Cervical spondylosis - thoái hóa cột sống cổ

Nguồn báo mạng của các bác sĩ VN

http://bacsinoitru.vn/content/chan-doan-va-dieu-tri-thoai-hoa-cot-song-co-cervical-spondylosis-1154.html 04-10-14,

Chẩn đoán và điều trị thoái hóa cột sống cổ (cervical spondylosis)

Thoái hóa cột sống cổ (cervical spondylosis ) là bệnh lý mạn tính khá phổ biến, tiến triển chậm, thường gặp ở người lớn tuổi và/hoặc liên quan đến tư thế vận động. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa sụn khớp và/hoặc đĩa đệm ở cột sống cổ. Có thể gặp thoái hóa ở bất kỳ đoạn nào song đoạn C5-C6-C7 là thường gặp nhất.

BỆNH THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ (CERVICAL SPONDYLOSIS)

1. ĐỊNH NGHĨA

Thoái hóa cột sống cổ (cervical spondylosis ) là bệnh lý mạn tính khá phổ biến, tiến triển chậm, thường gặp ở người lớn tuổi và/hoặc liên quan đến tư thế vận động. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa sụn khớp và/hoặc đĩa đệm ở cột sống cổ. Có thể gặp thoái hóa ở bất kỳ đoạn nào song đoạn C5-C6-C7 là thường gặp nhất.

2. NGUYÊN NHÂN

- Quá trình lão hóa của tổ chức sụn, tế bào và tổ chức khớp và quanh khớp (cơ cạnh cột sống, dây chằng, thần kinh…)

- Tình trạng chịu áp lực quá tải kéo dài của sụn khớp.

3. CHẨN ĐOÁN

a) Lâm sàng

Biểu hiện rất đa dạng, thường gồm bốn hội chứng chính sau:

- Hội chứng cột sống cổ: đau, có thể kèm theo co cứng vùng cơ cạnh cột sống cổ cấp hoặc mạn tính; triệu chứng đau tăng lên ở tư thế cổ thẳng hoặc cúi đầu kéo dài, mệt mỏi, căng thẳng, lao động nặng, thay đổi thời tiết đặc biệt bị nhiễm lạnh; có điểm đau cột sống cổ; hạn chế vận động cột sống cổ. 

- Hội chứng rễ thần kinh cổ: Tùy theo vị trí rễ tổn thương (một bên hoặc cả hai bên) mà đau lan từ cổ xuống tay bên đó. Có thể đau tại vùng gáy, đau quanh khớp vai. Đau sâu trong cơ xương, bệnh nhân có cảm giác nhức nhối; có thể kèm cảm giác kiến bò, tê rần dọc cánh tay, có thể lan đến các ngón tay. Đau tăng lên vận động cộ sống cổ ở các tư thế (cúi, ngửa, nghiêng, quay) hoặc khi ho, hắt hơi, ngồi lâu…Có thể kèm theo hiện tượng chóng mặt, yếu cơ hoặc teo cơ tại vai, cánh tay bên tổn thương. 

- Hội chứng động mạch đốt sống: nhức đầu vùng chẩm, thái dương, trán và hai hố mắt thường xảy ra vào buổi sáng; có khi kèm chóng mặt, ù tai, hoa mắt, mờ mắt, nuốt vướng; đau tai, lan ra sau tai, đau khi để đầu ở một tư thế nhất định. 

- Hội chứng ép tủy: tùy theo mức độ và vị trí tổn thương mà biểu hiện chỉ ở chi trên hoặc cả thân và chi dưới. Dáng đi không vững, đi lại khó khăn; yếu hoặc liệt chi, teo cơ ngọn chi, dị cảm. Tăng phản xạ gân xương.

- Biểu hiện khác: dễ cáu gắt, thay đổi tính tình, rối loạn giấc ngủ, giảm khả năng làm việc… 

Tùy theo vị trí cột sống cổ bị tổn thương mà có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc đồng thời các biểu hiện trên. 

b) Cận lâm sàng 

- Các xét nghiệm phát hiện dấu hiệu viêm, bilan phospho- calci thường ở trong giới hạn bình thường. Tuy nhiên cần chỉ định xét nghiệm bilan viêm, các xét nghiệm cơ bản nhằm mục đích loại trừ những bệnh lý như viêm nhiễm, bệnh lý ác tính và cần thiết khi chỉ định thuốc 

