Cities: Bac Lieu

Bạc Liêu (Vietnamese: [ɓàːk liəw] (listen)) is a provincial city and capital of the Bạc Liêu Province in the Mekong Delta region in southern Vietnam. It is a medium-sized town with a population of approximately 150,000. The former name of the city is Vĩnh Lợi.[1]

History

The name Bạc Liêu is based on the Chinese pronunciation of a Khmer name[2] (Pol Leav ពលលាវ in Khmer). In the 1950s the area was a centre of Huỳnh Phú Sổ's Hòa Hảo religion after Sổ was released there.[3]

Tháp cổ Vĩnh Hưng

Vị trí: Tháp cổ Vĩnh Hưng thuộc xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu.

Đặc điểm: Tháp là di tích kiến trúc cổ duy nhất mang dáng dấp nghệ thuật kiến trúc thời Ăng Ko của người Khmer còn được bảo tồn ở đồng bằng sông Cửu Long.


Đây là một trong số các kiến trúc tháp thuộc nền văn hóa Óc Eo còn sót lại tại Nam Bộ Việt Nam.

Mô tả

Tháp cổ Vĩnh Hưng được xây dựng trên một doi đất có diện tích khoảng 100 m, cửa tháp quay về hướng Tây Nam. Cuộc khai quật đã làm lộ diện chân tháp có bình đồ gần vuông (9,44 x 9,36 m), chiều cao khoảng 10 m. Chiều cao và bình diện chân tháp tạo nên một tải trọng rất lớn lại được xây trên vùng đất yếu, và việc sử dụng móng dàn trải trên một không gian rộng để chống sụt lún. Vật liệu kiến trúc của tháp chủ yếu là gạch, đá và ngói. Gạch có nhiều loại, nhiều kích cỡ nhưng phổ biến nhất là loại gạch hình chữ nhật.[2][3]

Lịch sử

Năm 1911, ông Lunet de Lajonquiere phát hiện ra tháp và đặt tên là tháp Trà Long. Đến năm 1917, ông Henri Parmentier tiếp tục khảo sát và công bố kết quả trong tập san của Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp với tên gọi mới là tháp Lục Hiền. Đến tháng 5 năm 1990, các nhà khảo cổ thuộc Viện Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh (nay là Viện phát triển bền vững vùng Nam bộ) phối hợp với Bảo tàng tỉnh Minh Hải đã đến khảo sát và tìm thấy một số bàn nghiền, tượng đồng, tượng đá sa thạch...[3][4]

Năm 1992, tháp Vĩnh Hưng được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.[5]

Vào các năm 2002 2011, để phục vụ công tác trùng tu tháp, Trung tâm Nghiên cứu khảo cổ phối hợp với Bảo tàng tỉnh Bạc Liêu tiến hàng khai quật xung quanh tháp, làm xuất lộ kết cấu móng tháp[2][4][6]. Móng của tháp được làm bằng một khối gạch nhỏ trộn với một loại keo thực vật, bốn gốc của chân tháp được kê 4 tảng đá ong.[1]


Tháp Chót Mạt là một tháp cổ tại ấp Xóm Mới, xã Tân Phong, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh[1][2]. Đây là một trong số các kiến trúc tháp thuộc nền văn hóa Óc Eo còn sót lại tại Nam Bộ Việt Nam.[3]

Mô tả

Tháp Chót Mạt cách trung tâm thành phố Tây Ninh 21 km, được xây dựng trên gò đất cao hình chữ nhật giữa cánh đồng bằng hai loại vật liệu chính là gạch nung khổ lớn và đá phiến. Hình dáng của tháp được nhận xét là giống với các công trình tháp Chăm tại miền Trung. Chân tháp rộng, tường tháp thẳng và dày, đỉnh tháp chọn, các vỉa gạch được xếp chồng khít lên nhau một cách kín kẽ không có khe hở.

Tháp có bình diện vuông mỗi cạnh 5 m, cao trên 10 m. Các mặt vách, tháp quay ra đúng bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc; mặt chính của tháp là hướng Đông.[1][2]

Lịch sử

Tháp Chót Mạt được xây dựng vào khoảng thế kỷ VIII thời kỳ hậu Óc Eo[4] và được phát hiện vào đầu thế kỷ XX qua tài liệu báo cáo khảo cổ học của Viện Nghiên cứu khảo cổ Đông Dương. Ngày 23 tháng 7 năm 1993, ngôi tháp được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận di tích lịch sử văn hóa.

