SaiGon sup do 1975

7/1986. After Le Duan's death- ended 26 years leading the Communist Party-, Doi Moi (renovation) policy opened the door- signalled the country's departure from the old Stalinist-Maoist model which endorsed disastrous policies for severe post-war conditions and the flight of hundreds of thousands of "boat people" 

Theo sau thất bại của Pháp ở Điện Biên Phủ 1954, và thậm chí có thể là sớm hơn, Lê Duẩn đã ghi dấu Mỹ là kẻ thù chính của Hà Nội. 

Một thập niên sau, đến thời điểm Tổng thống Johnson leo thang, Lê Duẩn đã mài sắc các nhận định chiến lược. Đến giữa thập niên 1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã già, yếu và dần chuyển thành nhân vật lãnh đạo tượng trưng. Trong suốt Chiến tranh Việt Nam, chủ yếu quyết định nằm trong tay Lê Duẩn và cánh tay phải của ông, Lê Đức Thọ.


Lê Duẩn hiểu rõ những hạn chế của Mỹ trong suốt cuộc chiến. Tuy vậy, cái nhìn của ông ấy về những động cơ của Mỹ thì mù mờ hơn.

Lê Duẩn nhận ra Mỹ bị lúng túng vì những cam kết khắp thế giới. Khác với Bắc Việt, có thể tập trung toàn lực chống Mỹ, Mỹ thì bận rộn kiềm chế chủ nghĩa cộng sản ở châu Âu, chống các phong trào cánh tả ở châu Phi, Trung và Nam Mỹ, kiềm chế chiến tranh và hòa bình ở Trung Đông.

Hồ sơ cho thấy Lê Duẩn nhận ra Mỹ lo lắng về thương vong. Vì thế ông ta ra hẳn yêu cầu: phải giết được 40 đến 50.000 lính Mỹ trong vài năm sau khi Mỹ leo thang. Nhờ nhận ra những hạn chế chủ yếu của Mỹ, Lê Duẩn soạn nên các chiến lược đánh vào những điểm yếu nhất của kẻ thù.

Ông đánh giá nhầm mức ủng hộ cho chủ nghĩa cộng sản ở Nam Việt Nam. Ông hy vọng tổng nổi dậy ở miền Nam nhưng nó không xảy ra. 

Tuy vậy, ông là xung lực, có lẽ là quan trọng nhất, đằng sau nỗ lực thống nhất đất nước bằng mọi giá. Đáng buồn là cái giá mà ông áp đặt lên nhân dân Việt Nam thật quá to lớn.

Khoảng hàng chục ngàn người thương vong, đợt tấn công Mậu Thân phải được xem là sai lầm chiến thuật. Tuy vậy, nó lại trở thành chiến thắng chiến lược do nó đã làm đảo ngược sự ủng hộ chiến tranh trong dân chúng Mỹ. Chúng ta vẫn không biết chắc liệu Lê Duẩn có nhìn ra trước kết quả bước ngoặt này không. Chúng ta đành phải đồn đoán, tranh cãi chừng nào nhiều kho tư liệu còn đóng cửa.


After Le Duan's death, the doi moi policy brought economic growth

Born in 1907 in Quang Tri province, Le Duan was a founding member of the Indochinese Communist Party (ICP) in 1930. 

His formative years were spent in colonial jails, which served to shape him into a determined and implacable revolutionary. Released in 1945 when Vietnam regained formal independence, Le Duan quickly rose through the party ranks. 

In 1960 he was elected general secretary of the Communist Party, the post he would hold until his death. 

From the outset, Le Duan believed that a policy of armed struggle in the South was the only way to achieve national unification. 

Initially the party leadership refused to agree a shift to a militant policy. However, the anti-communist campaign in the South intensified, bringing heavy consequences for the revolutionary movement there. 

As a result, Hanoi endorsed the policy of more aggressive action, agreeing to send troops and supplies to the South.

His death in July 1986 opened the door for the enactment of doi moi (renovation) policy, which signalled the country's departure from the old Stalinist-Maoist model. 


The official rhetoric about Le Duan as "a bright example in revolutionary virtues for everyone to follow" does not satisfy those who blamed his clique's disastrous policies for severe post-war conditions and the flight of hundreds of thousands of "boat people".