- X quang cột sống cổ thường qui với các tư thế sau: thẳng, nghiêng, chếch ¾ trái và phải. Trên phim X quang có thể phát hiện các bất thường: mất đường cong sinh lí, gai xương ở thân đốt sống, giảm chiều cao đốt sống, đĩa đệm, đặc xương dưới sụn, hẹp lỗ liên hợp… 

- Chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống cổ: phương pháp có giá trị nhất nhằm xác định chính xác vị trí rễ bị chèn ép, vị trí khối thoát vị, mức độ thoát vị đĩa đệm, mức độ hẹp ống sống, đồng thời có thể phát hiện các nguyên nhân ít gặp khác (viêm đĩa đệm đốt sống, khối u, …). 

- Chụp CT-scan: do hiệu quả chẩn đoán kém chính xác hơn nên chỉ được chỉ định khi không có điều kiện chụp cộng hưởng từ. 

- Điện cơ: giúp phát hiện và đánh giá tổn thương các rễ thần kinh. 

c) Chẩn đoán xác định 

Hiện tại vẫn chưa có tiêu chuẩn chẩn đoán xác định bệnh lí thoái hóa cột sống cổ. Chẩn đoán cần dựa vào triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng, trong đó:

- Đau tại vùng cột sống cổ và có một hoặc nhiều các triệu chứng thuộc bốn hội chứng nêu trên. 

- X quang cột sống cổ bình thường hoặc có các triệu chứng của thoái hóa. 

- Cộng hưởng từ hoặc CT-scan: vị trí, mức độ rễ thần kinh bị chèn ép; nguyên nhân chèn ép: thoát vị đĩa đệm, gai xương…

- Cần lưu ý: Gần đây tình trạng toàn thân không bị thay đổi, không sốt, không có các rối loạn chức năng thuộc bất cứ cơ quan nào (dạ dày, ruột, sản phụ, phế quản-phổi...) mới xuất hiện; không có các biểu hiện đau các vùng cột sống khác: lưng, cổ, sườn, khớp khác... Các xét nghiệm dấu hiệu viêm và bilan phospho-calci âm tính.

d) Chẩn đoán phân biệt 

- Các chấn thương vùng cột sống cổ gây tổn thương xương và đĩa đệm. 

- Các ung thư xương hoặc di căn xương, các bệnh lý tủy xương lành tính hoặc ác tính. 

- U nội tủy, u thần kinh… 

- Bệnh lý của hệ động mạch sống nền. 

4. ĐIỀU TRỊ 

4.1. Nguyên tắc chung 

- Cần phối hợp phương pháp nội khoa và phục hồi chức năng, luyện tập, thay đổi lối sống nhằm bảo vệ cột sống cổ, tránh tái phát. 

- Áp dụng các liệu pháp giảm đau theo mức độ nhẹ - vừa- nặng, hạn chế sử dụng dài ngày. 

- Cần tăng cường các nhóm thuốc điều trị bệnh theo nguyên nhân. 

4.2. Điều trị cụ thể 

a) Điều trị nội khoa 

- Paracetamol: đây là lựa chọn ưu tiên với sự cân bằng giữa tác dụng phụ và hiệu quả mong muốn. Có thể đơn chất hoặc phối hợp với các chất giảm đau trung ương như cocain, dextropropoxiphene… 

- Tramadol: có hiệu quả, chỉ dùng khi không đáp ứng với nhóm giảm đau nêu trên và tránh dùng kéo dài. Một vài trường hợp hãn hữu, thể tăng đau có thể chỉ định opioids ngắn ngày và liều thấp nhất có thể. 

- Nhóm thuốc giảm đau chống viêm không steroid liều thấp: các dạng kinh điển (diclofenac, ibuprofen, naproxen…) hoặc các thuốc ức chế chọn lọc COX-2 (celecoxib, etoricoxib...), tuy nhiên cần thận trọng ở bệnh nhân lớn tuổi, có bệnh lý ống tiêu hóa, tim mạch hoặc thận mạn tính. Có thể dùng đường uống hoặc bôi ngoài da. 

- Thuốc giãn cơ. 

- Nhóm thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm (glucosamine sulfate: 1500mg/ngày, dùng đơn độc hoặc phối hợp với chondroitin sulfate); hoặc diacerein 50mg x 2 viên/ngày. 

