loa, cùng chiến đấu với quân đội của Vua Thục. Ông đã hi sinh tại chỗ (theo truyền thuyết của vùng Cổ Loa), hoặc chạy về quê hương (làng Đại Than, Bắc Ninh) và hi sinh tại đó” - Giáo sư Phan Huy Lê cho biết.

Ghi nhớ công ơn của tướng Cao Lỗ, người dân Đại Than (nay là xã Cao Đức), huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đã lấy ngày sinh và ngày mất của ông là ngày 10/3 và ngày 4/4 âm lịch hàng năm làm ngày khai mạc lễ hội tại đền Cao Lỗ vương. Dòng họ Cao ở thôn Đại Than chính là con cháu của ông.

Nguồn: http://vocotruyenvn.net

1712 – 1632 BC Thầy Cô giáo- Thời Hùng Vương thứ 6

ở khu Khổng Tước, châu Hoan có người dạy học là Chu Hoằng theo học được hơn bốn năm mà văn chương thông thái, võ bị tinh tường. Ông theo Tản viên Sơn Thánh, trở thành vị tướng đánh Thục giỏi được  vua phong: “cai số đại vương”. Ngày 10 tháng 11, ông tự hóa nhân dân khu Bùi trang Hạ Bái huyện Diên Hà lập đền thờ phụng.

Ngôi miếu thờ thầy giáo và học trò có tên miếu Hai Cô.

Thời nay

1712 – 1632 BC - Thời Hùng Vương thứ 6- Bà tổ nghề dệt, Thánh Gióng và Lang Liêu Bánh Chưng Bánh 

Chống giặc Ân

Xem thêm: Thánh Gióng

Truyền thuyết kể rằng vào thời Hùng Vương thứ VI, có giặc Ân "mũi đỏ" [4] đến xâm phạm bờ cõi. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ, bèn truyền cho sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước. Ở hương Phù Đổng, bộ Vũ Ninh có đứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, nhưng khi sứ giả đến thì bỗng dưng cất tiếng nói xin đi đánh giặc. Theo thỉnh cầu của chú bé được sứ giả tâu lại, nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt. Chú bé lớn rất nhanh.

Giặc đã đến chân núi Trâu, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng và xông vào trận phá giặc. Giặc tan vỡ, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn), lên đỉnh núi cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời. Vua nhớ công ơn, không biết lấy gì đền đáp, phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà.[5]

Xuất hiện nghề dệt

Xem thêm: Thiều Hoa

Theo truyền thuyết, Hùng Vương thứ VI có con gái là Mỵ nương Thiều Hoa. Mỵ nương là người hiền lành, xinh đẹp, không chịu lấy chồng, có biệt tài nói chuyện với chimbướm mỗi khi vào rừng chơi. Mỵ nương khi trò chuyện với loài bướm đã biết được loài bướm nâu đẻ trứng thành sâu, ăn một loài cây (cây dâu) nhả ra tơ vàng. Mỵ nương bèn xin giống trứng rồi về tìm cách đan tơ thành tấm. Mỵ nương Thiều Hoa đặt tên cho những tấm sợi ấy là lụa, gọi bướm là ngài và giống sâu cho sợi ấy là tằm. Cách gọi ấy còn truyền đến ngày nay.[6]

Tìm người kế vị

Xem thêm: Lang Liêu

Sau khi đánh bại giặc Ân, vua Hùng có ý định truyền ngôi. Nhân dịp đầu Xuân, vua họp các hoàng tử lại, bảo rằng: Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho. Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng. Trong khi đó, người con trai thứ 18 tên là Lang Liêu có tính tình hiền hậu, lối sống đạo hạnh, hiếu thảo với cha mẹ, nhưng vì mẹ mất sớm, thiếu người chỉ vẽ. Lang Liêu nằm mộng được một vị Thần mách cho nên lấy gạo nếp làm hai thứ bánh: bánh giầybánh chưng. Lang Liêu làm theo lời Thần dặn. Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ. Hoàng tử Tiết Liêu trên mâm chỉ có hai tấm bánh chưng và bánh giầy. Hùng Vương thứ sáu lấy làm lạ hỏi lý do. Lang Liêu đem chuyện Thần báo mộng dạy cách làm, giải thích ý nghĩa của hai thứ bánh. Hùng Vương nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi Vua lại cho Lang Liêu.[7]




Lang Liêu

33 Quan lang

19 Mỵ nương


Lăng mộ

Lăng mộ vua Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh, nằm ở phía đông đền Thượng, được tương truyền là mộ của Vua Hùng thứ 6. Mặt lăng quay theo hướng đông nam, vốn là một mộ đất.


Ngôi miếu thờ thầy giáo và học trò có tên miếu Hai Cô.