Even the communist leaders did not find it easy to deal with the memory of Le Duan.


In the 1990s, a memoir written by Tran Quynh, former secretary for Le Duan and later vice-prime minister, was circulated underground in Hanoi.

During his tenure, Le Duan found enemies almost everywhere and power became centred in his hands and among few of his confidants.

It is no coincidence that since 1986, the country's top three posts have been divided among the North, Central and South regions - although last month, for the first time since unification, two southerners were chosen to lead the country.

Despite, or perhaps because of, this ambivalence, Vietnam has not seen a critical reassessment of Le Duan and of the pre-reform decades.

At school, students are not taught about some uncomfortable episodes in the country's recent history.

"Tôi thích sống trong ngục tù của tổ quốc tôi còn hơn tự do ở nước ngoài." Duong Van Minh 1975- The third force

"Thế nào đi nữa, ông nói với tôi, tôi sẽ không đi đâu cả. Hạnh phúc hay bất hạnh đó vẫn là tổ quốc tôi. Tôi đã sống những năm định cư ở Bangkok. Tôi không thiếu thốn gì. Nhưng tôi cảm thấy rất bất hạnh. Tôi thích sống trong ngục tù của tổ quốc tôi còn hơn tự do ở nước ngoài."


"Nếu để làm bù nhìn, thì chắc chắn không. Nhưng nếu tôi có thể hữu ích hay có thực quyền thì tôi sẽ không từ chối." 

Gạt qua cá nhân mình, D V Minh đã chấp nhận trong con mắt của lịch sử, là một viên tướng đầu hàng không điều kiện, để tránh cho đất nước của ông những đớn đau không cần thiết

Người dân thủ đô sống trong thấp thỏm trước những đợt pháo kích ngày càng gia tăng. Những sư đoàn Bắc Việt và Việt Cộng được chiến xa hạng nặng hỗ trợ chỉ còn không đầy 30 km cách thủ đô VNCH. Những tướng lĩnh can đảm nhất cũng nói rằng tất cả đã mất. 

"Bộ trưởng Quốc phòng, tướng Trần Văn Đôn u ám trước tấm bản đồ ngày càng đen tối. Các chuyến bay 'Galaxia' của không quân Mỹ hối hả chuyển những công dân Hoa Kỳ di tản. Tất cả như trong tình trạng như khi Byzance thất thủ, các chân tay thân cận của Thiệu theo chân chủ chạy trốn với những valy chật căng đô la, nữ trang, vật dụng quý giá, nhà băng đóng cửa , nền kinh tế sụp đổ.

Tối thứ Bảy, Thượng và Hạ viện nhất trí trao toàn quyền cho tướng Minh hoạt động ngõ hầu mang lại một 'nền hòa bình trong danh dự'

Trong tình thế gần như tuyệt vọng, Lưỡng viện và ông tổng thống mắt lòa, chậm chạp với tuổi già vẫn còn loay hoay bàn cãi về thủ tục bàn giao chính quyền cho tướng Minh, mà không 'vi hiến'.

Trong không khí nghẹt thở, lưỡng viện bỏ phiếu cho giải pháp tình thế hệt như trong buổi đẹp trời của Đệ Tam Cộng hòa. Cuối cùng, sau một ngày điên rồ, khi màn đêm đã buông xuống Sài Gòn, Lưỡng viện Quốc hội nhất trí chuyển giao hoàn toàn quyền lực cho tướng Minh.

"Chúng tôi nắm một sứ mệnh không thể thực hiện nổi."

'Tôi đã đợi các ông ở đây', tướng Minh nói. Buổi sáng cùng ngày, lúc 10 giờ, ông đã cho phát trên radio lời tuyên bố gửi đến đối phương.

Minh từ căn phòng của Phủ Tổng thống đã ra lệnh cho tất cả các đơn vị Nam Việt Nam ngừng bắn. Rất trầm tĩnh, Minh trao đổi với các phụ tá và một vài bộ trưởng mà chỉ trong thời gian ngắn ông đã tìm được ra.