- Các thuốc khác: khi bệnh nhân có biểu hiện đau kiểu rễ, có thể sử dụng phối hợp với các thuốc giảm đau thần kinh như: 

+ Gabapentin: 600-1200 mg/ngày (nên bắt đầu bằng liều thấp) 

+ Pregabalin: 150-300 mg/ngày (nên bắt đầu bằng liều thấp)

+ Các vitamin nhóm B (B1, B6, B12), mecobalamin 

- Tiêm Glucocorticoid cạnh cột sống: có hiệu quả từ vài ngày đến vài tháng. Không nên tiêm quá 3 lần trên cùng 1 khớp trong 1 năm. Cần có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Trường hợp chèn ép rễ, có thể tiêm thẩm phân corticosteroid tại rễ bị chèn ép dưới hướng dẫn của CT. 

b) Phục hồi chức năng 

- Cần thực hiện các bài tập vận động vùng cổ, đặc biệt với bệnh nhân đã mang nẹp cổ thời gian dài, bệnh nhân có công việc ít vận động vùng cổ. 

- Nghỉ ngơi, giữ ấm, tránh thay đổi tư thế cột sống cổ đột ngột. 

- Các liệu pháp vật lý trị liệu: sử dụng nhiệt, sóng siêu âm... Có thể kéo dãn cột sống cổ song nên thực hiện với mức độ tăng dần từ từ. 

c) Điều trị ngoại khoa 

Chỉ chỉ định áp dụng trong các trường hợp: có biểu hiện chèn ép rễ thần kinh hoặc tủy sống tiến triển nặng, trượt đốt sống độ 3-4 hoặc đã thất bại với điều trị nội khoa và phục hồi chức năng sau 03 tháng. 

5. TIẾN TRIỂN- BIẾN CHỨNG 

- Chèn ép thần kinh gây hội chứng vai cánh tay 1 hoặc 2 bên 

- Chèn ép các động mạch đốt sống gây đau đầu, chóng mặt 

- Chèn ép tủy: gây yếu, đau tứ chi, đi lại khó khăn hoặc liệt không vận động được. 

6. PHÒNG BỆNH 

- Phát hiện và điều trị sớm các dị tật cột sống cổ. 

- Tránh các tư thế cột sống cổ bị quá tải do vận động và trọng lượng, tránh các động tác mạnh đột ngột tại cột sống cổ…

TÀI LIỆU THAM KHẢO 

1. Nguyễn Mai Hồng; “Thoái hóa cột sống, Chẩn đoán và điều trị những bệnh cơ xương khớp”; Nhà xuất bản y học, 2009; trang 56-64. 

2. Đào Thị Vân Khánh ; „Thoái khớp‟‟ ; Bài giảng Bệnh học Nội Khoa- tập 2, Nhà xuất bản Y Học,2007 ; trang 111-116. 

3. Hector Molina và CS; “Osteoarthritis, Arthritis and Rheumatologic Diseases”;The Washington manual of medical thepapeutics, 2010; p.870-872. 

4. John H. Klippel và CS; “ Osteoarthritis, Primer on the rheumatic diseases”; edition 13, 2008; p. 224-240.

ThS. BS. Nguyễn Thị Nga

Khoa Cơ Xương Khớp, Bệnh viện Bạch Mai

Nguồn chưa kiểm nghiệm hoặc quảng cáo là chính

1. http://suckhoe.vnexpress.net/

Tôi 29 tuổi, nam, công tác trong ngành công an. Cách đây khoảng nửa năm, tôi đi chụp CT cắt lớp phát hiện bị thoái hóa đốt sống cổ.

Trước đó tôi thường cảm thấy đau ở vai phải, xoay tay nghe tiếng kêu rắc rắc, có cảm giác tay phải nặng hơn tay trái. Nằm ngủ cũng rất khó, cứ thấy cấn cấn khó chịu, thường không đau lắm, chỉ khi xoay tay hơi mạnh hoặc trái mới đau nhói.

Sau khi chụp CT cắt lớp, bác sĩ kết luận tôi bị thoái hóa 2 đốt sống cổ, gây chèn ép lên bả vai. Bác sĩ nói bệnh này không khỏi, chỉ uống thuốc cho đỡ đau thôi. Tôi uống thuốc theo toa khoảng một tháng nhưng không thấy dấu hiệu giảm nên không uống nữa. Đến giờ đã được gần một năm. Do đặc thù nghề nghiệp phải vận động nặng nhiều nên tôi gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là chơi thể thao.

