Headlines about Paracel Islands

điểm sáng đàm phán COC 9 Mar 2023

Chuyên gia Indonesia nói về những điểm sáng đàm phán COC năm nay

Ngày đăng: 09/03/2023 - 05:16 

Theo chuyên gia Indonesia, ThS Yasintha Selly Rossiana, COC được kỳ vọng sẽ là một thỏa thuận tạm thời nhằm giảm thiểu xung đột và tăng cường lòng tin giữa các bên ở Biển Đông.

 

Các quan chức cấp cao của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc (TQ) bắt đầu đợt đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) tại thủ đô Jakarta (Indonesia), từ ngày 8 đến 10-3, theo tờ The Jakarta Post.

Báo Pháp Luật TP.HCM đã có cuộc trao đổi với ThS Yasintha Selly Rossiana, Trường ĐH Quốc phòng Indonesia (Universitas Pertahanan), về tiến trình đàm phán COC cũng như những triển vọng trong lần đàm phán này.


Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương (trái) và Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi gặp nhau tại Indonesia hồi cuối tháng 2. Ảnh: REUTERS

Đàm phán COC tiến triển khả quan

. Phóng viên: Như bà đã biết, ASEAN đưa ra ý tưởng về COC vào năm 1996 và bắt đầu đàm phán COC vào năm 2002. Hiện tại, ASEAN và TQ vẫn tiếp tục đàm phán về COC. Nhìn lại quá trình đàm phán dài hơi ấy, bà có thấy “điểm sáng” nào nổi bật hay không?


Chuyên gia Indonesia - ThS Yasintha Selly Rossiana. Ảnh: Nhân vật cung cấp

+ Bà Yasintha Selly Rossiana: Theo như tôi quan sát, tiến trình đàm phán COC đang tiến triển dù mất thời gian khá lâu. Khi bắt đầu quá trình đàm phán, mỗi quốc gia có vấn đề quan tâm đã đệ trình một văn bản khác nhau (nêu ra ý kiến của mình - PV) liên quan đến các quy tắc của COC. Ở giai đoạn này, có thể thấy các nước ASEAN dù ở trong một cộng đồng nhưng chưa thống nhất quan điểm bởi mỗi nước hướng tới một lợi ích quốc gia riêng khi đàm phán với TQ. Tuy nhiên, sau đó ASEAN đã cho thấy sự thống nhất nhất định về các vấn đề trong đàm phán.

COC là công cụ giúp tăng cường lòng tin, ngăn ngừa xung đột ở Biển Đông.

Một dấu hiệu khả quan nữa có thể thấy là sự chuyển biến về thái độ của TQ. Ban đầu, TQ muốn đàm phán song phương hơn là đa phương thì nay đã ngồi chung bàn đàm phán với ASEAN để thảo luận các vấn đề về Biển Đông. Vào tháng 8-2018, TQ và ASEAN cũng đã thông qua Văn bản dự thảo đàm phán duy nhất (SDNT), đồng thời khẳng định rằng COC sẽ được hoàn thiện sau ba năm. Thái độ lạc quan của TQ đã mang lại tia hy vọng về việc hiện thực hóa COC mặc dù các hành động trên thực địa cho thấy TQ vẫn đang có hành vi vi phạm luật quốc tế ở vùng biển có tranh chấp.

Sau 20 năm, đàm phán COC vẫn chưa hoàn tất, dù vậy vẫn có những điểm đáng chú ý trong hành trình dài này. Với tư cách là chủ tịch ASEAN năm nay, Indonesia được kỳ vọng sẽ đẩy nhanh đàm phán.

Chuyên gia YASINTHA SELLY ROSSIANA

Giảm thiểu xung đột, tăng cường lòng tin

. Đàm phán COC được tổ chức từ ngày 8 đến 10-3 tại Jakarta, bà có nghĩ lần đàm phán này sẽ có bước đột phá?

+ Vai trò chủ tịch ASEAN 2023 của Indonesia được kỳ vọng sẽ mang lại tiến bộ trong quá trình đàm phán COC. Indonesia không phải là một bên tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông nhưng cũng có những lo ngại vì vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) ở bắc Natuna (Indonesia) nằm trong yêu sách chủ quyền phi lý của TQ. Không chỉ tiến hành đánh bắt trái phép, TQ còn nhiều lần khai thác dầu khí ở bắc Natuna gây tổn thất cho Indonesia. Động lực này khiến Indonesia nghiêm túc thúc đẩy đàm phán để hiện thực hóa COC càng sớm càng tốt.

Động lực này có thể thấy ngay khi bắt đầu đảm nhiệm vai trò chủ tịch ASEAN 2023, Indonesia đã chủ động khởi động đàm phán COC. Một điều nữa là Indonesia với tư cách là một bên trung lập trong các tranh chấp trên biển này nên có thể làm trung gian đàm phán giữa TQ và các nước ASEAN. Do đó, việc đàm phán được kỳ vọng sẽ linh hoạt và góp phần giảm bớt căng thẳng giữa các bên liên quan đến tranh chấp biển.