Các chiến binh Bắc Việt ngay lập tức vây quanh ông. Trong số những sĩ quan của đoàn quân chiến thắng có những Việt Cộng hoạt động bí mật tại Sài Gòn, không mặc quân phục, không mang quân hàm, quân hiệu, có người biết rất rõ tướng Minh. "

Ông ta tiến gần và nói: 

"Ông đã làm một việc lớn cho Việt Nam, ngăn không cho Sài Gòn bị phá hủy. Chúng tôi cám ơn ông, tướng Minh."

Minh đáp lại rằng, ông hy vọng vào sự nghĩa hiệp của người chiến thắng."

"Bằng việc gạt qua cá nhân mình, Minh đã chấp nhận trong con mắt của lịch sử, là một viên tướng đầu hàng không điều kiện, để tránh cho đất nước của ông những đớn đau không cần thiết.

Vai trò của ông đã hết. 

Thật ngắn ngủi. 

Song chúng ta nợ sự đánh giá lại về một con người tỉnh táo và can đảm này."


Cuốn sách  "và Sài Gòn sụp đổ" (Et Saigon tomba - Collection Témoignages 1975) của Paul Dreyfus. Nhà báo Pháp Paul Dreyfus là một trong 25 nhà báo Pháp có mặt tại Sài Gòn vào giờ phút cuối cùng của tháng Tư năm 1975.

"The Third Force in the Vietnam War: The Elusive Search for Peace 1954-75" Tiến sĩ Sophie Quinn-Judge Năm 2017 nói về những nhóm tại miền Nam Việt Nam hy vọng mở đàm phán giữa hai miền.

Tác giả cuốn "Hồ Chí Minh - Những năm chưa biết đến" vừa cho ra mắt nghiên cứu mới nhất về Lực lượng thứ Ba ở Sài Gòn trong chiến tranh Việt Nam.

Tiến sĩ Sophie Quinn-Judge được biết đến qua nghiên cứu về Hồ Chí Minh.

Năm 2017, bà vừa ra mắt cuốn "The Third Force in the Vietnam War: The Elusive Search for Peace 1954-75".

Trọng tâm của sách nói về những nhóm tại miền Nam Việt Nam, thường được gọi là Lực lượng thứ Ba, hy vọng mở đàm phán giữa hai miền.


Sophie Quinn-Judge: Tôi từng làm việc với Ủy ban hỗ trợ bè bạn Hoa Kỳ (American Friends Service Committee) tại miền Nam Việt Nam từ 1973-1975. 

Vì vậy tôi hiểu rõ tầm quan trọng dành cho "Thành phần thứ Ba" trong khuôn khổ Hiệp định Hòa bình Paris tháng Giêng 1973. 

Trong thời gian tôi ở Sài Gòn, tôi quen một số người chiến đấu đòi chính thức công nhận "bên thứ ba". Trong nhiều năm tôi bắt đầu cảm nhận rằng các thế hệ tương lai cần biết về nhóm này.

lúc đó không ai thực sự tin rằng một Lực lượng thứ Ba có vũ trang sẽ hình thành. Nhưng những nhà tư tưởng về cuộc chiến thường bàn về khả năng tìm ra giải pháp "thứ Ba" cho xung đột bắt đầu từ đầu thập niên 1960.

Thực sự thì việc suy nghĩ về Con đường thứ Ba cũng chẳng khác mấy so với một giải pháp chính trị được hình dung trong quá trình Geneva 1954. 

Trọng tâm câu hỏi là liệu nhân dân Việt Nam có cơ hội được ngồi xuống, nói chuyện với nhau về các cách thức giải quyết xung đột.

Thật buồn, bất kỳ khi nào khả năng này mới chớm, như 1954 hay 1973, những người cực đoan lại từ chối đàm phán, hay công nhận tính chính danh của "phe kia". Sự từ chối này chủ yếu đến từ chính quyền Sài Gòn và những người bảo trợ phương Tây ở Washington DC.

Rốt cuộc, đa số người Việt sợ hãi đàn áp và không dám công khai nhận mình liên quan phe thứ Ba. Thế là các lãnh đạo tôn giáo và những người có tiếng khác đã đảm đương vai trò này, trong đó có Tướng Dương Văn Minh vào giờ phút sau này.