Xin hỏi nên dùng loại thuốc gì để bệnh được thuyên giảm? Kết hợp được với các môn vận động thể thao nào cho hợp lý? Bệnh này về lâu dài có nghiêm trọng lắm không? (Boysau).

Trả lời:

Chào bạn,

Theo mô tả, có thể bạn đang gặp vấn đề chính ở khớp vai phải vì khi vận động mới đau. Còn thoái hóa đốt sống cổ ảnh hưởng không nhiều lắm đến hoạt động của vai mà chủ yếu là các cơn đau, tê sẽ lan xuống cánh tay, cẳng tay. Bạn nên đi khám khớp vai song song với chụp MRI khớp vai. Nếu có điều kiện nên chụp thêm MRI cột sống cổ để có thể chẩn đoán chính xác hơn tình trạng bệnh.

Thân ái.

Bác sĩ Tăng Quốc Chí

Chuyên khoa Ngoại Thần kinh

Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gon

3.

Ba mẹ tôi là nông dân nên công việc đồng áng khá vất vả nên chỉ mới 51 tuổi mà ba tôi đã mắc phải bệnh thoái hóa đốt sống cổ, còn mẹ thì thường xuyên ngoài ruộng cúi nhiều nên cũng bị chuẩn đoán mắc phaỉ bệnh thoái hóa cột sống. Biết bệnh qua việc chuẩn đoán tại bệnh viện nhưng ba mẹ không chịu chữa trị vì sợ tốn kém, gần đây những cơn đau do thoái hóa đốt sống cổ và cột sống lưng khiến cho việc vận động đi lại vô cùng khó khăn, nhất là vào thời điểm trở lạnh thì tôi thấy bệnh của ba mẹ trở nên nặng hơn khi cơn đau nhức làm cho việc vận động trở nên khó khăn hẳn.

Ba mẹ tôi chọn giải pháp là dùng các bài thuốc lá cây tự nhiên chữa bệnh nhưng tôi thấy bênh diễn biến ngày một nghiêm trọng hơn mà không hề khỏi.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Đối với bệnh thoái hóa đốt sống cổ, cột sống lưng thường là những căn bệnh điển hình thường gặp ở những người cao tuổi, những người thường xuyên vận động mạnh khiến cho quá trình thoái hóa xương khớp diễn ra nhanh hơn vì vậy trường hợp của ba mẹ bạn là điều dễ thấy. Do vậy nên muốn điều trị bệnh này hiệu quả thì trước tiên chúng tôi khuyên là ba mẹ bạn nên hạn chế vận động mạnh để bệnh không có hội tiến triển nặng hơn. Ngoài ra thì một số biện pháp điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ, cột sống lưng dưới đây hi vọng sẽ giúp bạn tìm được cách chữa bệnh phù hợp cho ba mẹ mình.

1. Thuốc Tây y chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ, cột sống lưng

Đây là phương pháp nội khoa được sử dụng nhiều, cách chữa này sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng do thoái hóa gây ra, nhất là những cơn đau âm ỉ khó chịu. Thường dùng một số nhóm thuốc chính như:

– Thuốc giảm đau: thuốc giảm đau bao gồm các thuốc chính như paracetamol, efferalgan codein… các thuốc giảm đau giúp giảm đau nhanh chóng, tuy nhiên người ta chỉ dùng thuốc này trong một số trường hợp chứ không dùng thuốc  thường xuyên dễ dẫn tới hiện tượng lờn thuốc.

– Thuốc giảm đau chống viêm không steroid: Trong các trường hợp bệnh nặng và không đáp ứng với các thuốc giảm đau thông thường thì người ta sẽ chỉ định thuốc giảm đau chống viêm không steroid dùng toàn thân hoặc bôi tại chỗ giúp, tiêm trực tiếp vào vùng bệnh. Tuy nhiên đối với nhóm thuốc này cần có chỉ định của bác sĩ vì thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không tốt ảnh hưởng tới sức khỏe mà các bạn cần phòng tránh.

2. Vật lý trị liệu trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ, cột sống lưng

Đây là cách thường dùng trong những trường hợp bệnh mới giai đoạn đầu, thường điều trị vật lý trị liệu sẽ hạn chế được nhiều rủi ro không tốt ảnh hưởng tới sức khỏe người mắc phải. Vật lý trị liệu chủ yếu là xoa bóp, nắn khớp, châm cứu…Cách này giúp làm giãn khớp xương và giúp tăng cường khỏe mạnh cho gân cơ gây chằng quanh khớp gối, đồng thời giúp cho máu được lưu thông tới các vùng thoái hóa tốt hơn hạn chế quá trình thoái hóa khớp diễn ra.