Tháp Bình Thạnh là một tháp cổ nằm ở ấp Bình Phú, xã Phước Bình, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh[1][2][3]. Đây là một trong số các kiến trúc tháp thuộc nền văn hóa Óc Eo còn sót lại tại Nam Bộ Việt Nam.[4]

Mô tả

Tháp Bình Thạnh nằm ở hữu ngạn sông Vàm Cỏ Đông, cách trung tâm thành phố Tây Ninh 39 km, trung tâm thị xã Trảng Bàng 16 km và cách cửa khẩu Mộc Bài 10 km. Tháp được xây dựng trên nền hình vuông mỗi cạnh 5 m, cao 10 m; các cạnh tháp được xây dựng đúng bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Cửa chính phía Đông được xây nhô hẳn ra ngoài, rộng 1 m, cao 2 m, trước mặt có một "bàu vuông". Trên cửa chính là một phiến đá lớn, hình chữ nhật kích thước 0,8 x 2 m chạm nổi hình hoa cúc cách điệu. Ba mặt Tây, Nam, Bắc đều có cửa được đắp giả, phía trên được đắp nổi các hoa văn, trang trí tinh xảo.[1][5]

Lịch sử

Tháp có niên đại xây dựng vào khoảng thế kỷ VIII thời kỳ hậu Óc Eo, hiện nay còn khá nguyên vẹn. Ngày 23 tháng 7 năm 1993, tháp Bình Thạnh được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận di tích lịch sử văn hóa.[1][2][5]

Dưới thời Pháp thuộc, tháp đã được một lần tu sửa. Năm 1998, Bộ Văn hóa Thông tin đã đầu tư trùng tu lại nguyên gốc ngôi tháp.


Vị trí: Chùa Quan Đế nằm ven sông Bạc Liêu, thuộc địa phận xã Vĩnh Trạch, Tx. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. tại đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường 2, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. 


Chùa Ông Quan Đế Miếu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Hoa ở Nam Bộ.

Quan Đế (Quan Vân Trường) là một vị tướng thời kỳ cuối nhà Đông Hán và thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Hoa, là một hình tượng cho bậc chính nhân quân tử. Đối với cộng đồng người Hoa họ rất tôn thờ người chính nhân quân tử này nên cho dù ở nơi đâu cũng có miếu thờ. 

Chùa được xây dựng từ năm 1835 do ông chủ tô muối Châu Quai đứng ra vận động đóng góp. Miếu Quan Đế hiện là ngôi miếu lâu đời trên địa bàn thành phố Bạc Liêu.

Chùa thờ Quan Vân Trường thời Tam Quốc. Trong điện thờ chùa Ông có bức tượng Quan Công mặc giáp trụ uy nghi, hai bên là Quan Bình và Châu Xương. Theo người Hoa ở Bạc Liêu, họ chọn thờ Quan Công bởi họ coi trọng chữ tín trong làm ăn buôn bán, Chùa Ông là nơi họ đến cầu khẩn, thậm chí giao kèo với nhau trong mua bán. Ngoài ra trong chùa còn thờ Thiên Hậu, Thần Tài.

Kiến trúc: Ngôi chùa được xây dựng theo lối kiến trúc kiểu chữ “Quốc”, nhiều nếp nhà mái ngói lợp lại cấu trúc theo kiểu chồng tránh, bờ nóc được trang trí Rồng, Giao. Trên mái mặt trước của ngôi chùa được phù điêu bằng gốm sứ biểu tượng nét văn hóa, tín ngưỡng của người Hoa như: lưỡng long tranh châu, sự tích cá chép hóa rồng, và các phù điêu thể hiện phong tục tập quán của người Trung Hoa.

Di vật: Nơi đây còn giữ nhiều bức hoành phi lớn, trong số đó có một số bức được chạm khắc bắt mắt từ những năm 1865 – 1897. Ngoài ra tại chùa Quan Đế còn có một án thư quí giá được lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Lễ hội: Hằng năm, vào ngày 24/6 âm lịch tại chùa Quan Đế thường tổ chức lễ cúng, đây cũng được xem là lễ cúng quan trọng nhất miếu.