BBC: Khi bà gặp những người theo quan điểm này cho việc nghiên cứu, bà có ấn tượng thế nào?

Từ trước 1975, tôi đã gặp nhiều người của nhóm thứ Ba, nên tôi biết họ là những con người dũng cảm, có động cơ phục vụ đất nước. 

Trong chiến tranh, một số người bị tù như bà Ngô Bá Thành, các sinh viên Nguyễn Hữu Thái, Cao Thị Quế Hương. 

 

Sau chiến tranh, một số người khác bị tù như Cha Stêphanô Chân Tín, linh mục Nguyễn Ngọc Lan. 

Nhiều người như nhà báo Hồ Ngọc Nhuận và Lý Quý Chung đã làm việc với cả chính phủ Nguyễn Văn Thiệu và chính phủ cộng sản sau 1975.

Không ai trong số này phản đối lý tưởng xã hội của chính phủ cộng sản, mặc dù họ phản đối sự đối xử ngặt nghèo với bên thua cuộc sau 1975.

Một số rời Việt Nam trong thập niên 1980 và sau này quay về làm việc ở Việt Nam.

Trong số những người tôi nhắc đến trong sách, tất cả đều trung thực và có lòng hy sinh.

BBC: Bà có nghĩ nhiều người ở Việt Nam sẽ đồng tình với các kết luận trong sách?

Tôi không chắc chắn, vì không thể nói thay cho mọi người đã chịu khổ đau trong cuộc chiến này.

Tôi biết rằng vẫn còn cảm giác khinh ghét mạnh mẽ chống những người đi hợp tác với phe kia, dù là cộng sản hay Việt Nam Cộng Hòa. 

Nhưng khi có thời gian nhìn lại, tôi hy vọng đa số người Việt sẽ thấy rằng đó là lựa chọn đạo đức và logic, với cố gắng muốn hòa giải hai phía vì hòa bình.

BBC:Vậy còn quá trình làm nghiên cứu tại Việt Nam? Nó đã dễ dàng hơn không?

Thực ra tôi hoàn tất phần lớn nghiên cứu ở Việt Nam ba năm trước, tuy cuốn sách mới ra mắt năm 2017. 

Theo trải nghiệm của tôi, ở Việt Nam có những lúc rất cởi mở và những lúc căng thẳng.

Là một sử gia, tôi có niềm vui khi được làm việc trong Trung tâm lưu trữ ở TP. HCM, cũng như nhiều thư viện quốc gia nơi tôi đọc báo. 

Một số hồi ký như của ông Lý Quý Chung và Hồ Ngọc Nhuận rất có giá trị. Tôi mừng là họ đã có thể viết ra chuyện của mình, mặc dù trong trường hợp ông Hồ Ngọc Nhuận, ông ấy phải tự in.


Cha Stêphanô Chân Tín năm 1974

nhà báo Hồ Ngọc Nhuận 1974

Trịnh Công Sơn (1939 –2001) nhạc sĩ lớn nhất của Tân nhạc Vietnam. 

Tran Duc Thao, (1917-1993)  Vietnamese Thinker

Tất cả những người thuộc nhóm thứ ba đều trung thực và có lòng hy sinh có lựa chọn đạo đức và logic, với cố gắng muốn hòa giải hai phía vì hòa bình. 

Ngày 30 tháng Tư chưa bao giờ có ý nghĩa thắng hay bại. Nó chỉ tượng trưng cho những cái chết oan uổng, cho những hy vọng và ước mơ bị dập tan. 


Quê Từ Sơn, Bắc Ninh, sinh năm 1917, ông Trần Đức Thảo sang Pháp du học năm 1936, và đỗ vào trường École Normale Supérieure (Paris) ba năm sau. 

Trần Đức Thảo nổi tiếng qua cuộc tranh luận triết học với Jean-Paul Sartre khi còn trẻ ở Paris.

Năm 1952, ông về chiến khu Việt Bắc tham gia kháng chiến chống Pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.


Từ Marx đến Lenin và Liên Xô, ai là nạn nhân?