. Có nhà quan sát cho rằng ASEAN nên từ bỏ đàm phán COC vì mất quá nhiều thời gian và nó dường như không đi đến đâu. Bà đánh giá thế nào về ý kiến này?

+ Nếu mục tiêu mà ASEAN muốn đạt được là giải quyết các tranh chấp trên biển thì COC là một cách để tăng cường lòng tin giữa các quốc gia có tranh chấp, đây là một phần để đạt được mục tiêu. COC đóng vai trò như một loại quy tắc tạm thời cần được các nước ASEAN và TQ tuân theo để có thể kiểm soát xung đột ở các vùng biển thuộc Biển Đông. Tôi cũng đồng tình với ý kiến rằng đàm phán COC không hẳn là một giải pháp cuối cùng để giải quyết tranh chấp (về mặt phân định biển) trên Biển Đông. Thay vào đó, COC được phát triển như một công cụ quản lý căng thẳng khu vực mà từ đó quá trình đàm phán, tiếp xúc giữa các nước có thể dẫn đến một giải pháp hòa bình.

Việc phân định ranh giới trên biển cần phải được giải quyết song phương, do mỗi quốc gia ASEAN có yêu sách khác nhau với TQ. Tuy nhiên, TQ và một số nước ASEAN vẫn chưa tìm được điểm chung trong vấn đề này. Với tầm nhìn là duy trì hòa bình trong khu vực, đề xuất tạo ra một COC của ASEAN là rất khôn ngoan. Và COC được kỳ vọng sẽ là một thỏa thuận tạm thời nhằm giảm thiểu xung đột và tăng cường lòng tin giữa các bên.•

Viết trên trang East Asia Forum, TS Collin Koh tại Trường Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam thuộc ĐH Công nghệ Nanyang (Singapore) nhận định khó có đột phá đáng kể trong tiến trình đàm phán COC năm 2023 do khu vực này vẫn chủ yếu đầu tư vào các ưu tiên kinh tế - xã hội trong nước.

Các ưu tiên chiến lược của các bên vẫn nghiêng về giải quyết các khó khăn kinh tế như áp lực lạm phát và thậm chí là nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu. Theo ông, cần chú trọng hơn đến ngoại giao nhằm ổn định cạnh tranh trong khu vực.

TS Collin Koh nhận định các bên ở Đông Nam Á vẫn sẽ song song tiếp cận tập thể với các đối tác ngoài khu vực cũng như duy trì mối quan hệ phát triển kinh tế với TQ. Điều này có thể sẽ buộc Bắc Kinh thận trọng hơn trong hành động ở Biển Đông.

ĐỨC HIỀN/Theo PLO


"Hiệp ước biển khơi" -để giải quyết ba cuộc khủng hoảng hành tinh gồm biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học và ô nhiễm. - thành công lớn cho chủ nghĩa đa phương. Một ví dụ về sự chuyển đổi mà thế giới cần- khung pháp lý toàn cầu cho biển cả. 6 Mar 2023

Cuộc đàm phán cam go suốt 2 tuần dự thảo hiệp ước về đại dương tại Liên hợp quốc đi đến bước ký kết, hình thành khung pháp lý bao phủ 30% diện tích các đại dương.

"Đây là một chiến thắng cho chủ nghĩa đa phương, cho những nỗ lực toàn cầu, nhằm chống lại những hủy hoại mà đại dương đang phải đối mặt, bây giờ và cho các thế hệ mai sau”, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cho biết tối 4/3, theo tuyên bố đăng tải trên trang thông tin của Liên hợp quốc.

Phát biểu được đưa ra chỉ vài giờ sau khi thỏa thuận được ký kết tại trụ sở Liên hợp quốc tại New York, nơi diễn ra các cuộc đàm phán cam go về dự thảo hiệp ước suốt hai tuần qua.

Thỏa thuận được gọi là "Hiệp ước biển khơi" - khung pháp lý sẽ đặt 30% diện tích các đại dương trên thế giới vào các khu vực được bảo vệ, đầu tư nhiều hơn vào bảo tồn, bao gồm việc tiếp cận và sử dụng các nguồn tài nguyên di truyền (gen) của biển. Thỏa thuận đạt được trong Hội nghị liên chính phủ về đa dạng sinh học biển của các khu vực nằm ngoài quyền tài phán quốc gia, được biết đến nhiều hơn với tên viết tắt BBNJ.

Thỏa thuận được xem là thành quả cao nhất của các cuộc đàm phán do Liên hợp quốc hỗ trợ từ năm 2004.

Thông qua Người phát ngôn của mình, ông Guterres cho biết hiệp ước rất quan trọng để giải quyết ba cuộc khủng hoảng hành tinh gồm biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học và ô nhiễm.