3. Thuốc Đông y trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ, cột sống lưng

Trong Đông y mục đích điều trị thoái hóa đốt sống cổ, cột sống lưng chủ yếu tập trung vào việc giúp bệnh nhân thoát khỏi những cơn đau khó chịu do bệnh gây ra, đồng thời giúp tăng cường tuần hoàn để nuôi dưỡng tại khớp chống thoái hoá khớp.

* Thuốc dùng ngoài: Thường áp dụng các vị thuốc có độ thẩm thấu cao dùng ngâm rượu để xoa bóp tại vùng đốt sống cổ và cột sống lưng cho tác dụng điều trị bệnh ngay tại chỗ.

* Thuốc dùng bên trong: Thường thầy thuốc sẽ áp dụng các bài thuốc có tác dụng giảm đau, chống thoái hóa diễn ra, giúp lưu thông tuần hoàn máu trị khỏi bệnh hiệu quả.

* Món ăn bài thuốc Đông y trị bệnh thoai hóa đốt sống cổ cột sống lưng: ngoài ra việc sử dụng chế độ dinh dưỡng kết hợp với thuốc chữa bệnh cũng có thể giúp bệnh nhân chữa bệnh thoái hóa cột sống nhanh mà bạn nên tìm hiểu như:

Trên đây là một số cách chữa trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ, thoái hóa cột sống lưng hiệu quả mà bạn cũng như mọi người có thể tìm hiểu và lựa chọn phương pháp tốt nhất điều trị. Tốt nhất thì chúng tôi vẫn nghĩ bạn nên đưa ba mẹ tới cơ sở y tế để nhờ bác sĩ khám đúng bệnh và đưa ra giải pháp điều trị bệnh tốt nhất.

---------------------------------------------------------------------------

Mình cũng đang bị thoái hóa đốt sống cổ uống bao nhiêu thuốc tây rồi bắc rồi nam, cũng chưa đỡ. Mấy ngày nay uống nước gạo lứt rang, tối đi ngủ rịt lá ngải cứu thấy nó giảm đau rất nhiều, quay đầu cũng dễ dang. Tối ngủ không kê gối.

---------------------------------------------------------------------------http://www.nhs.uk/Conditions/Cervical-spondylosis/Pages/Treatment.aspx

Treating cervical spondylosis 

Treatment for cervical spondylosis aims to relieve symptoms of pain and prevent permanent damage to your nerves.

Pain relief

Over-the-counter painkillers

Non-steroidal anti-inflammatory drugs (NSAIDs) are thought to be the most effective painkillers for symptoms of cervical spondylosis. Some commonly used NSAIDs include:

If one NSAID fails to help with pain, you should try an alternative.

However, NSAIDs may not be suitable if you have asthma, high blood pressure, liver disease, heart disease or a history of stomach ulcers. In these circumstances, paracetamol is usually more suitable. Your pharmacist or GP can advise you.

Codeine

If your pain is more severe, your GP may prescribe a mild opiate painkiller called codeine. This is often taken in combination with NSAIDs or paracetamol.

A common side effect of taking codeine is constipation. To prevent constipation, drink plenty of water and eat foods high in fibre, such as wholegrain bread, brown rice, pasta, oats, beans, peas, lentils, grains, seeds, fruit and vegetables.

Codeine may be unsuitable for a number of people, especially if taken for long periods of time. Your GP can advise on whether it is safe for you to take codeine.

It is generally not recommended for people who have breathing problems (such as asthma) or head injuries, particularly those that increase pressure in the skull.

Muscle relaxants

If you experience spasms, when your neck muscles suddenly tighten uncontrollably, your GP may prescribe a short course of a muscle relaxant such as diazepam.

Muscle relaxants are sedatives that can make you feel dizzy and drowsy. If you have been prescribed diazepam, make sure you do not drive. You should also not drink alcohol, as the medication can exaggerate its effects.

Muscle relaxants should not be taken continuously for longer than a week to 10 days at a time.

Amitriptyline

If pain persists for more than a month and has not responded to the above painkillers, your GP may prescribe a medicine called amitriptyline.