Sắc phong trong miếu cổ

https://chuvietcolacviet.com/gocbaochi/detail/su-that-ngoi-mieu-tho-thay-tro-thoi-hung-vuong-ky-2-60.html

Tài liệu ghi chép thông tin về ngôi miếu Hai Cô

2879 BC-258 BC- 18 vương triều Hùng -180 vị vua- truyền thuyết

Nhưng trong "Thế thứ các triều vua Việt Nam"(Nhà xuất bản Giáo dục, 2008, trang 14-15), nhà sử học Nguyễn Khắc Thuần viết đích danh 18 vị vua Hùng:

Kinh Dương vương (涇陽王): 2879 - 2794 TCN (số năm trị vì là ước đoán). Huý là Lộc Tục (祿續).

Hùng Hiền vương (雄賢王), còn được gọi là Lạc Long Quân (駱龍君 hoặc 雒龍君 hoặc 貉龍君): 2793 - 2525 TCN. Huý là Sùng Lãm (崇纜).

Hùng Lân vương (雄麟王): 2524 - 2253 TCN

Hùng Việp vương (雄曄王): 2252 - 1913 TCN

Hùng Hi vương (雄犧王): 1912 - 1713 TCN (phần bên trái chữ "hi" 犧 là bộ "ngưu" 牛)

Hùng Huy vương (雄暉王): 1712 - 1632 TCN

Hùng Chiêu vương (雄昭王): 1631 - 1432 TCN

Hùng Vĩ vương (雄暐王): 1431 - 1332 TCN

Hùng Định vương (雄定王): 1331 - 1252 TCN

Hùng Hi vương (雄曦王): 1251 - 1162 TCN (phần bên trái chữ "hi" 犧 là bộ "nhật" 日)

Hùng Trinh vương (雄楨王): 1161 - 1055 TCN

Hùng Vũ vương (雄武王): 1054 - 969 TCN

Hùng Việt vương (雄越王): 968 - 854 TCN

Hùng Anh vương (雄英王): 853 - 755 TCN

Hùng Triêu vương (雄朝王): 754 - 661 TCN

Hùng Tạo vương (雄造王): 660 - 569 TCN

Hùng Nghị vương (雄毅王): 568 - 409 TCN

Hùng Duệ vương (雄睿王): 408 - 258 TCN


Trong Ngọc phả Hùng Vương thì chữ “đời” phải hiểu là chữ “thế” trong Hán tự có nghĩa là không phải một đời người mà là “một dòng gồm nhiều đời”. Hiện ở đình Tây Đằng, huyện Ba Vì, Hà Nội, còn bài vị “Tam Vị Quốc Chúa” thờ 3 vị vua cuối cùng thuộc thế/chi/nhánh Hùng Vương thứ 18.

Như vậy con số 18 không phải là 18 đời vua Hùng mà là 18 nhánh, mỗi nhánh gồm nhiều đời vua mang chung vương hiệu, khi hết một nhánh mới đặt vương hiệu mới. Bên cạnh đó thời gian trị vì cũng như tuổi thọ của một vị vua có thể hiểu là tuổi của nhiều đời vua và số năm trị vì của nhiều đời vua thuộc một nhánh cộng lại vì thế thời gian trị vì hơn 2.622 năm của các vua Hùng không có gì là hoang đường cả. Vì vậy mới có câu rằng:

Sơ khai Nam Việt hữu Kinh Dương,
Nhất thống sơn hà thập bát vương.
Dư bách hệ truyền thiên cổ tại,
Ức niên hương hoả ức niên phương.

Nghĩa là:

Mở đầu Nam Việt có Kinh Dương
Mười tám nhánh vua, mười tám chương.
Bách Việt sơn hà muôn thuở đó,
Đời đời đèn nến nức thơm hương.

Bản Thần tích xã Vi Cương (Phú Thọ) ghi chép khá rõ về các đời vua với những thông tin liên quan, theo đó 18 nhánh vua Hùng có tất cả 180 đời vua nối nhau trị vì: “Tính trong 18 chi đời vua Hùng truyền ngôi đại bảo cho 180 đời đế vương, sơn hà quy về một mối, kiến lập được 122 thành điện. Tổng cộng các năm của 18 đời Thánh vương di truyền ngôi cho các triều thánh tử thần tôn là 2.622 năm, thọ 8.678 tuổi, sinh được 986 chi, các hoàng tử công chúa sinh được 14.378 cháu chắt miêu duệ, cai trị khắp đầu non góc biển trong nước, vạn cổ trường tồn, mãi mãi không bao giờ dứt”.

https://phapluat.tuoitrethudo.com.vn/nien-hieu-18-doi-vua-hung-va-so-nam-tri-vi-18060.html 


Tương truyền: 

Hùng Vương thứ XVIII (~334 - 258 TCN) còn gọi Hùng Duệ Vương, là một vị vua truyền thuyết của nước Văn Lang trong lịch sử Việt Nam và là vị Hùng Vương cuối cùng. Tương truyền Hùng Vương thứ XVIII có hai con rể là Chử Đồng Tử và Sơn Tinh.