“Điều này cũng rất quan trọng để đạt được các mục tiêu liên quan đến đại dương trong Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững và Khuôn khổ đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh-Montreal”, ông tuyên bố. Chương trình được đề cập còn gọi là cam kết "30x30", nhằm bảo vệ đa dạng sinh học của một phần ba diện tích trên đất liền và trên biển – cho đến năm 2030, được đưa ra trong hội nghị lịch sử của Liên hợp quốc tại Montreal vào tháng 12/2022.

Tổng thư ký cũng lưu ý rằng quyết định BBNJ được xây dựng dựa trên di sản của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS). Ông ca ngợi tất cả các bên vì tham vọng, sự linh hoạt và kiên trì của họ, ghi nhận sự hỗ trợ quan trọng của các tổ chức phi chính phủ, xã hội dân sự, các tổ chức học thuật và cộng đồng khoa học.

“Ông mong muốn tiếp tục hợp tác với tất cả các bên để đảm bảo một đại dương khỏe mạnh hơn, kiên cường hơn và có ích hơn, mang lại lợi ích cho các thế hệ hiện tại và tương lai”, Người phát ngôn tuyên.

Phản ứng trên Twitter, Csaba Kőrösi, Chủ tịch phiên họp thứ 77 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, cũng chúc mừng các đại biểu đạt được sự đồng thuận về khung pháp lý toàn cầu cho biển cả.

“Đây là một thành công lớn cho chủ nghĩa đa phương. Một ví dụ về sự chuyển đổi mà thế giới của chúng ta cần và những người dân chúng ta phục vụ yêu cầu”, ông nói thêm.

Theo PHƯƠNG ANH/VTC News

http://vpdf.org.vn/tin-tuc-su-kien/chu-quyen-bien-dao/co-gi-trong-thoa-thuan-lich-su-ve-bien-cua-lien-hop-quoc-.html

2016

Wall Street Nov. 1, 2016 12:28 p.m. ET - Nov 02, 2016 2:9:32 AM

Wall Street: Nov. 1, 2016 11:25 a.m. ET - Nov 02, 2016 2:1:47 AM

Reuters Fri Oct 21, 2016 | 2:38pm EDT - Oct 24, 2016 1:36:16 AM

Reuters: Sun Sep 11, 2016 2:27am EDT - Sep 11, 2016 11:10:45 PM

Reuters:  Wed Sep 7, 2016 7:56am EDT - Sep 11, 2016 11:10:24 PM

Quartz  AUGUST 01, 2016 - Aug 03, 2016 3:17:52 AM

Reuters Jul 29, 2016 11:54am EDT - Jul 29, 2016 11:27:32 PM

BI Aus 26 July Vietnam, - Jul 26, 2016 2:57:29 AM

DIPLOMACY  15.07.2016 - Jul 17, 2016 1:0:8 PM

sbs.com.au 17 JUL 2016 - Jul 17, 2016 12:55:38 PM

sbs.com.au 13 JUL 2016 - Jul 17, 2016 12:51:34 PM

The  Guardian 12 July 2016 19.14 AEST - Jul 12, 2016 9:37:25 AM

The Guardian.com 12 July 2016 The Hague court ruling - Jul 12, 2016 1:58:45 AM

New York Times-23 Jun. 2016 - Jun 27, 2016 5:17:36 AM

BBC News 19 June 2016 - Jun 22, 2016 1:2:6 AM

Japantimes  JUN 19, 2016 - Jun 19, 2016 2:27:59 PM

Reuters Jun 14, 2016 - Jun 15, 2016 3:36:0 AM

voanews.com - Jun 05, 2016 11:26:28 PM

Bloomberg June 3, 2016 — 7:25 PM AEST - Jun 05, 2016 11:20:22 PM

The Diplomat: June 01, 2016 - Jun 02, 2016 12:18:49 AM

Reuters May 26 2016 - Jun 02, 2016 12:17:31 AM

Wall Street Journal‎ 24 May 2016 - Jun 02, 2016 12:14:49 AM

ABC AU 19 May 2016 7pm - Jun 02, 2016 12:14:0 AM

CNN 19 May 2016 Pentagon: - Jun 02, 2016 12:12:46 AM

CNN 10 May 2016 - Jun 02, 2016 12:11:30 AM

CNN 19 April 2016 - May 19, 2016 2:47:23 AM

BI SG MAY. 17, 2016 - May 18, 2016 8:12:43 AM

BI Australia MAR 16, 2016 - May 18, 2016 8:10:47 AM

BI Mar. 20, 2016: China's expansion in the disputed sea - May 18, 2016 4:41:27 AM

BI Australia 20 Feb 2015 - May 18, 2016 4:7:20 AM

AFP Yahoo news January 8, 2016 - May 18, 2016 4:5:59 AM

Washingtonpost, 2016/02/15:President Obama  visit Vietnam in May - May 18, 2016 3:46:50 AM