Chùa Xiêm Cán ban đầu có tên tiếng Khmer là Komphisako, khi người Hoa đến định cư[6] chủ yếu là người Triều Châu[7] họ đã gọi chùa là Xiêm Cán,[6] trong tiếng Tiều[7] của họ có nghĩa là "giáp nước" dùng để chỉ ngôi chùa nằm cạnh bờ biển.[6]

nằm tại ấp Biển Đông B, xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, là công trình kiến trúc nổi bật và là nơi tổ chức các lễ hội hàng năm của người Khmer.[2] 

Chùa có khuôn viên rộng 4 ha,[3] là quần thể kiến trúc tôn giáo lớn bậc nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

có kiến trúc giống những ngôi chùa Khmer khác ở Trà Vinh và Sóc Trăng.

Chùa xây dựng vào tháng 4[10] năm 1887,[6][4] Phật lịch năm 2430, trụ trì đầu tiên là Hòa thượng Thạch Nam, và là người đã cho khởi công xây dựng chùa.[10] Chùa có diện tích ban đầu là 4.500 m²,[6][9] khuôn viên hiện nay là 4 ha.[3] Đây là ngôi chùa cổ đã trải qua 9 đời trụ trì.[6] Hơn một thế kỷ hình thành và phát triển, chùa Xiêm Cán là trung tâm sinh hoạt văn hóa tâm linh, văn hóa nghệ thuật của người Khmer.[4][11]

Chùa là nơi lưu giữ bộ sách Khmer cổ được viết trên lá cây dày đến 70 trang.

Quần thể kiến trúc chùa quay mặt về hướng đông[6][12][9] và được xây dựng theo kiến trúc trường phái Phật giáo Nam Tông. Màu xây dựng phổ biến của chùa giống như bao chùa Khmer khác là màu vàng và màu đỏ vàng.

Cổng chùa xây theo kiến trúc Angkor, phía trên có tượng rắn nhiều đầu và nhiều hình ảnh những thiếu nữ nhảy múa,[7] bên dưới bảng tên cổng có hai chim thần Krut và hai con rắn năm đầu uốn lượn.[6] Bức tường rào bao bọc xung quanh chùa chạm trổ nhiều hoa văn. Khuôn viên chùa rất rộng với nhiều cây sao, cây dầu cao vút và xếp thẳng hàng.

Chánh điện có 100 cây cột bê tông tròn tất cả, được chạm trổ tinh xảo.

Đối diện chánh điện là cột trụ biểu với hình tượng rắn thần Nagar 5 đầu,[4] cột dùng để thắp nến vào những ngày lễ.

Phía sau cột trụ biểu là tăng xá, tăng xá trụ trì được xây bằng gạch kiên cố, chạm trổ nhiều hoa văn, họa tiết với màu sắc sặc sỡ. Bên cạnh đó là tăng xá cổ và tăng xá trụ trì cổ, kiến trúc hoàn toàn bằng gỗ quý, gồm sao, căm xe, qua thời gian dài sắc gỗ vẫn đen ngời, mái bằng ngói.

Khu nhà truyền thống sala có chức năng là giảng đường và nhà hội,[4] được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ, trang trí khá công phu với các họa tiết độc đáo.[6] Nội thất bên trong có bàn thờ Phật. 

Chùa Xiêm Cán có nhiều bức tượng thái tử Sidatta cưỡi trên lưng ngựa trắng được Xanac đưa qua sông để đi tìm đường giác ngộ.[6] Hai bên chánh điện có nhiều tháp cốt và một nhà hỏa thiêu.[4] Trong khuôn viên có trường dạy chữ Khmer, chữ Pali, dạy kinh,... là nơi lưu giữ các tập truyện kể dân gian.

Chùa cũng là nơi học tập của các sư sãi, hiện chùa có 3 lớp học, mở từ thứ 2 đến thứ 7, được nghỉ 3 tháng trong năm, thời gian nghỉ do nhà chùa quy định. Hiện thường xuyên có 50 sư theo học với đủ lứa tuổi, chương trình học từ lớp 1 đến lớp 8. Nội dung giảng dạy là chữ Khmer, các môn toán, tiếng Việt và giáo lý phật giáo Khmer. 