"Nay chúng ta phải sáng suốt mà phân tích, mà suy nghĩ về hoàn cảnh và các yếu tố chia cắt; chia rẽ này, để thấy rõ chúng ta chỉ là những nạn nhân, đau đớn của những kẻ có trách nhiệm làm lịch sử. Có thể nói họ đã làm hỏng lịch sử. Họ đây chính là lãnh đạo.

Xét riêng về cái ý thức hệ xã hội chủ nghĩa, do Lenin tuỳ tiện khai triển tư tưởng Marx, chẳng qua đó cũng chỉ là phương cách để duy trì, để tham lam nắm lại toàn bộ di sản đế quốc do thời Sa hoàng để lại, để lại giam hãm các dân tộc chư hầu của thời Sa hoàng vào trong một gông cùm kiểu mới, với cái tên đẹp hơn: "khối các nước xã hội chủ nghĩa anh em".

 ông không được trọng dụng, thậm chí bị nghi ngờ, theo dõi, giám sát.

"Tôi đã bị gạt ra bên lề sinh hoạt chính trị ngay từ đầu. Chỉ mới viết hai bài báo đề cập khái quát tới dân chủ thôi, mà đã bị chúng nó xúm vào đấu tố tưởng đã mất mạng. Thế nên mọi suy tư, trải nghiệm là phải giấu kỹ trong đầu.


Trần Đức Thảo nêu ra suy nghĩ rằng khối Đông Âu bắt đầu rạn nứt sau ngày 30/04/1975 ở Việt Nam


 Xuất thân là một nhà Marxist, ông Trần Đức Thảo đã đi đến chỗ bác bỏ chủ thuyết cách mạng không tưởng. Ông Trần Đức Thảo qua đời tại Pháp năm 1993. cuộc tranh luận nổi tiếng của ông với triết gia hàng đầu của Pháp và châu Âu, Jean-Paul Sartre về chủ nghĩa Marx và chủ nghĩa hiện sinh. Các báo Pháp và Mỹ năm 1993 đều nói ông bị cấm dạy học và xuất bản ở Việt Nam cho đến năm 1987. ông từ Paris về Việt Bắc chịu cực khổ, quyết định mà đến lúc chết ông không hối hận:


"...Về quê hương để hiểu rõ thực tại, không được nhìn thẳng vào sự thật, không sống trong sự thật của cuộc cách mạng đầy mâu thuẫn, đầy sai lầm ấy, thì làm sao nhận hiểu ra những sai lầm cơ bản của chính tôi. Và cả khi phải ra đi như lần này [sang lại Pháp năm 1991]. Nếu không chấp nhận ra đi, thì tôi không thể đạt tới trình độ tu duy để đạt tới thành quả về mặt triết học như hiện nay. 

Những trải nghiệm xuyên qua kiểm nghiệm phát triển cách mạng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ kháng chiến và xây dựng cách mạng ở quê nhà đã tạo cơ hội cho tôi dầu dần thấy rõ sai trái bắt đầu từ học thuyết, từ ý thức. 

Sự bế tắc của cách mạng và của chính tôi là do ý thức giải phóng con người."


"Nhờ được chứng kiến, được sống sát cánh với những con người đau khổ không có ai, không có gì bảo vệ, như đã thấy trong cuồng phong cải cách ruộng đất…Một ý thức hệ, dù thế nào thì nó chỉ có giá trị của một dụng cụ. Một dụng cụ làm sao nó có thể so sánh với giá trị của một mạng sống? Nhất là một mạng sống trong oan ức, đau khổ? Vì vậy mà tôi thấy là không thể hi sinh con người cho bất cứ một thứ ý thức hệ nào. 

Trước nỗi đau của con người tuyệt vọng vì ý thức hệ, thì chính cái ý thức hệ ấy cũng cần phải được rà xét lại, để cải đổi hoặc để đào thải.

Nhờ sự tỉnh thức như vậy, mà bây giờ tôi đã tìm thấy được con đường đưa tới gần chân lý. 

Chính những sai lầm cơ bản về tư duy đã đưa tới những hành động gây đau khổ cho con người, đã dẫn tới sự sụp đổ của ý thức hệ, rồi là của khối xã hội chủ nghĩa..."