Amitriptyline was originally designed to treat depression, but doctors have found that a small dose is also useful in treating nerve pain. You may experience some side effects when taking amitriptyline, including:

Do not drive if amitriptyline makes you drowsy. Amitriptyline should not be taken by people with a history of heart disease.

Gabapentin

Gabapentin (or a similar medication called pregabalin) may also be prescribed by your GP for helping radiating arm pain or pins and needles caused by nerve root irritation.

Some people may experience side effects that disappear when they stop the medication, such as a skin rash or unsteadiness. Gabapentin needs to be taken regularly for at least two weeks before any benefit is judged.

Injection of a painkiller

If your radiating arm pain is particularly severe and not settling, there may be an option of a "transforaminal nerve root injection", where steroid medication is injected into the neck where the nerves exit the spine. This may temporarily decrease inflammation of the nerve root and reduce pain.

Side effects include headache, temporary numbness in the area and, in rare cases, spinal cord injury (limb paralysis).

Your GP would have to refer you to a pain clinic if you wished to explore this option.

Exercise and lifestyle changes

You could consider:

The long-term use of a neck brace or collar is not recommended, as it can make your symptoms worse. Do not wear a brace for more than a week, unless your GP specifically advises you to.

Surgery

Surgery is usually only recommended in the treatment of cervical spondylosis if:

Surgery may also be recommended if you have persistent pain that fails to respond to other treatments.

It's important to stress that surgery often doesn't lead to a complete cure of symptoms. It may only be able to prevent symptoms from getting worse.

The type of surgery used will depend on the underlying cause of your pain or nerve damage. Surgical techniques that may be used include:

Most people can leave hospital within three to four days, but it can take up to eight weeks before you can resume normal activities. This may have an impact on your employment, depending on the type of work you do.

Many people are recommended to return to work on a part-time basis at first, although you should discuss this with your employer before surgery.

Complications of surgery

Like all surgical procedures, surgery on the cervical spine carries some risk of complications, including:

If it's decided that you could benefit from surgery, your consultant will discuss the risks and benefits with you.

4. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/cervical-spondylosis/basics/treatment/con-20027408

Treatments and drugs

Medications

Treatment for cervical spondylosis depends on the severity of your signs and symptoms. The goal of treatment is to relieve pain, help you maintain your usual activities as much as possible, and prevent permanent injury to the spinal cord and nerves.

If over-the-counter pain relievers don't help, your doctor might prescribe:

Therapy

A physical therapist can teach you exercises to help stretch and strengthen the muscles in your neck and shoulders. Some people with cervical spondylosis benefit from the use of traction, which can help provide more space within the spine if nerve roots are being pinched.

Acupuncture

Your doctor might recommend trying acupuncture to reduce your pain. Acupuncture is best provided by a licensed acupuncture practitioner.

Surgery

If conservative treatment fails or if your neurological signs and symptoms — such as weakness in your arms or legs — worsen, you might need surgery to create more room for your spinal cord and nerve roots.

The surgery might involve:

5. Reviews at amazon

I never leave reviews, but i just have to for this product. Five years ago i sustained a debilitating neck injury that left me with a pinched nerve, severe unrelenting dizziness and chronic fatigue and pain. Some days I would be sitting around doing nothing and my neck and back would burn like i was on fire.

I've been to a half dozen doctors and all they did was give me NSAIDS and antidepressants. X-rays showed i had cervical arthritis. The odd thing was I couldn't sleep for over six or seven hours otherwise i would be so dizzy and fatigued the next day i couldn't function. This has gone on for over five years now. I've spent tens of thousands of dollars on doctors, medicine and supplements to no avail. The doctors said I just had to learn to live with it.

Then, about two months ago, I came across an article online about arthritis which said Type ii collagen could reverse osteoarthritis. I didn't get my hope up but bought some anyway. One week later the pain stopped and hasn't returned. Then I noticed something awesome...I started sleeping over eight hours a night and feeling great the next day. No dizziness or fatigue. This is the first time in five years I've had any relief! If you're suffering from arthritis buy some asap, you won't regret it. UC-II Collagen is a miracle drug not just a supplement!

P.S. In addition to this product I've also bought some hyaluronic acid after watching a video on youtube called "Hyaluronic Acid: The Fountain of Youth" by ABC News. If you haven't watched the video, check it out.

David

Salem, Oregon