Sửa lần cuối: 27-11-2012

Hầu hết việc di chuyển ở khu vực miền Tây đều di chuyển bằng Ôtô. Các bạn có thể ra bến xe miền Tây (địa chỉ: 395 Kinh Dương Vương, phường An Lạc, Quận Bình Tân Tp.HCM) để mua vé hoặc liên hệ các xe chuyên chạy tuyến Sài Gòn - Bạc Liêu như:

Xe KIM YẾN Chạy tuyến Cà Mau - Bạc Liêu - Cần Thơ - Sài Gòn, loại xe 15 chỗ và 45 chỗ (xe 45 chỗ chỉ chạy ban đêm, xuất bến ở hai đầu lúc 21h - chất lượng cao). 

Tại Sài Gòn, đón trả khách tại trạm 55 đường số 2, cư xá Bình Thới-P8-Q11 hoặc bến xe miền Tây. Điện thoại (08) 6278.3225 - 6651.3115 hoặc 0915.756.777 - 0913.783.862. Với xe 45 chỗ chỉ đến bến xe miền Tây. 

Tại Cần Thơ, quầy vé trong bến xe Nguyễn Trãi, đón tiễn khách tận nhà trong nội ô miễn phí. Điện thoại (0710) 376.9.376 - 373.9.373. 

Tại Bạc Liêu, quầy vé trong bến xe Bạc Liêu, đón trả khách tại đây. Điện thoại (0781) 395.6305.

Xe TUẤN HƯNG: Chạy tuyến  Sài Gòn - Cần Thơ - Cà Mau. Loại xe 15 chỗ và 45 chỗ. Xuất bến liên tục mỗi giờ. Riện xe 45 chỗ xuất bến hàng ngày ở hai đầu vào lúc 9h sáng và 9h tối. Đưa rước khách tận nhà trong nội thành. Có chỗ nghỉ qua đêm ở Sài Gòn. Điện thoại đặt vé trước và ngồi đúng số ghế. 

Tuyến Sài Gòn Cà Mau đi thẳng khoảng 7 đến 8 tiếng, tuyến Cần Thơ Cà Mau có ghé bến xe Bạc Liêu để đón trả khách. Loại xe 45 chỗ ngồi và xe 28 ghế nằm đời mới hàng ngày xuất phát lúc 9h sáng và 9h tối tại Cà Mau và Sài Gòn. Giá vé ghế nằm: 140.000đ. Ghế ngồi 120.000đ.

Sài Gòn: đón trả khách tại 245 Thái Phiên, Q11 và bến xe miền Tây (có đón khách tại nhà ở các quận nội thành). Điện thoại (08) 39.63.63.63. 

Cần Thơ: 25 Trần Phú, P.Cái Khế và phòng vé bến xe Nguyễn Trãi, bến xe 91B, điện thoại (0710) 3.769.769. 

Bạc Liêu: Bến xe Bạc Liêu, điện thoại (0781) 3.83.83.83. Cà Mau: 75 Nguyễn Tãi-P9 và quầy vé bến xe, điện thoại (0780) 3.66.77.88.

Xe HOÀNG XUÂN: Chạy tuyến Sài Gòn - Cần Thơ - Cà Mau. Xe 15 chỗ và 29 chỗ. Xuất bến nhiều chuyến trong ngày.

Tại Sài Gòn: 487 Lê Hồng Phong-P2-Q10. Điện thoại (08) 3833.7101 hoặc bến xe miền Tây (08)3751.0281. Quầy giao nhận hàng hóa (08) 3835.0917. Đón trả khách tại trạm Lê Hồng Phong và bến xe miền Tây, có xe trung chuyển khách miễn phí giữa hai nơi này. Có chỗ nghỉ qua đêm miễn phí.

Tại Cần Thơ: 71 Trần Phú-Phường Cái Khế. Điện thoại (0710) 375.1751 hoặc phòng vé bến xe (0710) 378.1688. Quầy giao nhận hàng hóa (0710) 376.3678.

Tại Bạc Liêu: Bến xe Bạc Liêu Quốc lộ 1A, điện thoại (0781) 3.955.955. Quầy giao nhận hàng hóa (0781)3.949.009.

Tại Cà Mau: 456 Lý Thường Kiệt-P6. Điện thoại (0780)3.567.567. Quầy giao nhận hàng hóa (0780) 3.565.567.

Tại Rạch Giá: (0773) 3.895.896. Quầy giao nhận hàng hóa số 13 Mậu Thân-Vĩnh Thanh - Rạch Giá.

Lưu Trú ở đây,

Khu vực trung tâm Bạc Liêu: Trần Huỳnh, Lê Duẫn, Trần Phú ...

Ăn Uống vào đây